Đảng ủy-HĐND-UBND xã, Trường trung học cơ sở Yên Phong long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường (1058-2018)

Ngày 17 thánh 11 năm 2018 Đảng ủy-HĐND-UBND xã, trường trung học cơ sở Yên Phong long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường (1058-2018) Về dự và chỉ đạo buổi lễ kỷ niệm có các đồng chí đại diện lãnh đạo huyện, Lãnh đạo Phòng giáo dục huyện Yên Định, các đồng chí trong ban chấp hành Đảng bộ, HĐND, Mặt trận Tổ Quốc, các ban ngành, và cán bộ, nhân dân trong xã, đặc biệt có các thế hệ cựu cán bộ, giáo viên, cựu học sinh các khóa học 1958-2018, .

Trong buổi lễ kỷ niệm các đại biểu đã nghe báo cáo kết quả phát triển và trưởng thành của nhà trường trong 60 năm qua, đã rèn đức, rèn tài các thế hệ học sinh đến nay (1958-2018). 

Phần thứ nhất

YÊN PHONG TRONG SỰ HỌC

I/. ĐỒNG ĐẤT YÊN PHONG:

Đất Yên Phong không có thế “Hổ phục, voi chầu” như những vùng đất địa linh- Đất phát quan, phát lộc khác. Nhưng Yên Phong có sông bãi, giao thông thủy bộ thuận tiện. Phong thủy Yên Phong mát mẻ yên bình, trong lành thanh thản. Các vị Thần Hoàng khai phá lập nghiệp từ năm nào? Chưa ai biết chắc chắn, song từ gia phả của các dòng họ ghi chép và truyền lại cho đến nay thì các dòng họ ấy đến nay đã nối tiếp 16 đến 17 đời tất cả. Như vậy địa danh yên Phong đã được hình thành cách hôm nay độ chừng hơn 400 năm , so với sự hình thành dân tộc ta 4000 năm thì đất Yên Phong được hình thành ở quãng trước năm 1600 với 4 làng: Làng Giọi (Lý Nhân); Làng Tam Đa; làng O mễ (Phượng Lai) và làng Thị Thư (Quán Sách). Còn làng Tân Phong mới hình thành từ 1940 bởi ông Nguyễn Đình Khê vỡ hoang khu Bái Đung và hai anh em ông Lê Huy Phảng, Lê Huy Thao khai hoang khu Cán Tàn.

          Xưa kia Sông Mã dòng sông nước chảy như ngựa phi, đến đất Yên Phong gặp ghềnh Giọi một mũi kè tự nhiên nhô ra cản dòng nước hỗn bắt dòng nước thuần lại hiền hòa đi ngang trên vùng đất địa đầu xã Yên Phong. Sông Mã không sói lở bào đi đất của Yên Phong mà còn vun bồi cho Yên Phong gần trăm mẫu bờ bãi.

          Bãi ngoài là mỏ cát già, độ cứng đủ tiêu chuẩn làm vật liệu xây dựng nhà cao tầng. Bãi trong sông Mã đều đặn hàng năm đưa phù sa từ thượng nguồn phủ lên gò bãi một lớp dầy đến ba bốn chục phân. Do vậy cây dâu, các cây rau mầu bầu, bí không cần bón phân mà vẫn non xanh tươi tốt. Nguồn lợi thu được từ cát của tự nhiên ban tặng cộng với tơ kén rau màu thu hoạch được từ canh tác trên bãi, là nguồn thu đáng kể cho người dân và ngân sách xã.

          Đồng đất Yên Phong thoai thoải thấp dần từ Tây Bắc xuống phía Nam. Các thế hệ sinh ra gần đây gần như không biết tát nước gầu gia, gầu sòng bởi vì Yên Phong là đầu mối của hệ thống thủy lợi Nam Sông Mã và hệ thống sông Cửa Đạt. Nước về đến Lý Nhân được dẫn theo các kênh mương tự chảy vào đồng ruộng tưới đều trên tất cả các xứ đồng từ đầu thôn đến cuối xã.

          Cảm ơn các vị thần hoàng làng trước đây đã khéo chọn đất Yên Phong không có ruộng thụt đầm lầy là phần lớn là đất nhẹ, canh tác dễ dàng đi làm ruộng mà như đi chơi. Nên đã có câu vè từ mãi rất xưa:

Đồng Quan, Ngõ Phỏ, Tầm Tang

Cơm Thi, Thổ Trạch đi làm đi chơi.

Hoặc            Giếng  nước Yên Phong vừa lành vừa mát

Đường Yên Phong lắm cát dễ đi

Từ nơi khác đến chẳng muốn về

Sống ở Yên Phong dẫu khổ cũng không hề muốn xa

          Đồng đất Yên Phong ưu đãi dễ dài với con người nên từ buổi khai sinh lập địa đến bây giờ người Yên Phong chỉ chuyên nghề đồng áng là chính, nghề phụ cũng có một số nghề truyền thống như nghề thợ mộc, thợ nề ở khắp các nơi lúc nông nhàn.

