12 Truyện Ngắn Cho Trẻ Mầm Non Hay Nhất – Trường TIểu Học Tiên Phương – Chương Mỹ – Hà Nội

Dưới đây là tổng hợp 12 truyện ngắn cho trẻ mầm non hay nhất đang được nhiều phụ huynh tìm đọc cho các bé ở độ tuổi mẫu giáo mầm non.

Truyện ngắn cho trẻ mầm non số 1:  HỔ

Thấy mèo nổi tiếng là giỏi võ, lại có hình dáng giống mình, hổ lân la làm quen và nhờ mèo truyền cho võ nghệ. Mèo đồng ý và bảo hổ ngồi xuống đất, còn  mèo thì ngồi trên một gốc cây.

Hằng ngày đến lớp, hổ học tập chăm chỉ, muốn  nhanh chóng thật giỏi võ để làm chúa tể muôn loài. Mèo dạy hổ rất tận tình. Gần hết khoá học hổ tưởng rằng vốn của mèo đã hết, không đi học nữa.

Một hôm, thấy mèo đi qua, hổ nhảy chồm về  phía mèo, định vồ ăn thịt. Nhanh như cắt, mèo trèo tót lên cây. Từ trên cao mèo nhìn xuống và nói với hổ:

– Ta ở đây thì mi có hiểm độc đến đâu cũng không thể bắt ta được. Đồ lừa thầy phản bạn! Hổ đứng dưới gầm gào, bực bội và bất lực. Đến lúc ấy nó mới biết là chưa học hết các môn võ của thầy.

Ý nghĩa của truyện: Phải coi chừng hành động xấu của kẻ ác; lừa thầy phản bạn như hổ trong truyện là rất xấu.

Truyện ngắn cho trẻ mầm non số 2:

Chú lừa khôn ngoan

Thấy mèo nổi tiếng là giỏi võ, lại có hình dáng giống mình, hổ lân la làm quen và nhờ mèo truyền cho võ nghệ. Mèo đồng ý và bảo hổ ngồi xuống đất, còn mèo thì ngồi trên một gốc cây. Hằng ngày đến lớp, hổ học tập chăm chỉ, muốn nhanh chóng thật giỏi võ để làm chúa tể muôn loài. Mèo dạy hổ rất tận tình. Gần hết khoá học hổ tưởng rằng vốn của mèo đã hết, không đi học nữa. Một hôm, thấy mèo đi qua, hổ nhảy chồm về phía mèo, định vồ ăn thịt. Nhanh như cắt, mèo trèo tót lên cây. Từ trên cao mèo nhìn xuống và nói với hổ: – Ta ở đây thì mi có hiểm độc đến đâu cũng không thể bắt ta được. Đồ lừa thầy phản bạn! Hổ đứng dưới gầm gào, bực bội và bất lực. Đến lúc ấy nó mới biết là chưa học hết các môn võ của thầy.

Một con lừa đang vui vẻ nhở nhơ ăn cỏ trên cánh đồng mà không hề hay biết rằng có một con sói đang rình nó. Khi con lừa ăn xong và ngẩng đầu lên, nó ngỡ ngàng nhận ra con sói đang đứng nhìn mình. Con lừa biết rằng mình phải suy nghĩ nhanh nếu muốn tự cứu lấy bản thân. Nó bắt đầu hét lên như thể mình đang bị thương rất nặng. Nghe tiếng hét, con sói không hiểu chuyện gì đang xảy ra nên nó đã tiến lại gần và hỏi:

– Mày bị sao vậy?
– Một cái gai đâm vào chân tôi, anh có thể giúp tôi lấy nó ra được không? Lừa mếu máo
– Tại sao tao phải làm thế?
– À, tại vì điều này có lợi cho anh. Cái gai rất nhọn. Nếu anh ăn thịt tôi, cái gai sẽ bị kẹt trong cổ họng của anh đấy.

