MODULE MN 12 MODULE MN 12 TƯ VẤN CHO CÁC BẬC CHA MẸ VỀ CHĂM SÓC, GIÁO DỤC – Tài liệu text

MODULE MN 12 MODULE MN 12 TƯ VẤN CHO CÁC BẬC CHA MẸ VỀ CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ TỪ 3 6 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.75 KB, 38 trang )

Bạn đang đọc: MODULE MN 12 MODULE MN 12 TƯ VẤN CHO CÁC BẬC CHA MẸ VỀ CHĂM SÓC, GIÁO DỤC – Tài liệu text

MODULE MN 12
TƯ VẤN CHO CÁC BẬC CHA MẸ VỀ
CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ TỪ 3 – 6 TUỔI

BÀI TẬP
Nội dung của module đề cập đến các nội dung:
– Vai trò của gia đình trong việc giáo dục trẻ từ 3- 6 tuổi;
– Mục tiêu tư vấn về chăm sóc, giáo dục mầm non cho các bậc cha mẹ có
con từ 3 – 6 tuổi;
– Nội dung tư vấn về chăm sóc, giáo dục mầm non cho các bậc cha mẹ có
con từ 3 – 6 tuổi;
– Phương pháp, hình thức tư vấn về chăm sóc, giáo dục mầm non cho các
bậc cha mẹ có con từ 3 – 6 tuổi;
– Thực hành tư vấn về chăm sóc, giáo dục mầm non cho các bậc cha mẹ có
con từ 3 – 6 tuổi.
A. MỤC TIÊU
I. MỤC TIÊU CHUNG
Giúp học viên nắm được mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tư
vấn về chăm sóc, giáo dục trẻ cho cha mẹ có con từ 3 – 6 tuổi.
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ: Sau khi nghiên cứu module này, giáo viên mầm
non có thể đạt được các mục tiêu sau:
1. Kiến thức: Nắm được nhu cầu của trẻ 3 – 6 tuổi, vai trò của cha mẹ
trong việc giáo dục trẻ từ 3 – 6 tuổi.
2. Kĩ năng: Biết lựa chọn nội dung, vận dụng được phương pháp, hình
thức tư vấn cho cha mẹ có con từ 3 – 6 tuổi phù hợp với từng đời tượng cha mẹ
và Điều kiện thực tế.
3. Thái độ: Rèn tính kiên trì học hỏi để nâng cao hiệu quả tư vấn cho cha
mẹ có con từ 3 – 6 tuổi.
B. NỘI DUNG
NỘI DUNG 1

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ 3 – 6 TUỔI (1 tiết)
Hoạt động: Tìm hiểu khả năng của trẻ và lời khuyên cho cha mẹ
Theo bạn trẻ từ 3 – 6 tuổi có những đặc điểm cơ bản nào cần chú ý để tư
vấn cho cha mẹ
– Mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi):
– Mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi):
Đến cuối năm thứ ba trẻ có thể nói được một số câu phức tạp thể hiện yêu
cầu của mình, vốn từ tăng lên khoảng 1200 – 1300 từ. Trẻ mẫu giáo có thể nghe
và phát âm hầu hết các âm trong hệ thổng âm vị tiếng việt. Lời nói của trẻ trở
nên mạch lạc hơn. vốn từ và các loại từ được mở rộng, phong phú hơn, đặc biệt
từ loại tính từ, trạng từ tăng lên đáng kể. Trẻ 5-6 tuổi có thể tích luỹ được từ
8.000 – 14.000 từ. Cuối lứa tuổi, các loại câu trong lời nói của trẻ cũng có thay
đổi về chất trẻ có thể sử dung một cách chủ động hơn các loại câu đơn đầy đủ và
câu đơn mở rộng các thành phần. Thông qua các trò chơi đóng vai, đóng kịch,
kể chuyện… trẻ có thể phát triển ngôn ngữ. Trình độ vân hóa của bố mẹ, khả

năng ngôn ngữ của những người thường xuyên giao tiếp với trẻ có ảnh hưởng
rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Nhu cầu chơi, giao tiếp với bạn bè, người lớn, môi trường xã hội – tự nhiên
xung quanh ngày càng phát triển mạnh mẽ ở trẻ. Trong quá trình giao tiếp với
môi trường xung quanh, trẻ có thể lĩnh hội được các chuẩn mục hành vi qua hoạt
động chơi, qua sự tham gia tích cực vào đời sống sinh hoạt hàng ngày, theo
những tiêu chuẩn đạo đức được mọi người thừa nhận “nên” hay “không nên”;”
Điều này tốt, Điều kia xấu”. Đặc điểm và sự phát triển tình cảm xã hội của trẻ ở
lứa tuổi này cho thấy, trẻ phát triển tốt nhất thông qua việc tố chức cho trẻ chơi,
trải nghiệm trong các hoàn cảnh khác nhau; Khuyến khích, động viên trẻ (luyện
tập) làm theo và bắt chước các hành vi (mẫu) trong những tình huống thích hợp.
cùng với đó, tình cảm, sự tin cậy, khơi dậy đồng cảm, tôn trọng trẻ của người
lớn… tẩt cả những điều đó sẽ thúc đẩy sự hình thành và phát triển tình cảm, tính

xã hội của trẻ một cách thuận lợi.
Trẻ nhỏ nhận thức qua cảm nhận trực tiếp từ những hành động cảm giác, tri
giác cụ thể với những đồ vật, sự vật và hiện tượng xung quanh. Sự cảm nhận của
trẻ bằng trực giác và mang tính tổng thể. Hoạt động tư duy của trẻ cũng gắn liền
với cảm xúc, ý muốn chủ quan của trẻ và chủ yếu trong giai đoạn này kiểu tư
duy trực quan hành động, tư duy hình ảnh phát triển mạnh. Trẻ hay bắt chước
hành động của người khác, vì vậy những người gần gũi chăm sóc trẻ cần có
những cử chỉ, hành động lời nói làm gương cho trẻ.
Cuối tuổi mẫu giáo, trẻ đã bắt đầu xuất hiện tư duy trực quan sơ đồ, đặt cơ
sở, tiền đề cho sự phát triển tư duy lôgích và tư duy trừu tượng của trẻ sau này.
Trẻ đã bắt đầu học cách tách biệt dấu hiệu bản chất của đối tượng, nhờ đó trẻ
dần dần có cách nhìn, cách định nghĩa về các sự vật, xuất hiện khả năng suy
luận, khái quát độc đáo dựa trên những hiểu biết về các dấu hiệu, các mối liên
hệ của sự vật và hiện tượng mà trẻ có và do vậy những điều đó nhiều khi chưa
chính xác.
Đến cuối tuổi mẫu giáo, trẻ cần được chuẩn bị toàn diện và một số kĩ năng
chuyên biệt cho việc đi học lớp 1. Trẻ cần phát triển tính tự lập, sự kiềm chế,
khả năng diễn đạt rõ ràng, một số kĩ năng chuẩn bị cho việc học đọc, học viết
như: làm quen với chữ cái, chữ số, cách cầm bút, tìm và giở sách, cách đọc
sách… đặc biệt là hứng thú đối với việc đến trường.
Các lĩnh vực phát triển của trẻ về thể chất, trí tuệ, nhận thức và tình cảm xã
hội đều có mối liên hệ mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau. Nếu bỏ lỡ những cơ hội
phát triển trong giai đoạn đầu đời quan trọng này, thì về sau sẽ rất khó khăn và
tốn kém, tuy không phải là không thể, trong việc giúp trẻ phát huy tiềm năng
của mình.
Câu hỏi
(1) Trẻ 3-6 tuổi có những đặc điểm phát triển nối bật thế nào cha mẹ cần
quan tâm đến?
(2) Những yếu tố nào có tác động trực tiếp đến sự phát triển của trẻ từ 3 – 6
tuổi?

Nội dung 2
VIỆC CHA MẸ CẦN LÀM ĐỂ GIÚP TRẺ 3 – 6 TUỔI PHÁT TRIỂN
TỐT (1 tiết)
Hoạt động: Tìm hiểu khả năng của trẻ và lời khuyên cho cha mẹ
Trẻ 3-4 tuổi
*Trẻ có khả năng
– Đi, leo, trèo và chạy nhảy dễ dàng.
– Làm theo những chỉ dẫn đơn giản.
– Nói được những câu dài 8-10 từ.
– Nói được tên và tuổi của mình.
– Kể tên các màu sắc.
– Hiểu số đếm.
– Sử dụng các đồ vật làm giả các thứ khác để chơi.
– Bắt chước các hành vi, lời nói.
– Tự ăn.
Lời khuyên cho cha mẹ
– Giúp trẻ mặc quần áo, rửa tay và sử dụng nhà vệ sinh.
– Phối hợp nhiều thức ăn khác nhau trong một bữa, ăn nhiều bữa trong
ngày.
– Khuyến khích nhưng không ép buộc trẻ.
– Dạy trẻ tránh những nơi, đồ vật nguy hiểm.
– Trò chuyện với trẻ bình thường, không được dùng cách nói chuyện của
trẻ.
– Đưa ra những quy định đơn giản và giúp trẻ thực hiện.
– Đọc chuyện, hát cho trẻ nghe và dạy trẻ hát, đọc thơ, chơi với trẻ. Những
dấu hiệu cần theo dõi:
– Không chịu ăn, ít ngủ.
– Khó giữ thăng bằng, khi đi lại hay bị ngã.

– Khó điều khiển các đồ vật nhỏ.
– Các chấn thương và những thay đổi hành vi không lí giải được.
– Thiếu sự đáp ứng lại những người khác.
– Không có khả năng nói câu ngắn 3 – 4 từ.
– Không hiểu các câu nói đơn giản.
*Trẻ có khả năng
– Cử động, đi lại, chay nhảy, phối hợp tốt.
– Mặc quần áo không cần giúp đỡ.
– Tự rửa tay.
– Biết chơi cùng trẻ khác.

– Nói đầy đủ câu, sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau.
– Hiểu từ trái nghĩa.
– Trả lời được câu hỏi vì sao.
– Đếm được 10 đồ vật.
– Lời khuyên cho cha mẹ
– Phối hợp nhiều thức ăn khác nhau trong một bữa, ăn nhiều bữa trong
ngày.
– Dạy trẻ tránh những nơi, đồ vật nguy hiểm.
– Khuyến khích trẻ chơi và khám phá tìm tới các đồ vật trong cuộc sống.
– Dạy trẻ tránh những nơi, đồ vật nguy hiểm.
– Khuyến khích trẻ chơi và khám phá tìm tới các đồ vật trong cuộc sống.
– Lắng nghe trẻ nói, trả lời các câu hỏi của trẻ.
– Đọc truyện, kể truyện cho trẻ nghe.
Những dấu hiệu cần theo dõi:
Theo dõi trẻ khi chơi, nếu trẻ tỏ ra sợ hãi, tức giận hay thô bạo… đó có thể
là dấu hiệu thể hiện trẻ có trở ngại về tình cảm hoặc bị lạm dụng.
Câu hỏi
1. Trẻ 3-4 tuổi có khả năng như thế nào? cha mẹ có thể làm gì để giúp trẻ

phát triển tốt? Lấy ví dụ.
2. Trẻ 5 tuổi có khả năng như thế nào? cha mẹ có thể làm gì để giúp trẻ
phát triển tốt? Lấy ví dụ.
3. Cha mẹ cần theo dõi sát sự phát triển của trẻ để làm gì? Lấy ví dụ.
Nội dung 3
MỤC TIÊU TƯ VẤN CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ 3 – 6 TUỔI CHO
CÁC BẬC CHA MẸ (1 tiết)
Hoạt động: Tìm hiểu mục tiêu tư vấn chăm sóc, giáo dục trẻ cho các
bậc cha mẹ có con 3 – 6 tuổi
Chăm sóc, giáo dục trẻ có nghĩa là phải chăm lo tới sức khỏe thể chất (ăn,
ngủ, vệ sinh phòng bệnh, đề phòng tai nạn,…) và chăm sóc đến sức khỏe tinh
thần của trẻ (đáp ứng những nhu cầu tâm lý, xã hội như nhu cầu được chơi, được
yêu thương, được an toàn,…).
Mục tiêu tư vấn về CSGD trẻ 3 – 6 tuổi cho các bậc cha mẹ là nhằm làm
cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ của trẻ từ 3 đến 6 tuổi được
nâng cao kiến thức về khoa học chăm sóc, giáo dục trẻ cùng những kĩ năng áp
dung các kiến thức khoa học đã được tiếp thu vào thực tiễn cuộc sống.
Muốn giúp cho đứa trẻ phát triển tốt, cha mẹ cần đáp ứng những nhu cầu
cơ bản sau: được đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng, được giao lưu trực tiếp với
người lớn gần gũi, thân thuộc, nhu cầu được chơi, được tự trải nghiệm, được
hoạt động với đồ vật, được tìm hiểu, khám phá và bộc lộ tình cảm, thái độ với
môi trường xung quanh. Do đó, vai trò gia đình đặc biệt quan trọng trong chăm

sóc, giáo dục trẻ nói chung, chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở lứa tuổi này nói riêng.
Trong gia đình, bố mẹ và người thân là nhịp cầu kết nối thế giới bên ngoài với
thế giới bên trong của trẻ. Những năm đầu của cuộc sống, đối với trẻ, sự gắn bó
tương tác mẹ con giữ vị trí hết sức quan trọng, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự
phát triển cơ thể trẻ. Quan hệ gắn bó mẹ con, tình cảm yêu thương của những
người thân trong gia đình tạo cho trẻ cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần,

đây chính là một trong những điều kiện thuận lợi để trẻ phát triển.
Tư vấn viên cần giúp các bậc cha mẹ có đủ kiến thức, kĩ năng chăm sóc và
giáo dục trẻ phát triển toàn diện các mặt như sau:
Phát triển về thể chất, tăng trưởng về cân nặng, sự vận động, phối hợp các
cơ quan và hoạt động của các giác quan, ăn uống đầy đủ, chăm sóc sức khỏe, vệ
sinh sạch sẽ, được vận động, vui chơi trong môi trường an toàn, thân thiện là
những nhu cầu cơ bản giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh.
Lĩnh vực phát triển nhận thức, bao gồm hiểu biết của trẻ về môi trường tự
nhiên, môi trường xã hội gần gũi xung quanh, về các kiến thức toán học cũng
như sự cảm nhận, hiểu biết về nghệ thuật; khả năng suy luận và sáng tạo giúp trẻ
tham gia vào hoạt động học tập có hiệu quả.
Phát triển ngôn ngữ là sự hiểu biết và khả năng sử dung ngôn ngữ, khả
năng giao tiếp hiệu quả cũng như những kĩ năng làm quen với việc đọc, viết của
trẻ khi trẻ ở cuối tuổi mẫu giáo.
Phát triển về tình cảm và xã hội
Gia đình, nhà/nhóm trẻ, lớp mẫu giáo là những môi trường đầu tiên, quyết
định không chỉ đáp ứng các nhu cầu cơ bản về dinh dưỡng và chăm sóc, mà còn
khuyến khích sự tìm tòi, khám phá, tự lập, học hỏi liên tục, bộc lộ cảm xúc, tình
cảm của bản thân và với những người sống xung quanh, khả năng hình thành
những mối quan hệ tích cực có ý nghĩa của trẻ với con người và môi trường
sống gần gũi; giúp trẻ hình thành nhân cách.
Nội dung 4
NỘI DUNG TƯ VẤN CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ 3 – 6 TUỔI CHO
CÁC BẬC CHA MẸ (5 tiết)
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nội dung kiến thức chăm sóc trẻ 3-6 tuổi cần
đước tư vấn cho các bậc cha mẹ
4.1. Nội dung tư vấn chăm sóc trẻ 3-6 tuổi
4.1.1. Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoè
a.Đáp ứng những nhu cầu của trẻ
– Cho trẻ ăn uống hợp lí, đủ lượng, đủ chất.

– Bảo đảm giấc ngủ.
– Chăm sóc sức khỏe, vệ sinh, phòng bệnh.
– Chăm sóc tình cảm, tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động, vui chơi.
b. Chăm sóc bữa ăn và giấc ngủ
Chăm sóc ăn uống.

Ăn uống rất cần thiết để trẻ phát triển thể chất và tinh thần. Do đó ngoài
việc đảm bảo cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, cần chú ý cách chế biến phù hợp từ
lỏng đến đặc dần (mềm đến rắn), vệ sinh sạch sẽ và sắp xếp giở giấc cho các bữa
ăn hợp lí. Bữa tối không nên cho trẻ ăn quá muộn.
*Đảm bảo thức ăn an toàn cho trẻ:
– Chỉ ăn thức ăn đã nấu chín.
– Không để ruồi, bọ đậu vào thức ăn.
– Rửa thức ăn kĩ truớc khi nấu.
– Không ăn thức ăn ôi thiu hoặc quá hạn sử dụng.
*Thức ăn tốt cho trẻ là thức ăn nào?
Thức ăn tốt cho trẻ là thức ăn mềm, sạch, an toàn, dễ tiêu hoá với trẻ. Đó là
những thức ăn sẵn có ở địa phương mà các gia đình, kể cả gia đình nghèo nhất
thường dùng để nuôi trẻ khỏe mạnh. Đó là những thức ăn sau:
– Thức ăn giàu chất bột đường như gạo, ngô, khoai, sắn, mi, mía…
– Thức ăn giàu chất đạm như trứng, thịt (gà, bò, lợn), cá, tôm, cua, đậu,
đỗ…
– Thức ăn giàu chất béo như mỡ, dầu ăn, lạc, vừng, quả dừa…
– Thức ăn giàu vitamin và muối khóang như gấc, cà chua, bí đó, rau ngót
cam, chuối, đu đủ…
*Vì sao phải cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn khác nhau trong một bữa?
– Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau nhằm cung cấp đủ năng lượng và các
chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển.
Ví dụ: nấu xôi gấc thường cho thêm mỡ vì mỡ giúp cho việc hấp thu

vitamin A có trong gấc. Ăn nhiều thức ăn giàu vitamin A (gấc, đu đú, bí đó, gan,
rau xanh…) sẽ phòng tránh được bệnh khó mắt.
Chú ý cho trẻ ăn dầu mỡ và rau quả để cung cấp đủ năng lượng, giúp cơ
thể phòng chổng bệnh tật (thực tế nhiều bà mẹ kiêng không cho con ăn dầu mỡ
và rau là không đúng).
*Chế độ ăn cho trẻ 3- 6 tuổi:
– Ở tuổi này trẻ có thể ăn cùng với gia đình. Ngoài 3 bữa cơm chính với gia
đình, cho trẻ ăn thêm 2 bữa phụ hoa quả, sữa hoặc bánh.
– Trẻ cần có bát và thìa riêng để có thể ăn dễ dàng và cha mẹ có thể theo
dõi được lượng thức ăn mà trẻ ăn.
– Cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt, cá, tôm, cua,
hến, trai, các loại hạt ngũ cốc, trứng, rau, củ, quả chính và sữa.
– Không nên cho trẻ ăn kiêng.
Giáo dục hình thành thói quen vệ sinh trong ăn uống
– Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.
– Không nói cười ầm ĩ khi ăn, ăn không ngậm, ăn hết suất.
– Biết nhặt cơm rơi bỏ vào nơi quy định.

