Sai lầm khi xem phong thủy bằng năm sinh Âm lịch – CafeLand.Vn
Chúng ta đã rất quen thuộc với việc dùng năm sinh Âm lịch để xem phong thủy. Cách sử dụng này tuy phổ biến, nhưng liệu có thực sự chuẩn xác? Để xem phong thủy, có cần biết giờ, ngày, tháng sinh không, hay chỉ năm sinh là đủ?
Âm lịch có từ rất lâu đời, là nét văn hóa đặc sắc của người phương Đông. Đây là loại lịch dựa trên chu kỳ và vị trí của mặt trăng so với trái đất. Một chu kỳ trái đất chuyển động quanh mặt trời không phải là 12 tuần trăng (12 tháng âm lịch) mà dài hơn khoảng 10 ngày, do đó Âm lịch dù được bổ sung việc tính năm nhuận, nhưng sự dịch chuyển về ngày tương ứng hàng năm, khiến cho ngày tháng trong Âm lịch không phản ánh chính xác chu kỳ thời tiết như Dương lịch.
Phong thủy rất coi trọng chu kì thời tiết, vì liên quan đến các mốc thời gian để xác định 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Vậy nên, áp dụng Âm lịch để xem phong thủy là sai lầm!
Phong thủy dùng lịch Tiết Khí. Tiết Khí là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của trái đất khi quay xung quanh mặt trời, mỗi điểm cách nhau 15°. Tiết Khí được sử dụng để đồng bộ hóa các mùa trong một năm.
Ngày xưa, lịch Tiết Khí giúp nông dân biết được khi nào trồng trọt, thu hoạch mùa màng là phù hợp . Có tổng cộng 12 Tiết và 12 Khí. Mỗi tháng được cấu thành từ 1 Tiết và 1 Khí. Tiết Khí liền kề cách nhau khoảng 14 – 16 ngày.
Dưới đây là bảng thống kê các Tiết Khí, tương ứng với từng tháng, mốc thời gian bắt đầu và ngũ hành.
Dần
Mão
Thìn
Tị
Ngọ
Mùi
Thân
Dậu
Tuất
Hợi
Tý
Sửu
Tháng
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
Tiết
Lập Xuân
Kinh Trập
Thanh Minh
Lập Hạ
Mang Chủng
Tiểu Thử
Lập Thu
Bạch Lộ
Hàn Lộ
Lập Đông
Đại Tuyết
Tiểu Hàn
Ngày bắt đầu Tiết
5/2
6/3
5/4
6/5
6/6
8/7
8/8
8/9
9/10
8/11
8/12
6/1
Khí
Vũ Thủy
Xuân Phân
Cốc Vũ
Tiểu Mãn
Hạ Chí
Đại Thử
Xử Thử
Thu Phân
Sương Giáng
Tiểu Tuyết
Đông Chí
Đại Hàn
Ngày bắt đầu Khí
19/2
21/3
21/4
22/5
22/6
23/7
24/8
24/9
24/10
23/11
22/12
21/1
Ngũ Hành
Mộc
Thổ
Hỏa
Thổ
Kim
Thổ
Thủy
Thổ
Lưu ý: Ngày bắt đầu Tiết Khí được tính theo ngày Dương lịch, có thể xê dịch từ 1-2 ngày
Lịch Tiết Khí ứng dụng hầu hết ở tất cả các bộ môn về phong thủy và mệnh lí như: Bát Trạch, Huyền Không, Đại Quái, Bát Tự Hà Lạc, Tứ Trụ Tử Bình… Lịch Tiết Khí có thể khác với Âm lịch ở trụ năm, trụ tháng, khi tháng thay đổi thì trụ giờ cũng có thể thay đổi theo, vì giờ bị trễ theo từng tháng chứ không cố định.
Điều này dẫn đến việc tính toán Thiên Can, Địa Chi, Ngũ Hành, Cung phi…và nhiều vấn đề khác bị sai lệch. Các yếu tố cơ bản đã sai từ ban đầu, thì mọi tính toán phong thủy về sau đều không còn đúng nữa.
Ví dụ 1: Người nữ sinh ngày 6/2/1994 dương lịch. Theo lịch Tiết Khí, thì thời gian này đã qua năm 1994, vậy Cung Phi họ là Ly, ngũ hành Hỏa, thuộc Đông Tứ Mệnh. Nhưng khi đổi qua lịch Âm, thì vẫn là năm 1993, theo cách tính Cung Phi (trên thị trường), họ là cung Cấn, ngũ hành Thổ, thuộc Tây Tứ Mệnh.
Ta thấy cùng một mốc thời gian, nhưng kết quả cho ra Cung Phi và Ngũ Hành đã khác nhau, điều này kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Chẳng hạn, vì xem theo lịch Âm, họ cứ nghĩ mình thuộc nhóm Tây Tứ Mệnh, nên chọn nhà hướng Đông Bắc, tọa nhà Tây Nam để phong thủy tốt, nhưng thực chất hướng nhà và cả tọa nhà đều xấu với họ. Vậy khi nhầm lẫn thời gian sẽ dẫn đến bố trí phong thủy sai theo hàng loạt.
Ví dụ 2: Khi xem ngày tốt để động thổ, cần biết Thiên Can, Địa Chi, Ngũ Hành,… từng trụ, mới tính toán được thời gian hợp lí theo Tam Hợp và Tam Nguyên. Thời gian luôn được cấu thành từ 4 trụ: năm, tháng, ngày, giờ. Trường hợp xấu nhất, nếu nhầm lẫn giữa lịch Tiết Khí và Âm lịch, có thể sai cả năm, tháng, giờ, tức sai 3/4 yếu tố, như vậy tưởng chừng như đã chọn được thời gian tốt, nhưng kết quả cho ra khác, nằm ngoài tầm kiểm soát.
Khi làm phong thủy, bắt buộc phải dùng lịch Tiết Khí, chứ không thể dùng Âm lịch. Để kiểm tra lịch Tiết Khí ở mốc thời gian nào, cần biết năm, tháng, ngày, giờ sinh chứ không phải chỉ dựa vào năm sinh.