Bạn đang xem: 12 Truyện Ngắn Cho Trẻ Mầm Non Hay Nhất

Truyện ngắn cho trẻ mầm non số 2: Chú lừa khôn ngoanTruyện ngắn cho trẻ mầm non số 2: Chú lừa khôn ngoan

Nghe lừa nói cũng có lý, sói chạy lại định giúp lừa lấy cái gai ra. Tuy nhiên, khi sói đến gần, lừa bèn tung chân đá mạnh khiến sói ngã lăn lộn mấy vòng xuống đất và nhanh chân chạy trốn. Con sói bị choáng váng và không kịp nhận ra chuyện gì nữa. Sau khi bình tĩnh lại, sói nhận thấy mình bị mất vài cái răng. Sói cảm thấy vô cùng xấu hổ về sự ngu ngốc của mình.

Truyện ngắn cho trẻ mầm non số 3: Cò đi lò dò

 

Ngày xửa ngày xưa có một chú cò con bị rơi từ trên cao, bị gãy mất một chân. Rất may, cò được một anh nông dân đem về nhà nuôi dưỡng và chữa chạy. Chẳng bao lâu nó trở lại bình thờng và thành người bạn thân thiết của anh nông dân.

Hằng ngày anh nông dân ra đồng chăm lúa, còn cò thì ở nhà trông nhà. Cò đi lò dò khắp nhà bắt ruồi cho anh. Những ngày đẹp trời, anh nông dân lại cho cò theo mình ra đồng.

Một hôm nó nhìn lên bầu trời, thấy mấy con cò khác đang bay liệng vui vẻ. Nó nhớ bố mẹ và anh chị em. Cò muốn về với gia đình nhưng không nỡ chia tay với người đã cứu mình. Anh nông dân biết chuyện, khuyên mãi cò mới chịu bay trở về với bầy đàn của mình.

Từ đấy, mỗi khi có dịp, cò lại kéo cả đàn đến thăm anh nông dân và cánh đồng của anh.

Ý nghĩa câu truyện: Phải biết yêu thiên nhiên, thương yêu động vật hoang dã như anh nông dân và biết ơn người đã giúp mình vượt qua khó khăn.

Truyện ngắn cho trẻ mầm non số 4: Chú quạ thông minh

Ngày xửa ngày xưa có một chú cò con bị rơi từ trên cao, bị gãy mất một chân. Rất may, cò được một anh nông dân đem về nhà nuôi dưỡng và chữa chạy. Chẳng bao lâu nó trở lại bình thờng và thành người bạn thân thiết của anh nông dân. Hằng ngày anh nông dân ra đồng chăm lúa, còn cò thì ở nhà trông nhà. Cò đi lò dò khắp nhà bắt ruồi cho anh. Những ngày đẹp trời, anh nông dân lại cho cò theo mình ra đồng. Một hôm nó nhìn lên bầu trời, thấy mấy con cò khác đang bay liệng vui vẻ. Nó nhớ bố mẹ và anh chị em. Cò muốn về với gia đình nhưng không nỡ chia tay với người đã cứu mình. Anh nông dân biết chuyện, khuyên mãi cò mới chịu bay trở về với bầy đàn của mình. Từ đấy, mỗi khi có dịp, cò lại kéo cả đàn đến thăm anh nông dân và cánh đồng của anh.

Một ngày nóng nực, chú quạ khát nước đến khô cả cổ. Chú cứ bay mãi bay mãi để tìm nước uống nhưng không thấy. Chú cảm thấy mình đã rất yếu, gần như từ bỏ hi vọng.

Đột nhiên, chú nhìn thấy một cái bình nước ở dưới gốc cây. Vội vàng chú bay thẳng xuống để xem xem có chút nước nào sót lại trong bình không. Thật may làm sao, trong bình vẫn có một chút nước đủ để chú thỏa cơn khát.

Chú cố nhét mỏ của mình vào cái bình. Đáng buồn thay, cổ của bình quá hẹp không vừa với cái mỏ của quạ. Nghĩ cách khác, chú lại cố gắng để đẩy đổ cái bình xuống cho nước chảy ra ngoài. Nhưng bình quá to và nặng so với chút sức lực còn lại của quạ.