          Trong nền kinh tế tự cung tự cấp đơn giản nhỏ lẻ thì thuần nông cũng có thể tạo được cuộc sống đủ ăn, còn giàu có, sang trọng thì rất ít. Cuộc sống hiện nay nhu cầu tăng cao hơn trước khá nhiều đòi hỏi nền kinh tế khôg thể là ở tầm như trước. Tình trạng thuần nông ở xã ta là một khó khăn mà con em Yên Phong phải tháo gỡ để hòa nhập với tình hình chung tiến lên cùng với mọi miền.

          Yên Phong không thể trông chờ có một dự án xây dựng nhà máy hay khu công nghiệp gì đó để có thêm việc làm, có thêm thu nhập. Ruộng đồng không còn chỗ để nới rộng. Máy móc đang từng bước thay thế sưc người. Con người đang có nguy cơ thất nghiệp ngay trên đồng ruộng quê mình. Do vậy việc tháo gỡ thế thuần nông để phát triển kinh tế phát triển kinh tế Yên Phong đang là vấn đề cấp bách. Người Yên Phong phải tư duy để tự tạo ra việc làm có thu nhập cao ngay trên quê mình và người Yên Phong cần có tay nghề cao để xuất khẩu lao động và cách nghĩ lối đi đúng đắn và khả thi nhất.

          Để làm được điều đó cần phải trang bị tri thức cho thế hệ trẻ. Các lớp trẻ phải tu chí, luyện rèn tiếp thu kiến thức khoa học của nhân loại áp dụng có tính toán, chọn lọc vào mảnh đất từng xứ đồng, từng loại giống cây con. Hiếu được sự biến đổi của thời tiết của mùa vụ, để rồi trồng cây gì, nuôi con gì tạo ra những sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, có nhu cầu sử dụng lớn để có lợi nhuận cao? Người Yên Phong phải học và đầu tư cho sự học để làm giàu ngay trên mảnh đất của mình hoặc bươn trải vươn ra ngoài lập nghiệp làm giàu. Có cố gắng học tập, đầu tư cho sự học thì mới có trí thức, có trí thức mới lập thân, lập nghiệp mới biết làm giàu bền vững cho chính mình rồi mới có khả năng hỗ trợ cho họ hàng, anh em, làng xã.

          Người xưa nói “ Có chí thì nên, có gan làm giàu”. Làm giàu có gan: Gan là giám nghĩ, dám làm, dám đầu tư, dám chịu trách nhiệm, gan là giám vượt khó, vượt khổ để tìm tòi sang tạo, gan làm, gan chịu, thắng không kiêu, bại không nản vươn mình lên tầm cao của trí tuệ để làm giàu cho mình, cho làng xã, quê hương, đất nước. Đất không phụ người Yên Phong đã tạo hóa nên các thế hệ Ông Cha, con cháu thành danh điển hình như Nguyên bí thư huyện Ông Hoàng Vấn, nguyên Chủ tịch UBND huyện Ông Nguyễn Văn Chúng;Hoàng Văn; Thiều Quang Soạn; Nguyễn Đăng Lành; Nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Ông Nguyễn Ngọc Hồi; Trương Cảnh Tuyên; Nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Ông Nguyễn Đăng Xô, Nguyễn Đăng Nhượng; Hoàng Văn Phúc; Nguyên Thiếu tướng Nguyễn Thiện Chất

II/. YÊN PHONG VỚI SỰ HỌC.

1). Thời kỳ trước cách mạng tháng 8 năm 1945:

Đất địa linh nhân kiệt. Song người tài giỏi có chí khí sẽ làm cho dòng tộc rạng danh, làng xóm quê hương sang giá. Yên Phong vùng quê yên bình thuần nông lặng gió nên sự học so với vùng quê đất học Hoàng Hóa, Đông sơn thì quả chưa thể sánh bằng. Người Yên Phong chưa có ai được ghi tên trên bia ở Văn Miếu Thăng Long hay văn miếu ở Huế có lẽ sự sinh sau hay còn do cái nghèo cái khó quê mình;

Chế độ phong kiến thực dân việc học không phải cứ muốn là được. Nên đọc gia phả của các dòng họ đã có mười sáu, mười bảy đời các dòng họ trước Cách Mạng tháng tám năm 1945 chỉ có số ít ông là ông Tú, ông  Hàn đó là

Ông Tú dòng họ Nguyễn ở làng Thị Thư

Ong Tú Điều họ Trịnh Xuân làng Phượng Lai

Ông Hàn Thám tức Nguyễn Mạc làng Lý Nhân.

Các ông giáo thời Pháp thuộc có ông giáo Trịnh Xuân Ngợn, ông giáo Canh ở làng Phượng Lai, ông giáo Lê Thế Tuệ làng Tam Đa.

Tiếp đến những người có địa vị thông, phán, ký là: Ông Phán Nghiên; … ông Ký Khuê, ông ký Thung ở Tam Đa; Ông ký Cừ, ông ký Tính ở Lý Nhân.

Thời kỳ Cách mạng tháng tám. Các nhà giáo được đào tạo trong thời kỳ kháng chiến có: Nhà giáo Nguyễn Văn Thúy, Lê Văn Hàm, Nguyễn Văn Hiến (Tam Đa), nhà giáo Nguyễn văn Cừ (Lý Nhân) và các nhà giáo Nguyễn Đăng Việt, Phạm văn Bích, Trịnh Xuân Vân, Trịnh Xuân Phấn ở Phượng Lai.