– Đối với trẻ 3 – 4 tuổi ăn xong biết cất bát, thìa.
– Đối với trẻ 4-5 tuổi ăn xong biết thu dọn bát, thìa, bàn, ghế.
– Sau khi ăn xong biết lau, rửa miệng và uống nước.
Chăm sóc giấc ngủ
Giấc ngủ rất cần thiết đối với trẻ. Trẻ càng lớn số lượng giấc ngủ ít hơn,
nhưng thời gian một giấc ngủ kéo dài hơn. Trẻ từ 3 – 6 tuổi ban ngày chỉ cần ngủ
1 giấc trưa dài từ 2 giờ đến 2 giờ 30 phút. Tránh gây tiếng động ồn ào phá rối
giấc ngủ của trẻ.
Nếu thấy trẻ ngủ ly bì suốt ngày hoặc ngược lại trẻ rất ít ngủ, gầy còm ốm
yếu thì cần đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe.
Cần tập cho trẻ thói quen ngủ vào giữ nhất định, trước khi ngủ không nên

cho trẻ chơi đùa quá nhiều, không mắng phạt trẻ, không cho trẻ xem phim ảnh
gây sợi hãi…
Giáo dục hình thành thôi quen vệ sinh khi đi ngủ
– Đánh răng trước khi đi ngủ bằng nước chín và thuốc đánh răng có chứa
flo.
– Không ăn kẹo, bấmh ngọt, không uống đường trước khi đi ngủ.
– Đi tiểu trước khi đi ngủ.
– Biết giữ gìn chăn, gối, nơi ngủ luôn sạch sẽ….
c. Chăm sóc vệ sinh
Vệ sinh thân thể cho trẻ
– Cha mẹ và những người chăm sóc trẻ cần giữ gìn vệ sinh cho bản thân
mình và cho trẻ hàng ngày. Dạy trẻ và giúp trẻ làm quen với những hành vi tự
chăm sóc vệ sinh cá nhân như: Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi
vệ sinh; chải chiếu, đánh răng; cho trẻ mặc quần áo sạch sẽ, không để trẻ cởi
truồng, không đi chân đất… để đề phòng các bệnh do thiếu vệ sinh gây ra gồm:
ỉa chảy, giun, sán, suy dinh dưỡng; ngộ độc thức ăn; số mũi, ho, sốt do nhiễm
lạnh; sâu răng; mẩn ngứa, ghẻ lở…
– Trẻ cần có khăn mặt riêng, khăn được giặt và luộc hoặc hấp 1-2 lần/ tuần;
Phơi chỗ có ánh nắng mặt trời.
– Về vệ sinh áo quần cho trẻ: Mùa đông: cho trẻ mặc quần áo đủ ấm, giữ
cho đầu, cổ, ngực và chân của trẻ ấm áp, đi giầy, dép và bít tẩt cho trẻ, ngủ nơi
kín gió. Mùa hè: cần thông thoáng nơi ở, mặc quần áo mắt, dễ thấm mồ hôi.
Khuyến khích trẻ tự mặc và cởi quần áo, ban đầu người lớn giúp, sau trẻ tự mặc.
Hình thành thói quen giữ vệ sinh thân thể ở trẻ
– Biết giữ mặt, mũi, tay, chân, quần áo, đầu tóc luôn gọn gàng, sạch sẽ.
– Tập cho trẻ biết tự rửa tay, chân, mặt mũi khi bị bẩn; biết nhận ra đồ dùng
của mình và biết cách sử dụng chúng.
Vệ sinh môi trường xung quanh trẻ

– Nền nhà là nơi trẻ vui chơi, do vậy cần được lát gạch men, hàng ngày
được lau, chùi 3 lần vào những khi nhà bẩn, đảm bảo phòng trẻ không có mùi
hôi khai.
– Thường xuyên vệ sinh nhà của cho sạch sẽ, thông thoáng, tránh cho trẻ
tiếp xúc với với khói bếp, khói thuốc lá, thuốc lào.
– Nguồn nước dùng trong gia đình cần đảm bảo sạch để phòng tránh bệnh
tật, chỉ cho trẻ uống nước sạch đã đun sôi. Giữ nguồn nước ăn sạch sẽ, xa nhà vệ
sinh, xa chuồng gia sức.
– Đồ dùng, đồ chơi của trẻ sạch sẽ, gọn gàng: trẻ cần có khăn mặt riêng,
khăn được giặt và luộc hoặc hấp 1-2 lần/ tuần; Phơi chỗ có ánh nắng mặt trởi.
Thường xuyên giặt phơi chăn, chiếu, màn của trẻ, tránh để ẩm mốc hôi khai. Đồ
dùng như bô, chậu rửa và các dụng cụ vệ sinh của trẻ cần được rửa sạch phơi
khô. Đồ chơi bằng gỗ và nhựa có thể rửa phơi khô hàng ngày, các đồ dùng, đồ
chơi bằng giấy nên thay đổi, không để lâu ngày bụi bặm, ẩm mốc có hại cho sức
khỏe của trẻ.
– Xứ lí, bảo quản phân người, phân gia súc, chất thải hữu cơ (xác súc vật
chết,…) ở xa nhà ở và xa nguồn nước ăn. cần dọn sạch phân và nước tiểu của trẻ
để không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và gia đình. Những gia đình có điều
kiện nên sử dụng hố xí thấm dội nước, hố xí bán tự hoại và tự hoại. Những gia
đình khó khăn hơn có thể sử dụng hố xí hai ngăn, hố xí khô; Chú ý với các loại
hố xí này cần phải có nắp đậy, sau mọi lần trẻ đi xong cần rắc tro hoặc đất bột.
– Vệ sinh sân vườn hàng ngày cần được quét sạch, chôn hoặc đốt rác chú ý
phát quang bụi rậm, diệt ruồi muỗi, giấm chuột…
Giáo dục hình thành thói quen, hành vi văn minh bảo vệ môi trường cho trẻ
– Biết giữ gìn vệ sinh chung (không vẽ bẩn lên tường, lên bàn ghế; bỏ rác
vào đứng nơi quy định, khi ngáp biết che miệng; không nhổ bậy…).
– Biết cách sử dụng các công trình vệ sinh, đi tiêu, đi tiểu đứng nơi quy
định; biết xếp dép, guốc, nón, mũ, đồ chơi vào nơi quy định.
– Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi một cách sạch sẽ, gọn gàng.
Thông qua hoạt động hành ngày, hoặc qua các bài thơ, truyện kể, ca dao,

bài hát, giáo dục trẻ có thói quen giữ nền nhà luôn sạch, không làm bẩn nền nhà,
chơi xong cất dọn đồ chơi gọn gàng, vứt rác, đi vệ sinh đứng nơi quy định…
d. Chăm sóc sức khỏe và an toàn
d. 1. Theo dõi, đánh giá sự phát triển của cân nặng theo lứa tuổi
Đối với trẻ 3-6 tuổi cha mẹ nên cân trẻ hàng quý. Theo dõi cân nặng là biện
pháp tốt để phát hiện tìm các yếu tố ảnh hưởng sự phát triển của trẻ. Nếu kết quả
lần cân sau bằng hoặc thấp hơn lần cân trước chúng tỏ trẻ có điểu gì đó de doạ
đang nguy hiểm đến sự phát triển của trẻ. Bạn cần tìm nguyên nhân và đưa ra
các biện pháp can thiệp.
d.2. Phòng tránh bệnh thường gặp. Theo dõi tiêm chủng
Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, cần thực hiện tốt công tác tiêm chủng và
phòng dịch và biết cách phòng và xử trí ban đầu một số bệnh thường gặp

– Đề nghị nghiên cứu phần này ở Module 11. Đối với trẻ 3 – 6 tuổi, cần chú
trọng hình thành cho trẻ các thói quen tốt để phòng bệnh tích cực.
d.3. Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạn
*Tạo môi trường an toàn cho trẻ
Những đồ vật nguy hiểm như ổ điện, thuốc men, dao, kéo, nước sôi… phải
để ngoài tầm với của trẻ.
Những gia đình trẻ lớn giúp cha mẹ trông em, cần hướng dẫn cho các cháu
biết cách đảm bảo an toàn và phòng tránh tai nạn cho cả anh chị và em bé như:
không chơi gần bếp lửa, gần ao hồ, giếng nước…, không để em bé ngồi một
mình hoặc đặt em trên bàn, ghế, chỗ cao dễ xảy ra tai nạn, không cho em bé chơi
vật nhỏ như hột hạt cúc áo… dễ bị hóc sặc…
Cẩn thận khi cho trẻ ăn: không cho trẻ ăn khi trẻ đang khóc, hoặc đang nô
đùa, không bịt mũi trẻ khi cho trẻ ăn…
Đồ dùng trong gia đình (bàn ghế, tủ, cầu thang,… cần chắc chắn); cha mẹ
thường xuyên kiểm tra để phỏng tránh tai nạn cho trẻ, các dụng cụ chứa nước
phải có nắp đậy…

Mọi lúc mọi nơi người lớn hoặc anh chị lớn hơn cần để mắt tới trẻ, dạy trẻ
nhận biết những nơi nguy hiểm.
Khi tai nạn xảy ra cần bình tĩnh, tìm cách loại bỏ nguyên nhân gây ra tai
nạn, đồng thời tiến hành sơ cứu và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
*Một số tình huống có thể xảy ra tai nạn cho trẻ
– Hầu hết những tai nạn thường gặp có thể phòng tránh được, tuy vậy, tai
nạn thương tích vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ. Những tai nạn
mà trẻ em thường gặp là: ngã, tai nạn giao thông, chết đuối, bị vật sắc nhọn
cắt/đâm, ngộ độc, bỏng.
– Một số những tai nạn của trẻ sẽ trở nên lất nguy hiểm cho tính mạng nếu
không được 30 cứu kịp thời. Nếu biết sơ cứu ban đầu kịp thời thì có thể giúp trẻ
thoát khỏi nguy hiểm. Phần lớn những động tác sơ cứu rất đơn giản và rất dễ
thực hiện, mọi người lớn đều có thể làm được để sơ cứu kịp thời cho trẻ.
Phòng tránh ngã, tai nạn giao thông
Ngã là nguyên nhân thương tích, tàn tật hàng đầu cho trẻ. Trẻ bị ngã sẽ bị
các vết bầm tím, gẫy xương, những tổn thương bên ngoài hoặc bên trong cơ thể,
nếu nặng có thể gây tử vong. Người chăm sóc trẻ cần làm hàng rào xung quanh
hành lang cao hoặc cầu thang, nếu có điều kiện nên làm hàng rào xung quanh ao
, nhà và luôn trông trẻ cẩn thận khi trẻ ở hiên cao, cầu thang, hoặc ở gần ao hay
những nơi nguy hiểm khác.
– Tai nạn giao thông là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây thương
tích và tử vong cho trẻ. Nên có một chỗ vui chơi an toàn cho trẻ trong sân nhà
hoặc trong làng, không cho trẻ chơi ở đường giao thông. Đề phòng trẻ chạy ra
đường mà không ai biết. Dạy trẻ thực hiện các quy tắc an toàn giao thông:
– Không bao giờ cho phép trẻ nhỏ ra đường một mình. Các bậc cha mẹ phải
nắm tay trẻ khi trẻ đi ra đường.

– Đi đâu bằng xe máy, xe đạp, cần nhắc nhở trẻ ngồi an toàn: ngồi cho mỗi
chân một bên; Ngồi đứng chỗ có ghế ngồi và hai tay ôm vào người lái xe, không

đứng trên yên xe, giông xe hoặc trên ghế đèo. Không tự ý lên xuống xe.
– Đi đâu bằng ô tô, cần nhắc nhở trẻ: Không được thò đầu, thò tay ra ngoài;
Không vứt rác từ trên ô tô xuống hai bên đường và xuống sàn nhà, không khạc
nhổ, la hét to; Không làm phiền lái xe (nói chuyện với lái xe khi xe đang chạy,
khỏe, nói chuyện to, cầm tay, níu áo lái xe…).
– Khi đưa con đi chơi trên hè phố/lề đưởng (ở thành phố), 1ề đường (ở nông
thôn), nên hướng dẫn trẻ, chỉ cho trẻ biết những nơi có thể xảy ra nguy hiểm để
trẻ chú ý tránh. Nơi không có vỉa hè thì đi hàng một, mắt hướng về phía phương
tiện giao thông đang đi tới. Khi đi trên đường cùng trẻ, luôn luôn đi đứng nơi
dành cho người đi bộ để trẻ noi theo.
Sơ cứu chấn thương tai nạn giao thông, ngã
Chấn thương phần mềm: Những vết bầm tím và sưng xuất hiện sau một cú
ngã hoặc va chạm khiến cho chảy máu vào các mô duối da, làm sưng và đổi
màu. Các vết bầm thường phai màu dần và biến mắt sau khoảng một tuần.
Cách xử trí: Đấp lên vết bầm trong khoảng nửa tiếng một chiếc khăn nhúng
nước lạnh vắt ráo hoặc bọc đá lạnh vào khăn áp vào vết thương. Nếu trẻ bị đau
nhiều hoặc đau khi cử động tay chân bị bầm tím cần kiểm tra xem trẻ có bong
gân hay gẫy xương không.
Bong gân: Đau ở vùng bị va đập chấn thương (thường gấp ở khớp cổ chân,
cổ tay), nơi bị va đập sưng lên và sau đó bị bầm tím, cử động khớp khó khăn.
Cách xử trí:
– Nhẹ nhàng cởi giầy hoặc tất cho trẻ hay các thứ có thể gây chèn ép cho
chỗ sưng xung quanh vùng bị chái thương.
– Nâng khớp bị chấn thương trong tư thế nào dễ chịu nhất cho trẻ, đắp lên
khớp một khăn nhúng vào nước lạnh đã vắt hết nước đi hoặc một chiếc khăn bọc
đá lạnh để làm bớt sưng và giảm đau.
– Quấn một lớp bông ở xung quanh khớp và quấn băng chắc cố định xung
quanh phần khớp bị bong gân nhưng không quá chặt làm móng tay, móng chân
trở nên trắng bệch hay xanh nhat.
– Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay sau khi băng bó cho trẻ xong.

Gãy xương và trật khớp
– Cẩn thận băng vết thương và cầm máu nhưng tuyệt đốii tránh di chuyển
chân tay làm xương gãy bị xó lệch và gây đau đớn cho trẻ.
– Kiểm tra xem trẻ có bị choáng hay không. Luôn quan sát các dấu hiệu
nguy hiểm như: choáng (da tải xanh, trẻ mệt lờ đờ hoặc vật vã, người lạnh dâm
dấp mồ hôi, hoặc bất tỉnh.
Cố định vết thương và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế:
+ Nếu gãy tay, dùng một miếng vải to buộc qua cổ để treo tay của trẻ.

+ Nếu gãy chân, đặt chân trẻ lên thanh gỗ cứng. Dùng vải sạch lót giữa hai
chân trẻ ở phần đầu gối và mắt cá chân, buộc thanh gỗ và hai chân trẻ vào với
nhau.
Phòng tránh chết đuối
Chết đuối là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ. Do sức yếu, trẻ rất
dễ bị ngạt thở khi ngã xuống nước, dù rất ít nước trẻ cũng có thể bị chết đuối, do
vậy:
– Không cho trẻ tắm ở sông, suối mà không có người lớn biết bơi đi kèm.
– Nên rào quanh ao, hố nước, hố phân sâu, hố vôi đang tôi để tránh các em
khi chơi đùa bị ngã, rơi xuống hố.
– Trong mùa mưa lũ, cần phải có biển báo những chỗ nước sâu, nguy hiểm
và nhắc nhở trẻ em tuân theo các lời chỉ dẫn.
– Các hố vôi tôi, hố đào đất sau khi đã sử dung cần được lấp kín.
– Làm nắp đậy chắc chắn giếng, bể nước, chum, vại.
– Dạy cho trẻ tập bơi.
Xử lý đuối nước
Nếu một trẻ bị đuối nước gần bờ: Hãy nắm lấy một vật gì đó đưa cho trẻ và
để trẻ nắm lấy và kéo trẻ lên bờ một cách an toàn, hoặc ném một sợi dây thừng
từ bờ để trẻ túm lấy và kéo trẻ vào. Trong trường hợp trẻ ở quá xa bờ và bất
tỉnh:

– Hô hoán, kêu gọi mọi người tới giúp đỡ.
– Ngay lập tác sử dụng thuyền nếu có sẵn để vớt trẻ lên thuyền.
– Nếu bạn biết bơi giỏi, lấy một dây thừng buộc quanh thắt lưng của bạn,
bạn có thể bơi ra chỗ trẻ và có một người cầm đầu dây kia đứng trên bờ.
– Bơi ra chỗ trẻ đang bị đuối nước với sợi dây buộc quanh thắt lưng bạn.
Nếu trẻ còn tỉnh hãy nói với trẻ đang đuối nước một cách vững vàng để giúp trẻ
bình tĩnh. Giữ tay trẻ về phía sau và cố gắng để nâng cằm và mặt của trẻ lên cao
khỏi mặt nước. Người đứng trên bờ kéo cả bạn và đứa trẻ vào bờ.
– Nếu bạn có phao bơi, đem phao bơi ra cùng với bạn. Nhưng vẫn phải
buộc sợi dây thừng quanh người.
Sơ cứu đuối nước
– Nhanh chóng đưa trẻ lên khỏi nước.
– An ủi trẻ bị nạn và đặt trẻ nằm ngửa, đầu nghiêng một bên.
– Nắm hai chân trẻ, dốc ngược đầu xuống thấp rồi lay mạnh để tháo nước
ra.
– Đặt trẻ nằm nghiêng, móc hết các chất bẩn ở trong miệng trẻ rồi ép lồng
ngực để tiếp tục tháo nước ra.
– Nhanh chóng hà hơi thổi ngạt.
– Đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Phòng tránh vật sắcn họn cắt, đâm

Trẻ nhỏ thích tiếp xúc với mọi vật nên rất dễ bị các vật sắc nhọn cắt, đâm
vào người. Người chăm sóc trẻ nên hết sức chú ý:
– Giữ cho sàn nhà, ngoài sân, những nơi mà trẻ thường đi lại không có
những mảnh thủy tinh vỡ, vỏ hộp kim loại, đinh nhọn, mảnh sắt thép, dao lam,
mảnh gỗ, mảnh tre có dằm hoặc cạnh xắc.
– Để lên cao ngoài đến với của trẻ các vật dụng sắc nhọn trong gia đình
như: dao, kéo, cưa…
– Không cho trẻ chơi với các vật dụng sắc nhọn, hoặc chơi ở nơi có nhiều

vật dụng sắc nhọn xung quanh như mảnh kính vỡ, đá nhọn…
– Thường xuyên để mắt đến trẻ nhỏ trong khi trẻ chơi đùa.
Xa cứu đứt tay; chân, vết thương thông thường
– Rửa sạch vết thương bằng nước sạch. Nhẹ nhàng rửa hết những bụi bẩn.
– Nếu vết đứt nhỏ, có thể để mở cho nhanh liền. có thể băng một miếng
băng dính nhỏ ra ngoài. Kiểm tra để biết chắc chắn máu không tiếp tục chảy.
Rửa vết thương và thay băng hằng ngày.
– Nếu vết đứt to, máu chảy nhiều, cầm máu bằng cuộn băng to hoặc quần
áo sạch, tuyệt đối không bôi một loại thuốc nào lên vết thương, đưa trẻ đến cơ
sở y tế gần nhất.
Phòng tránh ngộ độc
Đề phòng: cần khoá kĩ hoặc đặt lên giá cao ngoài đến tay của trẻ những hoá
chất độc hại như: thuốc trừ sâu, thuốc chuột, bình xịt muỗi, gián, tất cả các loại
thuốc tân duợc và phải có dán nhãn ở ngoài hộp rõ ràng. Dạy trẻ không nên
uống những chai nước có màu sắc lạ, không nên ăn thức ăn lạ, thức ăn ôi thiu,
hoa quả và cây, lá không an toàn như lá trúc đào,…
Nhận biết: Ngộ độc gồm loại cấp tính có thể gây nguy hại tác thì cho trẻ,
hoặc ngộ độc mãn khi tiếp xúc lâu dài với một loại hoá chất độc nào đó. Ngộ
độc có thể rất dễ nhận biết khi chứng kiến trẻ uống, ăn hoặc hít phải chất độc,
cũng có thể rất khó nhận biết. Trẻ dễ bị ngộ độc nhất qua đường tiêu hóa như ăn
phải thức ăn ôi thiu, nuốt phải các chất độc như thuốc chuột, xà phòng, thuốc
chữa bệnh hoặc hít phải khí độc của lò than, bình ga, hoá chất. Dấu hiệu thường
gặp là trẻ đau bụng, nôn mửa, có thể kèm theo da tái, lạnh, thở nhanh và không
sâu, nặng thì lơ mơ, bắt tỉnh. Chú ý có thể phát hiện được nguyên nhân gây độc
tử những chai, lọ… bên cạnh trẻ.
Sơ cứu: Nếu trẻ bất tỉnh, hà hơi thời ngạt ngay nhưng phải đặt một tấm vải
mùng lên miệng trẻ để tránh nhiễm chất độc vào bản thân người lớn. Nếu trẻ vẫn
thở thì đặt trẻ nằm tư thế dễ thở, thoáng khí. Tìm hiểu nhanh xem trẻ đã ăn,
uống, hít phải cái gì, bao lâu rồi, nếu có chất nôn phải giữ lại để cán bộ y tế kiểm
tra. Nếu biết rõ nguyên nhân thì có thể sơ cứu: uống phải chất độc cần gây nôn,

hoặc cho uống một cốc nước muối đặc, hoặc than hoạt tính. Nếu bị hoá chất bắn
vào cần rửa bằng nước lạnh từ 10- 15 phút. Chuyển trẻ đến cơ sở y tế.
Phòng tránh hóc, tắc nghẹn đường thở

