Tài Liệu Tập Huấn Kỹ Năng Xây Dựng Và Tổ Chức Các Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo – Tài liệu text

Tài Liệu Tập Huấn Kỹ Năng Xây Dựng Và Tổ Chức Các Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Trong Trường Trung Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC TRUNG HỌC

TÀI LIỆU TẬP HUẤN

KỸ NĂNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT
ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG TRƯỜNG
TRUNG HỌC

1

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Lời giới thiệu
Danh mục từ viết tắt
Giới thiệu chung
MODULE 1 : TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC
Hoạt động 1: Xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt của hoạt động trải nghiệm
sáng tạo ở trường trung học
Hoạt động 2: Xây dựng nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm sáng
tạo
Hoạt động 3: Cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường
trung học
MODULE 2 : ĐÁNH GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC

Hoạt động 1: Xây dựng các tiêu chí cho các năng lực cần đánh giá trong
hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường trung học
Hoạt động 2: Xác định phương pháp và công cụ đánh giá
HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ : Tìm hiểu cách viết tự đánh giá kết quả hoạt
động TNST của người học tham chiếu theo chuẩn năng lực

2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT
TỪ/CỤM TỪ
1 Trải nghiệm sáng tạo
2 Giáo dục ngoài giờ lên lớp

VIẾT TẮT
TNST
GDNGLL

MODULE 1:
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC

Mục tiêu học tập:
Xác định được vai trò của HĐTNST đối với hình thành các
phẩm chất và năng lực chung cho bậc trung học
Xây dựng được yêu cầu cần đạt (chuẩn đầu ra) của hoạt
động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục của
bậc trung học
Có kỹ năng xác định, phát triển chuẩn đầu ra, xác định hệ

thống yêu cầu cần đạt trong chương trình hoạt động trải
nghiệm sáng tạo của học sinh trên địa bàn cũng như trong
mỗi hoạt động cụ thể.
Dựa trên chuẩn đầu ra, có kỹ năng thiết kế, phát triển
chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh

3

HOẠT ĐỘNG 1:
XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU, YÊU CẦU CẦN ĐẠT
CỦA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
Học xong nội dung này, người học cần trả lời được những câu hỏi và thực
hiện các nhiệm vụ sau:
1. Những đổi mới trong mục tiêu theo định hướng đổi mới giáo dục
phổ thông là gì?
2. Mục tiêu của giáo dục qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo là gì?
Điểm khác biệt so với các mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp?
3. Năng lực cần hình thành được cấu thành bởi yếu tố nào, bao gồm
những chỉ số hành vi và tiêu chí nào (chuẩn đầu ra hay yêu cầu cần
đạt)? Việc xác định tiêu chí của năng lực có ý nghĩa gì đối với dạy
học, giáo dục và đánh giá?
THÔNG TIN NGUỒN
I. Mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông mới và mục tiêu của hoạt
động trải nghiệm sáng tạo
1. Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới
Chương trình giáo dục phổ thông nhằm tạo ra những con người Việt Nam phát triển
hài hoà về thể chất và tinh thần, có những phẩm chất cao đẹp, có các năng lực chung và

phát huy tiềm năng của bản thân, làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt
đời.
Chương trình giáo dục cấp tiểu học nhằm hình thành những cơ sở ban đầu cho sự
phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất, học vấn và năng lực chung được nêu
trong mục tiêu giáo dục phổ thông; bước đầu phát triển những tiềm năng sẵn có để tiếp tục
học trung học cơ sở.
Chương trình giáo dục cấp trung học cơ sở nhằm
phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần trên cơ sở duy
trì, tăng cường các phẩm chất và năng lực đã hình thành ở
cấp tiểu học; hình thành nhân cách công dân trên cơ sở
hoàn chỉnh học vấn phổ thông nền tảng, khả năng tự học
và phát huy tiềm năng sẵn có của cá nhân để tiếp tục học
trung học phổ thông, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao
động.
Chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông nhằm
phát triển nhân cách công dân trên cơ sở phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần; duy trì,
tăng cường và định hình các phẩm chất và năng lực đã hình thành ở cấp trung học cơ sở;
có kiến thức, kỹ năng phổ thông cơ bản được định hướng theo lĩnh vực nghề nghiệp phù
hợp với năng khiếu và sở thích; phát triển năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển,
tiếp tục học lên hoặc bước vào cuộc sống lao động.
2. Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
MỤC TIÊU CHUNG
4

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách,
các năng lực tâm lý – xã hội…; giúp học sinh tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy
tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình, làm tiền đề cho mỗi cá nhân tạo dựng được sự nghiệp
và cuộc sống hạnh phúc sau này.
MỤC TIÊU CỦA GIAI ĐOẠN GIÁO DỤC CƠ BẢN

Giai đoạn giáo dục cơ bản kéo dài từ lớp 1 đến lớp 9.
Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, chương trình hoạt động
trải nghiệm sáng tạo tập trung vào việc hình thành các
phẩm chất nhân cách, những thói quen, kỹ năng sống
cơ bản: tích cực tham gia, kiến thiết và tổ chức các
hoạt động; biết cách sống tích cực, khám phá bản thân,
điều chỉnh bản thân; biết cách tổ chức cuộc sống và
biết làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm. Đặc biệt, ở
giai đoạn này, mỗi học sinh cũng bắt đầu xác định được năng lực, sở trường, và chuẩn bị một
số năng lực cơ bản cho người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm.
Bậc tiểu học:
Ở bậc tiểu học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành những thói quen tự
phục vụ, kỹ năng học tập, kỹ năng giao tiếp cơ bản; bắt đầu có các kỹ năng xã hội để
tham gia các hoạt động xã hội.
Bậc THCS
Ở bậc trung học cơ sở, hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành lối sống tích
cực, biết cách hoàn thiện bản thân, biết tổ chức cuộc sống cá nhân biết làm việc có kế
hoạch, tinh thần hợp tác, có trách nhiệm, có ý thức công dân… và tích cực tham gia
các hoạt động xã hội.
MỤC TIÊU CỦA GIAI ĐOẠN GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, bên cạnh việc tiếp tục phát triển thành
tựu của giai đoạn trước, chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển các
phẩm chất và năng lực liên quan đến người lao động; phát triển năng lực sở trường, hứng thú
của cá nhân trong lĩnh vực nào đó, năng lực đánh giá nhu cầu xã hội và yêu cầu của thị
trường lao động…, từ đó có thể định hướng lựa chọn nhóm nghề/nghề phù hợp với bản thân.
II. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực
1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất
– Sống yêu thương: thể hiện ở sự sẵn sàng tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ
đất nước, phát huy truyền thống gia đình Việt Nam, các giá trị di sản văn hoá của quê hương,
đất nước; tôn trọng các nền văn hoá trên thế giới, yêu thương con người, biết khoan dung

và thể hiện yêu thiên nhiên, cuộc sống…
– Sống tự chủ: là sống với lòng tự trọng, trung thực, luôn tự lực, vượt khó khăn và
biết hoàn thiện bản thân.
– Sống trách nhiệm: quan tâm đến sự phát triển hoàn thiện bản thân, tham gia hoạt
động cộng đồng, đóng góp cho việc giữ gìn và phát triển của cộng đồng, đất nước, nhân
loại và môi trường tự nhiên. Luôn biết tuân thủ, chấp hành kỷ cương, quy định, hiến pháp
và pháp luật và sống theo giá trị chuẩn mực đạo đức xã hội.
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực chung
– Năng lực tự học: là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ
động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; Lập và thực hiện kế
hoạch học tập nghiêm túc, nền nếp; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều
5

chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua tự
đánh giá hoặc lời góp ý của giáo viên, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó
khăn trong học tập.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: là khả năng nhận diện vấn đề, thiết lập
không gian vấn đề, xác định được các phương pháp khác nhau từ đó lựa chọn và đánh giá
được cách giải quyết vấn đề làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh cần thiết.
– Năng lực thẩm mỹ: là năng lực nhận diện và cảm thụ cái đẹp, biết thể hiện được
cái đẹp trong hành vi, trong lời nói, trong sản phẩm… và biết sáng tạo ra cái đẹp.
– Năng lực thể chất: là khả năng sống thích ứng và hài hòa với môi trường; biết rèn
luyện sức khoẻ thể lực và nâng cao sức khoẻ tinh thần.
– Năng lực giao tiếp: là khả năng lựa chọn nội dung, cách thức, thái độ giao tiếp để
đạt được mục đích giao tiếp và mang lại sự thỏa mãn cho các bên tham gia giao tiếp.
– Năng lực hợp tác: là khả năng cùng làm việc giữa hai hay nhiều người để giải
quyết những vấn đề nhằm mang lại lợi ích cho tất cả các bên.
– Năng lực tính toán: là khả năng sử dụng các phép tính và đo lường, công cụ toán
học để giải quyết những vấn đề trong học tập và cuộc sống.

– Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT): là khả năng sử dụng thiết
bị kỹ thuật số, máy tính, phần mềm… để tìm kiếm thông tin phục vụ tích cực và hiệu quả
cho học tập và cuộc sống; là khả năng sàng lọc và tham gia truyền thông trên môi trường
mạng một cách có văn hóa.
3. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù
Căn cứ vào nhiệm vụ của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong định hướng phát
triển chương trình giáo dục phổ thông, căn cứ vào đặc thù của hoạt động trải nghiệm, căn
cứ vào nghiên cứu tổng thuật các chương trình giáo dục quốc tế, căn cứ các yêu cầu đối
với năng lực chung đã được đề xuất, căn cứ vào kết quả khảo sát trên nhóm mẫu và kết
quả tọa đàm với chuyên gia, nhóm nghiên cứu rút ra các mục tiêu cần thực hiện của hoạt
động trải nghiệm sáng tạo. Bên cạnh những phẩm chất và năng lực chung, hoạt động trải
nghiệm sáng tạo hướng tới mục tiêu là một số năng lực đặc thù sau:
a) Năng lực tham gia và tổ chức hoạt động: thể hiện ở sự tích cực tham gia hoặc thiết
kế, tổ chức các hoạt động, đặc biệt các hoạt động xã hội; biết đóng góp vào thành
công chung; thể hiện tính tuân thủ với quyết định của tập thể cũng như sự cam kết;
trách nhiệm với công việc được giao, biết quản lý thời gian và công việc cũng như
hợp tác hoặc tập hợp, khích lệ… các cá nhân tham gia giải quyết vấn đề và sẵn sàng
hỗ trợ, giúp đỡ mọi người.
b) Năng lực tự quản lý và tổ chức cuộc sống cá nhân: là khả năng tự phục vụ và sắp
xếp cuộc sống cá nhân; biết thực hiện vai trò của bản thân trong gia đình (theo giới);
biết chia sẻ công việc; biết lập kế hoạch chi tiêu hợp lý và phát triển kinh tế gia
đình; biết tạo bầu không khí tích cực trong gia đình.
c) Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân: là khả năng nhận thức về giá trị
của bản thân; là sự nhận thức về điểm mạnh cũng như điểm yếu trong năng lực và
tính cách của bản thân, tìm được động lực để tích cực hóa quá trình hoàn thiện và
phát triển nhân cách; là sự xác định đúng vị trí xã hội của bản thân trong các mối
quan hệ và ngữ cảnh giao tiếp hay hoạt động để ứng xử phù hợp; luôn thể hiện
người sống lạc quan với suy nghĩ tích cực.
d) Năng lực định hướng nghề nghiệp: là khả năng đánh giá được yêu cầu của thế giới
nghề nghiệp và nhu cầu của XH, đánh giá được năng lực và phẩm chất của bản thân

6

trong mối tương quan với yêu cầu của nghề; biết phát triển các phẩm chất và năng
lực cần có cho nghề hoặc lĩnh vực mà bản thân định hướng lựa chọn; biết tìm kiếm
các nguồn hỗ trợ để học tập và phát triển bản thân; có khả năng di chuyển nghề.
e) Năng lực khám phá và sáng tạo: thể hiện tính tò mò, ham hiểu biết, luôn quan sát
thế giới xung quanh mình, thiết lập mối liên hệ, quan hệ giữa các sự vật hiện tượng;
thể hiện ở khả năng tư duy linh hoạt, mềm dẻo tìm ra được phương pháp độc đáo và
tạo ra sản phẩm độc đáo.
III. Xác định các chỉ số đối với yêu cầu cần đạt của hoạt động TNST
1. Chỉ số về phẩm chất và năng lực chung mà hoạt động TNST cần đạt được
Phẩm chất và
năng lực chung
Yêu cầu cần đạt
Sống yêu thương Tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị xã
hội, các hoạt động từ thiện, các hoạt động bảo vệ
môi trường, di sản văn hóa; tham gia các hoạt động
lao động, sinh hoạt trong gia đình, nhà trường…
Sống tự chủ
Thực hiện các hành vi phù hợp với các yêu cầu hay
quy định đối với người học sinh và không vi phạm
pháp luật trong quá trình tham gia hoạt động TNST
cũng như ngoài cuộc sống
Sống trách nhiệm Thực hiện được các nhiệm vụ được giao; biết giúp
đỡ các bạn trong hoạt động; thể hiện sự quan tâm lo
lắng tới kết quả của hoạt động…
Năng lực tự học

Có thái độ học hỏi thầy cô và các bạn trong quá

trình hoạt động và có những kỹ năng học tập như:
quan sát, ghi chép, tổng hợp, báo cáo… những gì thu
được từ hoạt động…
Năng lực giải
Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo,
quyết vấn đề và
hiệu quả nảy sinh trong quá trình hoạt động về nội
sáng tạo
dung hoạt động cũng như quan hệ giữa các cá nhân
và vấn đề của chính bản thân…
Năng lực giao
Thể hiện kỹ năng giao tiếp phù hợp với mọi người
tiếp
trong quá trình tác nghiệp hay tương tác; có kỹ năng
thuyết phục, thương thuyết, trình bày… theo mục
đích, đối tượng và nội dung hoạt động.
Năng lực hợp tác; Phối hợp với các bạn cùng chuẩn bị, xây dựng kế
hoạch, tổ chức triển khai hoạt động và giải quyết
vấn đề. Thể hiện sự giúp đỡ, hỗ trợ, chia sẻ nguồn
lực… để hoàn thành nhiệm vụ chung.
Năng lực tính
Lập được kế hoạch hoạt động, định lượng thời gian
toán
cho hoạt động, xây dựng kế hoạch kinh phí, xác
định nguồn lực, đánh giá… cho hoạt động.
Năng lực CNTT
Sử dụng ICT trong tìm kiếm thông tin, trình bày
và truyền thông
thông tin và phục vụ cho hoạt động trải nghiệm, cho
định hướng nghề nghiệp… Có kỹ năng truyền thông

hiệu quả trong hoạt động và về hoạt động.
7

Năng lực thẩm
mỹ

Cảm thụ được cái đẹp trong thiên nhiên, trong hành
vi của con người… Thể hiện sự cảm thụ thông qua
sản phẩm, hành vi và tinh thần khỏe mạnh.
Năng lực thể chất Biết cách chăm sóc sức khỏe thể chất và sức khỏe
tinh thần thể hiện sự tham gia nhiệt tình vào các
hoạt động TDTT, và luôn có suy nghĩ và sống tích
cực…
2. Chỉ số về yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của HĐTNST
NHÓM
NĂNG LỰC
CẤU PHẦN
CHỈ SỐ (yêu cầu cần đạt)
1.1. Năng lực tham 1.1.1. Tham gia tích cực
gia hoạt động
1.1.2. Hiệu quả đóng góp
1.1.3. Mức độ tuân thủ
1.1.4. Tinh thần trách nhiệm
1.1.5. Tinh thần hợp tác
1. Năng lực hoạt
động và tổ chức
1.2.1. Thiết kế hoạt động
hoạt động
1.2.2. Quản lý thời gian

1.2.3. Quản lý công việc
1.2. Năng lực tổ
chức hoạt động
1.2.4. Xử lý tình huống
1.2.5. Đánh giá hoạt động
1.2.6. Lãnh đạo

2. Năng lực tổ
chức và quản lý
cuộc sống gia đình

2.1. Năng lực tổ
chức cuộc sống gia
đình
2.2. Năng lực quản
lý tài chính

2.1.1. Tự phục vụ
2.1.2. Thực hiện vai trò của nam (nữ)
2.1.3. Chia sẻ công việc gia đình
2.1.4. Xây dựng bầu không khí tích cực
2.2.1. Lập kế hoạch chi tiêu
2.2.2. Sử dụng hiệu quả, hợp lý tài chính
2.2.3. Phát triển tài chính

3.1. Năng lực tự
nhận thức

3.1.1. Nhận ra một số phẩm chất và năng lực
chính của bản thân

3.1.2. Tiếp nhận có chọn lọc những phản hồi
về bản thân
3.1.3. Xác định vị trí XH của bản thân trong
ngữ cảnh giao tiếp
3.1.4. Thay đổi hoàn thiện bản thân

3.2. Năng lực tích
cực hóa bản thân

3.2.1. Suy nghĩ tích cực
3.2.2. Chấp nhận sự khác biệt

3. Năng lực tự
nhận thức và tích
cực hóa bản thân

8

3.2.3. Tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ
3.2.4. Vượt khó
4.1. Đánh giá năng
lực và phẩm chất cá
nhân trong mối
tương quan với nghề
nghiệp

4.1.1. Hiểu biết thế giới nghề nghiệp yêu cầu
của nghề
4.1.2. Đánh giá được năng lực và phẩm chất

của bản thân
4.1.3. Đánh giá nhu cầu thị trường lao động
4.1.4. Xác định hướng lựa chọn nghề

4.2. Hoàn thiện
4. Năng lực định
năng lực và phẩm
hướng nghề nghiệp chất theo yêu cầu
nghề nghiệp đã định
hướng hoặc lựa
chọn

4.2.1. Lập kế hoạch phát triển bản thân
4.2.2. Tham gia các hoạt động phát triển bản
thân (liên quan đến yêu cầu của nghề)
4.2.3. Tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ phát
triển năng lực cho nghề nghiệp
4.2.4. Đánh giá được sự tiến bộ của bản thân
4.2.5. Di chuyển nghề nghiệp

4.3.1. Tuân thủ
4.3. Tuân thủ kỷ luật
4.3.2. Tự chịu trách nhiệm
và đạo đức của
4.3.3. Tự trọng
người lao động
4.3.4. Cống hiến xã hội

5. Năng lực khám
phá và sáng tạo

5.1. Năng lực khám
phá, phát hiện cái
mới

5.1.1. Tính tò mò
5.1.2. Quan sát
5.1.3. Thiết lập liên tưởng

5.2. Năng lực sáng
tạo

5.2.1. Cảm nhận và hứng thú với thế giới
xung quanh
5.2.2. Tư duy linh hoạt và mềm dẻo
5.2.3. Tính độc đáo của sản phẩm

9

10

HOẠT ĐỘNG 2:
XÂY DỰNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
Học xong nội dung này, người học cần trả lời được những câu hỏi và thực
hiện các nhiệm vụ sau:
1. Những cơ sở nào là căn cứ để xác định nội dung chương trình hoạt
động trải nghiệm sáng tạo?