Truyện ngắn cho trẻ mầm non số 4: Chú quạ thông minh

Truyện ngắn cho trẻ mầm non số 4: Chú quạ thông minh

Không bỏ cuộc, quạ suy nghĩ xem mình nên làm gì để có thể uống được nước trong bình. Nhìn ra xung quanh, chú bắt gặp mấy hòn đá cuội nằm vương vãi trên mặt đất. Đột nhiên chú nảy ra một ý tưởng cực kỳ thông minh. Chú dùng mỏ của mình để nhặt nhạnh từng hòn sỏi một, rồi thả chúng vào bình. Càng nhiều sỏi được thả vào thì mực nước trong bình tiếp tục dâng lên cao. Chẳng bao lâu nước đã dâng lên đến gần miệng bình. Vậy là quạ có thể uống nước một cách dễ dàng.

Truyện ngắn cho trẻ mầm non số 5: Thỏ và Sư Tử

Ở một khu rừng già có một con sư tử rất hung dữ. Mỗi ngày sư tử bắt các loài thú phải hiến cho nó một con vật để ăn thịt. Hôm ấy, đến lượt thỏ phải nộp mình cho sư tử. Trên đường đi thỏ gặp một cái giếng. Nó dừng lại nhảy lên thành giếng, nhìn xuống, thấy bóng mình trong đó.

Thỏ chợt nghĩ ra cách lừa sư tử, thỏ bình tĩnh đến gặp sư tử. Thấy thỏ đến chậm sư tử quát tháo ầm ĩ. Thỏ làm bộ sợ sệt đáp:

– Thưa ông lẽ ra tôi đến sớm. Nhưng có một ông sư tử khác giữ lại, định ăn thịt tôi. Tôi van mãi ông ấy mới tha.

Ông ấy còn bảo tôi rằng: Thằng sư tử mà mày đến gặp chỉ quen bắt nạt loài thú nhỏ. Nó có giỏi thì đến đây gặp ta.

Nghe vậy, sư tử bắt Thỏ dẫn đến gặp kẻ dám hỗn xược với nó. Khi đến chỗ thỏ bảo sư tử: “Thưa ông, ông ấy ở trong cái hang này ạ!”. Sư tử nhảy lên thành giếng.

Nhìn xuống, nó thấy dưới đáy giếng có một con sư tử khác gờm gờm nhìn nó. Tức quá, sư tử gầm lên, nhảy tòm xuống giếng. Vùng vẫy, giãy giụa được một lúc thì sư tử chìm nghỉm.

Thỏ thích chí nghĩ thầm: Thật đáng đời con vật hung ác. Sau đó nó chạy đi báo tin vui cho tất cả các con thú khác.

Ý nghĩa câu chuyện: Phải bình tĩnh khi gặp nguy hiểm. Trí thông minh của kẻ yếu có thể thắng sức mạnh của kẻ ngu.

Truyện ngắn cho trẻ mầm non số 6: Nhổ củ cải

Ở một khu rừng già có một con sư tử rất hung dữ. Mỗi ngày sư tử bắt các loài thú phải hiến cho nó một con vật để ăn thịt. Hôm ấy, đến lượt thỏ phải nộp mình cho sư tử. Trên đường đi thỏ gặp một cái giếng. Nó dừng lại nhảy lên thành giếng, nhìn xuống, thấy bóng mình trong đó. Thỏ chợt nghĩ ra cách lừa sư tử, thỏ bình tĩnh đến gặp sư tử. Thấy thỏ đến chậm sư tử quát tháo ầm ĩ. Thỏ làm bộ sợ sệt đáp: – Thưa ông lẽ ra tôi đến sớm. Nhưng có một ông sư tử khác giữ lại, định ăn thịt tôi. Tôi van mãi ông ấy mới tha. Ông ấy còn bảo tôi rằng: Thằng sư tử mà mày đến gặp chỉ quen bắt nạt loài thú nhỏ. Nó có giỏi thì đến đây gặp ta. Nghe vậy, sư tử bắt Thỏ dẫn đến gặp kẻ dám hỗn xược với nó. Khi đến chỗ thỏ bảo sư tử: “Thưa ông, ông ấy ở trong cái hang này ạ!”. Sư tử nhảy lên thành giếng. Nhìn xuống, nó thấy dưới đáy giếng có một con sư tử khác gờm gờm nhìn nó. Tức quá, sư tử gầm lên, nhảy tòm xuống giếng. Vùng vẫy, giãy giụa được một lúc thì sư tử chìm nghỉm. Thỏ thích chí nghĩ thầm: Thật đáng đời con vật hung ác. Sau đó nó chạy đi báo tin vui cho tất cả các con thú khác.

