10 sản phẩm lỗi đáng xấu hổ nhất trong lịch sử Apple! | Công nghệ
Apple là một trong những công ty công nghệ được đánh giá cao nhất trên toàn cầu, đã tạo dựng được danh tiếng trong việc tạo ra các sản phẩm cao cấp, đáng tin cậy với các tính năng sáng tạo đột phá. Với tất cả những lời khen ngợi mà Apple nhận được, có thể dễ dàng quên đi nhiều thất bại của hãng, một số trong số đó không bao giờ được đưa ra thị trường. Thực tế, Apple hiện là công ty công nghệ giàu nhất thế giới nhưng sự phát triển vượt bậc của hãng không phải không có những thất bại, một số trong số đó từng khiến công ty đứng trước bờ vực phá sản. Một số sản phẩm xấu số này được nhận ra quá kém hoặc quá tham vọng nhưng gần như tất cả chúng đều ảnh hưởng đến các thiết bị mà iFan yêu thích ngày nay. Cùng 24hStore điểm mặt lại 10 sản phẩm lỗi đáng xấu hổ nhất trong lịch sử Apple.
1. Bàn phím bướm (Butterfly Keyboard): Sự thất bại nổi tiếng nhất
Đây là câu chuyện về sự thất bại công nghệ nhục nhã nhất của Apple, bắt đầu vào năm 2015 khi công ty phát hành MacBook 12 inch với bàn phím sử dụng công tắc “Butterfly” cấu hình thấp. Mặc dù máy tính xách tay siêu mỏng được đón nhận nồng nhiệt nhưng bàn phím cứng đơ, thiếu sức sống đã nhận được chỉ trích gay gắt từ khách hàng và truyền thông. Bất chấp những lời chỉ trích, Apple vẫn tiếp tục và đưa Butterfly vào MacBook Air và MacBook Pro.
Tuy nhiên, sự bất tiện không phải là điều cuối cùng giết chết bàn phím Butterfly mà chính là chất lượng yếu kém của sản phẩm. Các công tắc rất yếu nên bất kỳ mảnh vụn hoặc bụi bẩn mắc kẹt bên dưới cũng có thể làm gãy phím. Lỗi xảy ra phổ biến đến mức khách hàng phải đổ xô đến các cửa hàng Apple để tháo rời và sửa chữa. Nhưng Apple phản ứng rất chậm chạp và khó chịu. Trong nhiều năm, công ty chỉ thực hiện các chỉnh sửa nhỏ đối với bàn phím trước khi triển khai “chương trình dịch vụ bàn phím mở rộng”. Mãi cho đến năm 2020 sau khi phát hành MacBook Pro 16 mới, Apple mới bắt đầu loại bỏ Butterfly.
2. iPod Hi-Fi – Thất bại gần đây nhất
iPod Hi-Fi là một trong những sản phẩm thất bại gần đây nhất của Apple, được giới thiệu là một thiết bị hấp dẫn, cao cấp với chất lượng âm thanh mạnh mẽ và khả năng điều khiển từ xa. Không giống như các loa không dây mà chúng ta sử dụng ngày nay, iPod Hi-Fi là một trung tâm loa với đầu nối 30 chân cho iPod. Khi gia nhập thị trường, sản phẩm đã có một số tùy chọn tuyệt vời mang lại chất lượng âm thanh và đầu ra video thậm chí còn tốt hơn với mức giá 350 đô la Mỹ mà Apple đang bán ra. Tuy nhiên, thiết bị không bán chạy và lặng lẽ ngừng sản xuất chưa đầy hai năm sau khi ra mắt.
