15+ cách nấu cháo tôm cho bé ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng
Mục lục
Cháo tôm cho bé là một trong những thực đơn ăn dặm giàu dinh dưỡng. Bởi vì, trong tôm chứa nhiều canxi, protein, vitamin A, D cùng các acid amin cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng biết cách nấu cháo tôm sao cho thơm ngon bổ dưỡng. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cách nấu cháo tôm cho bé ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng giúp bé ăn ngon.
Mục Lục
1. Có nên cho trẻ ăn dặm với cháo tôm không?
Theo Viện dinh dưỡng Quốc Gia, trong 100gr tôm đồng có đến 18.4g protein, 1,8g lipid, 1120mg canxi, 2.20mg sắt, 42mg magie, 316mg kali và nhiều loại vitamin và khoáng chất khác. Trong thịt tôm còn chứa omega 3, có tác dụng hỗ trợ tổng hợp DHA, hỗ trợ tốt cho sự phát triển não bộ của bé. Theo các nghiên cứu từ Viện dinh dưỡng Quốc gia cũng cho biết, tôm đồng là loại thủy sản lành tính. Hàm lượng dưỡng chất trong tôm biển và tôm đồng có giá trị dinh dưỡng tương đương nhau. Chính vì thế, trong giai đoạn các mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm có thể sử dụng tôm đồng để bổ sung vào thực đơn của trẻ. Đối với tôm biển, các mẹ chỉ cho bé ăn khi bé không có dấu hiệu bị dị ứng.
Cháo tôm là món ăn cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho bé
2. Trẻ mấy tháng ăn được tôm?
Từ tháng thứ 7 trở đi các mẹ có thể chế biến các món ăn với tôm cho bé ăn dặm. Khi bắt đầu cho bé ăn tôm các mẹ nên lưu ý nguyên tắc cho bé ăn thử từng chút để hệ tiêu hóa của bé tập thích nghi dần với tôm. Sau khi đã chắc chắn rằng bé không bị dị ứng với tôm, các mẹ có thể cho bé ăn tôm theo định lượng gợi ý dưới đây:
– Đối với trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi: lượng tôm sử dụng trong mỗi bữa ăn là khoảng, mỗi tuần chỉ nên cho bé ăn từ 3-4 lần.
– Đối với trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi: lượng tôm sử dụng trong mỗi bữa ăn khoảng 40gr, mỗi tuần chỉ nên cho bé ăn từ 3-4 lần.
– Đối với trẻ từ 4 tuổi tuổi: lượng tôm sử dụng trong mỗi bữa ăn khoảng 50gr. Lúc này, mẹ có thể cho bé ăn tôm 1-2 lần/ngày, tùy theo nhu cầu và sở thích của bé.
3. Cháo tôm kỵ với rau gì? Mẹ nên nấu cháo tôm với rau gì cho bé?
Như các mẹ đã biết, tôm là loại thủy sản giàu canxi. Vì vậy, không nên kết hợp tôm với các loại thực phẩm nhiều axit tanin. Cụ thể hơn, khi canxi kết hợp với axit tanin sẽ tạo ra hợp chất không hòa tan. Gây ra cảm giác buồn nôn, khó chịu, đau bụng ở trẻ.
Cụ thể hơn, khi nấu cháo tôm cho bé, các mẹ nên tránh các loại rau như: rau má, rau cải xoăn, khổ qua (mướp đắng),…
Cách nấu cháo tôm cho bé không bị tanh, ngon, bổ không quá phức tạp, các mẹ chỉ cần kết hợp với một số loại rau lành tính, giàu dinh dưỡng như: rau ngót, rau mồng tơi, bí đỏ, cà rốt, rau dền, súp lơ, chùm ngây, cải ngồng,…
Mẹ không nên kết hợp tôm với các loại thực phẩm nhiều axit tanin
4. Hướng dẫn 15+ cách nấu cháo tôm cho bé ăn dặm thơm ngon, đúng chuẩn
Dưới đây là 15+ cách nấu cháo tôm không tanh cho bé ăn dặm chuẩn. Các mẹ hãy thử kết hợp tôm với nhiều loại rau củ khác nhau để giúp bữa ăn của bé thêm đa dạng dinh dưỡng. Đồng thời, giúp bé chọn ra món cháo tôm khoái khẩu, giúp kích thích bé ăn ngon hơn.
4.1. Cháo tôm cà rốt khoai tây
Khoai tây mang đến cho chúng ta một lượng dinh dưỡng dồi dào. Gồm vitamin C, vitamin B6, chất xơ, sắt, protein, kali,… Khi nấu cháo tôm khoai tây cho bé mẹ hãy chuẩn bị các nguyên liệu sau:
– Gạo trắng: 20gr nấu chung với 200ml nước.
– Thịt tôm bóc vỏ, bỏ đầu, băm nhuyễn: 2-3 con (khoảng 30gr)
– Khoai tây gọt vỏ, cắt nhỏ: 1 củ (khoảng 30gr)
Cách nấu:
– Bước 1: Nấu cháo gạo trắng cho đến khi chín nhừ.
– Bước 2: Khoai tây hấp chín, tán nhuyễn.
– Bước 3: Thêm tôm và khoai tây vào nấu thêm khoảng 5 phút.
– Bước 4: Thêm gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ. Sau đó tắt bếp.