Trẻ nhỏ rất dễ bị ngạt và tắc đường thở khi nuốt hoặc nhét các vật gây tắc
đường thở vào miệng, mũi, tai. Đề phòng, tránh người chăm sóc trẻ cần:
– Không để những đồ vật nhỏ mà trẻ có thể nuổt và bị hóc như: đồng xu,
cúc áo, kim băng, hạt lạc, hạt trái cây, hòn bi…
– Cho ăn những thức ăn mềm mà trẻ có thể nhai được; không nên cho trẻ ăn
nguyên cả hạt lạc hoặc ăn những loại quả có hạt cứng.
– Khi ăn cơm, bột, không nên để trẻ ngả đầu Về phía sau, ăn khi đang chay,
hoặc vừa ăn vừa cười đùa.
– Đảm bảo trẻ không cho những đồ vật dễ bị hóc vào miệng, mũi.
Những dấu hiệu thường gặp: Trẻ tím tái, ho sặc sựa, trào nước mắt nước
mũi. Trẻ không phát âm được, hoặc không thể khóc thành tiếng. Trẻ lấy tay nắm
lấy cố mình. Nếu muộn: môi và lưỡi trẻ bắt đầu tím tái và trẻ có thể bất tỉnh nếu
vật gây tấc không lây được ra.
Cách sơ cứu: Ngay lập tức bế trẻ nằm sấp trên tay trái mình sao cho đầu trẻ
thấp hơn ngực, đỡ lấy đầu trẻ, dùng tay phải vỗ mạnh vào lưng cho vật hòc nơi
ra khỏi họng. Sau đó dùng ngón tay phải móc dị vật ở trong miệng ra. N ếu trẻ
tím tái, đặt trẻ trên nền phẳng cứng và hà hơi thời ngạt
– Nếu trẻ lớn hơn, đặt trẻ nằm vắt trên đầu gối của người lớn sao cho đầu
trẻ chúc xuống dưới. Dùng tay vỗ mạnh vào phần giữa hai bả vai để cho dị vật
rơi ra khỏi họng. Nếu trẻ nhợt nhat, đặt trẻ nằm xuống và hà hơi thời ngạt.
– Nếu trẻ có thể đứng được thì bảo trẻ đứng và cúi gập người sao cho đầu
thấp hơn ngực. Dùng tay vỗ nhanh vào vùng giữa hai bả vai để dị vật rơi ra khỏi
họng. Nếu trẻ ngạt, nhanh chóng hà hơi thổi ngạt.
– Nếu trẻ lớn hơn nữa có thể đứng đằng sau trẻ và dùng hai tay ôm ngang
đuối ngực trẻ, bắt ngờ sóc mạnh trẻ lên để dị vật có thể bật ra ngoài hoặc trởi

xuống dạ dày. Nếu trẻ ngạt thì nhanh chóng hà hơi thổi ngạt.
– Nhanh chóng đưa trẻ đến trạm y tế.
Dấu hiệu ngụy hiểm cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tác: trẻ không thể ho
hoặc phát ra thành tiếng. Môi lưỡi bắt đầu tím tái, mạch máu ở mặt và cố bắt đầu
nổi lên, trẻ trở nên bất tỉnh.
Phòng tránh bỏng
Trẻ em, đặc biệt từ 3 – 6 tuổi dễ bị bỏng vì tính trẻ hiếu động, tò mò và do
sự bất cẩn của người chăm sóc trẻ. Bỏng nặng có thể để lại di chúng như sẹo, co
kéo cơ, gây tàn phế suốt đời hoặc gây chết người. Người chăm sóc trẻ cần:
– Dạy trẻ có ý thức không nghịch lửa và các vật dễ chấy nổ.
– Không cho trẻ chơi gần bếp lửa hoặc thức ăn, đồ uống mới nấu như: chảo
mỡ, nồi canh, nước sôi, phích nước nông, nồi cảm, vật dễ cháy nổ như ga, xăng,
cồn, ổ điện…
– Không để trẻ lại gần người lớn khi họ đang bê một vật nóng.
– Để chất đốt, diêm, bật lửa, xăng dầu, cồn xa đến với của trẻ.
Sơ cứu bỏng

– Đưa trẻ ra xa khỏi khu vực nguy hiểm.
– Làm mát bỏng bằng nước lạnh và sạch ngay lập tác. Rửa với nước ít nhất
là 10 phút hoặc tới khi vết bỏng đỡ đau. có khi phải mắt nửa giở để làm nguội
vết bỏng.
– Nhanh chóng cởi bỏ quần áo, vòng nhẫn (nếu có) trước khi vết bỏng sưng
to.
– Nếu vết bỏng nhỏ (2 ngón tay): Giữ vết bỏng sạch và khô, không dụng
vào chỗ bỏng nước và tránh làm lột da vết bỏng. Không bôi bất cử một chất gì
lên vết bỏng khi chưa rửa sạch vết bỏng. Không bôi cón lên vết bỏng. Băng vết
bỏng bằng băng hoặc vải sạch.
– Nếu vết bỏng to, làm nguội vết bỏng. Nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Phòng tránh điện giật

Điện giật sẽ tác động vào hệ thần kinh làm rối loạn hoạt động của hệ thổng
hô hấp, hệ tưần hoàn. Người bị điện giật thở hổn hển, tim đập nhanh… nếu bị
nặng thì tim, phổi ngùng hoạt động, nạn nhân chết trong tinh trạng ngạt dòng
điện sẽ làm co rút, tê liệt các cơ bắp gây cảm giác đau nhúc. Người bị điện giật
không thể tự rút tay hoặc bứơt ra khỏi nơi cơ thể chạm vào điện. Điện giật có thể
do:
Chạm vào vật giẫn điện-. vô ý chạm phải vật mang điện hoặc sử dụng các
dụng cụ, thiết bị điện có điện truyền ra vỏ do các bộ phận cách điện bị hỏng;
hoặc không may đảm chân vào dây điện hở, dây điện đứt rơi vào người.
Do phỏng điện: trèo lên cột điện cao thế, lấy sào chọc dây điện cao thế, đến
quá gần trạm biến thế điện cao thế. Trong các trường hợp này dù chưa chạm trực
tiếp vào vật mang điện nhưng với một khoảng cách quá gần, điện phóng qua
không khí, giật ngã hoặc đốt cháy cơ thể.
Tai nạn điện là nguyên nhân gây sóc, bỏng, dễ gây chết người-, vì vậy.
– Cần để ổ điện lên cao, an toàn, ngoài làm với của trẻ. Phải dùng ổ cắm
điện có nắp đậy hoặc lấy băng dính dán kín những ổ cắm điện ít dùng đến.
Không bao giữ để trẻ chơi với dây điện hoặc ổ cắm.
– Không nên dùng dây điện không có phích để cắm trực tiếp vào ổ điện.
– Phải thường xuyên kiểm tra dây điện đề phòng bị hở do chuột cắn.
– Trẻ cần tránh xa nơi dây điện đứt nơi xuống.
– Không nên để cho trẻ nghịch, trèo lên cột điện.
– Không để trẻ trú, nâp dưới gốc cây to khi trởi mua để phòng sét đánh.
Sơ cứu điện giật. Phải biết cách tự bảo vệ bản thân tránh bị điện giật trước
khi cứu người. Nhanh chóng cứu trẻ thoát khỏi nguồn điện bằng cách:
+■ Rút ổ cắm điện ra khỏi ổ điện, ngắt cầu dao, rút cầu chì.
+■ Nếu nguồn điện bị hở, đứng lên một vật cách điện như: ghế gỗ, nhụa,
chăn… dùng một que gỗ dài hoặc ống nhụa gạt dây điện ra khỏi người trẻ.
– Nếu trẻ sóc nhẹ về đến em, an ủi trẻ để trẻ yên đến, kiểm tra xem có bị
bỏng không và an ủi, động viên trẻ đến khi trẻ cảm thấy an toàn.

– Nếu trẻ ngạt thở, tim ngừng đập. Nhanh chống và kiên trì hà hơi thổi ngạt
và bóp tim ngoài lồng ngực cho trẻ.
– Nhanh chông đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Bài tập
Sau khi nghiên cứu các nội dung Về chăm sóc sức khỏe cho trẻ, bạn hãy
thứ trả lời câu hỏi sau đây:
Chọn câu trả lời thứ nhất:
+ Mỗi câu có 3 đáp án, chọn đáp ấm đúng nhất +■ Học viên đọc suy nghĩ,
đánh dấu theo ý của mình.
+■ Mỗi câu đúng cho 1 điểm.
Câu 1: Sạch có lợi gì?
– Để giúp ăn ngon miệng.
– Để không làm mắt các chất dinh dưỡng.
– Để phòng tránh bệnh tật.
Câu 2: Để nước thải ứ đọng có hại như thế nào đến sức khỏe?
– Truyền bệnh đường ruột như tả, lị.
– Gây mùi hôi dễ mắc bệnh đường hô hấp như ho, lao, cúm.
– Truyền bệnh do muỗi như xốt xuất huyết, sốt rét.
Câu 3: Rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi đi đại tiện để làm gì?
– Làm sạch và thơm tay để ăn uống ngon miệng.
– Sạch các vết bẩn không gây bệnh cho tay.
– Sạch hết mầm bệnh để không làm lây bệnh qua đường ăn uống.
Câu 4: Chỗ học, nơi ở của trẻ có cần quét lau hàng ngày không? vì sao?
– Không cần vì không bẩn.
– Cần thiết vì tạo môi trường sạch sẽ giúp trẻ khỏe mạnh.
– Cần thiết để cho đẹp.
Câu 5: Đồ dùng, đồ chơi của trẻ có cần giặt lau sạch sẽ không? vì sao?
– Có cần vì để cho đẹp.
– Có cần vì tránh lây lan mầm bệnh.

– Không cần vì quá nhiều việc cần hơn việc này.
Câu 6\ Tại sao phải cho trẻ dùng khăn mặt riêng?
– Vì có sẵn.
– Vì sợ kiểm tra chuyên môn phê bình.
– Vi tránh lây lan bệnh tật cho trẻ.
Câu 7: Trẻ có cần tắm rửa hàng ngày không? vì sao?
– Cần vì cho trẻ sạch đẹp đáng yêu.
– Cần vì giữ vệ sinh tránh bệnh tật cho trẻ.
– Không cần vì không có hại gì.

Cầu 8: Có cần chuẩn bị đủ nước chín cho trẻ uống không? vì sao?
– Có vì đó là công việc bình thường.
– Có vì để trẻ không bị bệnh đường ruột.
– Không cần vì trẻ không đòi hỏi.
Câu 9: Nước lạnh, nước đá có làm chết vi trùng không? vì sao?
– Có làm chết các vi trùng gây bệnh đường ruột nhưng không diệt được các
vi trùng khác.
– Có làm chết nhưng không hoàn toàn.
– Không, nó chỉ làm úc chế sự phát triển các vi trùng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nội dung cần tư vấn cho cha mẹ về giáo dục giúp
trẻ 3-6 tuổi phát triển
2.1. Hướng dẫn chơi với trẻ
– Vui chơi là nhu cầu tự nhiên và thiết yếu của trẻ. Trẻ học hỏi được nhiều
Điều thông qua vui chơi.
– Đồ chơi cho trẻ là những đồ vật đơn giản, nguyên liệu sẵn có không tốn
kém và một số bộ phận cơ thể người thân. Mỗi ngôi nhà và thiên nhiên xung
quanh nhà là một kho chứa đầy những đồ chơi tuyệt vời bởi vì không phải chỉ có
đồ chơi đắt tiền mới giúp trẻ học hỏi.
– Mỗi ngày, cha mẹ nên dành chút thời gian chơi với con và tạo cho con

chỗ chơi an toàn.
Vui chơi- đối với trẻ rất quan trọng
– Hướng dẫn trẻ chơi ngay từ khi trẻ lọt lòng để giúp trẻ phát triển Tinh
thần và thể chất.
– Khi chơi với trẻ chúng ta dạy trẻ được nhiều điều: dạy trẻ nói, dạy trẻ lễ
phép, dạy trẻ tìm hiểu môi trường sống và biết cách ứng xử trong cuộc sống…
– Cùng chơi với trẻ cha mẹ sẽ hiểu được trẻ thích gì, không thích gì, chúng
đã biết gì, chưa biết gì và Muốn biết gi để từ đò cò những cách ứng xử phù hợp,
tạo tiền đề giúp trẻ sau này học lập tốt hơn ở trường phổ thông và thành đạt
trong cuộc sống.
Đồ chơi cho trẻ
Đồ chơi cho trẻ có thể là co thể của trẻ và những người thân
– Cơ thể của những người thân là thứ quan trọng nhất trẻ cần được chơi để
phát triển các giác quan: nhìn, nghe, cảm nhận bằng lưỡi, bằng da, bằng tay.
– Chơi với một số bộ phận trên cơ thể cũng là Điều thứ vị và giúp trẻ phát
triển nhiều điều: học nói; phát triển vận động và xúc giác; tăng cường tình cảm
và giúp trẻ cảm nhận độ thăng bằng…
Ví dụ: Chơi xích đu với đôi bàn chân, chơi chồng nụ, chồng hoa. Ngồi trên
lưng phi ngụa, chơi ú oà. chơi làm con cua bò, làm củ gùng bằng đôi bàn tay…
Đồ chơi- cho trẻ là những đồ vật bình thường trong sinh hoạt hàngngày
– Ghế xếp lại thành một đoàn tầu hoả, chiếc cầu…

– Bàn xếp thành cái nhà, đường hầm.
– Xô nhỏ để xách nước, ném bóng, bò xung quanh…
– Rổ rá lâm đích ném bóng, dây để quay vòng, đánh vòng…
– Bộ ấm chén, bát đĩa, đũa thìa, nồi, Xoong, chảo bé… chơi đồ hàng.
– Những tờ tranh, tờ lịch dùng để kể chuyện, nhận biết hình, xé dán…
Đồ chơi- cho trẻ là những nguyên vật liệu thiên nhiên
– Các loại hột hạt: nhãn, hồng xiêm, bưởi, quả trứng gà, gấc… sỏi đá dùng

để xếp hình, xếp các chữ số trên sàn nhà, cát hoặc gắn lên giấy, chơi bán hàng,
nấu ăn (cân đồng, giả làm thức ăn…); đếm, phân loại; chơi “0 ăn quan”, đánh
bóng,… cha mẹ cần chú ý đám bảo an toàn cho trẻ: không cho trẻ ngậm, không
cho các loại hột, hạt vào mũi, vào lỗ tai…
– Hoa, lá: có thể sâu thành vòng, chuỗi, đan rèm, làm hộp, tết các con vật,
đồ vật cuộn cái kèn… Quả bầu khô dụng nước. Tàu cau, tàu dùa làm xe kéo, làm
quạt…
– Cát: Xúc cát, đồng cát, rót cát. In hình, lên dấu chân lên cát khô, cát ướt.
Đào lỗ giấu đồ vật hoặc bàn tay vào trong cát…
– Nước: Đồng nước, rót, đổ từ chai nọ sang chai kia. Tắm rửa con vật, đồ
vật. Thả những vật khác nhau xuống nước xem vật nào chìm, vật nào nổi, vật
nào thấm nước, vật nào không…
– Bạn hãy đưa cho trẻ 1 cái giỏ (thùng/ rổ) cho trẻ dung đồ chơi (các vật
liệu chơi) của riêng trẻ. Để trẻ luôn bị hấp dẫn bởi đồ chơi, cha mẹ chỉ nên cho
trẻ chơi với một số đồ chơi còn một số đồ chơi khác cất đi. Sau một thời gian
đời đồ chơi khác, trẻ lại có cảm giác như có đồ chơi mới.
– Ngoài ra, cha mẹ có thể làm một số đồ chơi đơn giản cho trẻ chơi từ các
nguyên vật liệu rẽ tiền như: tạp chí, bảo, tranh ảnh cũ, cọng rơm, cọng rạ lá dừa,
lá đa, lá mít,… Trong những ngày vui, người thân trong gia đình có thể mua một
số đồ chơi cho trẻ, nhưng chú ý chọn đồ chơi đảm bảo một số yêu cầu sau:
+■ An toàn, không nguy hiểm cho trẻ không sắc nhọn, không dễ vỡ, dễ
gãy, không làm xước da, chảy máu trẻ, không dùng bằng nguyên vật liệu độc
hại).
+■ Vệ sinh: Dễ rữạ, dễ bảo quản.
+■ Có ý nghĩa giáo dục: phù hợp lứa tuổi và kích thích trẻ phát triển toàn
diện: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và xã hội. Đồ chơi không gây bạo
lực.
Cha mẹ Hướng dẫn trẻ từ 3 – 6 tuổi chơi
– Trẻ thích chơi đóng vai, trẻ có nhu cầu được chơi với bạn, bố mẹ cần tạo
Điều kiện cho trẻ chơi cùng bạn, trẻ sẽ học hỏi thêm nhiều điều ở bạn và học

cách chia Sẻ, hợp tác. Đôi khi trẻ mời bố mẹ cùng chơi, chúng nhận mình là ai
và đề nghị bố mẹ đóng vai nào đó.
– Cha mẹ cần hướng cho trẻ trai được chơi các trò chơi của trẻ gái để tập
luyện tính kiên trì, nhẩn nại và sự nhẹ nhàng; ngược lại trẻ gái được chơi những

trò chơi của trẻ trai để được bố sung tính mạnh mẽ, quyết đoán, nhanh nhẹn,
dũng cảm.
– Cha mẹ nên tạo cho trẻ chỗ chơi và hương dẫn trẻ chơi các trò chơi dân
gian.
2.2. Trò chuyện với trẻ
– Thông qua trò chuyện giao tiếp hàng ngày, các câu chuyện, bài thơ trẻ học
được nhiều Điều bổ ích. Trẻ nào được nghe kể chuyện nhiều hoặc được đọc cho
nghe nhiều chuyện khác nhau sẽ có khả năng học tập tốt hơn .
– Dù làm công việc gì, thời gian bận rộn thế nào, nhưng nếu thực sự thương
yêu trẻ, chúng ta đều có thể chăm sóc được trẻ một cách chu đáo, trò chuyện với
trẻ những gì chúng ta đang làm, tối đến trước giờ ngủ của trẻ, bạn hãy đọc hoặc
kể cho trẻ nghe một câu chuyện, trẻ sẽ sung sướng và cảm thấy hạnh phúc biết
chừng nào.
– Biết chọn sách, biết cách đọc sách cho trẻ nghe cũng là Điều cha mẹ cần
quan đến.
Tại sao cần trò chuyện với trẻ ?
– Trò chuyện với trẻ hàng ngày sẽ có ảnh hưởng tốt tới việc phát triển ngôn
ngữ của trẻ, giúp trẻ vui vẽ, hạnh phúc, làm tăng tình cảm giữa cha mẹ và con
cái..
– Trẻ bắt đàu việc học từ khi trẻ được người lớn trò chuyện, được ôm ấp,
vuốt ve, nhìn mặt người thân quen, nghe những giọng nói thân thuộc và nhìn
những người khác có các cử chỉ đáp lại…
– Sử dụng khoảng thời gian cho trẻ ăn, vệ sinh cá nhân trẻ… để ôm ấp, hát,
trò chuyện với trẻ, trẻ sẽ trở nên rất gắn bó, quấn quýt với bạn, và bạn có thể

giúp trẻ học và hiểu các đồ vật trong thế giới đầy hấp dẫn xung quanh đối với
trẻ.
– Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và các kĩ năng giao tiếp, bạn hãy trò
chuyện với trẻ, hát và đọc cho trẻ nghe cũng như hãy nghe và đáp lại khi trẻ cố
gắng trò chuyện lại với bạn. Trẻ càng được đối thoại, trò chuyện càng nhiều thì
trẻ càng có khả năng hiểu các lời chỉ dẫn, giải thích, hỏi và tham gia tranh luận ở
trường. Khả năng này hình thành sự tự tin và giúp trẻ học ở trường phổ thông tốt
hơn .
Trò chuyện với- trẻ về công việc hàng ngày như thế nào?
– Trò chuyện về các loại thức ăn, việc giặt quần áo, lau giầy dép hoặc nói
Về một con côn trùng trên sàn nhà, những bông hoa, những mọi liên quan… Giải
thích những Điều gì bạn đang làm, đang chăm sóc con bạn. Sử dụng lời nói kết
hợp hành động – vừa nói vừa chỉ vào vật hoặc làm động tác cho trẻ xem.
– Hãy cho phép trẻ quan sát và được tham gia vào các công việc gia đình,
cố gắng giao cho trẻ làm một số việc vừa sức. Công việc hàng ngày của bạn có
thể trở thành trò chơi của trẻ. Hãy nói với trẻ Về những gi bạn đang làm.
– Hãy hỏi trẻ một số câu hỏi đơn giản. Hỏi để trẻ giải thích những gì chúng
nhìn thấy và làm.

Cách trò chuyện với trẻ từ 3 – 6 tuổi
– Khi trẻ 3 tuổi trẻ đã có thể kể lại và nói cảm tương của mình trước những
Điều chúng nhìn thấy, nghe thấy. Trẻ hay hỏi: Con gi đây? Sao nỏ lại thế? Để
làm gì? Tại sao? Người lớn cần kiên nhẫn trả lời các câu hỏi của trẻ, các câu trả
lời cần chính xác, rõ răng, đơn giản, dễ hiểu đối với trẻ.
– Trong khi nói chuyện với trẻ cũng cần nêu câu hỏi cho trẻ trả lời và nói
cho trẻ biết đặc điểm của vật dùng trong gia đình.
– Người lớn cần chú ý lắng nghe trẻ nói, không nhác lại những câu, những
từ trẻ nói sai. Khi nói với trẻ các bạn cần nói dung, nói thông thả, từ phải rõ
làng, chính xác. Các bạn hãy kiên nhẫn và không nên tỏ ra khó chịu khi trẻ nói

không đúng và hỏi nhiều.
– Tiếp tục sử dụng bài hát, bài thơ, câu đố, câu chuyện để luyện cho trẻ nói
đúng, tăng thêm vốn từ và mở rộng hiểu biết. Hướng dẫn cho trẻ chơi các trò
chơi phân vai: “Chơi với búp bê”, “Cô giáo” “Chú công an”… các trò chơi này sẽ
luyện óc quan sát, trí nhớ và sự chú ý của trẻ. cần tạo Điều kiện cho trẻ chơi với
trẻ cùng tuổi và trẻ lớn hơn.
2.3. Đọc sách cho trẻ nghe
Tại sao cần đọc sách cho trẻ nghe ?
– Đọc cho trẻ nghe giúp trẻ:
+ Hiểu về bản thân, con người, thìên nhiên, cây cối xung quanh.
+ Phát triển ngôn ngữ, óc tưởng tượng và tính sáng tạo.
+■ Phát triển tình cảm, biết yêu thương người tốt, phân biệt điều tốt, điều
xấu và tăng cường tình cảm đối với cha mẹ và những người thân trong gia đình.
+ Có khả năng học tập tốt hơn khi vào lớp 1.
Chọn sách nào cho trẻ?
– Nội dung sách: viết về các đồ vật, con vật thân thuộc với trẻ và các truyện
cổ tích.
– Tranh vẽ: to, rõ ràng, màu sắc hấp dẫn, minh hoạ sinh động, gần gũi với
cuộc sống hàng ngày của trẻ và phù hợp với nội dung của truyện.
– Ngôn ngữ: câu ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, chữ viết to, rõ làng, đơn giản,
không quá nhiều chữ và từ mới.
– Các nhân vật: không nhiều nhân vật quá, hành động của nhân vật đơn
giản, ngộ nghĩnh để có thể làm theo.
Cách đọc sách cho trẻ nghe
– Người lớn nên đọc truớc cho lưu loát trước khi đọc cho trẻ nghe. Đọc rõ
răng, diễn cảm phù hợp với tính cách, trạng thái tình cảm của từng nhân vật.
– Nên cho trẻ ngồi cùng phía với người đọc để nhìn thấy tranh và chữ.
– Giới thiệu sách cho trẻ: trang bìa, tên truyện và tranh ảnh.
– Vừa đọc vừa chỉ vào dòng chữ cho trẻ nghe và nhìn theo dòng chữ. có thể
dùng điệu bộ để minh hoạ, diễn tả các hành động và cảm xúc của những nhân

vật.