Yên Phong cần phải ghi lại một sự kiện và tỏ lòng kính nể đến các ông: Nguyễn Chuẩn Minh (Làng Tam Đa); Nguyễn Mặc (Làng Lý Nhân) đã tự bỏ tiền của sức lực của mình ra xây dựng tiền học thuê Thầy về dạy cho con cháu làng xã quê mình. Chắc Thầy ấy các cụ không nghĩ đến kinh tế thị trường để làm giàu bằng giáo dục mà chỉ là những mong mỏi kỳ vọng về sự mở mày mở mặt cho con cháu quê mình, tạo điều kiện cho con cháu được học hành. Và đặc biệt quan tri huyền Hoành Bồ- Nguyễn Thiện Thành người ở đời thứ 11 của dòng họ Nguyễn  Thiện làng Phượng Lại nghe theo lực lượng Cần Vương từ quan về làng dạy học, bí mật xây dựng lực lượng chống sự cai trị của thực dân Pháp. Những người như Cụ Thành, cụ Tú Điều đã để lại cho con cháu dòng họ tấm gương quý giá ngàn vàng. Chính tấm gương ấy đã soi đường vạch lối cho hậu thế tu rèn thành danh

2). Thời kì sau Cách mạng tháng 8.1945

Cách mạng tháng 8 thành công. Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc tiếp tục đấu tranh để lật đổ chế độ Mĩ Ngụy ở miền Nam thống nhất Tổ quốc. Với công cụ là một Nhà nước non trẻ, khối lượng công việc thì đồ sộ bộn bề lại đặt trong nền kinh tế kiệt quệ, dân trí 95% người dân không biết chữ do thực dân Pháp cố ý thực hiện chính sách ngu dân. Cả tỉnh ta Pháp chỉ mở duy nhất 1 trường trung học Đào Duy Từ để đào tạo những người chịu khuất phục chế độ bảo hộ và bộ máy tay sai bù nhìn, Huyện Yên Định ta chỉ có một trường tiểu học ở Định Hải. Nhà nước Việt Nam mới do Bác Hồ lãnh đạo đã phát động chiến dịch chống giặc dốt. Năm 1948 trường Trung học Yên Định được thành lập trên cơ sở một lớp Đệ nhất niên Trung học ở trong trường Tiểu học Định Hải gồm 50 trò do thầy Nguyễn Văn Dị (quê Vĩnh Lộc) là Hiệu trưởng vừa là giáo viên chủ nhiệm đồng thời là giáo viên dạy tất cả các môn học.

Yên Phong lúc bấy giờ đang thuộc xã Long Sơn. Xã Long Sơn được thành lập trong kháng chiến gồm 6 làng dọc bờ sông Mã là: Kiểu, Thạc Quả, Lý Nhân, Tam Đa, Phượng Lai. Năm 1955-1956 làng Kiểu, Thạc Quả tách ra về gộp với Lưu Khê xóm Hón thành xã Yên Trường Yên Phong trở về đơn vị địa chính như thưở xa xưa có các làng xóm như ngày nay.

Tháng 9 năm 1958 trường Trung học Yên Định di chuyển từ Định Hải lên đất vườn quán xã Yên Phong – chính là nới này. Tính đến năm học 2018-2019 trường tọa lạc hơn nửa thế kỷ với 60 khóa học đã diễn ra. Như vậy Yên Phong đã tồn tại các loại hình trường học theo năm tháng thời gian như sau:

Bậc tiểu học

Năm 1920 trường sơ học Pháp Việt ra đời ở làng Lý Nhân do cụ Nguyễn Mặc sang lâp.

Năm 1937 ra đời trường tiểu học tư thục của cụ Nguyễn Chuẩn Minh ở làng Tam Đa.

Năm 1950 trường Tiểu học công lập xã Yên Phong ra đời.

Bậc trung học

Năm 1950-1951 trường Trung học quốc lập Nguyễn Huệ sơ tán về  học tại đình làng Phượng Lai.

Năm 1958 xã Yên Phong có trường cấp 2.

   Từ năm 1981 đến 1987 trường cấp 3 Yên Định 2 về đóng tại bái chùa Tam Đa. Cụm lớp bổ túc cấp 3 tại làng Lý Nhân đã tồn tại từ những năm 1990 đến nay.

Vậy là tính đến năm 1995 trong xã Yên Phong hệ thống giáo dục phổ thông đã đầy đủ từ Mầm non đến cấp 3 (PTTH) đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho những người muốn học và là thừa thãi cho những ai ngại học ham chơi.

Có đủ trường đủ lớp đủ điều kiện cho việc học tập là tài sản vô giá của người lớp trước để lại cho hậu thế. Làm nền tảng cho sự phát triển dân trí vững bền của các thế hệ mai sau. Chính quyền và nhân dân Yên Phong nhận thức rõ nên trong khoảng 20 năm trở lại đây đã đồng lòng đóng góp xây dựng trường kiên cố cao tầng, đầy đủ cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học cho cả 3 cấp học. Tính đến nay nhờ sự chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của Đảng bộ, nhân dân xã Yên Phong cả ba trường Mầm non, tiểu học , trung học cơ sở đã đạt chuẩn quốc gia , hoàn thành chương trình xóa mũ chữ và phổ cập GD.