2. Từ mục tiêu của giáo dục phổ thông và hoạt động trải ngiệm sáng tạo,
theo bạn, các lĩnh vực, mạch nội dung nào cần thiết kế cho chương
trình HĐTNST?
3. Từ các mạch nội dung, bạn có thể thiết kế thành các chủ đề như thế
nào?
THÔNG TIN NGUỒN
1. Căn cứ xác định nội dung hoạt động TNST
• Căn cứ vào mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu của hoạt động TNST nói riêng
• Căn cứ vào các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội mà học sinh có thể trải
nghiệm
• Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của nội dung các lĩnh vực hoạt động xã hội và nghề
nghiệp
• Căn cứ vào chương trình giáo dục phổ thông hiện hành
2. Chương trình hoạt động trải nghiệm cho các cấp học (có tính tham khảo)
GỢI Ý CHỦ ĐỀ
MẠCH NỘI
TIỂU HỌC
THCS
THPT
DUNG

B
B

Giáo dục và
phát triển cá
nhân

Giao tiếp Lịch sự
Yêu mái trường

Xây dựng hình ảnh bản
thân
Lòng tự trọng
Nuôi dưỡng Ước mơ
Trưởng thành
Sống khỏe mạnh
Sống khỏe mạnh
Học tập – con đường
Yêu lao động
lập nghiệp
Thanh niên và lý
Lối sống lành mạnh
tưởng
Trường tôi
Biết ơn thầy cô

Môi trường xanh,
sạch, đẹp

Chiến dịch Môi trường
không rác

Sống nề nếp
Ước mơ của em
Sống khỏe mạnh
Tuổi nhỏ làm việc
nhỏ

Khám phá vẻ đẹp

quê hương
B

Quê hương
đất nước và

Ngôi nhà hòa bình

Vì một môi trường
xanh
“Sức mạnh quân đội

Thăm bảo tàng
Thông điệp vì Hòa
bình

ND Việt Nam”
Hoạt động vì Hòa
bình
11

Chăm sóc các cá nhân,
Giúp đỡ gia đình neo gia đình có công với
đơn
đất nước
An toàn giao thông
An toàn giao thông
Gia đình của em
B

B

T
T
C

Cuộc sống
gia đình

Thế giới
nghề nghiệp

Kế hoạch tiết kiệm
Gia đình văn hóa
Nghề truyền thống
địa phương
Quy trình sản
xuất/chế tạo/chăn
nuôi…
Tìm hiểu loại hình
dịch vụ
Nghệ thuật và em
Thành phố nghề
nghiệp

T
T
C

Khoa học và

nghệ thuật

Thế giới động vật

Nội trợ
Chi tiêu hợp lý trong
gia đình
Khu phố/làng văn hóa

Tổ chức cuộc sống
gia đình
Phát triển kinh tế gia
đình
Gia đình và xã hội

Tập làm nghề (thủ
công…)

Phát triển nghề
truyền thống

Tập làm Nghề tôi
Thử làm công nhân/kỹ
yêu

Thăm gia vào quy trình
dịch vụ của một số
nghề
Tôi làm dịch vụ
Nghệ thuật và em

Nghệ thuật và tôi
Thế giới trường nghề

Khám phá môi
trường quanh em
Khám phá vẻ đẹp
quê mình
Em yêu nghệ thuật

Vận động, quyên
góp cho các phong
trào thiện nguyện
An toàn giao thông

Em yêu khoa học
Tiềm năng du lịch
Em yêu nghệ thuật
Bảo vệ thiên nhiên

Hội chợ việc làm
Vòng quanh thế giới
Du lịch bền vững
Nghệ thuật và tôi
Văn hóa và con
người

3. Gợi ý một số hoạt động cho cấp Trung học
CẤP THPT
TRƯỜNG HỌC
Sắp xếp các tư liệu trong phòng truyền thống nhà trường

Đóng vai người quản lí trong nhà trường lập kế hoạch chung cho học sinh ngày khai
trường.
Viết bài dự thi tìm hiểu về các danh nhân mà trường mang tên.
Tổ chức thi cắm hoa, câu lạc bộ về tình yêu, tình bạn, giới tính.
12

Tổ chức các cuộc thi thực hành nghề đã được học.
Tạo dựng không gian lớp học xanh –sạch –đẹp.
Tập làm giáo viên chủ nhiệm lớp trong một giờ sinh hoạt lớp.
VĂN HÓA DU LỊCH
Thăm quan và tập làm người nông dân trong một ngày
Hội thi đua thuyền trên hồ Tây
Hội thi thiết kế thời trang
Thăm quan dâng hương về đất tổ
Rước kiệu trong lễ hội truyền thống ở địa phương
Thi làm bánh chưng
Tổ chức dân vũ
Đóng kịch tuyên truyền an toàn giao thông, bạo lực học đường, sức khỏe sinh sản vị thành
niên
Hội diễn văn nghệ
Đi bộ tiếp sức quyên góp ủng hộ đồng bào bão lụt
Làm video phóng sự về khu du lịch vịnh Hạ Long
Thiết kế poster và giới thiệu về quần thể danh lam thắng cảnh Tràng An.
NỘI TRỢ/GIA ĐÌNH/CHĂM SÓC
Người đầu bếp thông thái
Đóng vai điều dưỡng viên ở viện dưỡng lão
Thử làm bồi bàn, phụ bếp trong nhà hàng, nhà ăn
Trang trí phòng khách nhân ngày Giáng sinh, Tết,…
GIAO THÔNG

Tham gia cuộc thi tìm hiểu: “Kiến thức an toàn giao thông đường bộ”
Hoạt động đi xe đạp cổ động, tuyên truyền về an toàn giao thông.
Tham gia thực hành đi xe đạp điện an toàn.
Thành lập đội thanh niên xung kích hướng dẫn giao thông.
Hoạt động tham quan cơ sở sát hạch bằng lái xe.
THỦ CÔNG NGHIỆP
Tổ chức hướng nghiệp và dạy nghề thủ công nghiệp
Trải nghiệm thực tiễn làng nghề thủ công.
Tổ chức buổi tọa đàm: mời nghệ nhân về trao đổi, giới thiệu, giao lưu với học sinh.
Tổ chức hoạt động: một ngày làm nghệ nhân làm gốm.
Tổ chức trưng bày, giới thiệu các sản phẩm thủ công truyền thống.
Xây dựng dự án bảo tồn và phát triển nghề TCN truyền thống.
Đóng tiểu phẩm về các nhân vật và sự ra đời, phát triển của các nghề thủ công truyền
thống.
Tổ chức làm các sản phẩm thủ công bằng các vật liệu sẵn có: bìa cứng, vỏ lon, hộp sữa…
LÂM NGHIỆP
Thăm quan vườn Quốc gia
Trải nghiệm một ngày làm kiểm lâm
Phát quang cây dại ở thôn xóm
Đóng vai chiến sĩ chữa cháy rừng
Tổ chức ngày “Chủ nhật xanh” với các chú kiểm lâm
Làm video về ảnh hưởng của nạn chặt phá rừng đối với biến đổi khí hậu
Làm dự án trồng rừng để phủ xanh đồi trọc
13

Tổ chức Tết trồng cây
Tổ chức hội thảo về chủ đề bảo vệ rừng
KINH DOANH/KINH TẾ
Lập kế hoạch kinh doanh ngày lễ, tết.

Lập gian hàng trên mạng xã hội.
Mua bán hàng qua mạng.
Tổ chức hội chợ.
Làm và kinh doanh đồ thủ công.
Vận chuyển hàng hóa tận nơi.
Câu lạc bộ kinh doanh hướng nghiệp
Lập kế hoạch chi tiêu cho gia đình trong 1 tháng.
Xây dựng đề án (kế hoạch) kinh doanh.
NÔNG NGHIỆP
Một ngày làm người nông dân trồng lúa nước
Tham gia mùa gặt lúa
Thụ phấn nhân tạo cho các loại cây trồng
Tập làm công nhân trong trang trại nuôi bò sữa
Làm thức ăn cho gia cầm trong trang trại
Tập gieo mạ ở ruộng lúa
Làm người nông dân hiện đại (làm rau mầm, trồng rau trong dung dịch…)
Làm kỹ sư nông nghiệp nhân giống cây trồng bằng phương pháp hiện đại (nuôi cấy mô tế
bào).
CÔNG NGHIỆP
Thực hành sử dụng máy may công nghiệp
Quan sát và thực hành tháo lắp những bộ phận đơn giản của xe máy, ôtô
Thực hành lắp ráp đường ống nước, máy bơm cho một xưởng nhỏ
Thiết kế và lắp ráp hệ thống điện trong một phòng học
Thực hành sửa chữa linh kiện đơn giản của máy tính
Tham quan một ngày làm việc của công nhân mỏ than
Trải nghiệm một ngày ở xưởng cơ khí
Thực hành chế biến thức ăn cho cá
NGƯ NGHIỆP
Tổ chức trải nghiệm một ngày trong nhà hàng thủy – hải sản.
Tổ chức tham quan các trung tâm hoặc viện nghiên cứu và bảo vệ thủy – hải sản.

Tổ chức cuộc thi nấu ăn nguyên liệu từ thủy – hải sản.
Tổ chức tham quan các làng nghề liên quan đến thủy – hải sản.
Tổ chức trải nghiệm một ngày ở làng nghề nuôi thủy – hải sản.
Tổ chức cuộc thi thiết kế mô hình sản xuất kinh doanh thủy – hải sản của em trong tương
lai.
Tổ chức thực hành quản lý ao nuôi thủy – hải sản.
Tổ chức thực hành chuẩn bị ao nuôi (ương) thủy – hải sản.
Tổ chức thực hành chế biến thức ăn nuôi thủy – hải sản.
Y TẾ
Sơ cứu người bị tai nạn
Tham gia các hoạt động TDTT
14

Tuyên truyền về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Vẽ tranh tuyên truyền phòng chống HIV-AIDS
Tham gia chăm sóc sức khỏe cho bênh nhân phục hồi chức năng
Tìm hiểu dinh dưỡng phát triển thể chất
TDTT
Tham gia mô hình Câu lạc bộ các môn thể thao tại trường như cờ vua, bóng đá, khiêu vũ
thể thao,..
Tham gia nhảy dân vũ trong các giờ ra chơi giữa giờ
Tham gia hội khỏe phù đổng toàn trường
Tham quan thực tế một câu lạc bộ thể hình và tham gia tập thử một vài nội dung
Tham gia các diễn đàn tìm hiểu về các nội dung thi đấu thể thao, vận động các bạn cùng
đều đặn luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày có sức khỏe tốt để học tập tốt
Tham gia chương trình” huấn luyện viên nhỏ ” hướng dẫn các em cấp THCS khiêu vũ cổ
điển.
Tham gia giải chạy tiếp sức Hà Nội- thành phố vì hòa bình do báo Hà Nội mới tổ chức
Tham quan tại trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia và tham gia nội dung bóng đá, điền

kinh.
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Tiến hành cải tiến hoặc chế tạo các thiết bị quanh ta.
Tham gia cuộc thi chế tạo Robocom.
Trải nghiệm làm thợ thủ công trong các làng nghề truyền thống.
Viết phần mềm công nghệ thông tin.
Trải nghiệm qua hoạt động nghề phổ thông.
HOẠT ĐỘNG 3:
CÁCH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG
TRƯỜNG TRUNG HỌC
Học xong nội dung này, người học cần trả lời được những câu hỏi và thực hiện các
nhiệm vụ sau:
1. Hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trong chương trình hiện hành và và theo
định hướng đổi mới có gì giống và khác nhau?
2. Mỗi hình thức tổ chức có đặc điểm gì đặc trưng và đáng lưu ý để tổ chức hoạt động
này hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra?
3. Mối quan hệ giữa mục tiêu, hình thức và nội dung chủ đề hoạt động có mối quan hệ
với nhau như thế nào? Thiết kế một số hoạt động TNST thể hiện mối quan hệ này?
THÔNG TIN NGUỒN
I. Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
1. Một số hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trong chương trình hiện hành
Có thể nêu một số hình thức tổ chức cơ bản sau:
– Giáo dục thông qua các sinh hoạt tập thể lớp, trường và các sinh hoạt theo chủ đề: Sinh
hoạt tập thể toàn trường gồm: chào cờ đầu tuần, mít tinh trong các ngày lễ, các ngày kỉ
niệm …, các hội thi, hội thao…, cắm trại, các cuộc giao lưu tập thể, các phong trào thi
đua toàn trường vv… Sinh hoạt tập thể lớp: sinh hoạt lớp theo chủ đề (theo chương
trình của nhà trường và lớp), sinh hoạt lớp hàng tuần, các hoạt động chung của tập thể
lớp (thăm quan, thi đua học tập giữa các tổ học sinh…).
15

– Giáo dục thông qua các hoạt động đoàn thể và hoạt động chính trị – xã hội: Các hoạt
động Đoàn, Đội (theo Chương trình hoạt động của Đoàn TNCS): đại hội Đoàn các cấp,
các phong trào của Đoàn, Đội…, Các hoạt động tập thể có tính chính trị – xã hội: Phong
trào “Đền ơn, đáp nghĩa”, hiến máu nhân đạo, tìm hiểu về Đảng, Đoàn, Đội,…
– Giáo dục thông qua các hoạt động văn hoá – thể thao và vui chơi: Các hội thao, hội thi
(Hội khoẻ Phù Đổng), Các cuộc thi văn hoá- văn nghệ của thanh, thiếu niên, của học
sinh (thi “Học sinh thanh lịch”, “ Tiếng hát học sinh – sinh viên”…).
– Giáo dục thông qua giáo dục lại và tự giáo dục, tự giáo dục, tự tu dưỡng (ghi nhật kí,
nhóm bạn cùng tiến, thi đua vở sạch, chữ đẹp, phong trào Thanh niên làm theo lời Bác,
thanh niên rèn luyện Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ….)
2. Các hình thức HĐTNST theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một dạng hoạt động giáo dục. Hoạt động trải
nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ
chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao
lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao
động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,…), thể dục
thể thao, tổ chức các ngày hội,…
Mỗi một hình thức hoạt động trên đều tiềm tàng trong nó những khả năng giáo dục
nhất định. Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục học sinh được
thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó và khô cứng, phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như nhu cầu, nguyện vọng của học sinh.
Trong quá trình thiết kế, tổ chức thực hiện và đánh giá hoạt động trải nghiệm sáng
tạo, cả giáo viên lẫn học sinh đều có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của
mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các hình thức tổ chức hoạt động.
Dựa trên khảo sát thực tiễn các hình thức tổ chức hoạt động trong các nhà trường Việt
Nam, cùng với nghiên cứu chương trình của một số nước trên thế giới, có thể phân loại các
hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo thành các nhóm sau:
a) Hình thức có tính khám phá
1. Thực địa, thực tế

2. Tham quan
3. Cắm trại
4. Trò chơi
b) Hình thức có tính tham gia lâu dài
5. Dự án và nghiên cứu khoa học
6. Các câu lạc bộ
c) Hình thức có tính thể nghiệm/ tương tác
7. Diễn đàn
8. Giao lưu
9. Hội thảo/xemina
10. Sân khấu hóa
d) Hình thức có tính cống hiến
11.Thực hành lao động việc nhà, việc trường
12.Các hoạt động xã hội/ tình nguyện
II. Cách tổ chức một số hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
1. Câu lạc bộ
a. Đặc điểm
16

Câu lạc bộ (CLB) là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh cùng
sở thích, nhu cầu, năng khiếu,… dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm tạo môi
trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy
cô giáo, với những người lớn khác. Hoạt động của CLB tạo cơ hội để học sinh được chia
sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát
triển các kĩ năng của học sinh như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến,
kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác,
làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề,… CLB là nơi để học sinh được
thực hành các quyền trẻ em của mình như quyền được học tập, quyền được tự do kết giao
và hiệp hội; quyền được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật;

quyền được tự do biểu đạt; tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin,… Thông qua hoạt
động của các CLB nhà giáo dục hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọng và mục
đích chính đáng của các em.
b. Các loại CLB:
– CLB văn hóa nghệ thuật: âm nhạc (thanh nhạc, nhạc cụ, nhạc kịch, … ) diễn kịch,
thơ, múa rối, phóng viên, mỹ thuật, khiêu vũ, sáng tác, điêu khắc, thư pháp, nhảy sạp, dân
vũ, múa khèn, dẫn chương trình, photovoice và video voice…
– CLB thể dục thể thao: bóng đá, bóng rổ, thể dục nhịp điệu, điền kinh, bơi lội, cầu
lông, cắm trại, bơi thuyền, …
-CLB học thuật: Toán học, Tin học, Tiếng Anh, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu xã
hội,phiên dịch, biên dịch,…
– CLB võ thuật: Taekwondo, Karatedo, Pencak silat, đấu vật, …
– CLB hoạt động thực tế: nữ công gia chánh (nấu ăn, thêu thùa, may vá, tỉa hoa,
nghệ thuật cắm hoa,…) chăn nuôi, trồng trọt, tạo cảnh; thiết kế, làm mộc, chế tạo rô bốt, …
– CLB trò chơi dân gian: cờ người, đánh đu, kéo co, ném còn, đánh cầu/đá cầu, ô ăn
quan, tập tầm vông, thả đỉa ba ba, đánh chuyền, đánh khăng, đánh quay, đánh đáo.
c. Nguyên tắc tổ chức CLB
Khi lựa chọn các thành viên tham gia CLB cũng như khi tổ chức các buổi sinh hoạt CLB
cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:
– Tham gia trên tinh thần tự nguyện,
– Không phân biệt đối xử,
– Đảm bảo sự công bằng,
– Phát huy tính sáng tạo,
– Tôn trọng ý kiến và nhân cách học sinh,
– Bình đẳng giới,
– Đảm bảo quyền trẻ em,
– HS là chủ thể quyết định mọi vấn đề của CLB,
d. Quy trình tổ chức CLB
Để tổ chức và duy trình hoạt động của CLB, cần tổ chức theo quy trình sau
Bước 1: Căn cứ nhu cầu, nguyện vọng HS, căn cứ mục tiêu kế hoạch của nhà trường, xác