– Cho trẻ nhắc lại một số từ, câu, chỉ vào tranh và nói, hỏi; chỉ vào dòng
chữ và đọc, khen ngợi trẻ, cho trẻ tập giở các trang xách khi xem/ đọc hết trang.
– Khi đang dọc có thể dừng lại để hỏi trẻ một số câu hỏi về cuộc sống liên
quan đến nội dung câu chuyện. Người đọc có thể dừng lại hỏi trẻ đoán xem phần
tiếp theo của câu chuyện sẽ như thế nào? Hỏi ý kiến nhận xét của trẻ về câu
truyện.
– Sau khi đọc xong, hỏi trẻ nghĩ về câu chuyện như thế nào? Các nhân vật
đã làm gì, trẻ thích gì? Trẻ thích nhân vật nào? vì sao? Trẻ có thích làm giống
như nhân vật trong truyện không?
– Cùng trẻ đọc hoặc kể lại truyện nếu trẻ thích (Ví dụ: cùng kể lại truyện
trước khi ngủ, hoặc kể lại chuyện cho người khác nghe).
– Đọc đi đọc lại nhiều lần câu chuyện cho trẻ nghe nếu trẻ thích.
2.4.
Giúp trẻ phát triển trí tò mò và sự sáng tạo
– Tò mò, sáng tạo là cơ sở của việc học hỏi. Trẻ tò mò, sáng tạo sẽ mạnh
dạn hơn trong giao tiếp, sẽ trở nên tự tin hơn và sẽ học tập tốt hơn ở trường phổ
thông và ổn định hơn về tình cảm.
– Sự tò mò của trẻ bắt đầu ngay từ khi trẻ ra đời.
– Mỗi trẻ đều có tính tò mò, sáng tạo theo cách riêng của mình để khám phá
thế giới xung quanh và trao đổi với những người khác. Khi chúng ta động viên
được phong cách riêng thì tính tò mò, sáng tạo của mỗi đứa trẻ được phát triển,
trẻ sẽ tự tin hơn, học được nhiều điều hơn.
– Cha mẹ cần giúp trẻ trở nên tò mò, sáng tạo trong môi trường an toàn và
thông qua vui chơi. Trẻ tò mò và sáng tạo có tầm quan trọng trong sự phát triển
toàn diện của trẻ.
– Trẻ được phép tò mò, được khuyến khích để sáng tạo sẽ trở nên tự tin
hơn, biết nhiều điều hơn và mạnh dạn hơn.

– Trẻ được khuyến khích để sáng tạo sẽ có nhiều cơ hội để phát triển những
khả năng đặc biệt.
Cách giúp trẻ 3 – 6 tuổi trở nên tò mò, sáng tạo
– Hãy chúng tỏ cho bé biết bé luôn được yêu thương thông qua lời nói và
hành động của cha mẹ. Kể cho bé những câu chuyện để bé thấy được chúng là
niềm vui của cả gia đình và cha mẹ tin rằng bé lớn lên sẽ là một người thông
minh, khỏe mạnh, tự tin và sáng tạo.
– Tôn trọng và quan tâm tới ý nghĩa của trẻ, lắng nghe và trả lời các câu hỏi
của trẻ một cách cởi mở.
– Cho trẻ quan sát hoạt động của các con vật, kể cả con vật bé nhỏ như các
loại côn trùng.
– Chơi các trò chơi tìm kiếm, phán đoán: ví dụ: Mẹ lắc hộp cho trẻ nghe và
hỏi “Trong hộp có gì? cái gì trong hộp mà nó lại kêu như thế?…”
– Khuyến khích trí tưởng tượng của trẻ.

– Tạo điều kiện cho trẻ chơi các trò chơi đóng vai để trẻ có thể tưởng tượng
và diễn tả các hành động phù hợp với từng vai mà trẻ quan sát được trong cuộc
sống.
– Cho trẻ nghĩ và về các con vật ở hành tinh khác.
– Dừng câu chuyện đứng chỗ để trẻ có thể nghĩ ra các cách kết thúc khác
nhau hoặc đặt tên cho câu chuyện.
– Cho trẻ lắng nghe và phát hiện các âm thanh trong tự nhiên và tìm cách
mô phỏng lại…
– Chấp nhận sự khác nhau của mỗi trẻ, điều quan trọng là mỗi ý nghĩ trẻ
đưa ra đều có lí lẽ riêng của nó.
– Sử dụng một số dạng câu hỏi để khuyến khích sự tò mò, tưởng tượng và
sáng tạo của trẻ như: Tại sao? Như thế nào? còn cách nào khác không? Điều gì
sẽ xảy ra nếu…?
2.5.

Giúp trẻ phát triển khả năng tự tin, tự lập
Mỗi gia đình nói riêng, cả xã hội nói chung cần tạo điều kiện, khuyến khích
mỗi đứa trẻ phát triển khỏe mạnh, thông minh, nhạy cảm, chu đáo, khoan dung,
tự tin và sáng tạo.
Thế nào là một đứa trẻ tự tin, tự lập ?
– Trẻ tự tin là trẻ mạnh dạn, tin tưởng vào những việc mình làm và khả
năng của mình, không ngần ngại, không ỷ lại vào người khác. Trẻ luôn sẵn sàng
trình bày suy nghĩ và việc làm của mình cho người khác nghe.
– Trẻ tự tin thường mạnh dạn nói lên khả năng của mình bằng những câu
như: “Con làm được…”, “Con hát được…”, “Con biết về…”, “Làm cái đó thì
không khó/dễ…”.
Tự tin, tự lập có ý nghĩa như thế nào đối với trẻ
– Trẻ tự tin, tự lập thường học tập tốt hơn, có tình cảm ổn định hơn, giao
tiếp nhanh nhay hơn, khả năng hòa đồng với các bạn tốt hơn trong vui chơi,
trong trò chuyện…
– Trong cuộc sống, tính thiếu tự tin, thiếu tự lập thường do trẻ ít kinh
nghiệm, thiếu kiến thức và kĩ năng.
– Tự tin, tự lập ở trẻ không tự nhiên mà có, nó được hình thành dần dần nhở
sự giáo dục đúng đắn của người lớn. Cách tốt nhất để phát triển tính tự tin, tự lập
cho trẻ là tạo cơ hội cho trẻ phát huy khả năng của mình, khen ngợi, động viên
khuyến khích của người lớn đối với trẻ.
Những việc cha mẹ có thể làm để phát triển tính tự tin, tự lập của trẻ
– Người lớn cần tránh làm hộ trẻ những việc đơn giản mà bản thân trẻ có
thể làm được.
Đôi khi tính thiếu tự tin cũng trở thành thời quen – thậm chí có những việc
có thể làm được nhưng trẻ vẫn từ chối không làm và trả lời: “Con không biết”,
“Con không làm được”. Điều đó không phải là trẻ không vâng lời mà do trẻ
thiếu tự tin, sợ thất bại, sợ bị chê trách. Người lớn cần tin tưởng rằng nếu cố
gắng, trẻ có thể làm được, vì vậy cần tránh làm hộ trẻ những việc đơn giản mà

bản thân trẻ có thể giải quyết được như tự mặc quần áo, tự tìm cốc uống nước,
dùng bát, thìa xúc cơm, đi giầy, dép, mặc quần áo, bê ghế, dọn bàn ăn…
– Để củng cố và phát triển tính tự tin của trẻ, cần khắc phục tính rụt rè, nhút
nhát, thiếu quyết đoán của trẻ bằng việc động viên trẻ thực hiện những nhiệm vụ
được giao theo khả năng của mình, cần chỉ rõ trẻ phải làm những gì và làm như
thế nào để đạt được kết quả mong muốn.
– Nhiệm vụ đặt ra phải phù hợp với khả năng của trẻ, hấp dẫn trẻ, gắn với
hứng thú và tính tích cực của trẻ (Ví dụ: muốn trẻ có nền nếp đánh răng, chải tóc
thì cần sắp đặt các đồ dùng ở nơi thuận tiện, vừa đến tay trẻ, dễ lấy và đẹp). Nếu
nhiệm vụ đặt ra cao, dễ gây cho trẻ nản chí, thiếu tự tin vào chính mình, hoang
mang, sợ khó khăn.
– Mỗi gia đình nên có một số quy định và yêu cầu trẻ thực hiện; Các thành
viên trong gia đình thống nhất giao cho trẻ làm những việc đơn giản, vừa sức
hàng ngày như: lấy thìa, đũa, xếp ghế ăn, lấy tăm, nước, lau bàn ghế giúp bố mẹ,
cất gọn đồ chơi sau khi chơi… cha mẹ kịp thời khen ngợi, động viên trẻ nếu trẻ
làm đúng.
– Đối với trẻ thiếu tự tin, cần khen ngợi ngay từ những cố gắng bước đầu
của trẻ và động viên liên tục một cách thiện chí, không chê bai, chỉ trích khi trẻ
làm sai vì như vậy sẽ phá hoại sự tự tin của trẻ, làm căng thẳng mối quan hệ
giữa trẻ với người lớn.
– Hãy chúng tỏ cho trẻ biết trẻ luôn được yêu thương thông qua lời nói và
hành động của cha mẹ. Kể cho trẻ những câu chuyện để trẻ thấy được chúng là
niềm vui của cả gia đình và cha mẹ, tin rằng khi trẻ lớn lên sẽ là một người
thông mình, khỏe mạnh và sáng tạo.
– Tạo cơ hội, động viên trẻ thứ nghiệm những điều mới mẻ trong khi chơi,
khám phá.
– Sự vật trong một môi trường an toàn, ví dụ: cho phép trẻ nhỏ được tắt,
mở, chọn kênh trên ti vi nếu bố mẹ cảm thấy điều đó an toàn.
– Thường xuyên vỗ về trẻ, hát cho trẻ nghe mỗi khi thức giấc và kể lại câu

chuyện trước khi ngủ, cho trẻ sức miệng hoặc đánh răng sau khi ăn… những việc
thường xuyên như vậy sẽ giúp trẻ cảm thấy rằng mọi việc xung quanh trẻ có nền
nếp và trẻ có cảm giác an toàn.
– Khen ngợi khi trẻ làm được một việc đúng, tự giải quyết một tình huống
nào đó dù là rất đơn giản mà trước đây trẻ không dám làm. ví dụ: “Con gái của
mẹ giỏi quá, con đã tự đi vệ sinh một mình được rồi”, “Con trai của mẹ giỏi quá,
biết giúp mẹ lấy đủ đũa ăn cho cả nhà”, “Con của mẹ dũng cảm quá, con đã tự đi
vệ sinh một mình mà không sợ bóng tối”…
Khi khen trẻ, bạn nên tập trung vào sự cố gắng của trẻ, chú không nên tập
trung vào kết quả đạt được. chúng ta thường quan đến quá nhiều đến kết quả
cuối cùng mà không nhận ra rằng phải khó khăn thế nào trẻ mới làm được điều
đó.
Đưa ra những ý kiến phản hồi tích cực cụ thể hơn là những lời khen chung
chung:

– Ghi nhận và nhận xét về những thái độ và hành vi cư xử cụ thể mà trẻ làm
hơn là chỉ khen là trẻ “ngoan”. Tránh những “lời khen nửa vời”, ví dụ như “con
làm rất tốt, nhưng…”
– Khi trẻ làm điều gì đó bạn không thích, thì bạn cũng không nên quy kết
chuyện đó. Hãy nói cụ thể cho trẻ biết về những việc bạn muốn trẻ làm. Dùng từ
“làm” nhiều hơn là “không làm”.
Ví dụ bạn hãy nói với trẻ là “Con nên đóng cánh cửa nhẹ nhàng thôi” chú
không nên nói là “Đừng sập của mạnh”.
– Bạn hây chú ý lắng nghe trẻ. Để trở thành một người biết lắng nghe, bạn
phải thực sự muốn nghe những gì con bạn nói và tin rằng những gì chúng nói là
quan trọng. Lắng nghe cảm xúc của trẻ, chú không chỉ những gì trẻ nói. sử dụng
ngôn ngữ cơ thể, mắt và những mối liên hệ cơ thể để chúng tỏ rằng bạn đang
lắng nghe. Hãy cười đúng lúc, hãy gật đầu để chúng tỏ là bạn đang lắng nghe,
hãy hỏi những câu hỏi mà bạn quan đến hay giúp trẻ giải thích rõ hơn một điểm

nào đó. Diễn giải chi tiết, và đừng ngắt lời hay tỏ ra sao lãng. Bằng việc chủ
động lắng nghe, bạn sẽ làm tăng cảm giác của trẻ về lòng tự tin vào bản thân.
– Chấp nhận mọi cảm xúc của trẻ, kể cả những cảm xúc tiêu cực như tức
giận. Hãy cố gắng hiểu những biểu hiện xúc cảm của trẻ qua ngôn ngữ “cơ thể”
(Đặc biệt cần thiết đối với trẻ nhỏ): khóc to, nhoẻn cuời, phát âm gư gư, oằn
người, cong lưng… để biết trẻ có nhu cầu gì. Hiểu và đáp ứng những biểu hiện
đó của trẻ càng làm cho trẻ tự tin trong giao tiếp với những người xung quanh.
– Không chì chiết, chửi rủa trẻ vì làm như vậy trẻ sẽ hoảng sợ, thiếu tự tin,
ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thể chất, tinh thần và khả năng học tập của trẻ.
Hãy tôn trọng mọi ý nghĩ và sự khác biệt của trẻ, cho phép trẻ được trình bày ý
tưởng và cảm xúc của riêng mình. Tôn trọng cá tính, sự độc lập và riêng tư của
trẻ. Sự kết tội không bao giở nói cho trẻ thấy điều hay nên làm. Nó chỉ tập trung
vào những điều tồi tệ. Như vậy kết quả cuối cùng làm cho trẻ thiếu tự tin vào
quyết định của mình.
– Khi phê bình, góp ý trẻ, hãy chỉ ra hành vi cụ thể của trẻ mà bạn không
thích. Phải làm cho con bạn hiểu rằng không phải là bạn không thích chúng, mà
là không thích những hành vi mà chúng đã thể hiện. Ví dụ như, bạn nên nói là:
“Bố/mẹ rất buồn vì con không nhớ rửa tay trước khi ăn”, thay vì nói là “Bố/mẹ
lất bực con”.
– Hãy là một người bạn của con, chứ không phải một người luôn chỉ trích
con. Không có ai là hoàn hảo cả, nên chúng ta không thể mong đợi sự hoàn hảo
từ trẻ. Chấp nhận những sai lầm của bạn, của trẻ và xem đây là cơ hội để học hỏi
và trưởng thành. Bạn nên nhấn mạnh với trẻ những hành vi mà bạn thích hơn là
chỉ trích những hành vi mà bạn không thích. Mỗi lần như thế tính tự tin của trẻ
lại được củng cố.
– Chúng tỏ sự tin tưởng của bạn vào khả năng đưa ra giải pháp của trẻ.
Khi trẻ gặp phải vấn đề nào đó, bạn hãy là người cố vấn chứ không phải là
“sếp” của chúng. Thay cho việc đưa ra lời khuyên hay làm hộ trẻ, hãy để trẻ có
trách nhiệm tự giải quyết vấn đề của chính mình, ví dụ: “Theo con cần làm gì để

giúp con không bị nói lắp?”, “Theo con thì làm thế nào để đi không bị trượt ngã
trên sàn nhà?”
– Hãy lắng nghe, ủng hộ và giúp trẻ khám phá, cần nhắc các phương án
khác nhau và kết quả của các phương án đó. Ví dụ: Khi trẻ bị trượt ngã đau trên
sàn nhà, cha mẹ có thể cùng trao đổi với con: “Con nghĩ xem, vì sao con bị
ngã?”, “Có cách nào để không bị ngã không nhỉ?”…
– Sống với thực tại và mỗi lần chỉ giải quyết một vấn đề. Nếu bạn nhắc lại
tất cả những khuyết điểm/ hành vi sai của trẻ trong quá khứ mỗi khi bạn tức giận
thì kết quả là con bạn sẽ không muốn nghe bắt cứ điều gì bạn nói nữa và làm
cho trẻ không tự tin.
– Đừng giữ mãi quá khứ hay đừng để nó ảnh hưởng đến hiện tại. sử dụng
các từ như “luôn luôn” hay “không bao giờ” sẽ gây phản tác dụng đối với trẻ.
Các câu nói như “Con lúc nào cũng cho tay vào mồm” hay “Con không bao giờ
nhớ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn” sẽ chỉ làm củng cố thêm những hành vi
tiêu cực của trẻ mà bạn đang cố gắng thay đổi. Khi trẻ nghe mãi một điều gì đó
dù chúng sẽ bắt đầu tin và làm theo điều đồ.
– Cần động viên trẻ vượt qua mọi điều làm cho trẻ sợ hãi, hãy nói với trẻ
rằng bạn luôn ở bên cạnh để giúp đỡ trẻ. Không nên doạ trẻ những điều như: bác
sĩ đến khám bệnh, công an đến bắt, hay doạ con ma đến bây giờ…
– Những người đàn ông trong gia đình: ông, bố, chú, bác, anh em trai… cần
dành Thời gian chơi và tham gia chăm sóc trẻ. Những trẻ như vậy sẽ tự tin hơn.
– Đối với trẻ khuyết tật, hãy tin tưởng ở trẻ và giúp trẻ tự tin, tự lập với
những điều trẻ có thể làm.
– Người lớn luôn luôn gương mẫu trong việc chăm sóc, giao tiếp, ứng xử
với mọi người xung quanh để trẻ thấy tự tin, tự hào với bản thân mình (bắt kể
dân tộc nào, người ở thành phố hay nông thôn…).
Đôi khi hãy bảo trẻ “dạy lại” cho bạn một hoạt động nào đó mà trẻ đã biết
chẳng hạn như: cách rửa tay, cách mặc áo, bóc quả chuối… Hãy nói với trẻ rằng
bạn đã quên mất cách làm và bạn cần trẻ hướng dẫn lại cho bạn những cách làm

đó – Hãy quan sát xem trẻ tự tin, tự lập như thế nào khi trẻ “dạy” bạn những điều
đó.
2.6.
Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1
– Vào lớp 1 là bước ngoặt lớn trong cuộc đời.
– Điều căn bản không phải là cho bé học trước cả một chương trình lớp một
như xu hướng của một số cha mẹ như hiện nay mà theo các nhà nghiên cứu giáo
dục, trước khi vào lớp một bé phải có trong mình một số “hành trang” căn bản.
– Có hai mặt cần quan đến. Đó là: (1) Chuẩn bị toàn diện để có thể học tốt
lâu dài chứ không chỉ lớp 1 và (2) chuẩn bị các kĩ năng chuyên biệt để tiếp cận
với chương trình tiểu học dễ dàng hơn.
– Ép buộc trẻ phải đạt thành quả cao trong học tập quá sớm sẽ làm ảnh
hưởng không tốt tới khả năng và lòng ham học của trẻ. Thúc ép trẻ học trước
chương trình lớp 1 không làm cho trẻ học nhanh hơn hoặc tốt hơn .