Mùa thu đã đến, ông lão đi nhổ củ cải. Ông cầm lá củ cải và kéo lên, vừa kéo vừa hô: “Dô ta nào! Dô ta nào!”, vậy mà củ cải vẫn không hề nhúc nhích. Ông gọi vợ: “Bà nó ơi, bà nó ơi, mau lại đây giúp tôi với!”

“Vâng, tôi đến đây, đến đây.”

Bà lão ôm lấy lưng ông lão, ông lão nắm lấy lá củ cải, hai người cùng hợp sức nhổ củ cải. “Dô ta nào! Dô ta nào! Nhổ cải lên, nhổ cải lên.”

Nhổ mãi, nhổ mãi mà không được, bà lão lại gọi cô cháu gái đến giúp: “Cháu ơi, mau lại giúp ông bà một tay nào!”

“Vâng, cháu tới đây, tới đây.”

Cô cháu gái ôm lấy lưng bà lão, bà lão ôm lấy thắt lưng ông lão, ông lão nắm lấy lá củ cải, cả ba cùng gắng sức nhổ.

“Dô ta nào! Dô ta nào! Nhổ cải lên, nhổ cải lên!”

Nhổ mãi, nhổ mãi mà không được! Cô cháu gái gọi: “Chó đốm ơi, Chó đốm ơi, mau đến giúp chị một tay nào!”

“Gâu gâu gâu! Tôi tới đây, tới đây.”

“Dô ta nào! Nhổ cải lên, nhổ cải lên!”

Nhổ mãi, nhổ mãi mà không được! Chó đốm sủa “Gâu gâu”, gọi Mèo con: “Mèo con ơi, mau lại đây giúp mọi người một tay nào!”

“Meo, meo! Tôi tới đây, tới đây.” Mèo con kéo Chó đốm, Chó đốm kéo cô cháu gái, cô cháu gái ôm lấy bà lão, bà lão ôm lấy ông lão, ông lão ôm lấy lá củ cải, mọi người cùng nhổ.

“Dô ta nào! Dô ta nào! Nhổ cải lên, nhổ cải lên!” Nhổ mãi, nhổ mãi mà không được! Mèo con lại kêu “Meo, meo” gọi Chuột nhắt: “Chuột nhắt ơi, Chuột nhắt ơi, mau đến giúp mọi người một tay nào!”

“Chít, chít, chít! Tôi tới đây, tới đây.” Chuột nhắt bèn kéo Mèo con, Mèo con kéo Chó đốm, Chó đốm kéo cô cháu gái, cô cháu gái ôm lấy bà lão, bà lão ôm lấy ông lão, ông lão ôm lấy lá củ cải, mọi người cùng nhổ.

“Dô ta nào! Dô ta nào! Nhổ cải lên, nhổ cải lên!

Ái chà chà, lên được rồi!” Mọi người cùng reo lên sung sướng rồi vác củ cải khổng lồ về nhà.

Câu truyện Nhổ củ cải dạy bé rằng khi gặp một việc khó khăn mà một mình ta không thể làm được, bé hãy nhờ sợ giúp đỡ của những người khác. Khi nhiều người cùng đoàn kết lại chung sức để làm một việc thì dù việc đó khó mấy cũng sẽ thành công.

Truyện ngắn cho trẻ mầm non số 7: Tre Ngà

 

Ngày xửa ngày xưa, có một bà mẹ sinh được một người con trai. Bà đặt tên là Gióng. Lạ thay Gióng đã ba tuổi mà chẳng nói, chẳng cười, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

Thuở ấy nước ta bị giặc xâm chiếm. Vua sai sứ giả đi tìm người tài giỏi ra giúp nước. Nghe loa sứ giả kêu gọi, Gióng bỗng ngồi dậy, thưa với mẹ: “Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con!”. Từ ngày gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chẳng no; cả làng bèn góp gạo nuôi Gióng.

Theo lời Gióng, vua truyền lệnh đúc ngựa sắt, rèn roi sắt, nón và áo giáp sắt khiêng đến cho Gióng. Gióng đứng dậy vươn vai, trở thành một ngời cao lớn lạ thờng. Gióng mặc áo giáp sắt, đội nón sắt, cầm roi sắt, nhảy phốc lên lưng ngựa sắt.