3. Macintosh kỷ niệm 20 năm (TAM) với mức giá trên trời
Được phát hành để kỷ niệm 20 năm thành lập Máy tính Apple, Macintosh kỷ niệm 20 năm (Twentieth Anniversary Macintosh) là một mặt hàng xa xỉ không giống bất cứ sản phẩm nàn mà Apple đã phát hành cho đến thời điểm đó. TAM có hình dạng phẳng khó hiểu với đầu vào máy tính và ổ đĩa CD ở nửa dưới, màn hình LCD 12.1 inch ma trận. Đây được coi là thiết bị bao quát khi tích hợp máy tính, TV (với bộ dò sóng tích hợp sẵn) và đài (với bộ thu sóng FM). Và TAM thất bại do một vấn đề quá quen thuộc: mức giá trên trời. Khi nó được công bố lần đầu tiên tại Macworld Expo vào năm 1997, công ty đã ước tính mức giá khoảng 9.000 USD (12.494 USD cho bản cao nhất) và sau vài tháng phát hành, giá giảm còn 7.499 USD (10.410 USD). Chỉ sau một năm, giá tiếp tục giảm xuống còn 1.995 USD (2.769 USD) nhưng điều này cũng không níu kéo được khách hàng. Vì vậy, một số ít được bán đến mức sản phẩm trở thành vật phẩm của các nhà sưu tập và hiện nay được niêm yết ở mức lên tới 20.000 đô la Mỹ (27.764 đô la Mỹ).
4. Sự thiếu sót của Apple USB Mouse (Hockey Puck)
Vẻ ngoài xinh đẹp nhưng không thực tế, Apple USB Mouse là một thiết bị ngoại vi thiếu sót nghiêm trọng trong lịch sử nhà Táo. Thay vì tạo ra một con chuột bình thường đã được thử nghiệm với hai nút bấm, con chuột USB đầu tiên của Apple chỉ có một nút duy nhất ở trên cùng của vỏ hình Roomba. Được đánh giá là một thiết kế khủng khiếp không thể kém tiện dụng hơn. Thiết bị không có phần trên dưới rõ ràng, việc định hướng con trỏ tẻ nhạt một cách không cần thiết, dây quá ngắn, chuột quá nhỏ. điều thực sự tồi tệ nhất về iMac ban đầu là con chuột của nó. Có vẻ như con chuột được thiết kế theo sự quái dị một nút của Apple, cảm giác như bạn đang cố gắng di chuyển con trỏ xung quanh bằng cách đẩy một quả khúc côn cầu. Và cái gì đến cũng phải đến, con chuột khúc côn cầu đã thua thảm hại sau 2 năm phát hành.
5. Thiệt hại thê thảm nhờ Apple III (Apple ///)
Apple III (Apple ///) là một thất bại thương mại khủng khiếp khiến Apple rơi vào tình thế khó khăn ngay trong những ngày đầu thành lập. Sau khi Apple II thành công, mẫu máy thế hệ thứ ba được xây dựng để Apple tìm được chỗ đứng trên thị trường trước khi sự xuất hiện của IBM PC một năm sau đó. Thay vì xây dựng theo mô hình thành công trước đó, Apple lại chọn tạo ra một hệ thống hoàn toàn mới với bàn phím đầy đủ, màn hình hiển thị và hệ điều hành nâng cao. Mục tiêu là giành chiến thắng trong lĩnh vực thương mại và chiếm 90% thị trường, loại bỏ Apple II một cách hiệu quả. Nhưng máy tính bị các vấn đề nghiêm trọng về chất lượng. Các bo mạch chủ quá nóng do thiếu quạt làm mát, hậu quả của những rắc rối về kỹ thuật và quản lý sản phẩm khiến chiếc máy tính này bị “lỗi phần cứng 100%”.
6. Apple Newton – Ý tưởng lớn nhưng thất bại
Apple từng đưa ra một ý tưởng lớn là tạo ra một chiếc máy tính di động có thể bỏ vừa túi của bạn. Không phải iPhone mà đó là Apple Newton. Mặc dù nó không phải là thiết bị tổ chức kỹ thuật số nhỏ gọn đầu tiên, nhưng Newton MessagePad là thiết bị đầu tiên được mệnh danh là “trợ lý kỹ thuật số cá nhân”. Một thiết bị hình chữ nhật có thể bỏ túi với màn hình cảm ứng nhỏ mà người dùng có thể tương tác bằng bút cảm ứng nhựa đi kèm. Một trong những trở ngại lớn nhất để tạo ra một thiết bị như vậy là việc tìm ra một con chip không cần nhiều năng lượng và không tạo ra nhiều nhiệt. Apple đã đầu tư 3 triệu đô la Mỹ vào Acorn – một công ty công nghệ của Anh, để giúp sửa đổi con chip của mình. Apple, Acorn và đối tác chip VLSI đã tách bộ phận chip thành một công ty mới có tên là Advanced RISC Machines và tạo ra CPU ARM610 để cung cấp năng lượng cho Apple Newton.