Cùng với sự đầu tư của từng gia đình cho sự học đã tạo nên trang sử tuyền thống hiếu học thành danh của các thế hệ con cháu, dòng họ ở xã Yên Phong. Tính đến nay ở xã Yên Phong:

Đạt cử nhân toàn gia (Tất cả con cái và bố mẹ đều có bằng Đại học)  có 6 gia đình;

Tú tài toàn gia ( Tất cả con cái và bố mẹ đều học hết cấp 3) có 40 gia đình

46 gia đình có 100% số con đạt trình độ cử nhân;

217 gia đình có 100% có con là tú tài.

Có 1 người là cán bộ cao cấp giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền.

2 người là cán bộ cấp vụ trưởng, 2 người giữ chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh; có 7 người giữ chức chủ tịch và phó chủ tịch UBND huyện;  có 1 người là cấp tướng; có 1 người học vị giáo sư , 7 người  học vị tiến sỹ  .Có 895 người có trình độ Đại học và Cao đẳng, có 17 người quân đội có quân hàm đại tá. Hàng trăm sỹ quan cấp úy, cấp tá và rất nhiều những chiến sỹ quân đội nhân dân, công nhân các nhà máy và người nông dân Yên Phong có mặt ở mọi miền Tổ Quốc, đã và đang tiếp tục bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước .Học luôn là tấm gường đạo đức sáng trong các phong trào thi đua yêu nước, trong số họ cũng đã có 113 người đã hy sinh trong công cuộc chiến đấu giành chính quyền và xây dựng Tổ Quốc xã hội chủ nghĩa.

PHẦN THỨ HAI

NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ YÊN PHONG

I/. Thời kỳ tiền thân trường THCS Yên Phong trường mang tên “ Trường cấp II Yên Định”

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, thực trạng nền giáo dục Việt Nam, kể cả ở Thanh Hóa, ở Yên Đinh trong 5 năm đầu rất bi thảm và ở thế lực bất tòng tâm:

  • Hơn 95% dân số Việt Nam mù chữ

  • Hệ thống giáo dục quốc dân chưa có gì. Cả Miền trung chỉ có một Trường trung học chuyên ở Huế – đó là trường Quốc học Huế. Tỉnh nào lớn mới có một trường trung học hệ cấp II. Thanh Hóa có trường Đào Duy Từ. Ở các huyện miền xuôi trong Tỉnh ta chỉ có trường tiểu học học sơ học có từ thời Pháp thuộc. Ở Yên Định trước tháng 8/1948 chỉ có 1 trường tiểu học ở Sét – Định Hải (có từ năm 1930). Một trường sơ học ở Lý Nhân – Yên Phong ( có từ năm 1921).

Với thực trạng nền giáo dục như thế thì không thể đáp ứng được nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đề ra lúc đó là “vừa  kháng chiến vừa kiến quốc”.

Muốn kháng chiến thắng lợi, muốn xây dựng đất nước phát triển đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có trình độ văn hóa cao, trình độ dân trí phải đực nâng lên. Trong tình trạng ấy không có con đường nào khác là nhà nước phải mở thêm trường học, người dân phải tích cực học tập. Hồ Chí Minh đã chỉ thị “Trong việc đào tạo cán bộ, giáo dục là hàng đầu”. Thực hiện lời huấn thị của Bác, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Thanh Hóa đã ra chỉ thị “ mở thêm 3 lớp trung học ở ban Huyện Yên Định, Quang Xương, Tỉnh Gia, mỗi Huyện có 1 lớp để đào tạo cán bộ có trình độ trung học . Vì cả tỉnh chỉ có 1 trường trung học Đào Duy  Từ ở Thành phố Thanh Hóa thì không đáp ứng được đào tạo cán bộ lúc đó.

          Cuối tháng 8 năm 1948 Nhà giám đốc Liên khu IV ra Quyết định mở lớp trung học ở Yên Định; Thầy Nguyễn Văn Dị, Hiệu trưởng trường tiểu học Yên Định được giao trách nhiệm mở lớp. Quyết định mở lớp do Gs Đoàn Nồng, Phó giám đốc nhà giáo dục Liên khu IV kí ngày 27 tháng 8 năm 1948 ( có bản gốc kèm theo)

          Như vậy, hệ thống giáo dục trung học (hệ cấp II) đầu tiên của huyện Yên Định được được chính thức ra đời từ khóa học 1948-1949.

 Năm học đầu tiên 1948-1949: Nhận được Quyết định mở lớp, Thầy Nguyễn Văn Dị đã báo cáo Huyện Yên Định và được chủ động tuyển sinh mở lớp. Theo kế học đó thì Yên Định được mở 1 lớp 50 học sinh. Những người có trình độ tiểu học lúc đó ít nên số nạp đơn chỉ 51 người. Vì vậy không phải thi tuyển. Đầu tháng 9/1948 lớp trung học đầu tiên được chính thức khai giảng. Khóa đầu tiên 1 lớp lấy tên đệ nhất niên với 51 học sinh đều là nam . Lúc này cơ sở vật chất của trường chưa có gì, phải học nhờ của trường tiểu học Định Hải.