Ngựa hí lên một tiếng dài và phun ra lửa, rồi cùng Gióng phi thẳng đến nơi có quân giặc, đánh cho chúng tơi bời. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre ở bên đường tiếp tục đánh giặc.

Giặc tan tác, tháo chạy. Gióng buông cụm tre xuống. Tre gặp đất tươi tốt trở lại và có màu vàng óng vì đã nhuộm khói lửa chiến trận. Đó chính là giống tre ngà ngày nay vẫn trồng.

Phá xong giặc, Gióng phi ngựa đến núi Sóc Sơn, quay đầu chào tạm biệt quê hương và vái tạ mẹ già. Rồi cả ngời và ngựa từ từ bay thẳng lên trời. Nhân dân ta nhớ công lao đánh giặc cứu nước của chú bé, gọi chú là Thánh Gióng.

Truyện ngắn cho trẻ mầm non số 8: Tình mẫu tử của cá Quả

Ngày xửa ngày xưa, có một bà mẹ sinh được một người con trai. Bà đặt tên là Gióng. Lạ thay Gióng đã ba tuổi mà chẳng nói, chẳng cười, cứ đặt đâu thì nằm đấy. Thuở ấy nước ta bị giặc xâm chiếm. Vua sai sứ giả đi tìm người tài giỏi ra giúp nước. Nghe loa sứ giả kêu gọi, Gióng bỗng ngồi dậy, thưa với mẹ: “Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con!”. Từ ngày gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chẳng no; cả làng bèn góp gạo nuôi Gióng. Theo lời Gióng, vua truyền lệnh đúc ngựa sắt, rèn roi sắt, nón và áo giáp sắt khiêng đến cho Gióng. Gióng đứng dậy vươn vai, trở thành một ngời cao lớn lạ thờng. Gióng mặc áo giáp sắt, đội nón sắt, cầm roi sắt, nhảy phốc lên lưng ngựa sắt. Ngựa hí lên một tiếng dài và phun ra lửa, rồi cùng Gióng phi thẳng đến nơi có quân giặc, đánh cho chúng tơi bời. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre ở bên đường tiếp tục đánh giặc. Giặc tan tác, tháo chạy. Gióng buông cụm tre xuống. Tre gặp đất tươi tốt trở lại và có màu vàng óng vì đã nhuộm khói lửa chiến trận. Đó chính là giống tre ngà ngày nay vẫn trồng. Phá xong giặc, Gióng phi ngựa đến núi Sóc Sơn, quay đầu chào tạm biệt quê hương và vái tạ mẹ già. Rồi cả ngời và ngựa từ từ bay thẳng lên trời. Nhân dân ta nhớ công lao đánh giặc cứu nước của chú bé, gọi chú là Thánh Gióng.

Cá Quả mẹ và đàn con rất đông sống trong một cái hồ lớn. Hàng ngày Cá mẹ dẫn đàn con đi quanh hồ kiếm ăn.

Một ngày kia, thức ăn trong hồ tự nhiên khan hiếm. Cá mẹ dẫn đàn con sục tìm mọi ngóc ngách trong hồ mà vẫn không kiếm đủ thức ăn. Ðàn cá con bị đói gầy rộc đi. Cá Quả mẹ cũng phải nhịn ăn mấy ngày, nó nhìn đàn con đói mà đau xót.

Một hôm, Cá Quả mẹ nhìn lên mặt nước và nảy ra một ý nghĩ liều lĩnh. Nó nhảy phóc lên bờ, nằm giả vờ chết. Một đàn Kiến từ đâu bò tới tưởng con cá chết tranh nhau leo lên mình nó thi nhau cắn. Cá Quả mẹ đau quá, nó nhắm chặt mắt định nhảy xuống nước, song nghĩ đến đàn con đói, nó lại ráng chịu đựng. Lát sau, hàng trăm con Kiến đã leo hết lên mình Cá mẹ. Cá Quả mẹ liền cong mình nhảy tùm xuống hồ. Ðàn Kiến gặp nước nổi lềnh phềnh, những chú Cá con thi nhau ăn một cách ngon lành. Cá Quả mẹ bị Kiến cắn khắp mình mẩy đau nhừ nhưng nó vô cùng sung sướng nhìn đàn con được một bữa no nê.