định loại hình CLB;
Bước 2: Xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, nội dung hoạt động, hình thức tổ chức.
Bước này có thể do nhà giáo dục, cũng có thể giao quyền tự chủ cho học sinh tự xây dựng.
Bước 3: Tập hợp các thành viên, xây dựng tổ chức, thống nhất nguyên tắc hoạt động,
thông qua kế hoạch, xây dựng nội quy hoạt động, thống nhất lịch sinh hoạt. Xây dựng kế
hoạch dài hạn và ngắn hạn.
17

Bước 4: Tổ chức các buổi sinh hoạt, trong đó xác định rõ nội dung, công việc, có kiểm tra
và nhận xét đánh giá cuối mỗi buổi.
Bước 5: Nếu là những CLB hoạt động dài hạn, cần có kế hoạch nhận xét, đánh giá, bầu lại
Ban quản lý hoặc chủ nhiệm CLB theo định kỳ (nên một năm một lần).
Mỗi nhà trường đều có thể tổ chức nhiều CLB khác nhau cho các nhóm học sinh
tham gia và cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho mỗi CLB để việc tổ chức thực hiện đạt
được hiệu quả giáo dục cao.
2. Tổ chức trò chơi
a) Đặc điểm:
Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần nhiều bổ ích
và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung và đặc biệt, đối với thanh
thiếu niên học sinh nói riêng, những trò chơi phù hợp nhiều khi có tác dụng giáo dục rất
tích cực. Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi mà học, học mà chơi”.
Trò chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của hoạt động trải
nghiệm sáng tạo như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, cung cấp và
tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và củng cố những tri thức đã
được tiếp nhận,… Trò chơi có những thuận lợi như: phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây
hứng thú cho học sinh; giúp cho học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tải nhiều
tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thân thiện; tạo cho học sinh
tác phong nhanh nhẹn, …

b) Những chức năng cơ bản của trò chơi:
Trò chơi có nhiều chức năng xã hội khác nhau như chức năng giáo dục, chức năng
văn hóa, chức năng giải trí, chức năng giao tiếp…
– Chức năng giáo dục: Trò chơi là phương tiện giáo dục hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu
thiết thực của học sinh, tác động toàn diện đến tất cả các mặt khác nhau của nhân cách: về
thể chất, tâm lý, đạo đức và xã hội. Trò chơi giúp các em nâng cao thể lực, rèn luyện sự
nhanh nhẹn, dẻo dai và bền bỉ của cơ bắp, thần kinh, phát triển tốt các chức năng của các
giác quan (thị giác, xúc giác, khứu giác, thính giác…), các chức năng vận động, phát triển
tốt các phẩm chất và năng lực tư duy sáng tạo, linh hoạt.
Trò chơi còn phát triển tốt các phẩm chất nhân cách cho HS như tính tập thể, tính
hợp tác, tính kỷ luật, tính sáng tạo, tính tự chủ, tính tích cực, sự nỗ lực ý chí, lòng dũng
cảm, tính linh hoạt, tính tự tin, sự thân thiện, lòng bao dung, những tình cảm đạo đức, tình
cảm thẩm mĩ lành mạnh…
Trò chơi là một phương tiện để giúp học sinh nâng cao hiểu biết về tự nhiên, xã hội,
về khoa học – kỹ thuật, văn hóa văn nghệ, phát triển tốt các năng lực tư duy, trí nhớ, ngôn
ngữ, tưởng tượng (đặc biệt là các trò chơi trí tuệ và trò chơi sáng tạo). Chơi cũng đòi hỏi
học sinh tư duy, ứng dụng tri thức vào hành động, phát triển năng lực thực hành. Chơi
cũng là một con đường học tập tích cực.
– Chức năng giao tiếp: Trò chơi là một hình thức giao tiếp. Trò chơi tạo cơ hội để
học sinh tham gia vào các mối quan hệ giao tiếp bạn bè, phát triển tốt các năng lực giao
tiếp, trò chơi đồng thời là một phương tiện (một con đường) mà thông qua đó, học sinh có
thể giao tiếp được với nhau một cách tự nhiên và dễ dàng.
– Chức năng văn hóa: trò chơi là một hình thức sinh hoạt văn hóa lành mạnh của con
người, thể hiện những đặc điểm văn hóa có tính bản sắc của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng.
Mỗi trò chơi là một giá trị văn hóa dân tộc độc đáo. Tổ chức cho học sinh tham gia trò
18

chơi là một phương pháp tái tạo văn hóa, bảo tồn văn hóa và phát triển văn hóa rất có hiệu
quả (đặc biệt là các trò chơi dân gian, trò chơi lễ hội).

– Chức năng giải trí: Trò chơi là một phương thức giải trí tích cực và hiệu quả, giúp
học sinh tái tạo năng lực thần kinh và cơ bắp sau những thời gian học tập, lao động căng
thẳng. Trò chơi giúp học sinh thư giãn, thay đổi tâm trạng, giải toả những buồn phiền,
những mệt mỏi về trí tuệ và cơ bắp, tạo niềm vui, hứng khởi, sự hồn nhiên, yêu đời… để
học sinh tiếp tục học tập và rèn luyện tốt hơn. Những trò chơi vui nhộn và hào hứng không
chỉ thoả mãn nhu cầu của các em mà nó còn mang lại những giá trị tinh thần hết sức to
lớn, hữu ích.
Mục đích của trò chơi nhằm lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục
một cách tự nhiên và tăng cường tính trách nhiệm; hình thành cho học sinh tác phong
nhanh nhẹn, phát huy tính sáng tạo cũng như tăng cường sự thân thiện, hòa đồng giữa các
học sinh, tạo hứng thú, xua tan căng thẳng, mệt mỏi cho các em học sinh trong quá trình
học tập và giúp cho quá trình học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động,
không khô khan nhàm chán.
c) Phân loại trò chơi: Một số trò chơi có thể tổ chức trong nhà trường phổ thông là:
– Trò chơi học tập: Là loại trò chơi được sử dụng để củng cố, mở rộng, kiểm tra kiến
thức học trên lớp.
– Trò chơi vận động: Là loại trò chơi để rèn luyện, củng cố các tố chất cơ thể.
– Trò chơi khởi động là loại trò chơi dùng để tạo bầu không khí sôi động, vui vẻ, tạo
tâm trạng vui vẻ, tạo tâm thế cho hóc inh trước khi bắt đầu hoạt động học tập, sinh hoạt
tập thể hoặc bắt đầu tổ chức.
– Trò chơi mô phỏng:
Theo Từ điển bách khoa toàn thư“The New Encyclopedia Britanica” (1994), mô
phỏng được hiểu là sự bắt chước, phỏng theo một hiện tượng, sự vật hay quá trình nào đó
bằng cách xây dựng những mô hình động, xử lý chúng trong tác động qua lại nhằm nghiên
cứu các hiện tượng, sự vật, quá trình đó trên những mô hình này. Mô phỏng được sử dụng
khá nhiều trong giáo dục và học tập. Mục đích của các mô phỏng này là để học sinh có suy
nghĩ, cảm xúc, hành động trong môi trường giả định, giống như thật, qua đó các em rút ra
được những kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng ứng xử cần thiết.
Mô phỏng game truyền hình là những trò chơi được thiết kế mô phỏng như các
gameshow truyền hình như: Chiếc nón kì diệu, Đường lên đỉnh Olympia, Ai là triệu phú,

Đấu trường 100, Rung chuông vàng, … Qua các trò chơi này, các em được tham gia, tương
tác, và được cùng cố kiến thức, kỹ năng đã học trên lớp.
Với các trò chơi mô phỏng game truyền hình nội dung rất phong phú đa dạng, vừa có
thể thực hiện việc củng cố, khám phá kiến thức của tất cả các môn học vừa có thể triển
khai các nội dung giáo dục như giáo dục Quyền trẻ em, giáo dục Sức khỏe sinh sản và
phòng tránh HIV, giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội hay giáo dục bảo vệ môi trường,
giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ….
d) Quy tắc tổ chức trò chơi:
Bước 1: Căn cứ mục tiêu giáo dục, lựa chọn những nội dung mà học sinh cần lĩnh hội, từ
đó lựa chọn hình thức chơi phù hợp để truyền đạt nội dung.
Bước 2: Thiết kế trò chơi, quy tắc chơi, lựa chọn phương tiện và địa điểm chơi.
Bước 3: Xác định đối tượng chơi, quy mô trò chơi: xác định số lượng HS tham gia, có thể
nhóm nhỏ (từ 2 đến 4 hoặc 5 học sinh) hoặc nhóm lớn (từ 10 đến 15 học sinh); Có thể là
một lớp hoặc khối lớp, toàn trường.
19

Bước 4: Tổ chức chơi theo kế hoạch. Chú ý đảm bảo nguyên tắc an toàn, giáo dục, vui.
Bước 5: Tổng kết hoạt động, Nhận xét đánh giá học sinh trong quá trinh hoạt động.
Như vậy, tổ chức trò chơi cho học sinh trong nhà trường phổ thông là một hình thức
tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo có tính phổ biến và có ý nghĩa giáo dục tích cực.
3. Tổ chức diễn đàn
Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia
của HS thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo
bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác có liên quan. Diễn đàn
là một trong những hình thức tổ chức mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực. Thông qua
diễn đàn, HS có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi, đề xuất của
mình về một vấn đề nào đó có liên quan đến nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của các em;
đồng thời đây cũng là dịp để các em biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau. Vì vậy, diễn
đàn như một sân chơi tạo điều kiện để học sinh được biểu đạt ý kiến của mình một cách

trực tiếp với đông đảo bạn bè và những người khác. Diễn đàn thường được tổ chức rất linh
hoạt, phong phú và đa dạng với những hình thức hoạt động cụ thể, phù hợp với từng lứa
tuổi học sinh.
Mục đích của việc tổ chức diễn đàn là để tạo cơ hội, môi trường cho HS được bày tỏ
ý kiến về những vấn đề các em quan tâm, giúp các em khẳng định vai trò và tiếng nói của
mình, đưara những suy nghĩ và hành vi tích cực để khẳng định mình. Diễn đàn cũng giúp
các em nâng cao khả năng tự tin và xây dựng các kĩ năng cần thiết như: kĩ năng phát biểu
trước tập thể, kĩ năng trình bày vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng thể
hiện sự tự tin, kĩ năng phát hiện vấn đề,….
Qua các diễn đàn, các thầy cô giáo, cha mẹ HS và những người lớn có liên quan
nắm bắt được những băn khoăn, lo lắng và mong đợi của các em về bạn bè, thầy cô, nhà
trường và gia đình, …tăng cường cơ hội giao lưu giữa người lớn và trẻ em, giữa trẻ em với
trẻ em và thúc đẩy QTE trong trường học. Giúp HS được thực hành quyền được bày tỏ ý
kiến, quyền được lắng nghe và quyền được tham gia, … đồng thời giúp các nhà quản lý
giáo dục và hoạch định chính sách nắm bắt, nhận biết được những vấn đề mà HS quan tâm
từ đó có những biện pháp giáo dục và xây dựng chính sách phù hợp hơn với các em.
Diễn đàn có thể được tổ chức ở quy mô khối lớp, cấp trường, cấp quận/ huyện, cấp
tỉnh hoặc cấp khu vực hay cao hơn nữa. Chủ đề của diễn đàn có thể xây dựng dựa trên nội
dung các hoạt động giáo dục, những nhu cầu và mong muốn của các em về nhà trường,
thầy cô, bố mẹ; hoặc căn cứ vào các vấn đề thực tiễn của các lớp như mối quan hệ giữa
các bạn HS trong lớp hoặc cách ứng xử của thầy, cô giáo với HS, ….
Để phát huy khả năng sáng tạo và tăng cường tính độc lập của HS, trong hầu hết quá
trình của diễn đàn, HS là người chủ trì, từ khâu chuẩn bị, xây dựng chủ đề diễn đàn đến
khâu dẫn dắt, điều hành diễn đàn và đánh giá kết quả diễn đàn dưới sự hướng dẫn của
người lớn.
4. Sân khấu tương tác
Sân khấu tương tác (hay sân khấu diễn đàn) là một hình thức nghệ thuật tương tác
dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa ra tình huống, phần
còn lại được sáng tạo bởi những người tham gia. Phần trình diễn chính là một cuộc chia sẻ,
thảo luận giữa những người thực hiện và khán giả, trong đó đề cao tính tương tác hay sự

tham gia của khán giả.
20

Mục đích của hoạt động này là nhằm tăng cường nhận thức, thúc đẩy để HS đưa ra
quan điểm, suy nghĩ và cách xử lí tình huống thực tế gặp phải trong bất kì nội dung nào
của cuộc sống. Thông qua sân khấu tương tác sự tham gia của HS được tăng cường và
thúc đẩy, tạo cơ hội cho HS rèn luyện những kĩ năng như: kĩ năng phát hiện vấn đề, kĩ
năng phân tích vấn đề, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo khi
giải quyết tình huống và khả năng ứng phó với những thay đổi của cuộc sống, …
Sân khấu tương tác bao gồm sự sáng tạo, tăng khả năng hoạt động tập thể cũng như
tính phản ứng với tập thể. Sân khấu tương tác tạo ra những trò chơi và những bài tập khác
nhau nhằm tăng cường sự nhận thức của bản thân và tính tự chủ. Điều này có thể khởi đầu
bằng kinh nghiệm của một cá nhân nhưng cuối cùng phải kết thúc bằng kinh nghiệm của
cả tập thể. Do vậy, trong môi trường này thì kinh nghiệm cá nhân là rất quan trọng cho
chính bản thân của cá nhân đó cũng như là đóng vai trò như một công cụ nhằm củng cố
kinh nghiệm nhóm.
Nội dung của sân khấu tương tác là các vấn đề, những điều trực tiếp tác động tới
cuộc sống của HS. HS tự chọn ra vấn đề, các em tự xây dựng kịch bản và cuối cùng là
chọn ra những diễn viên cho vở diễn đó để thực hiện và sẽ không có sự trợ giúp từ bên
ngoài.
Sân khấu tương tác có thể diễn ra trong phạm vi hẹp (trong lớp học) hoặc rộng hơn
(phạm vi toàn trường).
5. Tham quan, dã ngoại
Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức giáo dục thực tế hấp dẫn đối với HS.
Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em HS được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến
thức, tiếp xúc với các thắng cảnh, các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy hoặc
một đại danh nổi tiếng của đất nước ở xa nơi các em đang sống, học tập, … giúp các em có
được những kinh nghiệm từ thực tế, từ các mô hình, cách làm hay và hiệu quả trong một
lĩnh vực nào đó, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em.

Các chuyến tham quan, dã ngoại sẽ tăng cường cơ hội cho HS được giao lưu, chia
sẻ và thể hiện những khả năng vốn có của mình, đồng thời giúp các em cảm nhận được vẻ
đẹp của quê hương đất nước, hiểu được các giá trị truyền thống và hiện đại.
Nội dung tham quan, dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp đối với HS như: giáo dục
lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống
lịch sử, truyền thống của Đảng, của Đoàn, của đội TNTP HCM. Các lĩnh vực tham quan,
dã ngoại có thể được tổ chức ở nhà trường phổ thông là:
– Tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa,
– Tham quan các công trình công cộng, nhà máy, xí nghiệp,
– Tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề,
– Tham quan các Viện bảo tàng,
– Tham quan du lịch truyền thống,
– Dã ngoại theo các chủ đề học tập,
– Dã ngoại theo các hoạt động nhân đạo,
Tham quan, dã ngoại là hoạt động thu hút đông đảo HS tham gia bởi tính lãng mạn,
mang màu sắc vui chơi của nó. Thăm quan, dã ngoại là điều kiện và môi trường tốt cho
các em tự khẳng định mình, thể hiện tính tự quản, tính sáng tạo và biết đánh giá sự cố
gắng, sự trưởng thành của bản thân cũng như tạo cơ hội để các em HS thực hiện phương
châm “học đi đôi với hành”, “lí luận đi đôi với thực tiễn”, đồng thời là môi trường để thực
hiện mục tiêu “xã hội hóa” công tác giáo dục.
21

6. Hội thi/cuộc thi
Hội thi/cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn
HS và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho
tuổi trẻ. Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập thể luôn hoạt động
tích cực để vươn lên đạt được mục tiêu mong muốn thông qua việc tìm ra người/đội thắng
cuộc. Chính vì vậy, tổ chức hội thi cho HS là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà
trường, của giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Mục đích tổ chức hội thi/cuộc thi nhằm lôi cuốn HS tham gia một cách chủ động,
tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường; đáp ứng nhu cầu về vui chơi giải trí
cho HS; thu hút tài năng và sự sáng tạo của HS; phát triển khả năng hoạt động tích cực và
tương tác của HS, góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích
hứng thú trong quá trình nhận thức.
Hội thi/cuộc thi có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thi vẽ,
thi viết, thi tìm hiểu, thi đố vui, thi giải ô chữ, thi tiểu phẩm, thi thời trang, thi kể chuyện,
thi chụp ảnh, thi kể chuyện theo tranh, thi sáng tác bài hát, hội thi học tập, hội thi thời
trang, hội thi học sinh thanh lịch, … có nội dung giáo dục về một chủ đề nào đó.
Hội thi có khả năng thu hút sự tham gia của tất cả HS trong nhà trường, từ cá nhân
đến nhóm hay tập thể với các quy mô tổ chức khác nhau như quy mô lớp, quy mô khối lớp
hoặc quy mô toàn trường. Hội thi cũng có thể huy động sự tham gia của các thành viên
trong cộng đồng như các nghệ nhân, những người làm công tác xã hội hay các tổ chức
đoàn thể như Đoàn thanh niên phường/xã, hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh hay cán bộ,
nhân viên các cơ quan như y tế, công an, bộ đội, ….
Nội dung của hội thi rất phong phú, bất cứ nội dung giáo dục nào cũng có thể được
tổ chức dưới hình thức hội thi/cuộc thi. Điều quan trọng khi tổ chức hội thi là phảilinh
hoạt, sáng tạo khi tổ chức thực hiện, tránh máy móc thì cuộc thi mới hấp dẫn.
Khi tổ chức hội thi/cuộc thi nên kết hợp với các hình thức tổ chức khác (như văn
nghệ, trò chơi, vẽ tranh, …) để cuộc thi/hội thi phong phú, đa dạng, thu hút được nhiều HS
tham gia hơn.
7. Hoạt động giao lưu
Giao lưu là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết để
cho HS được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vật điển hình trong
các lĩnh vực hoạt động nào đó. Qua đó, giúp cho các em có được những nhận thức, tình
cảm và thái độ phù hợp, có được những lời khuyên đúng đắn để vươn lên trong học tập,
rèn luyện và hoàn thiện nhân cách.
Hoạt động giao lưu có một số đặc trưng sau đây:
– Phải có đối tượng giao lưu. Đối tượng giao lưu là những người điển hình, có
những thành tích xuất sắc, thành đạt trong các lĩnh vực nào đó, thực sự là tấm gương sáng

để HS noi theo, phù hợp với nhu cầu hứng thú của HS.
– Thu hút sự tham gia đông đảo và tự nguyện của HS, được HS quan tâm và hào
hứng.
– Phải có sự trao đổi thông tin, tình cảm hết sức trung thực, chân thành và sôi nổi
giữa HS với người được giao lưu. Những vấn đề trao đổi phải thiết thực, liên quan đến lợi
ích và hứng thú của HS, đáp ứng nhu cầu của các em.
Với những đặc trưng trên, hoạt động giao lưu rất phù hợp với các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo theo chủ đề. Nó dễ dàng được tổ chức trong mọi điều kiện của lớp, của
trường.
22

Mục đích ý nghĩa của giao lưu:
Hoạt động giao lưu ở trường phổ thông có thể hướng vào các mục đích giáo dục
sau:
– Tạo điều kiện để HS thoả mãn nhu cầu giao tiếp, được tiếp xúc trò chuyện trực
tiếp với những con người mà mình yêu thích, ngưỡng mộ và kỳ vọng; được bày tỏ tình
cảm, tiếp nhận thông tin và được học hỏi kinh nghiệm để nâng cao vốn sống và định
hướng giá trị phù hợp.
– Giao lưu giúp cho HS hiểu đúng đắn hơn về các đặc trưng cơ bản của các loại hình
lao động nghề nghiệp, những phẩm chất và năng lực cao quý của những con người thành
đạt trong các lĩnh vực nào đó cũng như con đường đi đến thành công của họ. Từ đó, giúp
HS có được sự nỗ lực vươn lên trong học tập, rèn luyện.
– Giao lưu cũng tạo điều kiện để HS thiết lập và mở rộng mối quan hệ xã hội, giúp
HS gần gũi nhau, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ và cảm thông, hình thành những
tình cảm lành mạnh.
8. Hoạt động chiến dịch
Hoạt động chiến dịch là hình thức tổ chức không chỉ tác động đến HS mà tới cả các
thành viên cộng đồng. Chính trong các hoạt động này, HS có cơ hội khẳng định mình
trong cộng đồng, qua đó hình thành và phát triển ý thức “mình vì mọi người, mọi người vì

mình”.
Việc HS tham gia các hoạt động chiến dịch nhằm tăng cường sự hiểu biết và sự
quan tâm của học sinh đối với các vấn đề xã hội như vấn đề môi trường, giao thông, an
toàn xã hội,… giúp HS có ý thức hành động vì cộng đồng; tập dượt cho HS tham gia giải
quyết những vấn đề xã hội; phát triển ở học sinh một số kĩ năng cần thiết như kĩ năng hợp
tác, kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng đánh giá và kĩ năng ra quyết định.
Mỗi chiến dịch nên mang một chủ đề để định hướng cho các hoạt động như:
– Chiến dịch giờ trái đất,
– Chiến dịch làm sạch môi trường xung quanh trường học,
– Chiến dịch ứng phó với biến đổi khí hậu,
– Chiến dịch bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng ngập mặn,
– Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn,
– Chiến dịch tình nguyện hè,
– Chiến dịch ngày thứ 7 tình nguyện,
– Chiến dịch về trật tự xã hội,
– Chiến dịch khắc phục các định kiến.
Tùy thuộc vào các vấn đề của địa phương mà nhà trường có thể lựa chọn và tổ chức
cho HS tham gia các chiến dịch với những chủ đề phù hợp với đối tượng và đặc điểm địa
phương.
Để thực hiện hoạt động chiến dịch được tốt cầnxây dựng kế hoạch để triển khai
chiến dịch cụ thể, khả thi với các nguồn lực huy động được và HS phải được trang bị trước
một số kiến thức, kĩ năng cần thiết để tham gia vào chiến dịch.
9. Hoạt động nhân đạo
Hoạt động nhân đạo là hoạt động tác động đến trái tim, tình cảm, sự đồng cảm, thấu
cảm của HS trước những con người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Thông qua hoạt động
nhân đạo HS biết thêm những hoàn cảnh khó khăn của người nghèo, người nhiễm chất độc
da cam, trẻ em mồ côi, người tàn tật, khuyết tật, người già cô đơn không nơi nương tựa,
người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,những đối tượng dễ bị tổn thương trong cuộc
23

sống, … để kịp thời giúp đỡ, giúp họ từng bước khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống,
vươn lên hòa nhập với cộng đồng
Hoạt động nhân đạo giúp các em HS được chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm và giá
trị vật chất của mình với những thành viên trong cộng đồng, giúp các em biết quan tâm
hơn đến những người xung quanh từ đó giáo dục các giá trị cho HS như: tiết kiệm, tôn
trọng, chia sẻ, cảm thông, yêu thương, trách nhiệm, hạnh phúc,…
Hoạt động nhân đạo trong trường phổ thông được thực hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau như:
– Xây dựng quỹ ủng hộ các bạn thuộc gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn
– Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam,
– Quyên góp cho trẻ em mổ tim trong chương trình “Trái tim cho em”,
– Quyên góp đồ dùng học tập cho các bạn HS vùng cao,
– Tổ chức trung thu cho HS nghèo vùng sâu, vùng xa,
– Gây quỹ ủng hộ người tàn tật, khuyết tật,
– Quyên góp ủng hộ nhân dân vùng bão, lũ,
Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi nhà trường mà tổ chức hoạt động nhân đạo
phù hợp, hiệu quả và có tính giáo dục cao cho HS.
10. Hoạt động tình nguyện
a. Đặc điểm:
Khởi đầu, hoạt động tình nguyện do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khởi
xướng, huy động thanh niên, sinh viên học sinh tham gia vào các hoạt động xã hội, đóng
góp sức lao động trẻ cho sự phát triển cộng đồng. Hiện nay, tình nguyện không chỉ là hoạt
động của đoàn viên thanh niên mà của giới trẻ nói chung, tham gia đóng góp sức trẻ vào
các hoạt động xã hội, vì sự phát triển của cộng đồng. Hoạt động tình nguyện là hoạt động
mang tính tự nguyện, tự giác cao. Qua nhận thức, học sinh tự mình nhận lấy trách nhiệm,
sẵn sàng làm việc (thường là những việc khó khăn, đòi hỏi phải hy sinh thời gian, công
sức, tiền của,…), không quản ngại khó khăn, gian khổ, đóng góp công sức cho các hoạt
động vì sự phát triển của cộng đồng, của xã hội, của thế giới nói chung, không đòi hỏi lợi
ích vật chất cho bản thân.

Hoạt động tình nguyện có thể của cá nhân hay cộng đồng, được xuất phát từ lòng
nhân ái, tính tích cực xã hội và hoài bão lý tưởng của tuổi trẻ nhằm thực hiện những nhiệm
vụ khó khăn, đột xuất của địa phương, đơn vị vì lợi ích của xã hội, cộng đồng. Hoạt động
tình nguyện nhằm bồi dưỡng cho các em có lòng nhân ái, biết chia sẻ, bao dung những
người xung quanh, từ đó, giúp các em sống có ý thức cộng đồng. Khi các em quan tâm và
tham gia vào các hoạt động của cộng đồng, các em sẽ nhận thức được vai trò cũng như
trách nhiệm xã hội của bản thân, từ đó, các em sẽ có thái độ đúng đắn, đóng góp cho sự
phát triển của cộng đồng địa phương mình. Chính vì vậy, tình nguyện trở thành một hoạt
động trải nghiệm sáng tạo có ý nghĩa giáo dục, thường được các nhà trường, các tổ chức
cộng đồng tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia tùy theo sức của bản thân.
Ý nghĩa hàng đầu của hoạt động tình nguyện là: tăng cường tình đoàn kết, sự hỗ trợ,
tin cậy lẫn nhau, biết trợ giúp, biết đồng tâm hiệp lực với những người xung quanh, từ đó
nuôi dưỡng tinh thần tương thân, tương ái. Tất cả các hoạt động này đóng góp đáng kể đối
với chất lượng cuộc sống.
Học sinh ở bất kì lứa tuổi nào cũng có thể tham gia hoạt động tình nguyện để trở
thành các tình nguyện viên. Tuy nhiên để hoạt động tình nguyện đạt hiệu quả thì các nhà
trường phổ thông cần lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức phù hợp với từng độ tuổi.
24

b) Phân loại hoạt động tình nguyện: Tùy tính chất, quy mô, phạm vi, có thể chia hoạt
động tình nguyện thành một số nhóm như:
i. Hỗ trợ nhóm người, một cộng đồng thiệt thòi, kém may mắn: ví dụ như các hoạt
động tình nguyện:
– Các hoạt động hỗ trợ, trợ giúp cho những đối tượng chính sách xã hội, người thiệt
thòi, neo đơn. Vì dụ tổ chức cho cá nhân, một nhóm, hoặc một tập thể lớp giúp đỡ, chăm
sóc các bạn học là người khuyết tật, bệnh tật,… hòa nhập lớp học; Chăm sóc gia đình
thương binh, liệt sỹ, gia đình neo đơn, cụ già không nơi nương tựa ở địa phương…
– Tổ chức hoạt động tình nguyện chăm sóc, bảo vệ các công trình phúc lợi, công
trình công cộng, cảnh quan du lịch, môi trường sống,… Ví dụ hướng dẫn khác du lịch vào

mùa lễ hội; vệ sinh đoạn đường gốm sứ ven sông Hồng; chăm sóc đồi cây,…
– Tổ chức một đợt tình nguyện hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn như Quyên góp, giúp
đỡ trẻ em mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ em là nạn nhân chất độc da cam; Chăm sóc bệnh nhân
bị các bệnh hiểm nghèo, người già cô đơn ở viện dưỡng lão, giúp đỡ người nghèo, người
dân tộc, người di cư,… ổn định cuộc sống,v.v…
ii. Hoạt động tình nguyện hỗ trợ cộng đồng là những hoạt động giúp ổn định cuộc
sống, trật tự xã hội, giữ gìn môi trường sống, hỗ trợ các cộng đồng dân cư gặp khó
khăn. Chăm sóc y tế, phổ cập giáo dục, phát triển văn hóa. Đó bao gồm những hoạt
động tình nguyện hỗ trợ công an giao thông phân luồng giao thông và giữ gìn trật tự
an toàn giao thông; Hoạt đồng tình nguyện giúp đồng bào vùng dân tộc làm kinh tế
hoặc chăm sóc sức khỏe, kìm chế dịch bệnh, dạy phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
ii.
Hoạt động tình nguyện hỗ trợ cộng đồng trong tình huống khẩn cấp. Ví dụ như:
Tham gia cứu hộ thiên tai; Hỗ trợ phân luồng dân cư trong khu vực bị cháy, nô
,̉ v.v… Hiến máu nhân đạo cũng thuộc nhóm này. Những hoạt động này thường
mang tính tức thời, thời gian ngắn.
iii.
Hoạt động tình nguyện trong bảo vệ môi trường sống như Hoạt động bảo vệ môi
trường, Tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, bảo vệ tự nhiên, hoạt động trồng cây
gây rừng; tạo thói quen sinh hoạt ít gây ô nhiễm môi trường, ….
iv.
Hoạt động tình nguyện nhằm tuyên tuyền cổ động, tác độnh nhận thức cư dân.
Đặc điểm của loại hoạt động tình nguyện này là tạo không khí sôi động, thu hút
sự chú ý, tồn tại thời gian ngắn. Ví dụ như cổ động các sự kiện chính trị, văn hóa
ở địa phương; Tuyên truyền, phổ biến pháp luật; Cổ động giữ gìn văn hóa truyền
thống;
Nhìn chung, các hoạt động tình nguyện khá đa dạng. Tùy vào lứa tuổi học sinh, tùy yêu
cầu của địa phương, cộng đồng, các tổ chức chính trị – xã hội mà lựa chọn hình thức tổ
chức hoạt động tình nguyện.
c) Nguyên tắc tổ chức hoạt động:

– Dựa trên tinh thần tự nguyện tham gia của học sinh;
– Mục đích của hoạt động tình nguyện là tạo cơ hội cho học sinh được tham gia hoạt
động, có ý thức tự giác vì người khác, vì cộng đồng;
– Tuy gọi là hoạt động tình nguyện, không có lợi ích kinh tế. Song hiện nay, người tổ
chức có thể tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ cho đội tình nguyện như hỗ trợ xe cộ đi lại,
hỗ trợ tiền ăn,…
– Tuyệt đối không trục lợi kinh tế, sử dụng sức lao động của giới trẻ để trục lợi. Điều
này tạo ra ảnh hưởng xấu của tình nguyện đến giới trẻ, làm mất ý nghĩa giáo dục.
d) Quy trình tổ chức hoạt động tình nguyện:
25