 Giáo viên cũng không có ,Ty giáo dục giao cho thầy Nguyễn Văn Dị vừa là hiệu trưởng 2 trường và kiêm giảng dạy tất cả các môn của lớp Đệ nhất niên.Về chương trình, tài liệu đều do trường Đào Duy Từ cung cấp. Học sinh đủ học các môn: Văn, sử, địa, toán, lý, hóa, sinh, ngoại ngữ. Tuy khó khó khăn nặng nề nhưng thầy, trò vần thi đua học tập đạt kết quả tốt, cuối năm 100% học sinh lên lớp mới.

Năm học thứ hai 1949 – 1950 tuyển mới 1 lớp 50 học sinh. Lớp này có tên là Đệ nhất niên. Lớp Đệ nhất năm trước lên lớp Đệ nhị. Trường có 2 lớp được bổ sung 1 giáo viên là Thầy Đỗ Doãn Võ quê ở Quảng Nam. Hai thầy đã san sẽ khó khăn cùng gánh vác công việc. Đến năm thứ 2 này trường có tổ chức “học sinh đoàn” hoạt động rất sôi nổi có Chi bộ trường học, đây là chi bộ Đảng đầu tiên của trường gồm 5 Đảng viên ( 1 thầy giáo và 4 học sinh). Bí thư chi bộ là thầy Đỗ Doãn Võ. Hiệu Đoàn trưởng học sinh đoàn là anh Nguyễn Hữu Ngân.

Chỉ tính riêng trong 2 năm đầu trong tổng 100 học sinh có 2 lớp đệ nhất và đệ nhị sau khi ra trường hầu hết các anh đều vào các trường chuyên nghiệp; sau này tự học nâng đến nay có 82 anh có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học trong cố có 12 người là tiến sĩ, giáo sư, 21 người có quân hàm cấp tá trở lên, số còn lại đều là những hạt giống đỏ trong các lĩnh vực công tác.

Đầu năm 1950 Nhà nước ta xây dượng hệ thống giáo dục chính quy lên thứ nhất. Hệ thống giáo dục 9 năm được ban hành chia làm 3 cấp học: Cấp 1 từ lớp 1 đến lớp 4; Cấp 2 từ lớp 5 đến lớp 7 ; Cấp 3 từ lớp 8 đến lớp 9 .

Như vậy kể từ năm 1950  Yên Định đã có trường cấp 2 hoàn chỉnh , chính thức được lấy tên là trường cấp 2 Yên Định .

Vào những năm 1950 – 1953 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ngày càng gay go và ác liệt. Bị thua nặng ở chiến trường thực dân Pháp cho máy bay bắn phá nhiều nơi , nhất là các vùng tự do nhằm tiêu diệt hậu phương vững chắc của ta . Oe Thanh Hóa là một vùng tự do nên những trọng điểm như : Sét , Thác Nghè , Chợ Kiểu … Ở Yên Định thường xuyên bị bắn phá . Vì vậy trường cấp 2 của huyện phải sơ tán đến Yên Ninh . Năm 1954 hòa bình lập lại trường được chuyển đến đình làng Rền xã Định Liên để thuận tiện đi  lại. Đến năm 1956 lại chuyển về xã Định Hải . Trong thời gian này trường luôn có 4 đến 9 lớp. Tuy đi học xa, lại học về đêm để tránh máy bay bắn phá, nhưng thầy trò vẫn bám trường bám lớp vượt khó khăn học tập. Nhiều học sinh trưởng thành sau khi ra trường.

II/. GIAI ĐOẠN TRƯỜNG CẤP II YÊN ĐỊNH ĐẶT Ở YÊN PHONG

 ( 1958 – 1966 ) .

Giai đoạn này trong tình hình đất nước : Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng . Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành, tạo điều kiện cho miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Ở miền Nam, tháng 5-1956, Pháp đã rút quân khỏi miền Nam khi chưa thực hiện cuộc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc. Mĩ vào thay chân Pháp, đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, âm mưu chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.  Xác định vai trò của cách mạng mỗi miền và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền cùng với việc  thực hiện năm cuộc cải cách ở Miền Bắc. Đảng nhà nước ta tập trung cao cho sự nghiệp giáo dục, nâng cao trình độ dân trí cho dân không thể để trường học (Nhất là cấp trung học ) tạm bợ, phải có trường cố định và có đủ điều kiện để giảng dạy và phát triển mọi mặt. Vì vậy  tháng 2 năm 1958 trường cấp II Yên Định được khởi công xây dựng tại thôn 8 xã Yên Phong với diện tích 20000 m2 , 10 phòng học bằng tranh tre . Ngày 3 tháng 9 năm 1958 trường được khánh thành khởi nguồn cho năm học đầu tiên, 10 lớp học , 490 học sinh. Các năm học tiếp theo đều có 12 lớp với số học sinh từ 500 đến 600. Trải qua chặng đường 8 năm trong bối cảnh đất nước oằn mình trong chiến tranh khốc liệt,thế nhưng các  thầy hiệu trưởng :  Lê Văn Thiêm, quê Vĩnh Lộc;Nguyễn Xuân Hùng; Nguyễn Ngọc Quang; Lê Trọng Vĩnh; Vũ Đình Huynh; Dương Văn Hanh cùng với hơn 70  thầy giáo, cô giáo vẫn bám lớp, bám trường,  không ngại khó, chấp nhận gian khổ, thiếu thốn, dám hi sinh, thực hiện quản lí chặt chẽ, tận tụy, tâm huyết với chất lượng toàn diện của nhà trường. Trong tám năm ( 1958-1966) đã có 2209 lượt học sinh trong toàn huyện về học tập. Theo điều tra chưa đầy đủ sau khi ra trường có gần 100 người có học vị trên đại học. Gần 500 người có trình độ đại học và cao đẳng, hàng trăm người là cán bộ chủ chốt của địa phương và cán bộ quản lý cấp huyện, tỉnh và cao hơn; Hơn 400 người vào quân đội trong đó có gần 200 người là liệt sĩ, 65 người có quân hàm từ cấp tá trở lên trong đó có một cấp tướng và một anh hùng quân đội. Một điều đáng vui mừng nữa là trong số học sinh trưởng thành sau khi ra trường có 308 người vào ngành sư phạm.

II/. GIAI ĐOẠN III –GIAI ĐOẠN TRƯỜNG THUỘC XÃ YÊN PHONG ( Từ 1966  đến  2018 ):

1) . Giai đoạn mang tên trường cấp 2 Yên Phong ( 1966-1976)   

Giai đoạn này cả nước ta đang tiến hành cuộc kháng chiến oanh liệt chống Mỹ để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, đồng thời để hoàn thành nhiệm vụ khó khăn nhưng vẻ vang góp phần vào cách mạng thế giới. Muốn vậy phải tích cực đào tạo, sử dụng cán bộ chuyên môn trong tất cả các ngành, các cấp. Vì vậy mỗi xã cần xây dựng một trường cập 2 . Do đó tháng 9 năm 1966 trường cấp II Yên Định được đổi thành trường cấp II  xã Yên Phong.

Năm học 1966-1967 đến năm học 1974-1976 trường luôn có 8 lớp, bình quân 362 học sinh/năm học. Đặc biệt năm 1967 nhà trường, địa phương được tiếp quản 67 em học sinh K8 của tỉnh Quảng trị, trường có nhiệm vụ giảng dạy và giúp đỡ các em học tập . Trong các năm học này trường do các thầy Bùi Văn Cung và Trịnh Xuân Vân làm hiệu trưởng .Lúc bấy giờ trường lớp vẫn còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn . Lớp học chỉ là phòng học tạm bợ bằng tranh tre nứa lá. Ghế ngồi của học sinh làm bằng những đoạn tre, luồng ghép lại, thậm chí học sinh phải kê thúng, rổ làm bàn để viết.

Mặc dù chồng chất khó khăn trong thời kì chiến tranh,  các thầy cô giáo chủ yêú là quê ở các xã khác, huyện khác về đây công tác, cuộc sống vô cùng khó khăn thiếu thốn về mọi mặt , nhưng với tấm lòng nhân hậu, yêu nghề, mến trẻ các thầy cô vẫn tận tụy giảng dạy nhiệt tình. Chính vì thế các hoạt động của nhà trường vẫn giữ ổn định,chất lượng giáo dục không ngừng được tăng lên.

2) Giai đoạn mang tên trường phổ thông cơ sở ( 1977- 1989)

Năm 1975, đất nước thống nhất, cả nước đi lên CNXH. Thực hiện quá trình tổ chức lại nền sản xuất xã hội, từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy huyện Yên Định được sát nhập với huyện Thiệu Hóa thành Huyện Thiệu Yên vào năm 1977; cũng từ năm học 1977 – 1978 Yên Phong sát nhập cấp I và cấp II thành trường phổ thông cơ sở. Số lớp hàng năm luôn từ 25 đến 28 lớp với số học sinh từ 1000 đén 1500 em, cán bộ giáo viên tăng lên gấp 3, trường có 2 khu tách biệt gần 1km do các thầy Lê Du Hý; Trịnh Xuân Tiến; Nguyễn Thế Trụ và Cô Nguyễn Thị Minh làm hiệu trưởng.

Một điều đặc biệt là từ năm học 1979 – 1980 đến năm học 1985 – 1986 Huyện Thiệu Yên giao cho trường đảm nhiệm 1 phân hiệu chuyên nhằm bồi dưởng số học sinh giỏi của toàn huyện 3 môn: Toán, Văn, Vật lý đi dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia,  nhiều em đã trưởng thành, có học vị cao góp phần làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của nhà trường.

3) Thời kỳ trường mang tên trường THCS Yên Phong ( 1990-2018 )

Sau khi thực hiện cải cách giáo dục lần 3 ( năm 1981) từ hệ 10 năm thành hệ 12 năm. Năm  học 1990-1991 trường lại tách thành 2 trường là  trường Tiểu học Yên Phong và trường THCS Yên Phong hiện nay .

Thời kỳ này trường luôn luôn có 4 khối lớp: Từ lớp 6 đến lớp 9. Các năm học 1990-1991 đến năm học 2002-2003 trường luôn có 12 lớp, bình quân từ 500 -530 học sinh.  Từ năm học 2003 -2004 đến nay ( 2018) do thực hiện kế hoạch hóa gia đình tốt nên số học sinh và số lớp của trường giảm dần từ 10 lớp  xuống còn 8 lớp ( 244 học sinh) ;  Số thầy cô giáo cũng giảm từ 36 Thầy Cô xuống còn 18 Thầy Cô ở năm học 2018-2019 .