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ 3 – 6 TUỔI ( 1 tiết ) Hoạt động : Tìm hiểu năng lực của trẻ và lời khuyên cho cha mẹTheo bạn trẻ từ 3 – 6 tuổi có những đặc thù cơ bản nào cần chú ý quan tâm để tưvấn cho cha mẹ – Mẫu giáo bé ( 3 – 4 tuổi ) : – Mẫu giáo nhỡ ( 4-5 tuổi ) : Đến cuối năm thứ ba trẻ hoàn toàn có thể nói được một số ít câu phức tạp bộc lộ yêucầu của mình, vốn từ tăng lên khoảng chừng 1200 – 1300 từ. Trẻ mẫu giáo hoàn toàn có thể nghevà phát âm hầu hết những âm trong hệ thổng âm vị tiếng việt. Lời nói của trẻ trởnên mạch lạc hơn. vốn từ và những loại từ được lan rộng ra, nhiều mẫu mã hơn, đặc biệttừ loại tính từ, trạng từ tăng lên đáng kể. Trẻ 5-6 tuổi hoàn toàn có thể tích luỹ được từ8. 000 – 14.000 từ. Cuối lứa tuổi, những loại câu trong lời nói của trẻ cũng có thayđổi về chất trẻ hoàn toàn có thể sử dung một cách dữ thế chủ động hơn những loại câu đơn rất đầy đủ vàcâu đơn lan rộng ra những thành phần. Thông qua những game show đóng vai, đóng kịch, kể chuyện … trẻ hoàn toàn có thể tăng trưởng ngôn từ. Trình độ vân hóa của cha mẹ, khảnăng ngôn từ của những người tiếp tục tiếp xúc với trẻ có ảnh hưởngrất lớn đến sự tăng trưởng ngôn từ của trẻ. Nhu cầu chơi, tiếp xúc với bè bạn, người lớn, môi trường tự nhiên xã hội – tự nhiênxung quanh ngày càng tăng trưởng can đảm và mạnh mẽ ở trẻ. Trong quy trình tiếp xúc vớimôi trường xung quanh, trẻ hoàn toàn có thể lĩnh hội được những chuẩn mục hành vi qua hoạtđộng chơi, qua sự tham gia tích cực vào đời sống hoạt động và sinh hoạt hàng ngày, theonhững tiêu chuẩn đạo đức được mọi người thừa nhận ” nên ” hay ” không nên ” ; ” Điều này tốt, Điều kia xấu “. Đặc điểm và sự tăng trưởng tình cảm xã hội của trẻ ởlứa tuổi này cho thấy, trẻ tăng trưởng tốt nhất trải qua việc tố chức cho trẻ chơi, thưởng thức trong những thực trạng khác nhau ; Khuyến khích, động viên trẻ ( luyệntập ) làm theo và bắt chước những hành vi ( mẫu ) trong những trường hợp thích hợp. cùng với đó, tình cảm, sự an toàn và đáng tin cậy, khơi dậy đồng cảm, tôn trọng trẻ của ngườilớn … tẩt cả những điều đó sẽ thôi thúc sự hình thành và tăng trưởng tình cảm, tínhxã hội của trẻ một cách thuận tiện. Trẻ nhỏ nhận thức qua cảm nhận trực tiếp từ những hành vi cảm xúc, trigiác đơn cử với những vật phẩm, sự vật và hiện tượng kỳ lạ xung quanh. Sự cảm nhận củatrẻ bằng trực giác và mang tính toàn diện và tổng thể. Hoạt động tư duy của trẻ cũng gắn liềnvới xúc cảm, ý muốn chủ quan của trẻ và hầu hết trong quá trình này kiểu tưduy trực quan hành vi, tư duy hình ảnh tăng trưởng mạnh. Trẻ hay bắt chướchành động của người khác, vì thế những người thân thiện chăm nom trẻ cần cónhững cử chỉ, hành vi lời nói làm gương cho trẻ. Cuối tuổi mẫu giáo, trẻ đã mở màn Open tư duy trực quan sơ đồ, đặt cơsở, tiền đề cho sự tăng trưởng tư duy lôgích và tư duy trừu tượng của trẻ sau này. Trẻ đã mở màn học cách tách biệt tín hiệu thực chất của đối tượng người dùng, nhờ đó trẻdần dần có cách nhìn, cách định nghĩa về những sự vật, Open năng lực suyluận, khái quát độc lạ dựa trên những hiểu biết về những tín hiệu, những mối liênhệ của sự vật và hiện tượng kỳ lạ mà trẻ có và do vậy những điều đó nhiều khi chưachính xác. Đến cuối tuổi mẫu giáo, trẻ cần được chuẩn bị sẵn sàng tổng lực và một số ít kĩ năngchuyên biệt cho việc đi học lớp 1. Trẻ cần tăng trưởng tính tự lập, sự kiềm chế, năng lực diễn đạt rõ ràng, 1 số ít kĩ năng chuẩn bị sẵn sàng cho việc học đọc, học viếtnhư : làm quen với vần âm, chữ số, cách cầm bút, tìm và giở sách, cách đọcsách … đặc biệt quan trọng là hứng thú so với việc đến trường. Các nghành nghề dịch vụ tăng trưởng của trẻ về sức khỏe thể chất, trí tuệ, nhận thức và tình cảm xãhội đều có mối liên hệ mật thiết và ảnh hưởng tác động lẫn nhau. Nếu bỏ lỡ những cơ hộiphát triển trong quy trình tiến độ đầu đời quan trọng này, thì về sau sẽ rất khó khăn vất vả vàtốn kém, tuy không phải là không hề, trong việc giúp trẻ phát huy tiềm năngcủa mình. Câu hỏi ( 1 ) Trẻ 3-6 tuổi có những đặc thù tăng trưởng nối bật thế nào cha mẹ cầnquan tâm đến ? ( 2 ) Những yếu tố nào có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của trẻ từ 3 – 6 tuổi ? Nội dung 2VI ỆC CHA MẸ CẦN LÀM ĐỂ GIÚP TRẺ 3 – 6 TUỔI PHÁT TRIỂNTỐT ( 1 tiết ) Hoạt động : Tìm hiểu năng lực của trẻ và lời khuyên cho cha mẹTrẻ 3-4 tuổi * Trẻ có năng lực – Đi, leo, trèo và chạy nhảy thuận tiện. – Làm theo những hướng dẫn đơn thuần. – Nói được những câu dài 8-10 từ. – Nói được tên và tuổi của mình. – Kể tên những sắc tố. – Hiểu số đếm. – Sử dụng những vật phẩm làm giả những thứ khác để chơi. – Bắt chước những hành vi, lời nói. – Tự ăn. Lời khuyên cho cha mẹ – Giúp trẻ mặc quần áo, rửa tay và sử dụng Tolet. – Phối hợp nhiều thức ăn khác nhau trong một bữa, ăn nhiều bữa trongngày. – Khuyến khích nhưng không ép buộc trẻ. – Dạy trẻ tránh những nơi, vật phẩm nguy khốn. – Trò chuyện với trẻ thông thường, không được dùng cách chuyện trò củatrẻ. – Đưa ra những lao lý đơn thuần và giúp trẻ thực thi. – Đọc chuyện, hát cho trẻ nghe và dạy trẻ hát, đọc thơ, chơi với trẻ. Nhữngdấu hiệu cần theo dõi : – Không chịu ăn, ít ngủ. – Khó giữ cân đối, khi đi lại hay bị ngã. – Khó tinh chỉnh và điều khiển những vật phẩm nhỏ. – Các chấn thương và những đổi khác hành vi không lí giải được. – Thiếu sự phân phối lại những người khác. – Không có năng lực nói câu ngắn 3 – 4 từ. – Không hiểu những câu nói đơn thuần. * Trẻ có năng lực – Cử động, đi lại, chay nhảy, phối hợp tốt. – Mặc quần áo không cần giúp sức. – Tự rửa tay. – Biết chơi cùng trẻ khác. – Nói rất đầy đủ câu, sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau. – Hiểu từ trái nghĩa. – Trả lời được câu hỏi vì sao. – Đếm được 10 vật phẩm. – Lời khuyên cho cha mẹ – Phối hợp nhiều thức ăn khác nhau trong một bữa, ăn nhiều bữa trongngày. – Dạy trẻ tránh những nơi, vật phẩm nguy hại. – Khuyến khích trẻ chơi và tò mò tìm tới những vật phẩm trong đời sống. – Dạy trẻ tránh những nơi, vật phẩm nguy khốn. – Khuyến khích trẻ chơi và tò mò tìm tới những vật phẩm trong đời sống. – Lắng nghe trẻ nói, vấn đáp những câu hỏi của trẻ. – Đọc truyện, kể truyện cho trẻ nghe. Những tín hiệu cần theo dõi : Theo dõi trẻ khi chơi, nếu trẻ tỏ ra sợ hãi, tức giận hay thô bạo … đó có thểlà tín hiệu bộc lộ trẻ có trở ngại về tình cảm hoặc bị lạm dụng. Câu hỏi1. Trẻ 3-4 tuổi có năng lực như thế nào ? cha mẹ hoàn toàn có thể làm gì để giúp trẻphát triển tốt ? Lấy ví dụ. 2. Trẻ 5 tuổi có năng lực như thế nào ? cha mẹ hoàn toàn có thể làm gì để giúp trẻphát triển tốt ? Lấy ví dụ. 3. Cha mẹ cần theo dõi sát sự tăng trưởng của trẻ để làm gì ? Lấy ví dụ. Nội dung 3M ỤC TIÊU TƯ VẤN CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ 3 – 6 TUỔI CHOCÁC BẬC CHA MẸ ( 1 tiết ) Hoạt động : Tìm hiểu tiềm năng tư vấn chăm nom, giáo dục trẻ cho cácbậc cha mẹ có con 3 – 6 tuổiChăm sóc, giáo dục trẻ có nghĩa là phải chăm sóc tới sức khỏe thể chất sức khỏe thể chất ( ăn, ngủ, vệ sinh phòng bệnh, đề phòng tai nạn đáng tiếc, … ) và chăm nom đến sức khỏe thể chất tinhthần của trẻ ( phân phối những nhu yếu tâm ý, xã hội như nhu yếu được chơi, đượcyêu thương, được bảo đảm an toàn, … ). Mục tiêu tư vấn về CSGD trẻ 3 – 6 tuổi cho những bậc cha mẹ là nhằm mục đích làmcho những thành viên trong mái ấm gia đình, đặc biệt quan trọng là cha mẹ của trẻ từ 3 đến 6 tuổi đượcnâng cao kiến thức về khoa học chăm nom, giáo dục trẻ cùng những kĩ năng ápdung những kỹ năng và kiến thức khoa học đã được tiếp thu vào thực tiễn đời sống. Muốn giúp cho đứa trẻ tăng trưởng tốt, cha mẹ cần cung ứng những nhu cầucơ bản sau : được phân phối khá đầy đủ chất dinh dưỡng, được giao lưu trực tiếp vớingười lớn thân mật, quen thuộc, nhu yếu được chơi, được tự thưởng thức, đượchoạt động với vật phẩm, được tìm hiểu và khám phá, tò mò và thể hiện tình cảm, thái độ vớimôi trường xung quanh. Do đó, vai trò mái ấm gia đình đặc biệt quan trọng quan trọng trong chămsóc, giáo dục trẻ nói chung, chăm nom sức khỏe thể chất cho trẻ ở lứa tuổi này nói riêng. Trong mái ấm gia đình, cha mẹ và người thân trong gia đình là nhịp cầu liên kết quốc tế bên ngoài vớithế giới bên trong của trẻ. Những năm đầu của đời sống, so với trẻ, sự gắn bótương tác mẹ con giữ vị trí rất là quan trọng, có ảnh hưởng tác động can đảm và mạnh mẽ đến sựphát triển khung hình trẻ. Quan hệ gắn bó mẹ con, tình cảm yêu thương của nhữngngười thân trong mái ấm gia đình tạo cho trẻ cảm xúc bảo đảm an toàn về sức khỏe thể chất và niềm tin, đây chính là một trong những điều kiện kèm theo thuận tiện để trẻ tăng trưởng. Tư vấn viên cần giúp những bậc cha mẹ có đủ kỹ năng và kiến thức, kĩ năng chăm nom vàgiáo dục trẻ tăng trưởng tổng lực những mặt như sau : Phát triển về sức khỏe thể chất, tăng trưởng về cân nặng, sự hoạt động, phối hợp cáccơ quan và hoạt động giải trí của những giác quan, siêu thị nhà hàng vừa đủ, chăm nom sức khỏe thể chất, vệsinh thật sạch, được hoạt động, đi dạo trong thiên nhiên và môi trường bảo đảm an toàn, thân thiện lànhững nhu yếu cơ bản giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh. Lĩnh vực tăng trưởng nhận thức, gồm có hiểu biết của trẻ về môi trường tự nhiên tựnhiên, thiên nhiên và môi trường xã hội thân mật xung quanh, về những kỹ năng và kiến thức toán học cũngnhư sự cảm nhận, hiểu biết về nghệ thuật và thẩm mỹ ; năng lực suy luận và phát minh sáng tạo giúp trẻtham gia vào hoạt động giải trí học tập có hiệu suất cao. Phát triển ngôn từ là sự hiểu biết và năng lực sử dung ngôn từ, khảnăng tiếp xúc hiệu suất cao cũng như những kĩ năng làm quen với việc đọc, viết củatrẻ khi trẻ ở cuối tuổi mẫu giáo. Phát triển về tình cảm và xã hộiGia đình, nhà / nhóm trẻ, lớp mẫu giáo là những môi trường tự nhiên tiên phong, quyếtđịnh không chỉ cung ứng những nhu yếu cơ bản về dinh dưỡng và chăm nom, mà cònkhuyến khích sự tìm tòi, tò mò, tự lập, học hỏi liên tục, thể hiện xúc cảm, tìnhcảm của bản thân và với những người sống xung quanh, năng lực hình thànhnhững mối quan hệ tích cực có ý nghĩa của trẻ với con người và môi trườngsống thân thiện ; giúp trẻ hình thành nhân cách. Nội dung 4N ỘI DUNG TƯ VẤN CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ 3 – 6 TUỔI CHOCÁC BẬC CHA MẸ ( 5 tiết ) Hoạt động 1 : Tìm hiểu về nội dung kiến thức và kỹ năng chăm nom trẻ 3-6 tuổi cầnđước tư vấn cho những bậc cha mẹ4. 1. Nội dung tư vấn chăm nom trẻ 3-6 tuổi4. 1.1. Nuôi dưỡng và chăm nom sức khoèa. Đáp ứng những nhu yếu của trẻ – Cho trẻ siêu thị nhà hàng phải chăng, đủ lượng, đủ chất. – Bảo đảm giấc ngủ. – Chăm sóc sức khỏe thể chất, vệ sinh, phòng bệnh. – Chăm sóc tình cảm, tạo điều kiện kèm theo cho trẻ được hoạt động giải trí, đi dạo. b. Chăm sóc bữa ăn và giấc ngủChăm sóc siêu thị nhà hàng. Ăn uống rất thiết yếu để trẻ tăng trưởng sức khỏe thể chất và ý thức. Do đó ngoàiviệc bảo vệ cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, cần quan tâm cách chế biến tương thích từlỏng đến đặc dần ( mềm đến rắn ), vệ sinh thật sạch và sắp xếp giở giấc cho những bữaăn phải chăng. Bữa tối không nên cho trẻ ăn quá muộn. * Đảm bảo thức ăn bảo đảm an toàn cho trẻ : – Chỉ ăn thức ăn đã nấu chín. – Không để ruồi, bọ đậu vào thức ăn. – Rửa thức ăn kĩ truớc khi nấu. – Không ăn thức ăn ôi thiu hoặc quá hạn sử dụng. * Thức ăn tốt cho trẻ là thức ăn nào ? Thức ăn tốt cho trẻ là thức ăn mềm, sạch, bảo đảm an toàn, dễ tiêu hoá với trẻ. Đó lànhững thức ăn sẵn có ở địa phương mà những mái ấm gia đình, kể cả mái ấm gia đình nghèo nhấtthường dùng để nuôi trẻ khỏe mạnh. Đó là những thức ăn sau : – Thức ăn giàu chất bột đường như gạo, ngô, khoai, sắn, mi, mía … – Thức ăn giàu chất đạm như trứng, thịt ( gà, bò, lợn ), cá, tôm, cua, đậu, đỗ … – Thức ăn giàu chất béo như mỡ, dầu ăn, lạc, vừng, quả dừa … – Thức ăn giàu vitamin và muối khóang như gấc, cà chua, bí đó, rau ngótcam, chuối, đu đủ … * Vì sao phải cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn khác nhau trong một bữa ? – Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau nhằm mục đích cung ứng đủ nguồn năng lượng và cácchất dinh dưỡng cho trẻ tăng trưởng. Ví dụ : nấu xôi gấc thường cho thêm mỡ vì mỡ giúp cho việc hấp thuvitamin A có trong gấc. Ăn nhiều thức ăn giàu vitamin A ( gấc, đu đú, bí đó, gan, rau xanh … ) sẽ phòng tránh được bệnh khó mắt. Chú ý cho trẻ ăn dầu mỡ và rau quả để phân phối đủ nguồn năng lượng, giúp cơthể phòng chổng bệnh tật ( thực tiễn nhiều bà mẹ kiêng không cho con ăn dầu mỡvà rau là không đúng ). * Chế độ ăn cho trẻ 3 – 6 tuổi : – Ở tuổi này trẻ hoàn toàn có thể ăn cùng với mái ấm gia đình. Ngoài 3 bữa cơm chính với giađình, cho trẻ ăn thêm 2 bữa phụ hoa quả, sữa hoặc bánh. – Trẻ cần có bát và thìa riêng để hoàn toàn có thể ăn thuận tiện và cha mẹ hoàn toàn có thể theodõi được lượng thức ăn mà trẻ ăn. – Cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt, cá, tôm, cua, hến, trai, những loại hạt ngũ cốc, trứng, rau, củ, quả chính và sữa. – Không nên cho trẻ ăn kiêng. Giáo dục đào tạo hình thành thói quen vệ sinh trong ẩm thực ăn uống – Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn. – Không nói cười ầm ĩ khi ăn, ăn không ngậm, ăn hết suất. – Biết nhặt cơm rơi bỏ vào nơi lao lý. – Đối với trẻ 3 – 4 tuổi ăn xong biết cất bát, thìa. – Đối với trẻ 4-5 tuổi ăn xong biết thu dọn bát, thìa, bàn, ghế. – Sau khi ăn xong biết lau, rửa miệng và uống nước. Chăm sóc giấc ngủGiấc ngủ rất thiết yếu so với trẻ. Trẻ càng lớn số lượng giấc ngủ ít hơn, nhưng thời hạn một giấc ngủ lê dài hơn. Trẻ từ 3 – 6 tuổi ban ngày chỉ cần ngủ1 giấc trưa dài từ 2 giờ đến 2 giờ 30 phút. Tránh gây tiếng động ồn ào phá rốigiấc ngủ của trẻ. Nếu thấy trẻ ngủ ly bì suốt ngày hoặc ngược lại trẻ rất ít ngủ, gầy còm ốmyếu thì cần đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe thể chất. Cần tập cho trẻ thói quen ngủ vào giữ nhất định, trước khi ngủ không nêncho trẻ chơi đùa quá nhiều, không mắng phạt trẻ, không cho trẻ xem phim ảnhgây sợi hãi … Giáo dục đào tạo hình thành thôi quen vệ sinh khi đi ngủ – Đánh răng trước khi đi ngủ bằng nước chín và thuốc đánh răng có chứaflo. – Không ăn kẹo, bấmh ngọt, không uống đường trước khi đi ngủ. – Đi tiểu trước khi đi ngủ. – Biết giữ gìn chăn, gối, nơi ngủ luôn thật sạch …. c. Chăm sóc vệ sinhVệ sinh thân thể cho trẻ – Cha mẹ và những người chăm nom trẻ cần giữ gìn vệ sinh cho bản thânmình và cho trẻ hàng ngày. Dạy trẻ và giúp trẻ làm quen với những hành vi tựchăm sóc vệ sinh cá thể như : Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đivệ sinh ; chải chiếu, đánh răng ; cho trẻ mặc quần áo thật sạch, không để trẻ cởitruồng, không đi chân đất … để đề phòng những bệnh do thiếu vệ sinh gây ra gồm : ỉa chảy, giun, sán, suy dinh dưỡng ; ngộ độc thức ăn ; số mũi, ho, sốt do nhiễmlạnh ; sâu răng ; mẩn ngứa, ghẻ lở … – Trẻ cần có khăn mặt riêng, khăn được giặt và luộc hoặc hấp 1-2 lần / tuần ; Phơi chỗ có ánh nắng mặt trời. – Về vệ sinh áo quần cho trẻ : Mùa đông : cho trẻ mặc quần áo đủ ấm, giữcho đầu, cổ, ngực và chân của trẻ ấm cúng, đi giầy, dép và bít tẩt cho trẻ, ngủ nơikín gió. Mùa hè : cần thông thoáng nơi ở, mặc quần áo mắt, dễ thấm mồ hôi. Khuyến khích trẻ tự mặc và cởi quần áo, khởi đầu người lớn giúp, sau trẻ tự mặc. Hình thành thói quen giữ vệ sinh thân thể ở trẻ – Biết giữ mặt, mũi, tay, chân, quần áo, đầu tóc luôn ngăn nắp, thật sạch. – Tập cho trẻ biết tự rửa tay, chân, mặt mũi khi bị bẩn ; biết nhận ra đồ dùngcủa mình và biết cách sử dụng chúng. Vệ sinh thiên nhiên và môi trường xung quanh trẻ – Nền nhà là nơi trẻ đi dạo, do vậy cần được lát gạch men, hàng ngàyđược lau, chùi 3 lần vào những khi nhà bẩn, bảo vệ phòng trẻ không có mùihôi khai. – Thường xuyên vệ sinh nhà của cho thật sạch, thông thoáng, tránh cho trẻtiếp xúc với với khói nhà bếp, khói thuốc lá, thuốc lào. – Nguồn nước dùng trong mái ấm gia đình cần bảo vệ sạch để phòng tránh bệnhtật, chỉ cho trẻ uống nước sạch đã đun sôi. Giữ nguồn nước ăn thật sạch, xa nhà vệsinh, xa chuồng gia sức. – Đồ dùng, đồ chơi của trẻ thật sạch, ngăn nắp : trẻ cần có khăn mặt riêng, khăn được giặt và luộc hoặc hấp 1-2 lần / tuần ; Phơi chỗ có ánh nắng mặt trởi. Thường xuyên giặt phơi chăn, chiếu, màn của trẻ, tránh để ẩm mốc hôi khai. Đồdùng như bô, chậu rửa và những dụng cụ vệ sinh của trẻ cần được rửa sạch phơikhô. Đồ chơi bằng gỗ và nhựa hoàn toàn có thể rửa phơi khô hàng ngày, những vật dụng, đồchơi bằng giấy nên biến hóa, không để lâu ngày bụi bặm bụi bờ, ẩm mốc có hại cho sứckhỏe của trẻ. – Xứ lí, dữ gìn và bảo vệ phân người, phân gia súc, chất thải hữu cơ ( xác súc vậtchết, … ) ở xa nhà tại và xa nguồn nước ăn. cần dọn sạch phân và nước tiểu của trẻđể không tác động ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của trẻ và mái ấm gia đình. Những mái ấm gia đình có điềukiện nên sử dụng hố xí thấm dội nước, hố xí bán tự hoại và tự hoại. Những giađình khó khăn vất vả hơn hoàn toàn có thể sử dụng hố xí hai ngăn, hố xí khô ; Chú ý với những loạihố xí này cần phải có nắp đậy, sau mọi lần trẻ đi xong cần rắc tro hoặc đất bột. – Vệ sinh sân vườn hàng ngày cần được quét sạch, chôn hoặc đốt rác chú ýphát quang bụi rậm, diệt ruồi muỗi, giấm chuột … Giáo dục đào tạo hình thành thói quen, hành vi văn minh bảo vệ thiên nhiên và môi trường cho trẻ – Biết giữ gìn vệ sinh chung ( không vẽ bẩn lên tường, lên bàn và ghế ; bỏ rácvào đứng nơi pháp luật, khi ngáp biết che miệng ; không nhổ bậy … ). – Biết cách sử dụng những khu công trình vệ sinh, đi tiêu, đi tiểu đứng nơi quyđịnh ; biết xếp dép, guốc, nón, mũ, đồ chơi vào nơi lao lý. – Biết giữ gìn vật dụng, đồ chơi một cách thật sạch, ngăn nắp. Thông qua hoạt động giải trí hành ngày, hoặc qua những bài thơ, truyện kể, ca dao, bài hát, giáo dục trẻ có thói quen giữ nền nhà luôn sạch, không làm bẩn nền nhà, chơi xong cất dọn đồ chơi ngăn nắp, vứt rác, đi vệ sinh đứng nơi pháp luật … d. Chăm sóc sức khỏe thể chất và an toànd. 1. Theo dõi, nhìn nhận sự tăng trưởng của cân nặng theo lứa tuổiĐối với trẻ 3-6 tuổi cha mẹ nên cân trẻ hàng quý. Theo dõi cân nặng là biệnpháp tốt để phát hiện tìm những yếu tố tác động ảnh hưởng sự tăng trưởng của trẻ. Nếu kết quảlần cân sau bằng hoặc thấp hơn lần cân trước chúng tỏ trẻ có điểu gì đó de doạđang nguy khốn đến sự tăng trưởng của trẻ. Bạn cần tìm nguyên do và đưa racác giải pháp can thiệp. d. 2. Phòng tránh bệnh thường gặp. Theo dõi tiêm chủngĐể bảo vệ sức khỏe thể chất cho trẻ, cần thực thi tốt công tác làm việc tiêm chủng vàphòng dịch và biết cách phòng và xử trí khởi đầu một số ít bệnh thường gặp – Đề nghị nghiên cứu và điều tra phần này ở Module 11. Đối với trẻ 3 – 6 tuổi, cần chútrọng hình thành cho trẻ những thói quen tốt để phòng bệnh tích cực. d. 3. Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số ít tai nạn thương tâm * Tạo môi trường tự nhiên bảo đảm an toàn cho trẻNhững vật phẩm nguy hại như ổ điện, thuốc men, dao, kéo, nước sôi … phảiđể ngoài tầm với của trẻ. Những mái ấm gia đình trẻ lớn giúp cha mẹ trông em, cần hướng dẫn cho những cháubiết cách bảo vệ bảo đảm an toàn và phòng tránh tai nạn thương tâm cho cả anh chị và em bé như : không chơi gần nhà bếp lửa, gần ao hồ, giếng nước …, không để em bé ngồi mộtmình hoặc đặt em trên bàn, ghế, chỗ cao dễ xảy ra tai nạn thương tâm, không cho em bé chơivật nhỏ như hột hạt cúc áo … dễ bị hóc sặc … Cẩn thận khi cho trẻ ăn : không cho trẻ ăn khi trẻ đang khóc, hoặc đang nôđùa, không bịt mũi trẻ khi cho trẻ ăn … Đồ dùng trong mái ấm gia đình ( bàn và ghế, tủ, cầu thang, … cần chắc như đinh ) ; cha mẹthường xuyên kiểm tra để phỏng tránh tai nạn đáng tiếc cho trẻ, những dụng cụ chứa nướcphải có nắp đậy … Mọi lúc mọi nơi người lớn hoặc anh chị lớn hơn cần để mắt tới trẻ, dạy trẻnhận biết những nơi nguy khốn. Khi tai nạn thương tâm xảy ra cần bình tĩnh, tìm cách vô hiệu nguyên do gây ra tainạn, đồng thời triển khai sơ cứu và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. * Một số trường hợp hoàn toàn có thể xảy ra tai nạn đáng tiếc cho trẻ – Hầu hết những tai nạn đáng tiếc thường gặp hoàn toàn có thể phòng tránh được, tuy nhiên, tainạn thương tích vẫn là nguyên do số 1 gây tử trận ở trẻ. Những tai nạnmà trẻ nhỏ thường gặp là : ngã, tai nạn đáng tiếc giao thông vận tải, chết đuối, bị vật sắc nhọncắt / đâm, ngộ độc, bỏng. – Một số những tai nạn thương tâm của trẻ sẽ trở nên lất nguy hại cho tính mạng con người nếukhông được 30 cứu kịp thời. Nếu biết sơ cứu khởi đầu kịp thời thì hoàn toàn có thể giúp trẻthoát khỏi nguy hại. Phần lớn những động tác sơ cứu rất đơn thuần và rất dễthực hiện, mọi người lớn đều hoàn toàn có thể làm được để sơ cứu kịp thời cho trẻ. Phòng tránh ngã, tai nạn thương tâm giao thôngNgã là nguyên do thương tích, tàn tật số 1 cho trẻ. Trẻ bị ngã sẽ bịcác vết bầm tím, gẫy xương, những tổn thương bên ngoài hoặc bên trong khung hình, nếu nặng hoàn toàn có thể gây tử trận. Người chăm nom trẻ cần làm hàng rào xung quanhhành lang cao hoặc cầu thang, nếu có điều kiện kèm theo nên làm hàng rào xung quanh ao, nhà và luôn trông trẻ cẩn trọng khi trẻ ở hiên cao, cầu thang, hoặc ở gần ao haynhững nơi nguy hại khác. – Tai nạn giao thông vận tải là một trong những nguyên do số 1 gây thươngtích và tử trận cho trẻ. Nên có một chỗ đi dạo bảo đảm an toàn cho trẻ trong sân nhàhoặc trong làng, không cho trẻ chơi ở đường giao thông vận tải. Đề phòng trẻ chạy rađường mà không ai biết. Dạy trẻ triển khai những quy tắc bảo đảm an toàn giao thông vận tải : – Không khi nào được cho phép trẻ nhỏ ra đường một mình. Các bậc cha mẹ phảinắm tay trẻ khi trẻ đi ra đường. – Đi đâu bằng xe máy, xe đạp điện, cần nhắc nhở trẻ ngồi bảo đảm an toàn : ngồi cho mỗichân một bên ; Ngồi đứng chỗ có ghế ngồi và hai tay ôm vào người lái xe, khôngđứng trên yên xe, giông xe hoặc trên ghế đèo. Không tự ý lên xuống xe. – Đi đâu bằng xe hơi, cần nhắc nhở trẻ : Không được thò đầu, thò tay ra ngoài ; Không vứt rác từ trên xe hơi xuống hai bên đường và xuống sàn nhà, không khạcnhổ, hô hào to ; Không làm phiền lái xe ( trò chuyện với lái xe khi xe đang chạy, khỏe, trò chuyện to, cầm tay, níu áo lái xe … ). – Khi đưa con đi chơi trên hè phố / lề đưởng ( ở thành phố ), 1 ề đường ( ở nôngthôn ), nên hướng dẫn trẻ, chỉ cho trẻ biết những nơi hoàn toàn có thể xảy ra nguy hại đểtrẻ quan tâm tránh. Nơi không có vỉa hè thì đi hàng một, mắt hướng về phía phươngtiện giao thông vận tải đang đi tới. Khi đi trên đường cùng trẻ, luôn luôn đi đứng nơidành cho người đi bộ để trẻ noi theo. Sơ cứu chấn thương tai nạn thương tâm giao thông vận tải, ngãChấn thương ứng dụng : Những vết bầm tím và sưng Open sau một cúngã hoặc va chạm khiến cho chảy máu vào những mô duối da, làm sưng và đổimàu. Các vết bầm thường phai màu dần và biến mắt sau khoảng chừng một tuần. Cách xử trí : Đấp lên vết bầm trong khoảng chừng nửa tiếng một chiếc khăn nhúngnước lạnh vắt ráo hoặc bọc đá lạnh vào khăn áp vào vết thương. Nếu trẻ bị đaunhiều hoặc đau khi cử động tay chân bị bầm tím cần kiểm tra xem trẻ có bonggân hay gẫy xương không. Bong gân : Đau ở vùng bị va đập chấn thương ( thường gấp ở khớp cổ chân, cổ tay ), nơi bị va đập sưng lên và sau đó bị bầm tím, cử động khớp khó khăn vất vả. Cách xử trí : – Nhẹ nhàng cởi giầy hoặc tất cho trẻ hay những thứ hoàn toàn có thể gây chèn ép chochỗ sưng xung quanh vùng bị chái thương. – Nâng khớp bị chấn thương trong tư thế nào dễ chịu nhất cho trẻ, đắp lênkhớp một khăn nhúng vào nước lạnh đã vắt hết nước đi hoặc một chiếc khăn bọcđá lạnh để làm bớt sưng và giảm đau. – Quấn một lớp bông ở xung quanh khớp và quấn băng chắc cố định và thắt chặt xungquanh phần khớp bị bong gân nhưng không quá chặt làm móng tay, móng chântrở nên trắng bệch hay xanh nhat. – Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay sau khi băng bó cho trẻ xong. Gãy xương và trật khớp – Cẩn thận băng vết thương và cầm máu nhưng tuyệt đốii tránh di chuyểnchân tay làm xương gãy bị xó lệch và gây đau đớn cho trẻ. – Kiểm tra xem trẻ có bị choáng hay không. Luôn quan sát những dấu hiệunguy hiểm như : choáng ( da tải xanh, trẻ mệt lờ đờ hoặc vật vã, người lạnh dâmdấp mồ hôi, hoặc ngất xỉu. Cố định vết thương và nhanh gọn đưa trẻ đến cơ sở y tế : + Nếu gãy tay, dùng một miếng vải to buộc qua cổ để treo tay của trẻ. + Nếu gãy chân, đặt chân trẻ lên thanh gỗ cứng. Dùng vải sạch lót giữa haichân trẻ ở phần đầu gối và mắt cá chân, buộc thanh gỗ và hai chân trẻ vào vớinhau. Phòng tránh chết đuốiChết đuối là nguyên do tử trận số 1 ở trẻ nhỏ. Do sức yếu, trẻ rấtdễ bị ngạt thở khi ngã xuống nước, dù rất ít nước trẻ cũng hoàn toàn có thể bị chết đuối, dovậy : – Không cho trẻ tắm ở sông, suối mà không có người lớn biết bơi đi kèm. – Nên rào quanh ao, hố nước, hố phân sâu, hố vôi đang tôi để tránh những emkhi chơi đùa bị ngã, rơi xuống hố. – Trong mùa mưa lũ, cần phải có biển báo những chỗ nước sâu, nguy hiểmvà nhắc nhở trẻ nhỏ tuân theo những lời hướng dẫn. – Các hố vôi tôi, hố đào đất sau khi đã sử dung cần được lấp kín. – Làm nắp đậy chắc như đinh giếng, bể nước, chum, vại. – Dạy cho trẻ tập bơi. Xử lý đuối nướcNếu một trẻ bị đuối nước gần bờ : Hãy nắm lấy một vật gì đó đưa cho trẻ vàđể trẻ nắm lấy và kéo trẻ lên bờ một cách bảo đảm an toàn, hoặc ném một sợi dây thừngtừ bờ để trẻ túm lấy và kéo trẻ vào. Trong trường hợp trẻ ở quá xa bờ và bấttỉnh : – Hô hoán, lôi kéo mọi người tới giúp sức. – Ngay lập tác sử dụng thuyền nếu có sẵn để vớt trẻ lên thuyền. – Nếu bạn biết bơi giỏi, lấy một dây thừng buộc quanh thắt lưng của bạn, bạn hoàn toàn có thể bơi ra chỗ trẻ và có một người đứng đầu dây kia đứng trên bờ. – Bơi ra chỗ trẻ đang bị đuối nước với sợi dây buộc quanh thắt lưng bạn. Nếu trẻ còn tỉnh hãy nói với trẻ đang đuối nước một cách vững vàng để giúp trẻbình tĩnh. Giữ tay trẻ về phía sau và cố gắng nỗ lực để nâng cằm và mặt của trẻ lên caokhỏi mặt nước. Người đứng trên bờ kéo cả bạn và đứa trẻ vào bờ. – Nếu bạn có phao bơi, đem phao bơi ra cùng với bạn. Nhưng vẫn phảibuộc sợi dây thừng quanh người. Sơ cứu đuối nước – Nhanh chóng đưa trẻ lên khỏi nước. – An ủi trẻ bị nạn và đặt trẻ nằm ngửa, đầu nghiêng một bên. – Nắm hai chân trẻ, dốc ngược đầu xuống thấp rồi lay mạnh để tháo nướcra. – Đặt trẻ nằm nghiêng, móc hết những chất bẩn ở trong miệng trẻ rồi ép lồngngực để liên tục tháo nước ra. – Nhanh chóng hà hơi thổi ngạt. – Đưa trẻ đến cơ sở y tế. Phòng tránh vật sắcn họn cắt, đâmTrẻ nhỏ thích tiếp xúc với mọi vật nên rất dễ bị những vật sắc nhọn cắt, đâmvào người. Người chăm nom trẻ nên rất là quan tâm : – Giữ cho sàn nhà, ngoài sân, những nơi mà trẻ thường đi lại không cónhững mảnh thủy tinh vỡ, vỏ hộp sắt kẽm kim loại, đinh nhọn, mảnh sắt thép, dao lam, mảnh gỗ, mảnh tre có dằm hoặc cạnh xắc. – Để lên cao ngoài đến với của trẻ những đồ vật sắc nhọn trong gia đìnhnhư : dao, kéo, cưa … – Không cho trẻ chơi với những đồ vật sắc nhọn, hoặc chơi ở nơi có nhiềuvật dụng sắc nhọn xung quanh như mảnh kính vỡ, đá nhọn … – Thường xuyên để mắt đến trẻ nhỏ trong khi trẻ chơi đùa. Xa cứu đứt tay ; chân, vết thương thường thì – Rửa sạch vết thương bằng nước sạch. Nhẹ nhàng rửa hết những bụi bẩn. – Nếu vết đứt nhỏ, hoàn toàn có thể để mở cho nhanh liền. hoàn toàn có thể băng một miếngbăng dính nhỏ ra ngoài. Kiểm tra để biết chắc như đinh máu không liên tục chảy. Rửa vết thương và thay băng hằng ngày. – Nếu vết đứt to, máu chảy nhiều, cầm máu bằng cuộn băng to hoặc quầnáo sạch, tuyệt đối không bôi một loại thuốc nào lên vết thương, đưa trẻ đến cơsở y tế gần nhất. Phòng tránh ngộ độcĐề phòng : cần khoá kĩ hoặc đặt lên giá cao ngoài đến tay của trẻ những hoáchất ô nhiễm như : thuốc trừ sâu, thuốc chuột, bình xịt muỗi, gián, toàn bộ những loạithuốc tân duợc và phải có dán nhãn ở ngoài hộp rõ ràng. Dạy trẻ không nênuống những chai nước có sắc tố lạ, không nên ăn thức ăn lạ, thức ăn ôi thiu, hoa quả và cây, lá không bảo đảm an toàn như lá trúc đào, … Nhận biết : Ngộ độc gồm loại cấp tính hoàn toàn có thể gây nguy cơ tiềm ẩn tác thì cho trẻ, hoặc ngộ độc mãn khi tiếp xúc vĩnh viễn với một loại hoá chất độc nào đó. Ngộđộc hoàn toàn có thể rất dễ nhận ra khi tận mắt chứng kiến trẻ uống, ăn hoặc hít phải chất độc, cũng hoàn toàn có thể rất khó nhận ra. Trẻ dễ bị ngộ độc nhất qua đường tiêu hóa như ănphải thức ăn ôi thiu, nuốt phải những chất độc như thuốc chuột, xà phòng, thuốcchữa bệnh hoặc hít phải khí độc của lò than, bình ga, hoá chất. Dấu hiệu thườnggặp là trẻ đau bụng, nôn mửa, hoàn toàn có thể kèm theo da tái, lạnh, thở nhanh và khôngsâu, nặng thì lơ mơ, bắt tỉnh. Chú ý hoàn toàn có thể phát hiện được nguyên do gây độctử những chai, lọ … bên cạnh trẻ. Sơ cứu : Nếu trẻ bất tỉnh nhân sự, hà hơi thời ngạt ngay nhưng phải đặt một tấm vảimùng lên miệng trẻ để tránh nhiễm chất độc vào bản thân người lớn. Nếu trẻ vẫnthở thì đặt trẻ nằm tư thế dễ thở, thoáng khí. Tìm hiểu nhanh xem trẻ đã ăn, uống, hít phải cái gì, bao lâu rồi, nếu có chất nôn phải giữ lại để cán bộ y tế kiểmtra. Nếu biết rõ nguyên do thì hoàn toàn có thể sơ cứu : uống phải chất độc cần gây nôn, hoặc cho uống một cốc nước muối đặc, hoặc than hoạt tính. Nếu bị hoá chất bắnvào cần rửa bằng nước lạnh từ 10 – 15 phút. Chuyển trẻ đến cơ sở y tế. Phòng tránh hóc, tắc nghẹn đường thởTrẻ nhỏ rất dễ bị ngạt và tắc đường thở khi nuốt hoặc nhét những vật gây tắcđường thở vào miệng, mũi, tai. Đề phòng, tránh người chăm nom trẻ cần : – Không để những vật phẩm nhỏ mà trẻ hoàn toàn có thể nuổt và bị hóc như : đồng xu, cúc áo, kim băng, hạt lạc, hạt trái cây, hòn bi … – Cho ăn những thức ăn mềm mà trẻ hoàn toàn có thể nhai được ; không nên cho trẻ ănnguyên cả hạt lạc hoặc ăn những loại quả có hạt cứng. – Khi ăn cơm, bột, không nên để trẻ ngả đầu Về phía sau, ăn khi đang chay, hoặc vừa ăn vừa cười đùa. – Đảm bảo trẻ không cho những vật phẩm dễ bị hóc vào miệng, mũi. Những tín hiệu thường gặp : Trẻ tím tái, ho sặc sựa, trào nước mắt nướcmũi. Trẻ không phát âm được, hoặc không hề khóc thành tiếng. Trẻ lấy tay nắmlấy cố mình. Nếu muộn : môi và lưỡi trẻ khởi đầu tím tái và trẻ hoàn toàn có thể bất tỉnh nhân sự nếuvật gây tấc không lây được ra. Cách sơ cứu : Ngay lập tức bế trẻ nằm sấp trên tay trái mình sao cho đầu trẻthấp hơn ngực, đỡ lấy đầu trẻ, dùng tay phải vỗ mạnh vào sống lưng cho vật hòc nơira khỏi họng. Sau đó dùng ngón tay phải móc dị vật ở trong miệng ra. N ếu trẻtím tái, đặt trẻ trên nền phẳng cứng và hà hơi thời ngạt – Nếu trẻ lớn hơn, đặt trẻ nằm vắt trên đầu gối của người lớn sao cho đầutrẻ chúc xuống dưới. Dùng tay vỗ mạnh vào phần giữa hai bả vai để cho dị vậtrơi ra khỏi họng. Nếu trẻ nhợt nhat, đặt trẻ nằm xuống và hà hơi thời ngạt. – Nếu trẻ hoàn toàn có thể đứng được thì bảo trẻ đứng và cúi gập người sao cho đầuthấp hơn ngực. Dùng tay vỗ nhanh vào vùng giữa hai bả vai để dị vật rơi ra khỏihọng. Nếu trẻ ngạt, nhanh gọn hà hơi thổi ngạt. – Nếu trẻ lớn hơn nữa hoàn toàn có thể đứng đằng sau trẻ và dùng hai tay ôm ngangđuối ngực trẻ, bắt ngờ sóc mạnh trẻ lên để dị vật hoàn toàn có thể bật ra ngoài hoặc trởixuống dạ dày. Nếu trẻ ngạt thì nhanh gọn hà hơi thổi ngạt. – Nhanh chóng đưa trẻ đến trạm y tế. Dấu hiệu ngụy hiểm cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tác : trẻ không hề hohoặc phát ra thành tiếng. Môi lưỡi khởi đầu tím tái, mạch máu ở mặt và cố bắt đầunổi lên, trẻ trở nên bất tỉnh nhân sự. Phòng tránh bỏngTrẻ em, đặc biệt quan trọng từ 3 – 6 tuổi dễ bị bỏng vì tính trẻ hiếu động, tò mò và dosự thiếu cẩn trọng của người chăm nom trẻ. Bỏng nặng hoàn toàn có thể để lại di chúng như sẹo, cokéo cơ, gây tàn phế suốt đời hoặc gây chết người. Người chăm nom trẻ cần : – Dạy trẻ có ý thức không nghịch lửa và những vật dễ chấy nổ. – Không cho trẻ chơi gần nhà bếp lửa hoặc thức ăn, đồ uống mới nấu như : chảomỡ, nồi canh, nước sôi, phích nước nông, nồi cảm, vật dễ cháy nổ như ga, xăng, cồn, ổ điện … – Không để trẻ lại gần người lớn khi họ đang bê một vật nóng. – Để chất đốt, diêm, bật lửa, xăng dầu, cồn xa đến với của trẻ. Sơ cứu bỏng – Đưa trẻ ra xa khỏi khu vực nguy khốn. – Làm mát bỏng bằng nước lạnh và sạch ngay lập tác. Rửa với nước ít nhấtlà 10 phút hoặc tới khi vết bỏng đỡ đau. có khi phải mắt nửa giở để làm nguộivết bỏng. – Nhanh chóng cởi bỏ quần áo, vòng nhẫn ( nếu có ) trước khi vết bỏng sưngto. – Nếu vết bỏng nhỏ ( 2 ngón tay ) : Giữ vết bỏng sạch và khô, không dụngvào chỗ bỏng nước và tránh làm lột da vết bỏng. Không bôi bất cử một chất gìlên vết bỏng khi chưa rửa sạch vết bỏng. Không bôi cón lên vết bỏng. Băng vếtbỏng bằng băng hoặc vải sạch. – Nếu vết bỏng to, làm nguội vết bỏng. Nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế. Phòng tránh điện giậtĐiện giật sẽ tác động ảnh hưởng vào hệ thần kinh làm rối loạn hoạt động giải trí của hệ thổnghô hấp, hệ tưần hoàn. Người bị điện giật thở hổn hển, tim đập nhanh … nếu bịnặng thì tim, phổi ngùng hoạt động giải trí, nạn nhân chết trong tinh trạng ngạt dòngđiện sẽ làm co rút, tê liệt những cơ bắp gây cảm xúc đau nhúc. Người bị điện giậtkhông thể tự rút tay hoặc bứơt ra khỏi nơi khung hình chạm vào điện. Điện giật có thểdo : Chạm vào vật giẫn điện -. vô ý chạm phải vật mang điện hoặc sử dụng cácdụng cụ, thiết bị điện có điện truyền ra vỏ do những bộ phận cách điện bị hỏng ; hoặc không may đảm chân vào dây điện hở, dây điện đứt rơi vào người. Do phỏng điện : trèo lên cột điện cao thế, lấy sào chọc dây điện cao thế, đếnquá gần trạm biến thế điện cao thế. Trong những trường hợp này dù chưa chạm trựctiếp vào vật mang điện nhưng với một khoảng cách quá gần, điện phóng quakhông khí, giật ngã hoặc đốt cháy khung hình. Tai nạn điện là nguyên do gây sóc, bỏng, dễ gây chết người -, vì thế. – Cần để ổ điện lên cao, bảo đảm an toàn, ngoài làm với của trẻ. Phải dùng ổ cắmđiện có nắp đậy hoặc lấy băng dính dán kín những ổ cắm điện ít dùng đến. Không bao giữ để trẻ chơi với dây điện hoặc ổ cắm. – Không nên dùng dây điện không có phích để cắm trực tiếp vào ổ điện. – Phải tiếp tục kiểm tra dây điện đề phòng bị hở do chuột cắn. – Trẻ cần tránh xa nơi dây điện đứt nơi xuống. – Không nên để cho trẻ nghịch, trèo lên cột điện. – Không để trẻ trú, nâp dưới gốc cây to khi trởi mua để phòng sét đánh. Sơ cứu điện giật. Phải biết cách tự bảo vệ bản thân tránh bị điện giật trướckhi cứu người. Nhanh chóng cứu trẻ thoát khỏi nguồn điện bằng cách : + ■ Rút ổ cắm điện ra khỏi ổ điện, ngắt cầu dao, rút cầu chì. + ■ Nếu nguồn điện bị hở, đứng lên một vật cách điện như : ghế gỗ, nhụa, chăn … dùng một que gỗ dài hoặc ống nhụa gạt dây điện ra khỏi người trẻ. – Nếu trẻ sóc nhẹ về đến em, an ủi trẻ để trẻ yên đến, kiểm tra xem có bịbỏng không và an ủi, động viên trẻ đến khi trẻ cảm thấy bảo đảm an toàn. – Nếu trẻ ngạt thở, tim ngừng đập. Nhanh chống và kiên trì hà hơi thổi ngạtvà bóp tim ngoài lồng ngực cho trẻ. – Nhanh chông đưa trẻ đến cơ sở y tế. Bài tậpSau khi điều tra và nghiên cứu những nội dung Về chăm nom sức khỏe thể chất cho trẻ, bạn hãythứ vấn đáp thắc mắc sau đây : Chọn câu vấn đáp thứ nhất : + Mỗi câu có 3 đáp án, chọn đáp ấm đúng nhất + ■ Học viên đọc tâm lý, lưu lại theo ý của mình. + ■ Mỗi câu đúng cho 1 điểm. Câu 1 : Sạch có lợi gì ? – Để giúp ăn ngon miệng. – Để không làm mắt những chất dinh dưỡng. – Để phòng tránh bệnh tật. Câu 2 : Để nước thải ứ đọng có hại như thế nào đến sức khỏe thể chất ? – Truyền bệnh đường ruột như tả, lị. – Gây mùi hôi dễ mắc bệnh đường hô hấp như ho, lao, cúm. – Truyền bệnh do muỗi như xốt xuất huyết, sốt rét. Câu 3 : Rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi đi đại tiện để làm gì ? – Làm sạch và thơm tay để nhà hàng ngon miệng. – Sạch những vết bẩn không gây bệnh cho tay. – Sạch hết mầm bệnh để không làm lây bệnh qua đường siêu thị nhà hàng. Câu 4 : Chỗ học, nơi ở của trẻ có cần quét lau hàng ngày không ? vì sao ? – Không cần vì không bẩn. – Cần thiết vì tạo thiên nhiên và môi trường thật sạch giúp trẻ khỏe mạnh. – Cần thiết để cho đẹp. Câu 5 : Đồ dùng, đồ chơi của trẻ có cần giặt lau thật sạch không ? vì sao ? – Có cần vì để cho đẹp. – Có cần vì tránh lây lan mầm bệnh. – Không cần vì quá nhiều việc cần hơn việc này. Câu 6 \ Tại sao phải cho trẻ dùng khăn mặt riêng ? – Vì có sẵn. – Vì sợ kiểm tra trình độ phê bình. – Vi tránh lây lan bệnh tật cho trẻ. Câu 7 : Trẻ có cần tắm rửa hàng ngày không ? vì sao ? – Cần vì cho trẻ sạch sẽ và đẹp mắt đáng yêu. – Cần vì giữ vệ sinh tránh bệnh tật cho trẻ. – Không cần vì không có hại gì. Cầu 8 : Có cần chuẩn bị sẵn sàng đủ nước chín cho trẻ uống không ? vì sao ? – Có vì đó là việc làm thông thường. – Có vì để trẻ không bị bệnh đường ruột. – Không cần vì trẻ không yên cầu. Câu 9 : Nước lạnh, nước đá có làm chết vi trùng không ? vì sao ? – Có làm chết những vi trùng gây bệnh đường ruột nhưng không diệt được cácvi trùng khác. – Có làm chết nhưng không trọn vẹn. – Không, nó chỉ làm úc chế sự tăng trưởng những vi trùng. Hoạt động 2 : Tìm hiểu về nội dung cần tư vấn cho cha mẹ về giáo dục giúptrẻ 3-6 tuổi phát triển2. 1. Hướng dẫn chơi với trẻ – Vui chơi là nhu yếu tự nhiên và thiết yếu của trẻ. Trẻ học hỏi được nhiềuĐiều trải qua đi dạo. – Đồ chơi cho trẻ là những vật phẩm đơn thuần, nguyên vật liệu sẵn có không tốnkém và một số ít bộ phận khung hình người thân trong gia đình. Mỗi ngôi nhà và vạn vật thiên nhiên xungquanh nhà là một kho chứa đầy những đồ chơi tuyệt vời chính do không phải chỉ cóđồ chơi đắt tiền mới giúp trẻ học hỏi. – Mỗi ngày, cha mẹ nên dành chút thời hạn chơi với con và tạo cho conchỗ chơi bảo đảm an toàn. Vui chơi – so với trẻ rất quan trọng – Hướng dẫn trẻ chơi ngay từ khi trẻ lọt lòng để giúp trẻ tăng trưởng Tinhthần và sức khỏe thể chất. – Khi chơi với trẻ tất cả chúng ta dạy trẻ được nhiều điều : dạy trẻ nói, dạy trẻ lễphép, dạy trẻ khám phá môi trường tự nhiên sống và biết cách ứng xử trong đời sống … – Cùng chơi với trẻ cha mẹ sẽ hiểu được trẻ thích gì, không thích gì, chúngđã biết gì, chưa biết gì và Muốn biết gi để từ đò cò những cách ứng xử tương thích, tạo tiền đề giúp trẻ sau này học lập tốt hơn ở trường đại trà phổ thông và thành đạttrong đời sống. Đồ chơi cho trẻĐồ chơi cho trẻ hoàn toàn có thể là co thể của trẻ và những người thân trong gia đình – Cơ thể của những người thân trong gia đình là thứ quan trọng nhất trẻ cần được chơi đểphát triển những giác quan : nhìn, nghe, cảm nhận bằng lưỡi, bằng da, bằng tay. – Chơi với 1 số ít bộ phận trên khung hình cũng là Điều thứ vị và giúp trẻ pháttriển nhiều điều : học nói ; tăng trưởng hoạt động và xúc giác ; tăng cường tình cảmvà giúp trẻ cảm nhận độ cân đối … Ví dụ : Chơi xích đu với đôi bàn chân, chơi chồng nụ, chồng hoa. Ngồi trênlưng phi ngụa, chơi ú oà. chơi làm con cua bò, làm củ gùng bằng đôi bàn tay … Đồ chơi – cho trẻ là những vật phẩm thông thường trong hoạt động và sinh hoạt hàngngày – Ghế xếp lại thành một đoàn tầu hoả, chiếc cầu … – Bàn xếp thành cái nhà, đường hầm. – Xô nhỏ để xách nước, ném bóng, bò xung quanh … – Rổ rá lâm đích ném bóng, dây để quay vòng, đánh vòng … – Bộ ấm chén, bát đĩa, đũa thìa, nồi, Xoong, chảo bé … chơi đồ hàng. – Những tờ tranh, tờ lịch dùng để kể chuyện, phân biệt hình, xé dán … Đồ chơi – cho trẻ là những nguyên vật liệu vạn vật thiên nhiên – Các loại hột hạt : nhãn, hồng xiêm, bưởi, quả trứng gà, gấc … sỏi đá dùngđể xếp hình, xếp những chữ số trên sàn nhà, cát hoặc gắn lên giấy, chơi bán hàng, nấu ăn ( cân đồng, giả làm thức ăn … ) ; đếm, phân loại ; chơi “ 0 ăn quan “, đánhbóng, … cha mẹ cần quan tâm đám bảo an toàn cho trẻ : không cho trẻ ngậm, khôngcho những loại hột, hạt vào mũi, vào lỗ tai … – Hoa, lá : hoàn toàn có thể sâu thành vòng, chuỗi, đan rèm, làm hộp, tết những con vật, vật phẩm cuộn cái kèn … Quả bầu khô dụng nước. Tàu cau, tàu dùa làm xe kéo, làmquạt … – Cát : Xúc cát, đồng cát, rót cát. In hình, lên dấu chân lên cát khô, cát ướt. Đào lỗ giấu vật phẩm hoặc bàn tay vào trong cát … – Nước : Đồng nước, rót, đổ từ chai nọ sang chai kia. Tắm rửa con vật, đồvật. Thả những vật khác nhau xuống nước xem vật nào chìm, vật nào nổi, vậtnào thấm nước, vật nào không … – Bạn hãy đưa cho trẻ 1 cái giỏ ( thùng / rổ ) cho trẻ dung đồ chơi ( những vậtliệu chơi ) của riêng trẻ. Để trẻ luôn bị mê hoặc bởi đồ chơi, cha mẹ chỉ nên chotrẻ chơi với 1 số ít đồ chơi còn 1 số ít đồ chơi khác cất đi. Sau một thời gianđời đồ chơi khác, trẻ lại có cảm xúc như có đồ chơi mới. – Ngoài ra, cha mẹ hoàn toàn có thể làm một số ít đồ chơi đơn thuần cho trẻ chơi từ cácnguyên vật tư rẽ tiền như : tạp chí, bảo, tranh vẽ cũ, cọng rơm, cọng rạ lá dừa, lá đa, lá mít, … Trong những ngày vui, người thân trong gia đình trong mái ấm gia đình hoàn toàn có thể mua mộtsố đồ chơi cho trẻ, nhưng quan tâm chọn đồ chơi bảo vệ một số ít nhu yếu sau : + ■ An toàn, không nguy khốn cho trẻ không sắc nhọn, không dễ vỡ, dễgãy, không làm xước da, chảy máu trẻ, không dùng bằng nguyên vật liệu độchại ). + ■ Vệ sinh : Dễ rữạ, dễ dữ gìn và bảo vệ. + ■ Có ý nghĩa giáo dục : tương thích lứa tuổi và kích thích trẻ tăng trưởng toàndiện : sức khỏe thể chất, nhận thức, ngôn từ, tình cảm và xã hội. Đồ chơi không gây bạolực. Cha mẹ Hướng dẫn trẻ từ 3 – 6 tuổi chơi – Trẻ thích chơi đóng vai, trẻ có nhu yếu được chơi với bạn, cha mẹ cần tạoĐiều kiện cho trẻ chơi cùng bạn, trẻ sẽ học hỏi thêm nhiều điều ở bạn và họccách chia Sẻ, hợp tác. Đôi khi trẻ mời cha mẹ cùng chơi, chúng nhận mình là aivà ý kiến đề nghị cha mẹ đóng vai nào đó. – Cha mẹ cần hướng cho trẻ trai được chơi những game show của trẻ gái để tậpluyện tính kiên trì, nhẩn nại và sự nhẹ nhàng ; ngược lại trẻ gái được chơi nhữngtrò chơi của trẻ trai để được bố sung tính can đảm và mạnh mẽ, quyết đoán, nhanh gọn, dũng mãnh. – Cha mẹ nên tạo cho trẻ chỗ chơi và hương dẫn trẻ chơi những game show dângian. 2.2. Trò chuyện với trẻ – Thông qua trò chuyện tiếp xúc hàng ngày, những câu truyện, bài thơ trẻ họcđược nhiều Điều hữu dụng. Trẻ nào được nghe kể chuyện nhiều hoặc được đọc chonghe nhiều chuyện khác nhau sẽ có năng lực học tập tốt hơn. – Dù làm việc làm gì, thời hạn bận rộn thế nào, nhưng nếu thực sự thươngyêu trẻ, tất cả chúng ta đều hoàn toàn có thể chăm nom được trẻ một cách chu đáo, trò chuyện vớitrẻ những gì tất cả chúng ta đang làm, tối đến trước giờ ngủ của trẻ, bạn hãy đọc hoặckể cho trẻ nghe một câu truyện, trẻ sẽ sung sướng và cảm thấy niềm hạnh phúc biếtchừng nào. – Biết chọn sách, biết cách đọc sách cho trẻ nghe cũng là Điều cha mẹ cầnquan đến. Tại sao cần trò chuyện với trẻ ? – Trò chuyện với trẻ hàng ngày sẽ có tác động ảnh hưởng tốt tới việc tăng trưởng ngônngữ của trẻ, giúp trẻ vui vẽ, niềm hạnh phúc, làm tăng tình cảm giữa cha mẹ và concái .. – Trẻ bắt đàu việc học từ khi trẻ được người lớn trò chuyện, được ôm ấp, vuốt ve, nhìn mặt người thân quen, nghe những giọng nói quen thuộc và nhìnnhững người khác có những cử chỉ đáp lại … – Sử dụng khoảng chừng thời hạn cho trẻ ăn, vệ sinh cá thể trẻ … để ôm ấp, hát, trò chuyện với trẻ, trẻ sẽ trở nên rất gắn bó, quấn quýt với bạn, và bạn có thểgiúp trẻ học và hiểu những vật phẩm trong quốc tế đầy mê hoặc xung quanh đối vớitrẻ. – Để giúp trẻ tăng trưởng ngôn từ và những kĩ năng tiếp xúc, bạn hãy tròchuyện với trẻ, hát và đọc cho trẻ nghe cũng như hãy nghe và đáp lại khi trẻ cốgắng trò chuyện lại với bạn. Trẻ càng được đối thoại, trò chuyện càng nhiều thìtrẻ càng có năng lực hiểu những lời hướng dẫn, lý giải, hỏi và tham gia tranh luận ởtrường. Khả năng này hình thành sự tự tin và giúp trẻ học ở trường đại trà phổ thông tốthơn. Trò chuyện với – trẻ về việc làm hàng ngày như thế nào ? – Trò chuyện về những loại thức ăn, việc giặt quần áo, lau giầy dép hoặc nóiVề một con côn trùng nhỏ trên sàn nhà, những bông hoa, những mọi tương quan … Giảithích những Điều gì bạn đang làm, đang chăm nom con bạn. Sử dụng lời nói kếthợp hành vi – vừa nói vừa chỉ vào vật hoặc làm động tác cho trẻ xem. – Hãy được cho phép trẻ quan sát và được tham gia vào những việc làm mái ấm gia đình, nỗ lực giao cho trẻ làm một số ít việc vừa sức. Công việc hàng ngày của bạn cóthể trở thành game show của trẻ. Hãy nói với trẻ Về những gi bạn đang làm. – Hãy hỏi trẻ một số ít câu hỏi đơn thuần. Hỏi để trẻ lý giải những gì chúngnhìn thấy và làm. Cách trò chuyện với trẻ từ 3 – 6 tuổi – Khi trẻ 3 tuổi trẻ đã hoàn toàn có thể kể lại và nói cảm tương của mình trước nhữngĐiều chúng nhìn thấy, nghe thấy. Trẻ hay hỏi : Con gi đây ? Sao nỏ lại thế ? Đểlàm gì ? Tại sao ? Người lớn cần kiên trì vấn đáp những câu hỏi của trẻ, những câu trảlời cần đúng mực, rõ răng, đơn thuần, dễ hiểu so với trẻ. – Trong khi chuyện trò với trẻ cũng cần nêu câu hỏi cho trẻ vấn đáp và nóicho trẻ biết đặc thù của vật dùng trong mái ấm gia đình. – Người lớn cần chú ý quan tâm lắng nghe trẻ nói, không nhác lại những câu, nhữngtừ trẻ nói sai. Khi nói với trẻ những bạn cần nói dung, nói thông thả, từ phải rõlàng, đúng chuẩn. Các bạn hãy kiên trì và không nên tỏ ra không dễ chịu khi trẻ nóikhông đúng và hỏi nhiều. – Tiếp tục sử dụng bài hát, bài thơ, câu đố, câu truyện để luyện cho trẻ nóiđúng, tăng thêm vốn từ và lan rộng ra hiểu biết. Hướng dẫn cho trẻ chơi những tròchơi phân vai : “ Chơi với búp bê “, “ Cô giáo ” “ Chú công an ” … những game show này sẽluyện óc quan sát, trí nhớ và sự quan tâm của trẻ. cần tạo Điều kiện cho trẻ chơi vớitrẻ cùng tuổi và trẻ lớn hơn. 2.3. Đọc sách cho trẻ ngheTại sao cần đọc sách cho trẻ nghe ? – Đọc cho trẻ nghe giúp trẻ : + Hiểu về bản thân, con người, thìên nhiên, cây cối xung quanh. + Phát triển ngôn từ, óc tưởng tượng và tính phát minh sáng tạo. + ■ Phát triển tình cảm, biết yêu thương người tốt, phân biệt điều tốt, điềuxấu và tăng cường tình cảm so với cha mẹ và những người thân trong gia đình trong mái ấm gia đình. + Có năng lực học tập tốt hơn khi vào lớp 1. Chọn sách nào cho trẻ ? – Nội dung sách : viết về những vật phẩm, con vật quen thuộc với trẻ và những truyệncổ tích. – Tranh vẽ : to, rõ ràng, sắc tố mê hoặc, minh hoạ sinh động, thân mật vớicuộc sống hàng ngày của trẻ và tương thích với nội dung của truyện. – Ngôn ngữ : câu ngắn gọn, đơn thuần, dễ hiểu, chữ viết to, rõ làng, đơn thuần, không quá nhiều chữ và từ mới. – Các nhân vật : không nhiều nhân vật quá, hành vi của nhân vật đơngiản, ngộ nghĩnh để hoàn toàn có thể làm theo. Cách đọc sách cho trẻ nghe – Người lớn nên đọc truớc cho lưu loát trước khi đọc cho trẻ nghe. Đọc rõrăng, diễn cảm tương thích với tính cách, trạng thái tình cảm của từng nhân vật. – Nên cho trẻ ngồi cùng phía với người đọc để nhìn thấy tranh và chữ. – Giới thiệu sách cho trẻ : trang bìa, tên truyện và tranh vẽ. – Vừa đọc vừa chỉ vào dòng chữ cho trẻ nghe và nhìn theo dòng chữ. có thểdùng điệu bộ để minh hoạ, miêu tả những hành vi và cảm hứng của những nhânvật. – Cho trẻ nhắc lại một số ít từ, câu, chỉ vào tranh và nói, hỏi ; chỉ vào dòngchữ và đọc, khen ngợi trẻ, cho trẻ tập giở những trang xách khi xem / đọc hết trang. – Khi đang dọc hoàn toàn có thể dừng lại để hỏi trẻ 1 số ít câu hỏi về đời sống liênquan đến nội dung câu truyện. Người đọc hoàn toàn có thể dừng lại hỏi trẻ đoán xem phầntiếp theo của câu truyện sẽ như thế nào ? Hỏi quan điểm nhận xét của trẻ về câutruyện. – Sau khi đọc xong, hỏi trẻ nghĩ về câu truyện như thế nào ? Các nhân vậtđã làm gì, trẻ thích gì ? Trẻ thích nhân vật nào ? vì sao ? Trẻ có thích làm giốngnhư nhân vật trong truyện không ? – Cùng trẻ đọc hoặc kể lại truyện nếu trẻ thích ( Ví dụ : cùng kể lại truyệntrước khi ngủ, hoặc kể lại chuyện cho người khác nghe ). – Đọc đi đọc lại nhiều lần câu truyện cho trẻ nghe nếu trẻ thích. 