Hoạt động 1 : Xây dựng những tiêu chuẩn cho những năng lượng cần nhìn nhận tronghoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường trung họcHoạt động 2 : Xác định chiêu thức và công cụ đánh giáHOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ : Tìm hiểu cách viết tự nhìn nhận tác dụng hoạtđộng TNST của người học tham chiếu theo chuẩn năng lựcDANH MỤC TỪ VIẾT TẮTTTTỪ / CỤM TỪ1 Trải nghiệm sáng tạo2 Giáo dục đào tạo ngoài giờ lên lớpVIẾT TẮTTNSTGDNGLLMODULE 1 : TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠOTRONG TRƯỜNG TRUNG HỌCMục tiêu học tập : Xác định được vai trò của HĐTNST so với hình thành cácphẩm chất và năng lượng chung cho bậc trung họcXây dựng được nhu yếu cần đạt ( chuẩn đầu ra ) của hoạtđộng trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục củabậc trung họcCó kỹ năng và kiến thức xác lập, tăng trưởng chuẩn đầu ra, xác lập hệthống nhu yếu cần đạt trong chương trình hoạt động giải trí trảinghiệm sáng tạo của học viên trên địa phận cũng như trongmỗi hoạt động giải trí đơn cử. Dựa trên chuẩn đầu ra, có kỹ năng và kiến thức phong cách thiết kế, phát triểnchương trình hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo cho học sinhHOẠT ĐỘNG 1 : XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU, YÊU CẦU CẦN ĐẠTCỦA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠOỞ TRƯỜNG TRUNG HỌCHọc xong nội dung này, người học cần vấn đáp được những câu hỏi và thựchiện những trách nhiệm sau : 1. Những thay đổi trong tiềm năng theo khuynh hướng thay đổi giáo dụcphổ thông là gì ? 2. Mục tiêu của giáo dục qua hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo là gì ? Điểm độc lạ so với những tiềm năng của hoạt động giải trí giáo dục ngoàigiờ lên lớp ? 3. Năng lực cần hình thành được cấu thành bởi yếu tố nào, bao gồmnhững chỉ số hành vi và tiêu chuẩn nào ( chuẩn đầu ra hay nhu yếu cầnđạt ) ? Việc xác lập tiêu chuẩn của năng lượng có ý nghĩa gì so với dạyhọc, giáo dục và nhìn nhận ? THÔNG TIN NGUỒNI. Mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông mới và tiềm năng của hoạtđộng trải nghiệm sáng tạo1. Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mớiChương trình giáo dục phổ thông nhằm mục đích tạo ra những con người Nước Ta phát triểnhài hoà về sức khỏe thể chất và ý thức, có những phẩm chất cao đẹp, có những năng lượng chung vàphát huy tiềm năng của bản thân, làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốtđời. Chương trình giáo dục cấp tiểu học nhằm mục đích hình thành những cơ sở khởi đầu cho sựphát triển hài hoà về sức khỏe thể chất và ý thức, phẩm chất, học vấn và năng lượng chung được nêutrong tiềm năng giáo dục phổ thông ; trong bước đầu tăng trưởng những tiềm năng sẵn có để tiếp tụchọc trung học cơ sở. Chương trình giáo dục cấp trung học cơ sở nhằmphát triển hài hoà về sức khỏe thể chất và niềm tin trên cơ sở duytrì, tăng cường những phẩm chất và năng lượng đã hình thành ởcấp tiểu học ; hình thành nhân cách công dân trên cơ sởhoàn chỉnh học vấn đại trà phổ thông nền tảng, năng lực tự họcvà phát huy tiềm năng sẵn có của cá thể để liên tục họctrung học đại trà phổ thông, học nghề hoặc đi vào đời sống laođộng. Chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông nhằmphát triển nhân cách công dân trên cơ sở tăng trưởng hài hoà về sức khỏe thể chất và niềm tin ; duy trì, tăng cường và định hình những phẩm chất và năng lượng đã hình thành ở cấp trung học cơ sở ; có kiến thức và kỹ năng, kiến thức và kỹ năng đại trà phổ thông cơ bản được khuynh hướng theo nghành nghề dịch vụ nghề nghiệp phùhợp với năng khiếu sở trường và sở trường thích nghi ; tăng trưởng năng lượng cá thể để lựa chọn hướng tăng trưởng, liên tục học lên hoặc bước vào đời sống lao động. 2. Mục tiêu của hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạoMỤC TIÊU CHUNGHoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm mục đích hình thành và tăng trưởng phẩm chất nhân cách, những năng lượng tâm lý – xã hội … ; giúp học viên tích luỹ kinh nghiệm tay nghề riêng cũng như phát huytiềm năng sáng tạo của cá thể mình, làm tiền đề cho mỗi cá nhân tạo dựng được sự nghiệpvà đời sống niềm hạnh phúc sau này. MỤC TIÊU CỦA GIAI ĐOẠN GIÁO DỤC CƠ BẢNGiai đoạn giáo dục cơ bản lê dài từ lớp 1 đến lớp 9. Ở tiến trình giáo dục cơ bản, chương trình hoạt độngtrải nghiệm sáng tạo tập trung chuyên sâu vào việc hình thành cácphẩm chất nhân cách, những thói quen, kiến thức và kỹ năng sốngcơ bản : tích cực tham gia, thiết kế và tổ chức triển khai cáchoạt động ; biết cách sống tích cực, tò mò bản thân, kiểm soát và điều chỉnh bản thân ; biết cách tổ chức triển khai đời sống vàbiết thao tác có kế hoạch, có nghĩa vụ và trách nhiệm. Đặc biệt, ởgiai đoạn này, mỗi học viên cũng khởi đầu xác lập được năng lượng, sở trường, và chuẩn bị sẵn sàng mộtsố năng lượng cơ bản cho người lao động tương lai và người công dân có nghĩa vụ và trách nhiệm. Bậc tiểu học : Ở bậc tiểu học, hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo nhằm mục đích hình thành những thói quen tựphục vụ, kiến thức và kỹ năng học tập, kiến thức và kỹ năng tiếp xúc cơ bản ; mở màn có những kỹ năng và kiến thức xã hội đểtham gia những hoạt động giải trí xã hội. Bậc THCSỞ bậc trung học cơ sở, hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo nhằm mục đích hình thành lối sống tíchcực, biết cách triển khai xong bản thân, biết tổ chức triển khai đời sống cá thể biết thao tác có kếhoạch, niềm tin hợp tác, có nghĩa vụ và trách nhiệm, có ý thức công dân … và tích cực tham giacác hoạt động giải trí xã hội. MỤC TIÊU CỦA GIAI ĐOẠN GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆPỞ tiến trình giáo dục xu thế nghề nghiệp, bên cạnh việc liên tục tăng trưởng thànhtựu của quy trình tiến độ trước, chương trình hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo nhằm mục đích tăng trưởng cácphẩm chất và năng lượng tương quan đến người lao động ; tăng trưởng năng lượng sở trường, hứng thúcủa cá thể trong nghành nghề dịch vụ nào đó, năng lượng nhìn nhận nhu yếu xã hội và nhu yếu của thịtrường lao động …, từ đó hoàn toàn có thể xu thế lựa chọn nhóm nghề / nghề tương thích với bản thân. II. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất – Sống yêu thương : bộc lộ ở sự chuẩn bị sẵn sàng tham gia những hoạt động giải trí giữ gìn, bảo vệđất nước, phát huy truyền thống lịch sử mái ấm gia đình Nước Ta, những giá trị di sản văn hoá của quê nhà, quốc gia ; tôn trọng những nền văn hoá trên quốc tế, yêu thương con người, biết khoan dungvà bộc lộ yêu vạn vật thiên nhiên, đời sống … – Sống tự chủ : là sống với lòng tự trọng, trung thực, luôn tự lực, vượt khó khăn vất vả vàbiết hoàn thành xong bản thân. – Sống nghĩa vụ và trách nhiệm : chăm sóc đến sự tăng trưởng triển khai xong bản thân, tham gia hoạtđộng hội đồng, góp phần cho việc giữ gìn và tăng trưởng của hội đồng, quốc gia, nhânloại và môi trường tự nhiên tự nhiên. Luôn biết tuân thủ, chấp hành kỷ cương, pháp luật, hiến phápvà pháp lý và sống theo giá trị chuẩn mực đạo đức xã hội. 2. Yêu cầu cần đạt về năng lượng chung – Năng lực tự học : là năng lực xác lập được trách nhiệm học tập một cách tự giác, chủđộng ; tự đặt được tiềm năng học tập để yên cầu sự nỗ lực phấn đấu thực thi ; Lập và thực thi kếhoạch học tập trang nghiêm, nền nếp ; thực thi những phương pháp học tập hiệu suất cao ; điềuchỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi triển khai những trách nhiệm học tập trải qua tựđánh giá hoặc lời góp ý của giáo viên, bè bạn ; dữ thế chủ động tìm kiếm sự tương hỗ khi gặp khókhăn trong học tập. – Năng lực xử lý yếu tố và sáng tạo : là năng lực nhận diện yếu tố, thiết lậpkhông gian yếu tố, xác lập được những chiêu thức khác nhau từ đó lựa chọn và đánh giáđược cách xử lý yếu tố làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh thiết yếu. – Năng lực thẩm mỹ và nghệ thuật : là năng lượng nhận diện và cảm thụ cái đẹp, biết biểu lộ đượccái đẹp trong hành vi, trong lời nói, trong loại sản phẩm … và biết sáng tạo ra cái đẹp. – Năng lực sức khỏe thể chất : là năng lực sống thích ứng và hòa giải với môi trường tự nhiên ; biết rènluyện sức khoẻ thể lực và nâng cao sức khoẻ niềm tin. – Năng lực tiếp xúc : là năng lực lựa chọn nội dung, phương pháp, thái độ tiếp xúc đểđạt được mục tiêu tiếp xúc và mang lại sự thỏa mãn nhu cầu cho những bên tham gia tiếp xúc. – Năng lực hợp tác : là năng lực cùng thao tác giữa hai hay nhiều người để giảiquyết những yếu tố nhằm mục đích mang lại quyền lợi cho toàn bộ những bên. – Năng lực giám sát : là năng lực sử dụng những phép tính và đo lường và thống kê, công cụ toánhọc để xử lý những yếu tố trong học tập và đời sống. – Năng lực công nghệ thông tin và tiếp thị quảng cáo ( ICT ) : là năng lực sử dụng thiếtbị kỹ thuật số, máy tính, ứng dụng … để tìm kiếm thông tin Giao hàng tích cực và hiệu quảcho học tập và đời sống ; là năng lực sàng lọc và tham gia truyền thông online trên môi trườngmạng một cách có văn hóa truyền thống. 3. Yêu cầu cần đạt về năng lượng đặc thùCăn cứ vào trách nhiệm của hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo trong khuynh hướng pháttriển chương trình giáo dục phổ thông, địa thế căn cứ vào đặc trưng của hoạt động giải trí trải nghiệm, căncứ vào nghiên cứu và điều tra tổng thuật những chương trình giáo dục quốc tế, địa thế căn cứ những nhu yếu đốivới năng lượng chung đã được đề xuất kiến nghị, địa thế căn cứ vào hiệu quả khảo sát trên nhóm mẫu và kếtquả tọa đàm với chuyên viên, nhóm nghiên cứu và điều tra rút ra những tiềm năng cần triển khai của hoạtđộng trải nghiệm sáng tạo. Bên cạnh những phẩm chất và năng lượng chung, hoạt động giải trí trảinghiệm sáng tạo hướng tới tiềm năng là một số ít năng lượng đặc trưng sau : a ) Năng lực tham gia và tổ chức triển khai hoạt động giải trí : bộc lộ ở sự tích cực tham gia hoặc thiếtkế, tổ chức triển khai những hoạt động giải trí, đặc biệt quan trọng những hoạt động giải trí xã hội ; biết góp phần vào thànhcông chung ; bộc lộ tính tuân thủ với quyết định hành động của tập thể cũng như sự cam kết ; nghĩa vụ và trách nhiệm với việc làm được giao, biết quản trị thời hạn và việc làm cũng nhưhợp tác hoặc tập hợp, khuyến khích … những cá thể tham gia xử lý yếu tố và sẵn sànghỗ trợ, trợ giúp mọi người. b ) Năng lực tự quản lý và tổ chức triển khai đời sống cá thể : là năng lực tự ship hàng và sắpxếp đời sống cá thể ; biết thực thi vai trò của bản thân trong mái ấm gia đình ( theo giới ) ; biết san sẻ việc làm ; biết lập kế hoạch tiêu tốn hài hòa và hợp lý và tăng trưởng kinh tế tài chính giađình ; biết tạo bầu không khí tích cực trong mái ấm gia đình. c ) Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân : là năng lực nhận thức về giá trịcủa bản thân ; là sự nhận thức về điểm mạnh cũng như điểm yếu trong năng lượng vàtính cách của bản thân, tìm được động lực để tích cực hóa quy trình triển khai xong vàphát triển nhân cách ; là sự xác lập đúng vị trí xã hội của bản thân trong những mốiquan hệ và ngữ cảnh tiếp xúc hay hoạt động giải trí để ứng xử tương thích ; luôn thể hiệnngười sống sáng sủa với tâm lý tích cực. d ) Năng lực khuynh hướng nghề nghiệp : là năng lực nhìn nhận được nhu yếu của thế giớinghề nghiệp và nhu yếu của XH, nhìn nhận được năng lượng và phẩm chất của bản thântrong mối đối sánh tương quan với nhu yếu của nghề ; biết tăng trưởng những phẩm chất và nănglực cần có cho nghề hoặc nghành mà bản thân khuynh hướng lựa chọn ; biết tìm kiếmcác nguồn tương hỗ để học tập và tăng trưởng bản thân ; có năng lực chuyển dời nghề. e ) Năng lực mày mò và sáng tạo : biểu lộ tính tò mò, ham hiểu biết, luôn quan sátthế giới xung quanh mình, thiết lập mối liên hệ, quan hệ giữa những sự vật hiện tượng kỳ lạ ; biểu lộ ở năng lực tư duy linh hoạt, mềm dẻo tìm ra được chiêu thức độc lạ vàtạo ra loại sản phẩm độc lạ. III. Xác định những chỉ số so với nhu yếu cần đạt của hoạt động giải trí TNST1. Chỉ số về phẩm chất và năng lượng chung mà hoạt động giải trí TNST cần đạt đượcPhẩm chất vànăng lực chungYêu cầu cần đạtSống yêu thương Tích cực tham gia vào những hoạt động giải trí chính trị xãhội, những hoạt động giải trí từ thiện, những hoạt động giải trí bảo vệmôi trường, di sản văn hóa truyền thống ; tham gia những hoạt độnglao động, hoạt động và sinh hoạt trong mái ấm gia đình, nhà trường … Sống tự chủThực hiện những hành vi tương thích với những nhu yếu hayquy định so với người học viên và không vi phạmpháp luật trong quy trình tham gia hoạt động giải trí TNSTcũng như ngoài cuộc sốngSống nghĩa vụ và trách nhiệm Thực hiện được những trách nhiệm được giao ; biết giúpđỡ những bạn trong hoạt động giải trí ; biểu lộ sự chăm sóc lolắng tới tác dụng của hoạt động giải trí … Năng lực tự họcCó thái độ học hỏi thầy cô và những bạn trong quátrình hoạt động giải trí và có những kỹ năng và kiến thức học tập như : quan sát, ghi chép, tổng hợp, báo cáo giải trình … những gì thuđược từ hoạt động giải trí … Năng lực giảiPhát hiện và xử lý yếu tố một cách sáng tạo, quyết yếu tố vàhiệu quả phát sinh trong quy trình hoạt động giải trí về nộisáng tạodung hoạt động giải trí cũng như quan hệ giữa những cá nhânvà yếu tố của chính bản thân … Năng lực giaoThể hiện kỹ năng và kiến thức tiếp xúc tương thích với mọi ngườitiếptrong quy trình tác nghiệp hay tương tác ; có kỹ năngthuyết phục, thương thuyết, trình diễn … theo mụcđích, đối tượng người dùng và nội dung hoạt động giải trí. Năng lực hợp tác ; Phối hợp với những bạn cùng sẵn sàng chuẩn bị, kiến thiết xây dựng kếhoạch, tổ chức triển khai tiến hành hoạt động giải trí và giải quyếtvấn đề. Thể hiện sự giúp sức, tương hỗ, san sẻ nguồnlực … để triển khai xong trách nhiệm chung. Năng lực tínhLập được kế hoạch hoạt động giải trí, định lượng thời giantoáncho hoạt động giải trí, thiết kế xây dựng kế hoạch kinh phí đầu tư, xácđịnh nguồn lực, nhìn nhận … cho hoạt động giải trí. Năng lực CNTTSử dụng ICT trong tìm kiếm thông tin, trình bàyvà truyền thôngthông tin và ship hàng cho hoạt động giải trí trải nghiệm, chođịnh hướng nghề nghiệp … Có kiến thức và kỹ năng truyền thônghiệu quả trong hoạt động giải trí và về hoạt động giải trí. Năng lực thẩmmỹCảm thụ được cái đẹp trong vạn vật thiên nhiên, trong hànhvi của con người … Thể hiện sự cảm thụ thông quasản phẩm, hành vi và niềm tin khỏe mạnh. Năng lực sức khỏe thể chất Biết cách chăm nom sức khỏe thể chất sức khỏe thể chất và sức khỏetinh thần bộc lộ sự tham gia nhiệt tình vào cáchoạt động TDTT, và luôn có tâm lý và sống tíchcực … 2. Chỉ số về nhu yếu cần đạt về năng lượng đặc trưng của HĐTNSTNHÓMNĂNG LỰCCẤU PHẦNCHỈ SỐ ( nhu yếu cần đạt ) 1.1. Năng lực tham 1.1.1. Tham gia tích cựcgia hoạt động1. 1.2. Hiệu quả đóng góp1. 1.3. Mức độ tuân thủ1. 1.4. Tinh thần trách nhiệm1. 1.5. Tinh thần hợp tác1. Năng lực hoạtđộng và tổ chức1. 2.1. Thiết kế hoạt độnghoạt động1. 2.2. Quản lý thời gian1. 2.3. Quản lý công việc1. 2. Năng lực tổchức hoạt động1. 2.4. Xử lý tình huống1. 2.5. Đánh giá hoạt động1. 2.6. Lãnh đạo2. Năng lực tổchức và quản lýcuộc sống gia đình2. 1. Năng lực tổchức đời sống giađình2. 2. Năng lực quảnlý tài chính2. 1.1. Tự phục vụ2. 1.2. Thực hiện vai trò của nam ( nữ ) 2.1.3. Chia sẻ việc làm gia đình2. 1.4. Xây dựng bầu không khí tích cực2. 2.1. Lập kế hoạch chi tiêu2. 2.2. Sử dụng hiệu suất cao, hợp lý tài chính2. 2.3. Phát triển tài chính3. 1. Năng lực tựnhận thức3. 1.1. Nhận ra 1 số ít phẩm chất và năng lựcchính của bản thân3. 1.2. Tiếp nhận có tinh lọc những phản hồivề bản thân3. 1.3. Xác định vị trí XH của bản thân trongngữ cảnh giao tiếp3. 1.4. Thay đổi triển khai xong bản thân3. 2. Năng lực tíchcực hóa bản thân3. 2.1. Suy nghĩ tích cực3. 2.2. Chấp nhận sự khác biệt3. Năng lực tựnhận thức và tíchcực hóa bản thân3. 2.3. Tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ3. 2.4. Vượt khó4. 1. Đánh giá nănglực và phẩm chất cánhân trong mốitương quan với nghềnghiệp4. 1.1. Hiểu biết quốc tế nghề nghiệp yêu cầucủa nghề4. 1.2. Đánh giá được năng lượng và phẩm chấtcủa bản thân4. 1.3. Đánh giá nhu yếu thị trường lao động4. 