Cuối cùng, những yếu tố này đã kết hợp với nhau để tạo thành nền tảng Apple Newton, nền tảng này lần đầu tiên được ra mắt trước công chúng tại CES vào năm 1992. Newton MessagePad ban đầu (H1000) sẽ được bán vào năm 1993 với các tính năng cơ bản như máy tính, lịch và khả năng nhận dạng chữ viết tay nổi tiếng là kém. Mặc dù được Apple quảng bá phô trương nhưng Newton đã thất bại về mặt thương mại cho đến khi nó bị khai tử vào năm 1998 bởi Steve Jobs. Tuy thất bại nhưng ARM là tiền đề cho các chip ngày này, giúp cung cấp năng lượng cho hơn 160 tỷ thiết bị bao gồm cả máy Mac mới nhất của Apple.
7. Lịch sử ngắn ngủi của Apple Pippin
Pippin có một lịch sử ngắn ngủi, bắt đầu để Apple mở rộng sang thị trường đa phương tiện và kết thúc là một chiếc máy chơi game thất bại. Trong giai đoạn đặc biệt khó khăn của lịch sử của Apple, hãng đã tạo ra một nền tảng phần cứng dựa trên hệ điều hành Macintosh. Vào thời điểm đó, sản phẩm được mô tả là một “máy Macintosh thu gọn” chạy hệ điều hành MacOS cổ điển và được cung cấp bởi bộ xử lý PowerPC. Đây không phải là một sản phẩm bán lẻ, mà là một nền tảng mà Apple dự định cấp phép cho các công ty khác nhau có thể biến nó thành sản phẩm của riêng họ với các sửa đổi. Kết quả, ngoài một thỏa thuận cấp phép nhỏ với công ty Katz, Apple không còn khách hàng nào khác và Apple Pippin thất bại. 8 iTunes Ping – Sự thử nghiệm thất bại
8. iTunes Ping – Sự thử nghiệm thất bại
iTunes Ping là một thử nghiệm thất bại được đưa vào iTunes 10. Mục tiêu của tính năng này là thu hẹp khoảng cách giữa nghệ sĩ và người nghe, mang đến tương tác cho người dùng với các nhạc sĩ yêu thích của mình và chia sẻ âm nhạc với bạn bè. Được phát hành vào năm 2010, Ping dường như đã thành công ngay lập tức với 1 triệu người dùng trong vòng 48 giờ đầu tiên. Tuy nhiên iTunes Ping đã thất bại nhanh chóng sau đó vì không thể đáp ứng cho người dùng, sản phẩm bị hạn chế về phạm vị, không tích hợp nền tảng mạng xã hội và không cung cấp điều gì khác biệt cho người dùng ngoài âm nhạc. Ping đã dừng hoạt động sau 2 năm ra mắt vì khách hàng đã bỏ phiếu đồng ý loại bỏ tính năng này.