Truyện ngắn cho trẻ mầm non số 9: Bài học đầu tiên của Gấu Con

Ngày chủ nhật Gấu con xin phép mẹ ra đường chơi cùng các bạn. Gấu mẹ dặn:

  • Con chơi ngoan nhé. Nếu làm sai điều gì, con phải xin lỗi. Được ai giúp đỡ thì con phải cảm ơn.

Gấu con vui vẻ: “Vâng thưa mẹ!”. Rồi tung tăng chạy nhảy. Gấu con mải lắng nghe chim Sơn Ca hót nên va phải bạn Sóc khiến giỏ hạt dẻ văng tung toé ra đất. Gấu con vội vàng khoanh tay và lễ phép nói:

  • Cảm ơn bạn Sóc!

Nói xong Gấu con cúi xuống nhặt hạt dẻ bỏ vào giỏ giúp Sóc. Sóc ngạc nhiên nói:

  • Sao Gấu con lại cảm ơn, phải nói xin lỗi chứ!

Rồi Gấu lại tung tăng chạy đi chơi, do mải nhìn Khỉ mẹ ngồi chải lông cho Khỉ con nên Gấu con bị trượt chân, rơi xuống hố sâu. Gấu con sợ quá kêu thất thanh:

  • Cứu tôi với! Ai cứu tôi với!!!

Bác Voi ở đâu đi tới liền đưa vòi xuống hố và nhấc bổng Gấu con lên mặt đất. Gấu con luôn miệng:

  • Cháu xin lỗi bác Voi, Cháu xin lỗi bác Voi!

Bác Voi cũng rất ngạc nhiên liền nói:

  • Sao Gấu con lại xin lỗi, phải nói cảm ơn chứ!

Về nhà, Gấu con kể lại chuyện cho mẹ nghe. Gấu mẹ ôn tồn giảng giải:

  • Con nói như vậy là sai rồi. Khi làm rơi hạt dẻ của bạn Sóc, con phải xin lỗi. Còn khi bác Voi cứu con ra khỏi hố sâu, con phải cảm ơn.
  • Con nhớ rồi ạ! Gấu con vui vẻ nói.

Truyện số 10: Khỉ và Rùa

 

Rùa và khỉ chơi rất thân với nhau. Rùa thì chậm chạp nhưng nhanh mồm nhanh miệng. Một hôm khỉ báo cho rùa biết vợ khỉ mới sinh con.

Rùa vội vàng cùng khỉ đến thăm gia đình khỉ. Sắp đến nhà, khỉ chỉ cho rùa biết nhà của nó ở trên một chạc cây cao. Rùa chưa biết cách nào lên thì khỉ có sáng kiến:

– Bác rùa cứ ngậm chặt đuôi tôi. Tôi lên đến đâu bác lên đến đó. Rùa làm theo, thoắt một cái khỉ đã trèo được lên  cây.

Rùa chưa lên đến nhà, vợ khỉ đã đon đả chào: “Chào bác rùa, bác đến mừng chúng em đầu tiên đấy. Bác gái ở nhà có khoẻ không ạ!”. Vốn là người hay nói, rùa liền đáp lại.

Nhưng vừa mở miệng để nói thì rùa đã rơi bịch xuống đất, cái mai bị rạn nứt cả. Ngày nay, trên mai rùa vãn còn những vết rạn nứt ngày ấy.

Truyện số 11: Chị gà mái và anh cá sấu

Rùa và khỉ chơi rất thân với nhau. Rùa thì chậm chạp nhưng nhanh mồm nhanh miệng. Một hôm khỉ báo cho rùa biết vợ khỉ mới sinh con. Rùa vội vàng cùng khỉ đến thăm gia đình khỉ. Sắp đến nhà, khỉ chỉ cho rùa biết nhà của nó ở trên một chạc cây cao. Rùa chưa biết cách nào lên thì khỉ có sáng kiến: – Bác rùa cứ ngậm chặt đuôi tôi. Tôi lên đến đâu bác lên đến đó. Rùa làm theo, thoắt một cái khỉ đã trèo được lên cây. Rùa chưa lên đến nhà, vợ khỉ đã đon đả chào: “Chào bác rùa, bác đến mừng chúng em đầu tiên đấy. Bác gái ở nhà có khoẻ không ạ!”. Vốn là người hay nói, rùa liền đáp lại. Nhưng vừa mở miệng để nói thì rùa đã rơi bịch xuống đất, cái mai bị rạn nứt cả. Ngày nay, trên mai rùa vãn còn những vết rạn nứt ngày ấy.