1.4. Xác định hướng lựa chọn nghề4. 2. Hoàn thiện4. Năng lực địnhnăng lực và phẩmhướng nghề nghiệp chất theo yêu cầunghề nghiệp đã địnhhướng hoặc lựachọn4. 2.1. Lập kế hoạch tăng trưởng bản thân4. 2.2. Tham gia những hoạt động giải trí tăng trưởng bảnthân ( tương quan đến nhu yếu của nghề ) 4.2.3. Tìm kiếm những nguồn lực tương hỗ pháttriển năng lượng cho nghề nghiệp4. 2.4. Đánh giá được sự tân tiến của bản thân4. 2.5. Di chuyển nghề nghiệp4. 3.1. Tuân thủ4. 3. Tuân thủ kỷ luật4. 3.2. Tự chịu trách nhiệmvà đạo đức của4. 3.3. Tự trọngngười lao động4. 3.4. Cống hiến xã hội5. Năng lực khámphá và sáng tạo5. 1. Năng lực khámphá, phát hiện cáimới5. 1.1. Tính tò mò5. 1.2. Quan sát5. 1.3. Thiết lập liên tưởng5. 2. Năng lực sángtạo5. 2.1. Cảm nhận và hứng thú với thế giớixung quanh5. 2.2. Tư duy linh hoạt và mềm dẻo5. 2.3. Tính độc lạ của sản phẩm10HOẠT ĐỘNG 2 : XÂY DỰNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNHHOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠOHọc xong nội dung này, người học cần vấn đáp được những câu hỏi và thựchiện những trách nhiệm sau : 1. Những cơ sở nào là địa thế căn cứ để xác lập nội dung chương trình hoạtđộng trải nghiệm sáng tạo ? 2. Từ tiềm năng của giáo dục phổ thông và hoạt động giải trí trải ngiệm sáng tạo, theo bạn, những nghành nghề dịch vụ, mạch nội dung nào cần thiết kế cho chươngtrình HĐTNST ? 3. Từ những mạch nội dung, bạn hoàn toàn có thể phong cách thiết kế thành những chủ đề như thếnào ? THÔNG TIN NGUỒN1. Căn cứ xác lập nội dung hoạt động giải trí TNST • Căn cứ vào tiềm năng giáo dục nói chung và tiềm năng của hoạt động giải trí TNST nói riêng • Căn cứ vào những nghành hoạt động giải trí của đời sống xã hội mà học viên hoàn toàn có thể trảinghiệm • Căn cứ vào đặc thù, đặc thù của nội dung những nghành nghề dịch vụ hoạt động giải trí xã hội và nghềnghiệp • Căn cứ vào chương trình giáo dục phổ thông hiện hành2. Chương trình hoạt động giải trí trải nghiệm cho những cấp học ( có tính tìm hiểu thêm ) GỢI Ý CHỦ ĐỀMẠCH NỘITIỂU HỌCTHCSTHPTDUNGGiáo dục vàphát triển cánhânGiao tiếp Lịch sựYêu mái trườngXây dựng hình ảnh bảnthânLòng tự trọngNuôi dưỡng Ước mơTrưởng thànhSống khỏe mạnhSống khỏe mạnhHọc tập – con đườngYêu lao độnglập nghiệpThanh niên và lýLối sống lành mạnhtưởngTrường tôiBiết ơn thầy côMôi trường xanh, sạch, đẹpChiến dịch Môi trườngkhông rácSống nề nếpƯớc mơ của emSống khỏe mạnhTuổi nhỏ làm việcnhỏKhám phá vẻ đẹpquê hươngQuê hươngđất nước vàNgôi nhà hòa bìnhVì một môi trườngxanh “ Sức mạnh quân độiThăm bảo tàngThông điệp vì HòabìnhND Nước Ta ” Hoạt động vì Hòabình11Chăm sóc những cá thể, Giúp đỡ mái ấm gia đình neo mái ấm gia đình có công vớiđơnđất nướcAn toàn giao thôngAn toàn giao thôngGia đình của emCuộc sốnggia đìnhThế giớinghề nghiệpKế hoạch tiết kiệmGia đình văn hóaNghề truyền thốngđịa phươngQuy trình sảnxuất / sản xuất / chănnuôi … Tìm hiểu loại hìnhdịch vụNghệ thuật và emThành phố nghềnghiệpKhoa học vànghệ thuậtThế giới động vậtNội trợChi tiêu hài hòa và hợp lý tronggia đìnhKhu phố / làng văn hóaTổ chức cuộc sốnggia đìnhPhát triển kinh tế tài chính giađìnhGia đình và xã hộiTập làm nghề ( thủcông … ) Phát triển nghềtruyền thốngTập làm Nghề tôiThử làm công nhân / kỹyêusưThăm gia vào quy trìnhdịch vụ của một sốnghềTôi làm dịch vụNghệ thuật và emNghệ thuật và tôiThế giới trường nghềKhám phá môitrường quanh emKhám phá vẻ đẹpquê mìnhEm yêu nghệ thuậtVận động, quyêngóp cho những phongtrào thiện nguyệnAn toàn giao thôngEm yêu khoa họcTiềm năng du lịchEm yêu nghệ thuậtBảo vệ thiên nhiênHội chợ việc làmVòng quanh thế giớiDu lịch bền vữngNghệ thuật và tôiVăn hóa và conngười3. Gợi ý 1 số ít hoạt động giải trí cho cấp Trung họcCẤP THPTTRƯỜNG HỌCSắp xếp những tư liệu trong phòng truyền thống lịch sử nhà trườngĐóng vai người quản lí trong nhà trường lập kế hoạch chung cho học viên ngày khaitrường. Viết bài dự thi khám phá về những danh nhân mà trường mang tên. Tổ chức thi cắm hoa, câu lạc bộ về tình yêu, tình bạn, giới tính. 12T ổ chức những cuộc thi thực hành nghề đã được học. Tạo dựng khoảng trống lớp học xanh – sạch – đẹp. Tập làm giáo viên chủ nhiệm lớp trong một giờ hoạt động và sinh hoạt lớp. VĂN HÓA DU LỊCHThăm quan và tập làm người nông dân trong một ngàyHội thi đua thuyền trên hồ TâyHội thi phong cách thiết kế thời trangThăm quan dâng hương về đất tổRước kiệu trong tiệc tùng truyền thống cuội nguồn ở địa phươngThi làm bánh chưngTổ chức dân vũĐóng kịch tuyên truyền bảo đảm an toàn giao thông vận tải, đấm đá bạo lực học đường, sức khỏe thể chất sinh sản vị thànhniênHội diễn văn nghệĐi bộ tiếp sức quyên góp ủng hộ đồng bào bão lụtLàm video phóng sự về khu du lịch vịnh Hạ LongThiết kế poster và ra mắt về quần thể danh lam thắng cảnh Tràng An. NỘI TRỢ / GIA ĐÌNH / CHĂM SÓCNgười đầu bếp thông tháiĐóng vai điều dưỡng viên ở viện dưỡng lãoThử làm bồi bàn, phụ bếp trong nhà hàng quán ăn, nhà ănTrang trí phòng khách nhân ngày Giáng sinh, Tết, … GIAO THÔNGTham gia cuộc thi tìm hiểu và khám phá : “ Kiến thức bảo đảm an toàn giao thông vận tải đường đi bộ ” Hoạt động đi xe đạp điện cổ động, tuyên truyền về bảo đảm an toàn giao thông vận tải. Tham gia thực hành thực tế đi xe đạp điện điện bảo đảm an toàn. Thành lập đội người trẻ tuổi xung kích hướng dẫn giao thông vận tải. Hoạt động thăm quan cơ sở sát hạch bằng lái xe. THỦ CÔNG NGHIỆPTổ chức hướng nghiệp và dạy nghề bằng tay thủ công nghiệpTrải nghiệm thực tiễn làng nghề bằng tay thủ công. Tổ chức buổi tọa đàm : mời nghệ nhân về trao đổi, trình làng, giao lưu với học viên. Tổ chức hoạt động giải trí : một ngày làm nghệ nhân làm gốm. Tổ chức tọa lạc, ra mắt những mẫu sản phẩm bằng tay thủ công truyền thống cuội nguồn. Xây dựng dự án Bất Động Sản bảo tồn và tăng trưởng nghề TCN truyền thống lịch sử. Đóng tiểu phẩm về những nhân vật và sự sinh ra, tăng trưởng của những nghề thủ công bằng tay truyềnthống. Tổ chức làm những mẫu sản phẩm thủ công bằng những vật tư sẵn có : bìa cứng, vỏ lon, hộp sữa … LÂM NGHIỆPThăm quan vườn Quốc giaTrải nghiệm một ngày làm kiểm lâmPhát quang cây dại ở thôn xómĐóng vai chiến sỹ chữa cháy rừngTổ chức ngày “ Chủ nhật xanh ” với những chú kiểm lâmLàm video về tác động ảnh hưởng của nạn chặt phá rừng so với đổi khác khí hậuLàm dự án Bất Động Sản trồng rừng để phủ xanh đồi trọc13Tổ chức Tết trồng câyTổ chức hội thảo chiến lược về chủ đề bảo vệ rừngKINH DOANH / KINH TẾLập kế hoạch kinh doanh thương mại ngày lễ hội, tết. Lập quầy bán hàng trên mạng xã hội. Mua bán hàng qua mạng. Tổ chức hội chợ. Làm và kinh doanh thương mại đồ thủ công bằng tay. Vận chuyển sản phẩm & hàng hóa tận nơi. Câu lạc bộ kinh doanh thương mại hướng nghiệpLập kế hoạch tiêu tốn cho mái ấm gia đình trong 1 tháng. Xây dựng đề án ( kế hoạch ) kinh doanh thương mại. NÔNG NGHIỆPMột ngày làm người nông dân trồng lúa nướcTham gia mùa gặt lúaThụ phấn tự tạo cho những loại cây trồngTập làm công nhân trong trang trại nuôi bò sữaLàm thức ăn cho gia cầm trong trang trạiTập gieo mạ ở ruộng lúaLàm người nông dân tân tiến ( làm rau mầm, trồng rau trong dung dịch … ) Làm kỹ sư nông nghiệp nhân giống cây xanh bằng chiêu thức văn minh ( nuôi cấy mô tếbào ). CÔNG NGHIỆPThực hành sử dụng máy may công nghiệpQuan sát và thực hành thực tế tháo lắp những bộ phận đơn thuần của xe máy, ôtôThực hành lắp ráp đường ống nước, máy bơm cho một xưởng nhỏThiết kế và lắp ráp mạng lưới hệ thống điện trong một phòng họcThực hành thay thế sửa chữa linh phụ kiện đơn thuần của máy tínhTham quan một ngày thao tác của công nhân mỏ thanTrải nghiệm một ngày ở xưởng cơ khíThực hành chế biến thức ăn cho cáNGƯ NGHIỆPTổ chức trải nghiệm một ngày trong nhà hàng quán ăn thủy – món ăn hải sản. Tổ chức du lịch thăm quan những TT hoặc viện nghiên cứu và điều tra và bảo vệ thủy – món ăn hải sản. Tổ chức cuộc thi nấu ăn nguyên vật liệu từ thủy – món ăn hải sản. Tổ chức du lịch thăm quan những làng nghề tương quan đến thủy – món ăn hải sản. Tổ chức trải nghiệm một ngày ở làng nghề nuôi thủy – món ăn hải sản. Tổ chức cuộc thi phong cách thiết kế quy mô sản xuất kinh doanh thương mại thủy – món ăn hải sản của em trong tươnglai. Tổ chức thực hành thực tế quản trị ao nuôi thủy – món ăn hải sản. Tổ chức thực hành thực tế chuẩn bị sẵn sàng ao nuôi ( ương ) thủy – món ăn hải sản. Tổ chức thực hành thực tế chế biến thức ăn nuôi thủy – món ăn hải sản. Y TẾSơ cứu người bị tai nạnTham gia những hoạt động giải trí TDTT14Tuyên truyền về sức khỏe thể chất sinh sản vị thành niênVẽ tranh tuyên truyền phòng chống HIV-AIDSTham gia chăm nom sức khỏe thể chất cho bênh nhân phục sinh chức năngTìm hiểu dinh dưỡng tăng trưởng thể chấtTDTTTham gia quy mô Câu lạc bộ những môn thể thao tại trường như cờ vua, bóng đá, khiêu vũthể thao, .. Tham gia nhảy dân vũ trong những giờ ra chơi giữa giờTham gia hội khỏe phù đổng toàn trườngTham quan trong thực tiễn một câu lạc bộ thể hình và tham gia tập thử một vài nội dungTham gia những forum khám phá về những nội dung tranh tài thể thao, hoạt động những bạn cùngđều đặn luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày có sức khỏe thể chất tốt để học tập tốtTham gia chương trình ” huấn luyện viên nhỏ ” hướng dẫn những em cấp THCS khiêu vũ cổđiển. Tham gia giải chạy tiếp sức TP.HN – thành phố vì độc lập do báo TP. Hà Nội mới tổ chứcTham quan tại TT huấn luyện và đào tạo thể thao vương quốc và tham gia nội dung bóng đá, điềnkinh. KHOA HỌC CÔNG NGHỆTiến hành nâng cấp cải tiến hoặc sản xuất những thiết bị quanh ta. Tham gia cuộc thi sản xuất Robocom. Trải nghiệm làm thợ thủ công trong những làng nghề truyền thống cuội nguồn. Viết ứng dụng công nghệ thông tin. Trải nghiệm qua hoạt động giải trí nghề đại trà phổ thông. HOẠT ĐỘNG 3 : CÁCH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONGTRƯỜNG TRUNG HỌCHọc xong nội dung này, người học cần vấn đáp được những câu hỏi và thực thi cácnhiệm vụ sau : 1. Hình thức tổ chức triển khai những hoạt động giải trí giáo dục trong chương trình hiện hành và và theođịnh hướng thay đổi có gì giống và khác nhau ? 2. Mỗi hình thức tổ chức triển khai có đặc thù gì đặc trưng và đáng chú ý quan tâm để tổ chức triển khai hoạt độngnày hiệu suất cao và đạt được tiềm năng đề ra ? 3. Mối quan hệ giữa tiềm năng, hình thức và nội dung chủ đề hoạt động giải trí có mối quan hệvới nhau như thế nào ? Thiết kế 1 số ít hoạt động giải trí TNST biểu lộ mối quan hệ này ? THÔNG TIN NGUỒNI. Hình thức tổ chức triển khai hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo1. Một số hình thức tổ chức triển khai hoạt động giải trí giáo dục trong chương trình hiện hànhCó thể nêu một số ít hình thức tổ chức triển khai cơ bản sau : – Giáo dục đào tạo trải qua những hoạt động và sinh hoạt tập thể lớp, trường và những hoạt động và sinh hoạt theo chủ đề : Sinhhoạt tập thể toàn trường gồm : chào cờ đầu tuần, mít tinh trong những đợt nghỉ lễ, những ngày kỉniệm …, những hội thi, hội thao …, cắm trại, những cuộc giao lưu tập thể, những trào lưu thiđua toàn trường vv … Sinh hoạt tập thể lớp : hoạt động và sinh hoạt lớp theo chủ đề ( theo chươngtrình của nhà trường và lớp ), hoạt động và sinh hoạt lớp hàng tuần, những hoạt động giải trí chung của tập thểlớp ( thăm quan, thi đua học tập giữa những tổ học viên … ). 15 – Giáo dục đào tạo trải qua những hoạt động giải trí đoàn thể và hoạt động giải trí chính trị – xã hội : Các hoạtđộng Đoàn, Đội ( theo Chương trình hoạt động giải trí của Đoàn TNCS ) : đại hội Đoàn những cấp, những trào lưu của Đoàn, Đội …, Các hoạt động giải trí tập thể có tính chính trị – xã hội : Phongtrào “ Đền ơn, đáp nghĩa ”, hiến máu nhân đạo, tìm hiểu và khám phá về Đảng, Đoàn, Đội, … – Giáo dục đào tạo trải qua những hoạt động giải trí văn hoá – thể thao và đi dạo : Các hội thao, hội thi ( Hội khoẻ Phù Đổng ), Các cuộc thi văn hoá – văn nghệ của thanh, thiếu niên, của họcsinh ( thi “ Học sinh lịch sự ”, “ Tiếng hát học viên – sinh viên ” … ). – Giáo dục đào tạo trải qua giáo dục lại và tự giáo dục, tự giáo dục, tự tu dưỡng ( ghi nhật kí, nhóm bạn cùng tiến, thi đua vở sạch, chữ đẹp, trào lưu Thanh niên làm theo lời Bác, người trẻ tuổi rèn luyện Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ …. ) 2. Các hình thức HĐTNST theo xu thế chương trình giáo dục phổ thông mớiHoạt động trải nghiệm sáng tạo là một dạng hoạt động giải trí giáo dục. Hoạt động trảinghiệm sáng tạo được tổ chức triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động giải trí câu lạc bộ, tổchức game show, forum, sân khấu tương tác, thăm quan dã ngoại, những hội thi, hoạt động giải trí giaolưu, hoạt động giải trí nhân đạo, hoạt động giải trí tình nguyện, hoạt động giải trí hội đồng, hoạt động và sinh hoạt tập thể, laođộng công ích, sân khấu hóa ( kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia, … ), thể dụcthể thao, tổ chức triển khai những ngày hội, … Mỗi một hình thức hoạt động giải trí trên đều tiềm tàng trong nó những năng lực giáo dụcnhất định. Nhờ những hình thức tổ chức triển khai phong phú, phong phú và đa dạng mà việc giáo dục học viên đượcthực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, mê hoặc, không gò bó và khô cứng, phùhợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như nhu yếu, nguyện vọng của học viên. Trong quy trình phong cách thiết kế, tổ chức triển khai thực thi và nhìn nhận hoạt động giải trí trải nghiệm sángtạo, cả giáo viên lẫn học viên đều có thời cơ bộc lộ sự sáng tạo, dữ thế chủ động, linh động củamình, làm tăng thêm tính mê hoặc, độc lạ của những hình thức tổ chức triển khai hoạt động giải trí. Dựa trên khảo sát thực tiễn những hình thức tổ chức triển khai hoạt động giải trí trong những nhà trường ViệtNam, cùng với nghiên cứu và điều tra chương trình của 1 số ít nước trên quốc tế, hoàn toàn có thể phân loại cáchình thức tổ chức triển khai hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo thành những nhóm sau : a ) Hình thức có tính khám phá1. Thực địa, thực tế2. Tham quan3. Cắm trại4. Trò chơib ) Hình thức có tính tham gia lâu dài5. Dự án và nghiên cứu và điều tra khoa học6. Các câu lạc bộc ) Hình thức có tính thể nghiệm / tương tác7. Diễn đàn8. Giao lưu9. Hội thảo / xemina10. Sân khấu hóad ) Hình thức có tính cống hiến11. Thực hành lao động việc nhà, việc trường12. Các hoạt động giải trí xã hội / tình nguyệnII. Cách tổ chức triển khai 1 số ít hình thức hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo1. Câu lạc bộa. Đặc điểm16Câu lạc bộ ( CLB ) là hình thức hoạt động và sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học viên cùngsở thích, nhu yếu, năng khiếu sở trường, … dưới sự xu thế của những nhà giáo dục nhằm mục đích tạo môitrường giao lưu thân thiện, tích cực giữa những học viên với nhau và giữa học viên với thầycô giáo, với những người lớn khác. Hoạt động của CLB tạo thời cơ để học viên được chiasẻ những kỹ năng và kiến thức, hiểu biết của mình về những nghành mà những em chăm sóc, qua đó pháttriển những kĩ năng của học viên như : kĩ năng tiếp xúc, kĩ năng lắng nghe và miêu tả quan điểm, kĩ năng trình diễn tâm lý, ý tưởng sáng tạo, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, thao tác nhóm, kĩ năng ra quyết định hành động và xử lý yếu tố, … CLB là nơi để học viên đượcthực hành những quyền trẻ nhỏ của mình như quyền được học tập, quyền được tự do kết giaovà hiệp hội ; quyền được đi dạo vui chơi và tham gia những hoạt động giải trí văn hóa truyền thống, thẩm mỹ và nghệ thuật ; quyền được tự do diễn đạt ; tìm kiếm, đảm nhiệm và phổ cập thông tin, … Thông qua hoạtđộng của những CLB nhà giáo dục hiểu và chăm sóc hơn đến nhu yếu, nguyện vọng và mụcđích chính đáng của những em. b. Các loại CLB : – CLB văn hóa truyền thống thẩm mỹ và nghệ thuật : âm nhạc ( thanh nhạc, nhạc cụ, nhạc kịch, … ) diễn kịch, thơ, múa rối, phóng viên báo chí, mỹ thuật, khiêu vũ, sáng tác, điêu khắc, thư pháp, nhảy sạp, dânvũ, múa khèn, dẫn chương trình, photovoice và video voice … – CLB thể dục thể thao : bóng đá, bóng rổ, thể dục nhịp điệu, điền kinh, lượn lờ bơi lội, cầulông, cắm trại, bơi