18 năm trong điều kiện, tình hình thế giới có nhiều biến đổi, nhất là sự sụp của các nước XHCN Đông Âu , sự tan dã của nhà nước Xô Viết năm 1990. Ở trong nước tình hình kinh tế xã hội chịu hậu quả của chiến tranh, sự trì trệ của cơ chế quan liêu bao cấp đã làm cho nền kinh tế nước ta gặp không ít khó khăn. Tình trạng lạm phát, thêm vào đó chúng ta không còn sự giúp đỡ, hậu thuẫn của Liên Xô. Trước tình hình đó Đảng ta đã có quyết sách chiến lược : Tiến hành đổi mới toàn diện trên  tất cả các mặt . Đối với giáo dục Đảng ta coi “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Tư tưởng chỉ đạo đó đã được cụ thể hóa bằng Nghị quyết IV của Ban chấp hành TW Đảng khóa VII về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục như một chìa khóa vạn năng tháo gỡ cho giáo dục thoát  ra  khỏi sự bế tắc trì trệ . Rồi Nghị quyết TW 2 khóa VIII ra đời đã được toàn Đảng, toàn dân và ngành giáo dục đón nhận như một “bảo bối “làm cho ngành giáo dục chuyển mình rõ rệt.

Cũng trong giai đoạn này Đảng quan tâm chỉ đạo tiếp tục thực hiện Nghị quyết các kỳ đại hội đảng khóa IV,VI, VIII, IX về giáo dục và đào tạo. Nghị quyết Đại hội đảng  khóa X ,XI và XII vạch ra  mục tiêu giáo dục giai đoạn 2005 – 2010 và đến 2020 về  đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Cùng với đó là những chủ trương, chính sách, sự phát triển kinh tế trong tình hình mới – hội nhập quốc tế, sự bùng nổ khoa học công nghệ đòi hỏi nguồn nhân lực kỹ thuật cao. Do vậy nhu cầu, phong trào, sự đầu tư cho dạy-học được các cấp, các ngành và nhân dân quan tâm đầu tư hơn. Đối với ngành giáo dục thực hiện “”đổi mới phương pháp dạy – học; các cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”, “ Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích”,… hoàn thành phổ cập giáo dục, “xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ”; “ xây dựng nông thôn mới “ .

Trong tình hình mới đó được sự quan tâm của phòng giáo dục, của đảng ủy, UBND và các ban ngành, nhân dân xã Yên Phong , sự ủng hộ đồng thuận của Hội phụ huynh học sinh, với lòng nhiệt tình, sáng tạo, năng động của các Thầy Cô hiệu trưởng: Nguyễn Thị Minh, Lê Huy Bảy, Nguyễn Đăng Cầu, Bùi Văn Chuẩn; Sự đầu tư của cha mẹ học sinh, sự cần cù chăm chỉ, linh hoạt sáng tạo của thầy và trò đã phát huy được truyền thống nhà trường: Chất lượng được nâng lên toàn diện, cơ sở vật chất được đầu tư nhiều hơn. Chính vì vậy nhà trường đã đạt được những thành tích đáng tự hào: 8 năm học liên tục (từ  năm học 1995-1996 đến năm học 2001-2002) đạt tiên tiến cấp Tỉnh.

Năm 2000 trường được UBND tỉnh tặng bằng khen về thành tích:

Đơn vị tiên tiến xuất sắc 10 năm đổi mới (1990-2000).

 Năm 2001 trường được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng bằng khen.

Năm 2002 trường được thủ tướng chính phủ tặng bằng khen.

Năm 2005 trường được công nhận trường  đạt chuẩn Quốc gia.

Tháng 1/2006 trường được tặng Huân chương lao động hạng 3.

Năm học 2016-2017  được UBND tỉnh tặng bằng khen;

 Năm 2018 được bộ tặng bằng khen “ Đơn vị vị tiên tiến 10 năm đổi mới”

PHẦN III:  KẾT LUẬN

Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, từ những năm tháng đầu tiên mới thành lập (9/1958) cho đến nay, nhà trường đã đi qua một chặng đường hơn nửa thế kỉ với biết bao khó khăn thử thách, bao bước thăng trầm được đặt ra cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Để có được một ngôi trường khang trang, có bề dày lịch sử, có chất lượng giáo dục toàn diện, có đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn, tâm huyết trách nhiệm với nghề được Đảng và nhân dân tin cậy là cả một quảng thời gian dài phấn đấu liên tục không mệt mỏi, vượt lên bao khó khăn gian khổ hoàn thành sứ mạng lịch sử mà Đảng và nhân dân giao phó của các thế hệ thầy trò trường THCS Yên Phong. Biết bao thế hệ thầy cô giáo đã chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong những ngày tháng công tác tại trường. Nhiều thầy cô đã từ mài trường này nghỉ hưu, hay chuyển công tác đến các trường khác. Nhiều thầy cô giáo mới, trẻ lại về trường, tiếp tục dốc lòng vì sự nghiệp giáo dục.