Ở một thôn nọ, có một chị Gà Mái.

Một hôm chị đi thăm bạn bị ốm, phải đi qua một con sông, nhưng bọn cá sấu dưới sông luôn rình mò ăn tất cả những con vật nảo lảng vảng đến gần sông. Sợ bị ăn thịt nên chị Gà Mái phải đi cách xa bờ sông. Hôm nay chị Gà Mái lại vội nên chị ta quyết định theo con đường ngắn nhất. Ðó là con đường đi men theo bờ sông.

Ngay khi Gà Mái đến bờ nước, một con cá sấu to tướng nhảy lên và lấy hàm răng nhọn vồ chị ta. Cá Sấu sắp nuốt thì Gà Mái nhanh trí kêu lên:

“Ðừng ăn thịt em, ông anh ơi!”

Anh Cá Sấu để cho Gà Mái đi, nhưng bụng vẫn băn khoăn: “Tại sao con vật này lại gọi mình là anh nhỉ? Ta có phải là gà trống đâu kia chứ!”

Hôm sau Gà Mái từ nhà bạn trở về. Cá Sấu lại vồ lấy chị ta. Nó sắp sửa nhai thì lại nghe thấy Gà Mái nói:

“Anh trai của em! Ðể cho em được yên nào”

Cá Sấu bèn hỏi:

“À, rốt cục ta hỏi nhà chị, tại sao chị lại gọi ta là “anh”?”

Gà Mái đáp:

“Vì anh cũng nở ra từ trứng, giống như chúng em”

Cá Sấu gật gù:

“Bây giờ ta hiểu rồi!”

Từ đó trở đi, các chị gà mái qua lại bờ sông bình yên, không bao giờ bị cá sấu ăn thịt. Là họ hàng, ai lại ăn thịt nhau chứ?

Truyện số 12: Lời yêu con

Khi con lên 3 tuổi thì mẹ sinh thêm em gái. Ngày đón mẹ và em từ bệnh viện về nhà, gia đình mình ai cũng vui vì từ nay nhà ta có nếp có tẻ.

Em con vì sinh thiếu tháng nên rất ốm yếu và hay khóc đêm, vì vậy ba mẹ dành hết thời gian để chăm sóc cho em. Đêm nào em cũng khóc quấy mẹ nên buổi sáng khi mẹ thức giấc là lúc con đã theo ba đi nhà trẻ từ lúc nào.

Một buổi sáng kia mẹ dậy sớm hơn mọi ngày, mẹ chợt bắt gặp cái bóng dáng nhỏ bé của con ngồi thu lu từ ngoài cửa nhìn vào giường mẹ. Mẹ cố gượng dậy ôm con vào lòng một lúc lâu. Giọng con thỏ thẻ với mẹ rằng: “Sáng nào con cũng ngồi nhìn mẹ như vậy rồi con mới đi học. Con không dám chào mẹ vì con sợ mẹ thức giấc”.

Nghe con nói mẹ thấy mình có lỗi với con trai nhiều quá. Từ hôm đó, sáng nào mẹ cũng dậy sớm sửa soạn cho con đi nhà trẻ. Nhìn nét rạng rỡ trên mặt con mỗi khi được mẹ nắm tay dắt ra cửa và thơm một cái lên má, mẹ thấy mình thật hạnh phúc vì có con.

Ba mẹ hãy dành 5-10 phút trước khi đi ngủ để đọc truyện cho con nghe đều đặn mỗi ngày nhé!

>>> Xem thêm:Truyện Ngắn Cho Bé – 15 Truyện Ngắn Hay Nhất Ba Mẹ Phải Đọc Cho Bé

Đăng bởi: Trường Tiểu Học Tiên Phương

Chuyên mục: Truyện cổ tích

Alternate Text Gọi ngay