2.4. Giúp trẻ tăng trưởng trí tò mò và sự phát minh sáng tạo – Tò mò, phát minh sáng tạo là cơ sở của việc học hỏi. Trẻ tò mò, phát minh sáng tạo sẽ mạnhdạn hơn trong tiếp xúc, sẽ trở nên tự tin hơn và sẽ học tập tốt hơn ở trường phổthông và không thay đổi hơn về tình cảm. – Sự tò mò của trẻ mở màn ngay từ khi trẻ sinh ra. – Mỗi trẻ đều có tính tò mò, phát minh sáng tạo theo cách riêng của mình để khám pháthế giới xung quanh và trao đổi với những người khác. Khi tất cả chúng ta động viênđược phong thái riêng thì tính tò mò, phát minh sáng tạo của mỗi đứa trẻ được tăng trưởng, trẻ sẽ tự tin hơn, học được nhiều điều hơn. – Cha mẹ cần giúp trẻ trở nên tò mò, phát minh sáng tạo trong môi trường tự nhiên bảo đảm an toàn vàthông qua đi dạo. Trẻ tò mò và phát minh sáng tạo có tầm quan trọng trong sự phát triểntoàn diện của trẻ. – Trẻ được phép tò mò, được khuyến khích để phát minh sáng tạo sẽ trở nên tự tinhơn, biết nhiều điều hơn và mạnh dạn hơn. – Trẻ được khuyến khích để phát minh sáng tạo sẽ có nhiều thời cơ để tăng trưởng nhữngkhả năng đặc biệt quan trọng. Cách giúp trẻ 3 – 6 tuổi trở nên tò mò, phát minh sáng tạo – Hãy chúng tỏ cho bé biết bé luôn được yêu thương trải qua lời nói vàhành động của cha mẹ. Kể cho bé những câu truyện để bé thấy được chúng làniềm vui của cả mái ấm gia đình và cha mẹ tin rằng bé lớn lên sẽ là một người thôngminh, khỏe mạnh, tự tin và phát minh sáng tạo. – Tôn trọng và chăm sóc tới ý nghĩa của trẻ, lắng nghe và vấn đáp những câu hỏicủa trẻ một cách cởi mở. – Cho trẻ quan sát hoạt động giải trí của những con vật, kể cả con vật nhỏ bé như cácloại côn trùng nhỏ. – Chơi những game show tìm kiếm, phán đoán : ví dụ : Mẹ lắc hộp cho trẻ nghe vàhỏi “ Trong hộp có gì ? cái gì trong hộp mà nó lại kêu như vậy ? … ” – Khuyến khích trí tưởng tượng của trẻ. – Tạo điều kiện kèm theo cho trẻ chơi những game show đóng vai để trẻ hoàn toàn có thể tưởng tượngvà diễn đạt những hành vi tương thích với từng vai mà trẻ quan sát được trong cuộcsống. – Cho trẻ nghĩ và về những con vật ở hành tinh khác. – Dừng câu truyện đứng chỗ để trẻ hoàn toàn có thể nghĩ ra những cách kết thúc khácnhau hoặc đặt tên cho câu truyện. – Cho trẻ lắng nghe và phát hiện những âm thanh trong tự nhiên và tìm cáchmô phỏng lại … – Chấp nhận sự khác nhau của mỗi trẻ, điều quan trọng là mỗi ý nghĩ trẻđưa ra đều có lí lẽ riêng của nó. – Sử dụng một số ít dạng câu hỏi để khuyến khích sự tò mò, tưởng tượng vàsáng tạo của trẻ như : Tại sao ? Như thế nào ? còn cách nào khác không ? Điều gìsẽ xảy ra nếu … ? 2.5. Giúp trẻ tăng trưởng năng lực tự tin, tự lậpMỗi mái ấm gia đình nói riêng, cả xã hội nói chung cần tạo điều kiện kèm theo, khuyến khíchmỗi đứa trẻ tăng trưởng khỏe mạnh, mưu trí, nhạy cảm, chu đáo, khoan dung, tự tin và phát minh sáng tạo. Thế nào là một đứa trẻ tự tin, tự lập ? – Trẻ tự tin là trẻ mạnh dạn, tin yêu vào những việc mình làm và khảnăng của mình, không ngần ngại, không ỷ lại vào người khác. Trẻ luôn sẵn sàngtrình bày tâm lý và việc làm của mình cho người khác nghe. – Trẻ tự tin thường mạnh dạn nói lên năng lực của mình bằng những câunhư : “ Con làm được … “, ” Con hát được … “, “ Con biết về … “, “ Làm cái đó thìkhông khó / dễ … “. Tự tin, tự lập có ý nghĩa như thế nào so với trẻ – Trẻ tự tin, tự lập thường học tập tốt hơn, có tình cảm không thay đổi hơn, giaotiếp nhanh nhay hơn, năng lực hòa đồng với những bạn tốt hơn trong đi dạo, trong trò chuyện … – Trong đời sống, tính thiếu tự tin, thiếu tự lập thường do trẻ ít kinhnghiệm, thiếu kỹ năng và kiến thức và kĩ năng. – Tự tin, tự lập ở trẻ không tự nhiên mà có, nó được hình thành từ từ nhởsự giáo dục đúng đắn của người lớn. Cách tốt nhất để tăng trưởng tính tự tin, tự lậpcho trẻ là tạo thời cơ cho trẻ phát huy năng lực của mình, khen ngợi, động viênkhuyến khích của người lớn so với trẻ. Những việc cha mẹ hoàn toàn có thể làm để tăng trưởng tính tự tin, tự lập của trẻ – Người lớn cần tránh làm hộ trẻ những việc đơn thuần mà bản thân trẻ cóthể làm được. Đôi khi tính thiếu tự tin cũng trở thành thời quen – thậm chí còn có những việccó thể làm được nhưng trẻ vẫn khước từ không làm và vấn đáp : ” Con không biết “, ” Con không làm được “. Điều đó không phải là trẻ không vâng lời mà do trẻthiếu tự tin, sợ thất bại, sợ bị chê trách. Người lớn cần tin cậy rằng nếu cốgắng, trẻ hoàn toàn có thể làm được, vì thế cần tránh làm hộ trẻ những việc đơn thuần màbản thân trẻ hoàn toàn có thể xử lý được như tự mặc quần áo, tự tìm cốc uống nước, dùng bát, thìa xúc cơm, đi giầy, dép, mặc quần áo, bê ghế, dọn bàn ăn … – Để củng cố và tăng trưởng tính tự tin của trẻ, cần khắc phục tính ngần ngại, nhútnhát, thiếu quyết đoán của trẻ bằng việc động viên trẻ thực thi những nhiệm vụđược giao theo năng lực của mình, cần chỉ rõ trẻ phải làm những gì và làm nhưthế nào để đạt được hiệu quả mong ước. – Nhiệm vụ đặt ra phải tương thích với năng lực của trẻ, mê hoặc trẻ, gắn vớihứng thú và tính tích cực của trẻ ( Ví dụ : muốn trẻ có nền nếp đánh răng, chải tócthì cần sắp xếp những vật dụng ở nơi thuận tiện, vừa đến tay trẻ, dễ lấy và đẹp ). Nếunhiệm vụ đặt ra cao, dễ gây cho trẻ nản chí, thiếu tự tin vào chính mình, hoangmang, sợ khó khăn vất vả. – Mỗi mái ấm gia đình nên có một số ít lao lý và nhu yếu trẻ thực thi ; Các thànhviên trong mái ấm gia đình thống nhất giao cho trẻ làm những việc đơn thuần, vừa sứchàng ngày như : lấy thìa, đũa, xếp ghế ăn, lấy tăm, nước, lau bàn và ghế giúp cha mẹ, cất gọn đồ chơi sau khi chơi … cha mẹ kịp thời khen ngợi, động viên trẻ nếu trẻlàm đúng. – Đối với trẻ thiếu tự tin, cần khen ngợi ngay từ những nỗ lực bước đầucủa trẻ và động viên liên tục một cách thiện chí, không chê bai, chỉ trích khi trẻlàm sai vì như vậy sẽ phá hoại sự tự tin của trẻ, làm stress mối quan hệgiữa trẻ với người lớn. – Hãy chúng tỏ cho trẻ biết trẻ luôn được yêu thương trải qua lời nói vàhành động của cha mẹ. Kể cho trẻ những câu truyện để trẻ thấy được chúng làniềm vui của cả mái ấm gia đình và cha mẹ, tin rằng khi trẻ lớn lên sẽ là một ngườithông mình, khỏe mạnh và phát minh sáng tạo. – Tạo thời cơ, động viên trẻ thứ nghiệm những điều mới lạ trong khi chơi, mày mò. – Sự vật trong một thiên nhiên và môi trường bảo đảm an toàn, ví dụ : được cho phép trẻ nhỏ được tắt, mở, chọn kênh trên ti vi nếu cha mẹ cảm thấy điều đó bảo đảm an toàn. – Thường xuyên vỗ về trẻ, hát cho trẻ nghe mỗi khi thức giấc và kể lại câuchuyện trước khi ngủ, cho trẻ sức miệng hoặc đánh răng sau khi ăn … những việcthường xuyên như vậy sẽ giúp trẻ cảm thấy rằng mọi việc xung quanh trẻ có nềnnếp và trẻ có cảm xúc bảo đảm an toàn. – Khen ngợi khi trẻ làm được một việc đúng, tự xử lý một tình huốngnào đó dù là rất đơn thuần mà trước đây trẻ không dám làm. ví dụ : ” Con gái củamẹ giỏi quá, con đã tự đi vệ sinh một mình được rồi “, ” Con trai của mẹ giỏi quá, biết giúp mẹ lấy đủ đũa ăn cho cả nhà “, ” Con của mẹ quả cảm quá, con đã tự đivệ sinh một mình mà không sợ bóng tối ” … Khi khen trẻ, bạn nên tập trung chuyên sâu vào sự cố gắng của trẻ, chú không nên tậptrung vào tác dụng đạt được. tất cả chúng ta thường quan đến quá nhiều đến kết quảcuối cùng mà không nhận ra rằng phải khó khăn vất vả thế nào trẻ mới làm được điềuđó. Đưa ra những quan điểm phản hồi tích cực đơn cử hơn là những lời khen chungchung : – Ghi nhận và nhận xét về những thái độ và hành vi cư xử đơn cử mà trẻ làmhơn là chỉ khen là trẻ “ ngoan “. Tránh những “ lời khen nửa vời “, ví dụ như “ conlàm rất tốt, nhưng … ” – Khi trẻ làm điều gì đó bạn không thích, thì bạn cũng không nên quy kếtchuyện đó. Hãy nói đơn cử cho trẻ biết về những việc bạn muốn trẻ làm. Dùng từ “ làm ” nhiều hơn là “ không làm “. Ví dụ bạn hãy nói với trẻ là “ Con nên đóng cánh cửa nhẹ nhàng thôi ” chúkhông nên nói là “ Đừng sập của mạnh “. – Bạn hây quan tâm lắng nghe trẻ. Để trở thành một người biết lắng nghe, bạnphải thực sự muốn nghe những gì con bạn nói và tin rằng những gì chúng nói làquan trọng. Lắng nghe cảm hứng của trẻ, chú không chỉ những gì trẻ nói. sử dụngngôn ngữ khung hình, mắt và những mối liên hệ khung hình để chúng tỏ rằng bạn đanglắng nghe. Hãy cười đúng lúc, hãy gật đầu để chúng tỏ là bạn đang lắng nghe, hãy hỏi những câu hỏi mà bạn quan đến hay giúp trẻ lý giải rõ hơn một điểmnào đó. Diễn giải chi tiết cụ thể, và đừng ngắt lời hay tỏ ra sao lãng. Bằng việc chủđộng lắng nghe, bạn sẽ làm tăng cảm xúc của trẻ về lòng tự tin vào bản thân. – Chấp nhận mọi cảm hứng của trẻ, kể cả những cảm hứng xấu đi như tứcgiận. Hãy cố gắng nỗ lực hiểu những biểu lộ xúc cảm của trẻ qua ngôn từ ” khung hình ” ( Đặc biệt thiết yếu so với trẻ nhỏ ) : khóc to, nhoẻn cuời, phát âm gư gư, oằnngười, cong sống lưng … để biết trẻ có nhu yếu gì. Hiểu và phân phối những biểu hiệnđó của trẻ càng làm cho trẻ tự tin trong tiếp xúc với những người xung quanh. – Không chì chiết, chửi rủa trẻ vì làm như vậy trẻ sẽ hoảng sợ, thiếu tự tin, ảnh hưởng tác động xấu tới sự tăng trưởng sức khỏe thể chất, niềm tin và năng lực học tập của trẻ. Hãy tôn trọng mọi ý nghĩ và sự độc lạ của trẻ, được cho phép trẻ được trình diễn ýtưởng và xúc cảm của riêng mình. Tôn trọng đậm chất ngầu, sự độc lập và riêng tư củatrẻ. Sự kết tội không bao giở nói cho trẻ thấy điều hay nên làm. Nó chỉ tập trungvào những điều tồi tệ. Như vậy tác dụng ở đầu cuối làm cho trẻ thiếu tự tin vàoquyết định của mình. – Khi phê bình, góp ý trẻ, hãy chỉ ra hành vi đơn cử của trẻ mà bạn khôngthích. Phải làm cho con bạn hiểu rằng không phải là bạn không thích chúng, màlà không thích những hành vi mà chúng đã biểu lộ. Ví dụ như, bạn nên nói là : “ Bố / mẹ rất buồn vì con không nhớ rửa tay trước khi ăn ”, thay vì nói là “ Bố / mẹlất bực con “. – Hãy là một người bạn của con, chứ không phải một người luôn chỉ tríchcon. Không có ai là tuyệt vời và hoàn hảo nhất cả, nên tất cả chúng ta không hề mong đợi sự hoàn hảotừ trẻ. Chấp nhận những sai lầm đáng tiếc của bạn, của trẻ và xem đây là thời cơ để học hỏivà trưởng thành. Bạn nên nhấn mạnh vấn đề với trẻ những hành vi mà bạn thích hơn làchỉ trích những hành vi mà bạn không thích. Mỗi lần như vậy tính tự tin của trẻlại được củng cố. – Chúng tỏ sự tin cậy của bạn vào năng lực đưa ra giải pháp của trẻ. Khi trẻ gặp phải yếu tố nào đó, bạn hãy là người cố vấn chứ không phải là “ sếp ” của chúng. Thay cho việc đưa ra lời khuyên hay làm hộ trẻ, hãy để trẻ cótrách nhiệm tự xử lý yếu tố của chính mình, ví dụ : “ Theo con cần làm gì đểgiúp con không bị nói lắp ? “, “ Theo con thì làm thế nào để đi không bị trượt ngãtrên sàn nhà ? ” – Hãy lắng nghe, ủng hộ và giúp trẻ tò mò, cần nhắc những phương ánkhác nhau và tác dụng của những giải pháp đó. Ví dụ : Khi trẻ bị trượt ngã đau trênsàn nhà, cha mẹ hoàn toàn có thể cùng trao đổi với con : “ Con nghĩ xem, vì sao con bịngã ? ”, “ Có cách nào để không bị ngã không nhỉ ? ” … – Sống với thực tại và mỗi lần chỉ xử lý một yếu tố. Nếu bạn nhắc lạitất cả những khuyết điểm / hành vi sai của trẻ trong quá khứ mỗi khi bạn tức giậnthì tác dụng là con bạn sẽ không muốn nghe bắt cứ điều gì bạn nói nữa và làmcho trẻ không tự tin. – Đừng giữ mãi quá khứ hay đừng để nó ảnh hưởng tác động đến hiện tại. sử dụngcác từ như “ luôn luôn ” hay “ không khi nào ” sẽ gây phản tác dụng so với trẻ. Các câu nói như “ Con lúc nào cũng cho tay vào mồm ” hay “ Con không bao giờnhớ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn ” sẽ chỉ làm củng cố thêm những hành vitiêu cực của trẻ mà bạn đang cố gắng nỗ lực đổi khác. Khi trẻ nghe mãi một điều gì đódù chúng sẽ mở màn tin và làm theo điều đồ. – Cần động viên trẻ vượt qua mọi điều làm cho trẻ sợ hãi, hãy nói với trẻrằng bạn luôn ở bên cạnh để trợ giúp trẻ. Không nên doạ trẻ những điều như : bácsĩ đến khám bệnh, công an đến bắt, hay doạ con ma đến giờ đây … – Những người đàn ông trong mái ấm gia đình : ông, bố, chú, bác, anh em trai … cầndành Thời gian chơi và tham gia chăm nom trẻ. Những trẻ như vậy sẽ tự tin hơn. – Đối với trẻ khuyết tật, hãy tin yêu ở trẻ và giúp trẻ tự tin, tự lập vớinhững điều trẻ hoàn toàn có thể làm. – Người lớn luôn luôn gương mẫu trong việc chăm nom, tiếp xúc, ứng xửvới mọi người xung quanh để trẻ thấy tự tin, tự hào với bản thân mình ( bắt kểdân tộc nào, người ở thành phố hay nông thôn … ). Đôi khi hãy bảo trẻ ” dạy lại ” cho bạn một hoạt động giải trí nào đó mà trẻ đã biếtchẳng hạn như : cách rửa tay, cách mặc áo, bóc quả chuối … Hãy nói với trẻ rằngbạn đã quên mất cách làm và bạn cần trẻ hướng dẫn lại cho bạn những cách làmđó – Hãy quan sát xem trẻ tự tin, tự lập như thế nào khi trẻ ” dạy ” bạn những điềuđó. 2.6. Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 – Vào lớp 1 là bước ngoặt lớn trong cuộc sống. – Điều cơ bản không phải là cho bé học trước cả một chương trình lớp mộtnhư khuynh hướng của 1 số ít cha mẹ như lúc bấy giờ mà theo những nhà nghiên cứu giáodục, trước khi vào lớp một bé phải có trong mình 1 số ít “ hành trang ” cơ bản. – Có hai mặt cần quan đến. Đó là : ( 1 ) Chuẩn bị tổng lực để hoàn toàn có thể học tốtlâu dài chứ không chỉ lớp 1 và ( 2 ) sẵn sàng chuẩn bị những kĩ năng chuyên biệt để tiếp cậnvới chương trình tiểu học thuận tiện hơn. – Ép buộc trẻ phải đạt thành quả cao trong học tập quá sớm sẽ làm ảnhhưởng không tốt tới năng lực và lòng ham học của trẻ. Thúc ép trẻ học trướcchương trình lớp 1 không làm cho trẻ học nhanh hơn hoặc tốt hơn .

Source: https://dvn.com.vn
Category: Tư Vấn

Alternate Text Gọi ngay