9. Macintosh TV
Với khẩu hiệu tất cả trong một, Macintosh TV là sự kết hợp không mất hoàn hảo giữa máy tính để bàn và TV của Apple. Dựa theo ý tưởng tiết kiệm không gian và tiền bạc nhờ công dụng 2 trong 1. Trung tâm của máy Macintosh LC 520 được trang bị bộ vi xử lý Motorola 68030 32 MHz, bộ nhớ 5MB (có thể nâng cấp lên 8MB) và ổ cứng 160MB. Ngày nay, bạn có thể xem TV trong ứng dụng hoặc cửa sổ trình duyệt riêng biệt trong khi tiếp tục làm việc trên máy tính của mình nhưng trước đó thì không. Chỉ cần nhấn nút “TV / Mac” trên điều khiển từ xa Sony có kích thước bằng thẻ tín dụng đi kèm là PC sẽ thay đổi từ máy Mac sang TV. Vì vậy, bạn có thể chơi Pacman trên TV và sau đó quay lại làm việc ngay trên máy Mac của mình chỉ bằng một nút bấm. Tuy nhiên sản phẩm cũng rất đắt tiền, mức giá 2.099 USD (2.914 USD cho phiên bản cao nhất). Cuối cùng, Macintosh TV chậm hơn và đắt hơn so với các tùy chọn khác trên thị trường và thiếu các tính năng cốt lõi. Apple cuối cùng chỉ xuất xưởng 10.000 chiếc trước khi ngừng sản xuất Macintosh TV sau 4 tháng phát hành.
10. AirPower thất bại trước khi ra mắt
AirPower trở thành một thất bại hài hước khi Apple đã giới thiệu sản phẩm này với công chúng nhưng sau thời gian chờ đợi Apple đã lặng lẽ xóa AirPower ra khỏi danh sách phát hành. Vào ngày 12 tháng 9 năm 2017, trong sự kiện ra mắt iPhone 8, iPhone 8 Plus, iPhone X và vỏ sạc AirPods, trên sân khấu Apple đã hứa hẹn sẽ có nhiều thiết bị tốt xuất hiện trên thị trường nhờ tính năng sạc không dây được bổ sung vào iPhone 8 và iPhone X. Apple muốn tham gia vào cuộc chiến bằng cách phát hành bộ sạc không dây để cai trị tất cả. Một cục sạc có thể cấp nguồn đồng thời cho ba thiết bị như điện thoại, tai nghe không dây và đồng hồ thông minh. Apple đã tuyên bố hãy chờ đón bộ sạc AirPower vào năm tới nhưng năm 2018 đã đến và đi mà không có bất kỳ chiếc AirPower nào. Thay vì thêm thông tin, AirPower đã bị xóa mờ khỏi trang web của công ty.
Các báo cáo nổi lên về sự cố mà Apple đang gặp phải khi thiết kế pad, bất kỳ ai đã sử dụng sạc Qi đều biết rằng việc sạc không dây một thiết bị sẽ tạo ra nhiệt lượng đáng kể. Việc đặt thêm hai thiết bị trên một bề mặt nhiều cuộn dây là một nguy cơ hỏa hoạn. Thiết bị không hoạt động theo các tiêu chuẩn Apple đặt ra và vào tháng 3 năm 2019, Táo khuyết đã hủy bỏ AirPower.
Ngày nay, mọi thứ Apple sản xuất dường như điều biến thành những sản phẩm dát vàng, từ những chiếc iPhone huyền thoại đến máy Mac dẫn đầu thị trường và cả những phần mềm tiện ích mạnh mẽ. Trước những thất bại trong lịch sử phát triển, Apple giờ đây đã là ông lớn đi đầu trong lĩnh vực công nghệ. Và nếu bạn đọc quan tâm đến lịch sử công nghệ hay các sản phẩm hot nhất thì hãy theo dõi trang tin tức của 24hStore để cập nhật xu hướng công nghệ mới nhất nhé.
Dành cho những bạn muốn trải nghiệm các sản phẩm và dịch vụ của Apple tại Việt Nam có thể đến ngay các cửa hàng 24hStore. Đây là hệ thống uỷ quyền chính hãng của Apple tại Việt Nam (Apple Authorised Reseller). Đến với 24hStore quý khách hàng sẽ được tận hưởng trải nghiệm mua sắm sản phẩm chính hãng cùng dịch vụ bảo hành, chăm sóc đúng chuẩn quy trình Apple. Còn chờ gì nữa mà không ghé ngay cửa hàng và sắm ngay một em iPhone 13 cao cấp nhất của Apple để nhận thật nhiều khuyến mãi khủng. Đừng quên liên hệ qua số điện thoại 1900.0351 để nhận ưu đãi tối đa nhé.
Xem thêm: Góc hề hước: Apple thất bại ê chề, lại quay về với Qualcomm!