thuyền, … – CLB học thuật : Toán học, Tin học, Tiếng Anh, nghiên cứu và điều tra khoa học, điều tra và nghiên cứu xãhội, phiên dịch, biên dịch, … – CLB võ thuật : Taekwondo, Karatedo, Pencak silat, đấu vật, … – CLB hoạt động giải trí trong thực tiễn : nữ công gia chánh ( nấu ăn, thêu thùa, may vá, tỉa hoa, thẩm mỹ và nghệ thuật cắm hoa, … ) chăn nuôi, trồng trọt, tạo cảnh ; phong cách thiết kế, làm mộc, sản xuất rô bốt, … – CLB game show dân gian : cờ người, đánh đu, kéo co, ném còn, đánh cầu / đá cầu, ô ănquan, tập tầm vông, thả đỉa ba ba, đánh chuyền, đánh khăng, đánh quay, đánh đáo. c. Nguyên tắc tổ chức triển khai CLBKhi lựa chọn những thành viên tham gia CLB cũng như khi tổ chức triển khai những buổi hoạt động và sinh hoạt CLBcần bảo vệ một số ít nguyên tắc sau : – Tham gia trên ý thức tự nguyện, – Không phân biệt đối xử, – Đảm bảo sự công minh, – Phát huy tính sáng tạo, – Tôn trọng quan điểm và nhân cách học viên, – Bình đẳng giới, – Đảm bảo quyền trẻ nhỏ, – HS là chủ thể quyết định hành động mọi yếu tố của CLB, d. Quy trình tổ chức triển khai CLBĐể tổ chức triển khai và duy trình hoạt động giải trí của CLB, cần tổ chức triển khai theo tiến trình sauBước 1 : Căn cứ nhu yếu, nguyện vọng HS, địa thế căn cứ tiềm năng kế hoạch của nhà trường, xácđịnh mô hình CLB ; Bước 2 : Xây dựng kế hoạch, xác lập tiềm năng, nội dung hoạt động giải trí, hình thức tổ chức triển khai. Bước này hoàn toàn có thể do nhà giáo dục, cũng hoàn toàn có thể giao quyền tự chủ cho học viên tự kiến thiết xây dựng. Bước 3 : Tập hợp những thành viên, kiến thiết xây dựng tổ chức triển khai, thống nhất nguyên tắc hoạt động giải trí, trải qua kế hoạch, kiến thiết xây dựng nội quy hoạt động giải trí, thống nhất lịch hoạt động và sinh hoạt. Xây dựng kếhoạch dài hạn và thời gian ngắn. 17B ước 4 : Tổ chức những buổi hoạt động và sinh hoạt, trong đó xác lập rõ nội dung, việc làm, có kiểm travà nhận xét nhìn nhận cuối mỗi buổi. Bước 5 : Nếu là những CLB hoạt động giải trí dài hạn, cần có kế hoạch nhận xét, nhìn nhận, bầu lạiBan quản trị hoặc chủ nhiệm CLB theo định kỳ ( nên một năm một lần ). Mỗi nhà trường đều hoàn toàn có thể tổ chức triển khai nhiều CLB khác nhau cho những nhóm học sinhtham gia và cần kiến thiết xây dựng kế hoạch đơn cử cho mỗi CLB để việc tổ chức triển khai thực thi đạtđược hiệu suất cao giáo dục cao. 2. Tổ chức trò chơia ) Đặc điểm : Trò chơi là một mô hình hoạt động giải trí vui chơi, thư giãn giải trí ; là món ăn ý thức nhiều bổ íchvà không hề thiếu được trong đời sống con người nói chung và đặc biệt quan trọng, so với thanhthiếu niên học sinh nói riêng, những game show tương thích nhiều khi có công dụng giáo dục rấttích cực. Trò chơi là hình thức tổ chức triển khai những hoạt động giải trí đi dạo với nội dung kiến thứcthuộc nhiều nghành nghề dịch vụ khác nhau, có tính năng giáo dục “ chơi mà học, học mà chơi ”. Trò chơi hoàn toàn có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau của hoạt động giải trí trảinghiệm sáng tạo như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, phân phối vàtiếp nhận tri thức ; nhìn nhận tác dụng, rèn luyện những kĩ năng và củng cố những tri thức đãđược tiếp đón, … Trò chơi có những thuận tiện như : phát huy tính sáng tạo, mê hoặc và gâyhứng thú cho học viên ; giúp cho học viên dễ tiếp thu kỹ năng và kiến thức mới ; giúp chuyển tải nhiềutri thức của nhiều nghành nghề dịch vụ khác nhau ; tạo được bầu không khí thân thiện ; tạo cho học sinhtác phong nhanh gọn, … b ) Những tính năng cơ bản của game show : Trò chơi có nhiều công dụng xã hội khác nhau như tính năng giáo dục, chức năngvăn hóa, công dụng vui chơi, tính năng tiếp xúc … – Chức năng giáo dục : Trò chơi là phương tiện đi lại giáo dục mê hoặc, phân phối nhu cầuthiết thực của học viên, ảnh hưởng tác động tổng lực đến toàn bộ những mặt khác nhau của nhân cách : vềthể chất, tâm ý, đạo đức và xã hội. Trò chơi giúp những em nâng cao thể lực, rèn luyện sựnhanh nhẹn, dẻo dai và bền chắc của cơ bắp, thần kinh, tăng trưởng tốt những tính năng của cácgiác quan ( thị giác, xúc giác, khứu giác, thính giác … ), những công dụng hoạt động, phát triểntốt những phẩm chất và năng lượng tư duy sáng tạo, linh động. Trò chơi còn tăng trưởng tốt những phẩm chất nhân cách cho HS như tính tập thể, tínhhợp tác, tính kỷ luật, tính sáng tạo, tính tự chủ, tính tích cực, sự nỗ lực ý chí, lòng dũngcảm, tính linh động, tính tự tin, sự thân thiện, lòng bao dung, những tình cảm đạo đức, tìnhcảm thẩm mĩ lành mạnh … Trò chơi là một phương tiện đi lại để giúp học viên nâng cao hiểu biết về tự nhiên, xã hội, về khoa học – kỹ thuật, văn hóa truyền thống văn nghệ, tăng trưởng tốt những năng lượng tư duy, trí nhớ, ngônngữ, tưởng tượng ( đặc biệt quan trọng là những game show trí tuệ và game show sáng tạo ). Chơi cũng đòi hỏihọc sinh tư duy, ứng dụng tri thức vào hành vi, tăng trưởng năng lượng thực hành thực tế. Chơicũng là một con đường học tập tích cực. – Chức năng tiếp xúc : Trò chơi là một hình thức tiếp xúc. Trò chơi tạo thời cơ đểhọc sinh tham gia vào những mối quan hệ tiếp xúc bạn hữu, tăng trưởng tốt những năng lượng giaotiếp, game show đồng thời là một phương tiện đi lại ( một con đường ) mà trải qua đó, học viên cóthể tiếp xúc được với nhau một cách tự nhiên và thuận tiện. – Chức năng văn hóa truyền thống : game show là một hình thức hoạt động và sinh hoạt văn hóa truyền thống lành mạnh của conngười, biểu lộ những đặc thù văn hóa truyền thống có tính truyền thống của mỗi dân tộc bản địa, mỗi hội đồng. Mỗi game show là một giá trị văn hóa truyền thống dân tộc bản địa độc lạ. Tổ chức cho học viên tham gia trò18chơi là một chiêu thức tái tạo văn hóa truyền thống, bảo tồn văn hóa truyền thống và tăng trưởng văn hóa truyền thống rất có hiệuquả ( đặc biệt quan trọng là những game show dân gian, game show liên hoan ). – Chức năng vui chơi : Trò chơi là một phương pháp vui chơi tích cực và hiệu suất cao, giúphọc sinh tái tạo năng lượng thần kinh và cơ bắp sau những thời hạn học tập, lao động căngthẳng. Trò chơi giúp học viên thư giãn giải trí, đổi khác tâm trạng, giải toả những buồn chán, những căng thẳng mệt mỏi về trí tuệ và cơ bắp, tạo niềm vui, hứng khởi, sự hồn nhiên, yêu đời … đểhọc sinh liên tục học tập và rèn luyện tốt hơn. Những game show vui nhộn và hào hứng khôngchỉ thoả mãn nhu yếu của những em mà nó còn mang lại những giá trị niềm tin rất là tolớn, hữu dụng. Mục đích của game show nhằm mục đích hấp dẫn học viên tham gia vào những hoạt động giải trí giáo dụcmột cách tự nhiên và tăng cường tính nghĩa vụ và trách nhiệm ; hình thành cho học viên tác phongnhanh nhẹn, phát huy tính sáng tạo cũng như tăng cường sự thân thiện, hòa đồng giữa cáchọc sinh, tạo hứng thú, xua tan căng thẳng mệt mỏi, stress cho những em học viên trong quá trìnhhọc tập và giúp cho quy trình học tập được thực thi một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan nhàm chán. c ) Phân loại game show : Một số game show hoàn toàn có thể tổ chức triển khai trong nhà trường đại trà phổ thông là : – Trò chơi học tập : Là loại game show được sử dụng để củng cố, lan rộng ra, kiểm tra kiếnthức học trên lớp. – Trò chơi hoạt động : Là loại game show để rèn luyện, củng cố những năng lực khung hình. – Trò chơi khởi động là loại game show dùng để tạo bầu không khí sôi động, vui tươi, tạotâm trạng vui tươi, tạo tâm thế cho hóc inh trước khi khởi đầu hoạt động giải trí học tập, sinh hoạttập thể hoặc mở màn tổ chức triển khai. – Trò chơi mô phỏng : Theo Từ điển bách khoa toàn thư “ The New Encyclopedia Britanica ” ( 1994 ), môphỏng được hiểu là sự bắt chước, phỏng theo một hiện tượng kỳ lạ, sự vật hay quy trình nào đóbằng cách thiết kế xây dựng những quy mô động, giải quyết và xử lý chúng trong tác động ảnh hưởng qua lại nhằm mục đích nghiêncứu những hiện tượng kỳ lạ, sự vật, quy trình đó trên những quy mô này. Mô phỏng được sử dụngkhá nhiều trong giáo dục và học tập. Mục đích của những mô phỏng này là để học viên có suynghĩ, xúc cảm, hành vi trong thiên nhiên và môi trường giả định, giống như thật, qua đó những em rút rađược những kinh nghiệm tay nghề, kiến thức và kỹ năng, kiến thức và kỹ năng ứng xử thiết yếu. Mô phỏng game truyền hình là những game show được phong cách thiết kế mô phỏng như cácgameshow truyền hình như : Chiếc nón kì diệu, Đường lên đỉnh Olympia, Ai là triệu phú, Đấu trường 100, Rung chuông vàng, … Qua những game show này, những em được tham gia, tươngtác, và được cùng cố kỹ năng và kiến thức, kỹ năng và kiến thức đã học trên lớp. Với những game show mô phỏng game truyền hình nội dung rất đa dạng và phong phú phong phú, vừa cóthể thực thi việc củng cố, tò mò kiến thức và kỹ năng của toàn bộ những môn học vừa hoàn toàn có thể triểnkhai những nội dung giáo dục như giáo dục Quyền trẻ nhỏ, giáo dục Sức khỏe sinh sản vàphòng tránh HIV, giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội hay giáo dục bảo vệ thiên nhiên và môi trường, giáo dục ứng phó với biến hóa khí hậu và giảm nhẹ rủi ro đáng tiếc thiên tai, …. d ) Quy tắc tổ chức triển khai game show : Bước 1 : Căn cứ tiềm năng giáo dục, lựa chọn những nội dung mà học viên cần lĩnh hội, từđó lựa chọn hình thức chơi tương thích để truyền đạt nội dung. Bước 2 : Thiết kế game show, quy tắc chơi, lựa chọn phương tiện đi lại và khu vực chơi. Bước 3 : Xác định đối tượng người tiêu dùng chơi, quy mô game show : xác lập số lượng HS tham gia, có thểnhóm nhỏ ( từ 2 đến 4 hoặc 5 học viên ) hoặc nhóm lớn ( từ 10 đến 15 học viên ) ; Có thể làmột lớp hoặc khối lớp, toàn trường. 19B ước 4 : Tổ chức chơi theo kế hoạch. Chú ý bảo vệ nguyên tắc bảo đảm an toàn, giáo dục, vui. Bước 5 : Tổng kết hoạt động giải trí, Nhận xét nhìn nhận học viên trong quá trinh hoạt động giải trí. Như vậy, tổ chức triển khai game show cho học viên trong nhà trường đại trà phổ thông là một hình thứctổ chức hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo có tính thông dụng và có ý nghĩa giáo dục tích cực. 3. Tổ chức diễn đànDiễn đàn là một hình thức tổ chức triển khai hoạt động giải trí được sử dụng để thôi thúc sự tham giacủa HS trải qua việc những em trực tiếp, dữ thế chủ động bày tỏ quan điểm của mình với đông đảobạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác có tương quan. Diễn đànlà một trong những hình thức tổ chức triển khai mang lại hiệu suất cao giáo dục thiết thực. Thông quadiễn đàn, HS có thời cơ bày tỏ tâm lý, quan điểm, ý niệm hay những thắc mắc, yêu cầu củamình về một yếu tố nào đó có tương quan đến nhu yếu, hứng thú, nguyện vọng của những em ; đồng thời đây cũng là dịp để những em biết lắng nghe quan điểm, học tập lẫn nhau. Vì vậy, diễnđàn như một sân chơi tạo điều kiện kèm theo để học viên được miêu tả quan điểm của mình một cáchtrực tiếp với phần đông bè bạn và những người khác. Diễn đàn thường được tổ chức triển khai rất linhhoạt, nhiều mẫu mã và phong phú với những hình thức hoạt động giải trí đơn cử, tương thích với từng lứatuổi học viên. Mục đích của việc tổ chức triển khai forum là để tạo thời cơ, thiên nhiên và môi trường cho HS được bày tỏý kiến về những yếu tố những em chăm sóc, giúp những em khẳng định chắc chắn vai trò và lời nói củamình, đưara những tâm lý và hành vi tích cực để khẳng định chắc chắn mình. Diễn đàn cũng giúpcác em nâng cao năng lực tự tin và kiến thiết xây dựng những kĩ năng thiết yếu như : kĩ năng phát biểutrước tập thể, kĩ năng trình diễn yếu tố, kĩ năng tiếp xúc, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng thểhiện sự tự tin, kĩ năng phát hiện yếu tố, …. Qua những forum, những thầy cô giáo, cha mẹ HS và những người lớn có liên quannắm bắt được những do dự, lo ngại và mong đợi của những em về bạn hữu, thầy cô, nhàtrường và mái ấm gia đình, … tăng cường thời cơ giao lưu giữa người lớn và trẻ nhỏ, giữa trẻ nhỏ vớitrẻ em và thôi thúc QTE trong trường học. Giúp HS được thực hành thực tế quyền được bày tỏ ýkiến, quyền được lắng nghe và quyền được tham gia, … đồng thời giúp những nhà quản lýgiáo dục và hoạch định chủ trương chớp lấy, phân biệt được những yếu tố mà HS quan tâmtừ đó có những giải pháp giáo dục và thiết kế xây dựng chủ trương tương thích hơn với những em. Diễn đàn hoàn toàn có thể được tổ chức triển khai ở quy mô khối lớp, cấp trường, cấp Q. / huyện, cấptỉnh hoặc cấp khu vực hay cao hơn nữa. Chủ đề của forum hoàn toàn có thể kiến thiết xây dựng dựa trên nộidung những hoạt động giải trí giáo dục, những nhu yếu và mong ước của những em về nhà trường, thầy cô, cha mẹ ; hoặc địa thế căn cứ vào những yếu tố thực tiễn của những lớp như mối quan hệ giữacác bạn HS trong lớp hoặc cách ứng xử của thầy, cô giáo với HS, …. Để phát huy năng lực sáng tạo và tăng cường tính độc lập của HS, trong hầu hết quátrình của forum, HS là người chủ trì, từ khâu sẵn sàng chuẩn bị, kiến thiết xây dựng chủ đề forum đếnkhâu dẫn dắt, điều hành quản lý forum và nhìn nhận hiệu quả forum dưới sự hướng dẫn củangười lớn. 4. Sân khấu tương tácSân khấu tương tác ( hay sân khấu forum ) là một hình thức nghệ thuật và thẩm mỹ tương tácdựa trên hoạt động giải trí diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần khởi đầu đưa ra trường hợp, phầncòn lại được sáng tạo bởi những người tham gia. Phần trình diễn chính là một cuộc san sẻ, tranh luận giữa những người thực thi và người theo dõi, trong đó tôn vinh tính tương tác hay sựtham gia của người theo dõi. 20M ục đích của hoạt động giải trí này là nhằm mục đích tăng cường nhận thức, thôi thúc để HS đưa raquan điểm, tâm lý và cách xử lí trường hợp thực tiễn gặp phải trong bất kỳ nội dung nàocủa đời sống. Thông qua sân khấu tương tác sự tham gia của HS được tăng cường vàthúc đẩy, tạo thời cơ cho HS rèn luyện những kĩ năng như : kĩ năng phát hiện yếu tố, kĩnăng nghiên cứu và phân tích yếu tố, kĩ năng ra quyết định hành động và xử lý yếu tố, năng lực sáng tạo khigiải quyết tình huống và năng lực ứng phó với những đổi khác của đời sống, … Sân khấu tương tác gồm có sự sáng tạo, tăng năng lực hoạt động giải trí tập thể cũng nhưtính phản ứng với tập thể. Sân khấu tương tác tạo ra những game show và những bài tập khácnhau nhằm mục đích tăng cường sự nhận thức của bản thân và tính tự chủ. Điều này hoàn toàn có thể khởi đầubằng kinh nghiệm tay nghề của một cá thể nhưng ở đầu cuối phải kết thúc bằng kinh nghiệm tay nghề củacả tập thể. Do vậy, trong môi trường tự nhiên này thì kinh nghiệm tay nghề cá thể là rất quan trọng chochính bản thân của cá thể đó cũng như là đóng vai trò như một công cụ nhằm mục đích củng cốkinh nghiệm nhóm. Nội dung của sân khấu tương tác là những yếu tố, những điều trực tiếp ảnh hưởng tác động tớicuộc sống của HS. HS tự chọn ra yếu tố, những em tự thiết kế xây dựng ngữ cảnh và sau cuối làchọn ra những diễn viên cho vở diễn đó để thực thi và sẽ không có sự trợ giúp từ bênngoài. Sân khấu tương tác hoàn toàn có thể diễn ra trong khoanh vùng phạm vi hẹp ( trong lớp học ) hoặc rộng hơn ( khoanh vùng phạm vi toàn trường ). 