Nhìn lại chặng đường đã đi suốt trong 60 năm qua, nhà trường đã đạt được những thành tích đáng tự hào. Chất lượng giáo dục toàn diện luôn được nhà trường chú trọng. Song song đó nhà trường luôn chú ý đào tạo mũi nhọn, cung cấp nhân tài cho quê hương đất nước. Kết quả học sinh tốt nghiệp THCS luôn đạt từ 99 đến 100%. Học sinh đậu vào THPT hàng năm từ 85 % trở lên. Có nhiều học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh. Có học sinh thủ khoa đại học. Có giáo viên đạt giáo viên giỏi tỉnh và nhiều giáo viên đạt giáo viên giỏi huyện… Có biết bao thế hệ học sinh từ mái trường này tung cánh đi khắp mọi miền Tổ quốc đem tài năng, trí tuệ cống hiến cho quê hương đất nước, làm rạng rỡ thêm truyền thống tốt đẹp của nhà trường.

Trong 60 năm xây dựng và phát triển của nhà trường, dù trường ở giai đoạn là trường huyện hay trường thuộc xã ( Từ 1958- 1966 ) hay trường thuộc xã ( Từ 1966 – 2018 ) nhà trường vẫn luôn giữ được vai trò tiên phong trong sự nghiệp giáo dục. Trường đã có:

 Có 25 năm đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp huyện

Có 14 năm được tặng giấy khen, bằng khen của  tỉnh , trong đó có 8 năm học liên tục (từ  năm học 1995-1996 đến năm học 2001-2002) đạt tiên tiến cấp Tỉnh.

Năm 2000 trường được UBND tỉnh tặng bằng khen về thành tích:

Đơn vị tiên tiến xuất sắc 10 năm đổi mới (1990-2000).

 Năm 2001 trường được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng bằng khen.

Năm 2002 trường được thủ tướng chính phủ tặng bằng khen.

Năm 2005 trường được công nhận trường  đạt chuẩn Quốc gia.

Tháng 1/2006 trường được tặng Huân chương lao động hạng 3.

Năm học 2016-2017  được UBND tỉnh tặng bằng khen

Năm 2018 được bộ tặng bằng khen “ Đơn vị vị tiên tiến 10 năm đổi mới”

Có 1 người là cán bộ cao cấp giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền.

2 người là cán bộ cấp vụ trưởng, 2 người giữ chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh; có 7 người giữ chức chủ tịch và phó chủ tịch UBND huyện;  có 1 người là cấp tướng; có 1 người học vị giáo sư , 7 người  học vị tiến sỹ  .Có 895 người có trình độ Đại học và Cao đẳng, có 17 người quân đội có quân hàm đại tá. Hàng trăm sỹ quan cấp úy, cấp tá và rất nhiều những chiến sỹ quân đội nhân dân;

Có được những thành tích đáng tự hào đó là kết quả của sự lãnh đạo và quan tâm của các cấp Đảng ,chính quyền đối với nhà trường; sự lãnh đạo trực tiếp của chi bộ Đảng, nhà trường, của các thế hệ thầy cô giáo, sự đoàn kết nhất trí cao, tinh thần vượt khó, thi đua dạy tốt, học tốt dốc lòng vì sự nghiệp trồng người tạo nên sức mạnh tổng hợp giúp nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ.Thành qủa trong 60 năm xây dựng và phát triển của nhà trường đã tạo nên những truyền thống tốt đẹp đáng trân trọng để lại mãi mãi cho các thế hệ mai sau. Một trang sử mới mở ra. Nhiều thách thức đang đón đợi. Hôm nay- Thế kỉ XXI là thế kỉ của tri thức, của nền kinh tế công nghệ cao. Thế kỉ XXI mở ra những cơ hội mới nhưng cũng đặt ra những thách thức mới. Để đón đầu và đuổi kịp với nền khoa học của các nước trên thế giới, chúng ta phải xây dựng một xã hội học tập, nâng cao chất lượng giáo dục, thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Yên Phong chúng ta đang trên đà phát triển mạnh, và nhanh. Thầy và trò trường THCS Yên Phong quyết tâm phấn đấu, không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, không ngừng thi đua học tập. Tập thể sư phạm nhà trường với 18 CB,GV,NV là một tập thể đoàn kết, nhất trí. Giáo viên trường THCS Yên Phong trong công việc thì nhiệt tình, nghiêm túc, thẳng thắn, trong cuộc sống thì chân tình, yêu thương. Nề nếp chuyên môn được các thầy cô thực hiện tự giác, hiệu quả cao. Chúng ta thực sự tự hào về đội ngũ của mình, được công tác trong một tập thể như thế là niềm vinh dự của bất kì một giáo viên nào. Sáu mươi  năm đã qua thật đáng tự hào. Giữ vững và phát huy hơn nữa truyền thống của trường là trách nhiệm của các thầy giáo, cô giáo trường THCS Yên Phong. Chúng ta tin rằng thầy và trò trường THCS Yên Phong  sẽ làm được những điều mà các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân mong đợi, xứng đáng là mái trường quê hương huyện anh hùng../.

Ban văn hóa./.

 

 

Alternate Text Gọi ngay