5. Tham quan, dã ngoạiTham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức triển khai giáo dục thực tiễn mê hoặc so với HS.Mục đích của du lịch thăm quan, dã ngoại là để những em HS được đi thăm, tìm hiểu và khám phá và học hỏi kiếnthức, tiếp xúc với những thắng cảnh, những di tích lịch sử lịch sử vẻ vang, văn hóa truyền thống, khu công trình, xí nghiệp sản xuất hoặcmột đại danh nổi tiếng của quốc gia ở xa nơi những em đang sống, học tập, … giúp những em cóđược những kinh nghiệm tay nghề từ trong thực tiễn, từ những quy mô, cách làm hay và hiệu suất cao trong mộtlĩnh vực nào đó, từ đó hoàn toàn có thể vận dụng vào đời sống của chính những em. Các chuyến du lịch thăm quan, dã ngoại sẽ tăng cường thời cơ cho HS được giao lưu, chiasẻ và bộc lộ những năng lực vốn có của mình, đồng thời giúp những em cảm nhận được vẻđẹp của quê nhà quốc gia, hiểu được những giá trị truyền thống lịch sử và văn minh. Nội dung thăm quan, dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp so với HS như : giáo dụclòng yêu vạn vật thiên nhiên, quê nhà, quốc gia, giáo dục truyền thống cuội nguồn cách mạng, truyền thốnglịch sử, truyền thống cuội nguồn của Đảng, của Đoàn, của đội TNTP HCM. Các nghành du lịch thăm quan, dã ngoại hoàn toàn có thể được tổ chức triển khai ở nhà trường đại trà phổ thông là : – Tham quan những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử lịch sử dân tộc, văn hóa truyền thống, – Tham quan những khu công trình công cộng, xí nghiệp sản xuất, nhà máy sản xuất, – Tham quan những cơ sở sản xuất, làng nghề, – Tham quan những Viện bảo tàng, – Tham quan du lịch truyền thống cuội nguồn, – Dã ngoại theo những chủ đề học tập, – Dã ngoại theo những hoạt động giải trí nhân đạo, Tham quan, dã ngoại là hoạt động giải trí lôi cuốn phần đông HS tham gia bởi tính lãng mạn, mang sắc tố đi dạo của nó. Thăm quan, dã ngoại là điều kiện kèm theo và thiên nhiên và môi trường tốt chocác em tự chứng minh và khẳng định mình, bộc lộ tính tự quản, tính sáng tạo và biết nhìn nhận sự cốgắng, sự trưởng thành của bản thân cũng như tạo thời cơ để những em HS thực thi phươngchâm “ học song song với hành ”, “ lí luận song song với thực tiễn ”, đồng thời là thiên nhiên và môi trường để thựchiện tiềm năng “ xã hội hóa ” công tác làm việc giáo dục. 216. Hội thi / cuộc thiHội thi / cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức triển khai hoạt động giải trí mê hoặc, lôi cuốnHS và đạt hiệu suất cao cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và xu thế giá trị chotuổi trẻ. Hội thi mang đặc thù thi đua giữa những cá thể, nhóm hoặc tập thể luôn hoạt độngtích cực để vươn lên đạt được tiềm năng mong ước trải qua việc tìm ra người / đội thắngcuộc. Chính thế cho nên, tổ chức triển khai hội thi cho HS là một nhu yếu quan trọng, thiết yếu của nhàtrường, của giáo viên trong quy trình tổ chức triển khai hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo. Mục đích tổ chức triển khai hội thi / cuộc thi nhằm mục đích hấp dẫn HS tham gia một cách dữ thế chủ động, tích cực vào những hoạt động giải trí giáo dục của nhà trường ; phân phối nhu yếu về đi dạo giải trícho HS ; lôi cuốn kĩ năng và sự sáng tạo của HS ; tăng trưởng năng lực hoạt động giải trí tích cực vàtương tác của HS, góp thêm phần tu dưỡng cho những em động cơ học tập tích cực, kích thíchhứng thú trong quy trình nhận thức. Hội thi / cuộc thi hoàn toàn có thể được triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau như : Thi vẽ, thi viết, thi tìm hiểu và khám phá, thi đố vui, thi giải ô chữ, thi tiểu phẩm, thi thời trang, thi kể chuyện, thi chụp ảnh, thi kể chuyện theo tranh, thi sáng tác bài hát, hội thi học tập, hội thi thờitrang, hội thi học viên lịch sự, … có nội dung giáo dục về một chủ đề nào đó. Hội thi có năng lực lôi cuốn sự tham gia của tổng thể HS trong nhà trường, từ cá nhânđến nhóm hay tập thể với những quy mô tổ chức triển khai khác nhau như quy mô lớp, quy mô khối lớphoặc quy mô toàn trường. Hội thi cũng hoàn toàn có thể kêu gọi sự tham gia của những thành viêntrong hội đồng như những nghệ nhân, những người làm công tác làm việc xã hội hay những tổ chứcđoàn thể như Đoàn người trẻ tuổi phường / xã, hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh hay cán bộ, nhân viên cấp dưới những cơ quan như y tế, công an, bộ đội, …. Nội dung của hội thi rất đa dạng và phong phú, bất kể nội dung giáo dục nào cũng hoàn toàn có thể đượctổ chức dưới hình thức hội thi / cuộc thi. Điều quan trọng khi tổ chức triển khai hội thi là phảilinhhoạt, sáng tạo khi tổ chức triển khai thực thi, tránh máy móc thì cuộc thi mới mê hoặc. Khi tổ chức triển khai hội thi / cuộc thi nên tích hợp với những hình thức tổ chức triển khai khác ( như vănnghệ, game show, vẽ tranh, … ) để cuộc thi / hội thi đa dạng và phong phú, phong phú, lôi cuốn được nhiều HStham gia hơn. 7. Hoạt động giao lưuGiao lưu là một hình thức tổ chức triển khai giáo dục nhằm mục đích tạo ra những điều kiện kèm theo thiết yếu đểcho HS được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vật nổi bật trongcác nghành nghề dịch vụ hoạt động giải trí nào đó. Qua đó, giúp cho những em có được những nhận thức, tìnhcảm và thái độ tương thích, có được những lời khuyên đúng đắn để vươn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thành xong nhân cách. Hoạt động giao lưu có một số ít đặc trưng sau đây : – Phải có đối tượng người dùng giao lưu. Đối tượng giao lưu là những người nổi bật, cónhững thành tích xuất sắc, thành đạt trong những nghành nghề dịch vụ nào đó, thực sự là tấm gương sángđể HS noi theo, tương thích với nhu yếu hứng thú của HS. – Thu hút sự tham gia phần đông và tự nguyện của HS, được HS chăm sóc và hàohứng. – Phải có sự trao đổi thông tin, tình cảm rất là trung thực, chân thành và sôi nổigiữa HS với người được giao lưu. Những yếu tố trao đổi phải thiết thực, tương quan đến lợiích và hứng thú của HS, cung ứng nhu yếu của những em. Với những đặc trưng trên, hoạt động giải trí giao lưu rất tương thích với những hoạt động giải trí trảinghiệm sáng tạo theo chủ đề. Nó thuận tiện được tổ chức triển khai trong mọi điều kiện kèm theo của lớp, củatrường. 22M ục đích ý nghĩa của giao lưu : Hoạt động giao lưu ở trường đại trà phổ thông hoàn toàn có thể hướng vào những mục tiêu giáo dụcsau : – Tạo điều kiện kèm theo để HS thoả mãn nhu yếu tiếp xúc, được tiếp xúc trò chuyện trựctiếp với những con người mà mình yêu dấu, ngưỡng mộ và kỳ vọng ; được bày tỏ tìnhcảm, tiếp đón thông tin và được học hỏi kinh nghiệm tay nghề để nâng cao vốn sống và địnhhướng giá trị tương thích. – Giao lưu giúp cho HS hiểu đúng đắn hơn về những đặc trưng cơ bản của những loại hìnhlao động nghề nghiệp, những phẩm chất và năng lượng cao quý của những con người thànhđạt trong những nghành nào đó cũng như con đường đi đến thành công xuất sắc của họ. Từ đó, giúpHS có được sự nỗ lực vươn lên trong học tập, rèn luyện. – Giao lưu cũng tạo điều kiện kèm theo để HS thiết lập và lan rộng ra mối quan hệ xã hội, giúpHS thân mật nhau, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, san sẻ và cảm thông, hình thành nhữngtình cảm lành mạnh. 8. Hoạt động chiến dịchHoạt động chiến dịch là hình thức tổ chức triển khai không chỉ tác động ảnh hưởng đến HS mà tới cả cácthành viên hội đồng. Chính trong những hoạt động giải trí này, HS có thời cơ chứng minh và khẳng định mìnhtrong hội đồng, qua đó hình thành và tăng trưởng ý thức “ mình vì mọi người, mọi người vìmình ”. Việc HS tham gia những hoạt động giải trí chiến dịch nhằm mục đích tăng cường sự hiểu biết và sựquan tâm của học viên so với những yếu tố xã hội như yếu tố thiên nhiên và môi trường, giao thông vận tải, antoàn xã hội, … giúp HS có ý thức hành vi vì hội đồng ; tập dượt cho HS tham gia giảiquyết những yếu tố xã hội ; tăng trưởng ở học viên 1 số ít kĩ năng thiết yếu như kĩ năng hợptác, kĩ năng tích lũy thông tin, kĩ năng nhìn nhận và kĩ năng ra quyết định hành động. Mỗi chiến dịch nên mang một chủ đề để khuynh hướng cho những hoạt động giải trí như : – Chiến dịch giờ toàn cầu, – Chiến dịch làm sạch môi trường tự nhiên xung quanh trường học, – Chiến dịch ứng phó với đổi khác khí hậu, – Chiến dịch bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ rừng ngập mặn, – Chiến dịch làm cho quốc tế sạch hơn, – Chiến dịch tình nguyện hè, – Chiến dịch ngày thứ 7 tình nguyện, – Chiến dịch về trật tự xã hội, – Chiến dịch khắc phục những định kiến. Tùy thuộc vào những yếu tố của địa phương mà nhà trường hoàn toàn có thể lựa chọn và tổ chứccho HS tham gia những chiến dịch với những chủ đề tương thích với đối tượng người dùng và đặc thù địaphương. Để triển khai hoạt động giải trí chiến dịch được tốt cầnxây dựng kế hoạch để triển khaichiến dịch đơn cử, khả thi với những nguồn lực kêu gọi được và HS phải được trang bị trướcmột số kỹ năng và kiến thức, kĩ năng thiết yếu để tham gia vào chiến dịch. 9. Hoạt động nhân đạoHoạt động nhân đạo là hoạt động giải trí ảnh hưởng tác động đến trái tim, tình cảm, sự đồng cảm, thấucảm của HS trước những con người có thực trạng đặc biệt quan trọng khó khăn vất vả. Thông qua hoạt độngnhân đạo HS biết thêm những thực trạng khó khăn vất vả của người nghèo, người nhiễm chất độcda cam, trẻ nhỏ mồ côi, người tàn tật, khuyết tật, người già đơn độc không nơi lệ thuộc, người có thực trạng đặc biệt quan trọng khó khăn vất vả, những đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương trong cuộc23sống, … để kịp thời giúp sức, giúp họ từng bước khắc phục khó khăn vất vả, không thay đổi đời sống, vươn lên hòa nhập với cộng đồngHoạt động nhân đạo giúp những em HS được san sẻ những tâm lý, tình cảm và giátrị vật chất của mình với những thành viên trong hội đồng, giúp những em biết quan tâmhơn đến những người xung quanh từ đó giáo dục những giá trị cho HS như : tiết kiệm chi phí, tôntrọng, san sẻ, cảm thông, yêu thương, nghĩa vụ và trách nhiệm, niềm hạnh phúc, … Hoạt động nhân đạo trong trường đại trà phổ thông được thực thi dưới nhiều hình thứckhác nhau như : – Xây dựng quỹ ủng hộ những bạn thuộc mái ấm gia đình nghèo, có thực trạng khó khăn vất vả – Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam, – Quyên góp cho trẻ nhỏ mổ tim trong chương trình “ Trái tim cho em ”, – Quyên góp vật dụng học tập cho những bạn HS vùng cao, – Tổ chức trung thu cho HS nghèo vùng sâu, vùng xa, – Gây quỹ ủng hộ người tàn tật, khuyết tật, – Quyên góp ủng hộ nhân dân vùng bão, lũ, Tùy thuộc vào điều kiện kèm theo thực tiễn của mỗi nhà trường mà tổ chức triển khai hoạt động giải trí nhân đạophù hợp, hiệu suất cao và có tính giáo dục cao cho HS. 10. Hoạt động tình nguyệna. Đặc điểm : Khởi đầu, hoạt động giải trí tình nguyện do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khởixướng, kêu gọi người trẻ tuổi, sinh viên học viên tham gia vào những hoạt động giải trí xã hội, đónggóp sức lao động trẻ cho sự tăng trưởng hội đồng. Hiện nay, tình nguyện không chỉ là hoạtđộng của đoàn viên người trẻ tuổi mà của giới trẻ nói chung, tham gia góp phần sức trẻ vàocác hoạt động giải trí xã hội, vì sự tăng trưởng của hội đồng. Hoạt động tình nguyện là hoạt độngmang tính tự nguyện, tự giác cao. Qua nhận thức, học viên tự mình nhận lấy nghĩa vụ và trách nhiệm, sẵn sàng chuẩn bị thao tác ( thường là những việc khó khăn vất vả, yên cầu phải quyết tử thời hạn, côngsức, tiền của, … ), không quản ngại khó khăn vất vả, khó khăn, góp phần công sức của con người cho những hoạtđộng vì sự tăng trưởng của hội đồng, của xã hội, của quốc tế nói chung, không yên cầu lợiích vật chất cho bản thân. Hoạt động tình nguyện hoàn toàn có thể của cá thể hay hội đồng, được xuất phát từ lòngnhân ái, tính tích cực xã hội và tham vọng lý tưởng của tuổi trẻ nhằm mục đích thực thi những nhiệmvụ khó khăn vất vả, đột xuất của địa phương, đơn vị chức năng vì quyền lợi của xã hội, hội đồng. Hoạt độngtình nguyện nhằm mục đích tu dưỡng cho những em có lòng nhân ái, biết san sẻ, bao dung nhữngngười xung quanh, từ đó, giúp những em sống có ý thức hội đồng. Khi những em chăm sóc vàtham gia vào những hoạt động giải trí của hội đồng, những em sẽ nhận thức được vai trò cũng nhưtrách nhiệm xã hội của bản thân, từ đó, những em sẽ có thái độ đúng đắn, góp phần cho sựphát triển của hội đồng địa phương mình. Chính vì thế, tình nguyện trở thành một hoạtđộng trải nghiệm sáng tạo có ý nghĩa giáo dục, thường được những nhà trường, những tổ chứccộng đồng tổ chức triển khai cho học viên, sinh viên tham gia tùy theo sức của bản thân. Ý nghĩa số 1 của hoạt động giải trí tình nguyện là : tăng cường tình đoàn kết, sự tương hỗ, đáng tin cậy lẫn nhau, biết trợ giúp, biết đồng tâm hiệp lực với những người xung quanh, từ đónuôi dưỡng niềm tin tương thân, tương ái. Tất cả những hoạt động giải trí này góp phần đáng kể đốivới chất lượng đời sống. Học sinh ở bất kể lứa tuổi nào cũng hoàn toàn có thể tham gia hoạt động giải trí tình nguyện để trởthành những tình nguyện viên. Tuy nhiên để hoạt động giải trí tình nguyện đạt hiệu suất cao thì những nhàtrường đại trà phổ thông cần lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức triển khai tương thích với từng độ tuổi. 24 b ) Phân loại hoạt động giải trí tình nguyện : Tùy đặc thù, quy mô, khoanh vùng phạm vi, hoàn toàn có thể chia hoạtđộng tình nguyện thành một số ít nhóm như : i. Hỗ trợ nhóm người, một hội đồng thiệt thòi, kém như mong muốn : ví dụ như những hoạtđộng tình nguyện : – Các hoạt động giải trí tương hỗ, trợ giúp cho những đối tượng người dùng chính sách xã hội, người thiệtthòi, neo đơn. Vì dụ tổ chức triển khai cho cá thể, một nhóm, hoặc một tập thể lớp giúp sức, chămsóc những bạn học là người khuyết tật, bệnh tật, … hòa nhập lớp học ; Chăm sóc gia đìnhthương binh, liệt sỹ, mái ấm gia đình neo đơn, cụ già không nơi lệ thuộc ở địa phương … – Tổ chức hoạt động giải trí tình nguyện chăm nom, bảo vệ những khu công trình phúc lợi, côngtrình công cộng, cảnh sắc du lịch, thiên nhiên và môi trường sống, … Ví dụ hướng dẫn khác du lịch vàomùa liên hoan ; vệ sinh đoạn đường gốm sứ ven sông Hồng ; chăm nom đồi cây, … – Tổ chức một đợt tình nguyện tương hỗ đối tượng người dùng gặp khó khăn vất vả như Quyên góp, giúpđỡ trẻ nhỏ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ nhỏ là nạn nhân chất độc da cam ; Chăm sóc bệnh nhânbị những bệnh hiểm nghèo, người già đơn độc ở viện dưỡng lão, trợ giúp người nghèo, ngườidân tộc, người di cư, … không thay đổi đời sống, v.v… ii. Hoạt động tình nguyện tương hỗ hội đồng là những hoạt động giải trí giúp không thay đổi cuộcsống, trật tự xã hội, giữ gìn thiên nhiên và môi trường sống, tương hỗ những hội đồng dân cư gặp khókhăn. Chăm sóc y tế, phổ cập giáo dục, tăng trưởng văn hóa truyền thống. Đó gồm có những hoạtđộng tình nguyện tương hỗ công an giao thông vận tải phân luồng giao thông vận tải và giữ gìn trật tựan toàn giao thông vận tải ; Hoạt đồng tình nguyện giúp đồng bào vùng dân tộc bản địa làm kinh tếhoặc chăm nom sức khỏe thể chất, kìm chế dịch bệnh, dạy phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. ii. Hoạt động tình nguyện tương hỗ hội đồng trong trường hợp khẩn cấp. Ví dụ như : Tham gia cứu hộ cứu nạn thiên tai ; Hỗ trợ phân luồng dân cư trong khu vực bị cháy, nô, ̉ v.v… Hiến máu nhân đạo cũng thuộc nhóm này. Những hoạt động giải trí này thườngmang tính tức thời, thời hạn ngắn. iii. Hoạt động tình nguyện trong bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống như Hoạt động bảo vệ môitrường, Tạo thiên nhiên và môi trường xanh, sạch, đẹp, bảo vệ tự nhiên, hoạt động giải trí trồng câygây rừng ; tạo thói quen hoạt động và sinh hoạt ít gây ô nhiễm thiên nhiên và môi trường, …. iv. Hoạt động tình nguyện nhằm mục đích tuyên tuyền cổ động, tác độnh nhận thức dân cư. Đặc điểm của loại hoạt động giải trí tình nguyện này là tạo không khí sôi động, thu hútsự chú ý quan tâm, sống sót thời hạn ngắn. Ví dụ như cổ động những sự kiện chính trị, văn hóaở địa phương ; Tuyên truyền, thông dụng pháp lý ; Cổ động giữ gìn văn hóa truyền thống truyềnthống ; Nhìn chung, những hoạt động giải trí tình nguyện khá phong phú. Tùy vào lứa tuổi học viên, tùy yêucầu của địa phương, hội đồng, những tổ chức triển khai chính trị – xã hội mà lựa chọn hình thức tổchức hoạt động giải trí tình nguyện. c ) Nguyên tắc tổ chức triển khai hoạt động giải trí : – Dựa trên ý thức tự nguyện tham gia của học viên ; – Mục đích của hoạt động giải trí tình nguyện là tạo thời cơ cho học viên được tham gia hoạtđộng, có ý thức tự giác vì người khác, vì hội đồng ; – Tuy gọi là hoạt động giải trí tình nguyện, không có quyền lợi kinh tế tài chính. Song lúc bấy giờ, người tổchức hoàn toàn có thể tìm kiếm những nguồn lực tương hỗ cho đội tình nguyện như tương hỗ xe cộ đi lại, tương hỗ tiền ăn, … – Tuyệt đối không trục lợi kinh tế tài chính, sử dụng sức lao động của giới trẻ để trục lợi. Điềunày tạo ra ảnh hưởng tác động xấu của tình nguyện đến giới trẻ, làm mất ý nghĩa giáo dục. d ) Quy trình tổ chức triển khai hoạt động giải trí tình nguyện : 25

Source: https://dvn.com.vn
Category: Công Nghệ

Liên kết:XSTD
Alternate Text Gọi ngay