Cháo tôm cà rốt khoai tây chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào
4.2. Cháo tôm bí đỏ
Cháo tôm bí đỏ được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích các mẹ nên thêm vào khẩu phần ăn của bé để giúp bé phát triển đúng theo chiều cao và cân nặng chuẩn của WHO. Hơn nữa, cách nấu món cháo này còn vô cùng đơn giản.
Nguyên liệu
– 100g tôm bóc vỏ
– 50g bí đỏ
– 1 nhánh nhỏ hành khô
– Dầu oliu
– Dầu ăn cho bé
– Nước mắm, hạt nêm, muối
>>> Xem ngay:4 cách nấu cháo thịt bò cho bé hay ăn chóng lớn
Mẹ có thể nấu cháo tôm bó đỏ để bé ăn ngon miệng hơn
Cách thực hiện:
– Bước 1: Mẹ gọt vỏ bí đỏ, rửa sạch, cắt thành từng khúc nhỏ. Sau đó, vo sạch gạo, cho gạo với bí đỏ vào ninh thành cháo. Với bước này, mẹ nên cho lượng nước gấp đôi lượng gạo. Trong quá trình ninh, thỉnh thoảng đảo đều để cháo không dính và không khét.
– Bước 2: Rửa sạch tôm, bóc vỏ, bỏ chỉ đen trên lưng tôm. Sau đó băm nhuyễn hoặc xay nhỏ để bé có thể nhai được. Tiếp theo, mẹ ướp tôm với 1 ít hạt nêm và hành khô băm nhỏ. Mẹ cho 1 ít dầu ăn vào chảo, phi thơm hành khô và xào sơ tôm cho đến khi đổi màu hồng rồi tắt bếp.
– Bước 3: Khi cháo chín nhừ, mẹ cho tôm vào đảo đều và thêm gia vị sao cho nhạt hơn khẩu vị của mình, vì hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện, cần ăn thực phẩm nhạt tối đa để không làm ảnh hưởng đến thận. Cuối cùng, tắt bếp và cho 1 thìa nhỏ dầu oliu vào đảo đều.
4.3. Cháo tôm rau ngót
Mẹ đang tìm kiếm một món cháo cho bé ăn dặm cách làm đơn giản lại giàu hàm lượng chất dinh dưỡng, hãy học ngay cách nấu cháo tôm với rau ngót nhé. Đối với món cháo này thì mẹ thực hiện như sau:
Nguyên liệu:
– 1 mớ rau ngót
– 100g tôm tươi
– Gạo
– Đậu xanh không vỏ
– 1 miếng phô mai
– Nước mắm, dầu oliu
Cách thực hiện:
– Bước 1: Trộn lẫn gạo với đậu xanh, đem vo sạch và để ráo. Sau đó mẹ nhặt sạch rau ngót, rửa với nước muối và để ráo. Tiếp theo, vò nát rau ngót và băm nhuyễn. Đối với tôm, mẹ bỏ phần đầu, đuôi tôm, bóc vỏ, bỏ phần sợi chỉ đen, sau đó rửa sạch và băm nhuyễn và ướp tôm với 1 ít nước mắm.
– Bước 2: Mẹ hãy cho gạo và đậu xanh vào nồi cùng với 1 ít nước, nấu đến khi cháo chín rồi vặn nhỏ lửa. Đồng thời, chuẩn bị 1 cái chảo, khi chảo nóng, mẹ cho 1 muỗng dầu oliu vào và tráng đều mặt chảo. Tiếp theo, cho tôm băm nhuyễn cùng với phô mai vào xào chín cho đến khi tôm chuyển sang màu hồng và có mùi thơm thì tắt bếp.
– Bước 3: Mẹ cho phần tôm đã xào vào nồi cháo, sau đó, cho rau ngót và phô mai vào khuấy đều tay, chờ cho cháo sôi thì tắt bếp. Vậy là mẹ đã hoàn thành món cháo tôm cho bé, giúp bé ăn ngon miệng hơn.
>>> Xem ngay: Cháo lươn cho bé ăn dặm có tốt không ?
Cháo rau ngót dễ làm cho bé ăn dặm cực an toàn
4.4. Cháo tôm rau dền đỏ
Cháo tôm rau dền đỏ chứa nhiều vitamin, protein, khoáng chất hỗ trợ cải thiện giấc ngủ cho bé. Đồng thời giúp bé tăng cường sức khoẻ, chống lại những tác nhân gây bệnh từ môi trường hiệu quả.
Nguyên liệu:
– 1 nắm gạo tẻ
– 30g tôm
– 10g rau dền
Cách thực hiện:
– Bước 1: Gạo bạn vo sạch, loại bỏ những hạt gạo bị lép, sau đó mang nấu chín thành cháo
– Bước 2: Sau khi chờ cháo chín, bạn sơ chế các nguyên liệu khác: Tôm bóc vỏ, băm nhỏ; rau dền chọn phần lá non, rửa với nước muối loãng rồi thái nhỏ.
– Bước 3: Làm nóng chảo và đảo tôm cho đến khi tôm săn lại. Nêm một chút gia vị đẻ bé vừa ăn.
– Bước 4: Sau khi cháo chín, cho tôm và rau dền vào nấu cho đến khi các nguyên liệu được hòa quyện lại với nhau. Nấu trong khoảng 3-5 phút là bé có thể thưởng thức được.
Cháo tôm rau dền đỏ
4.5. Cháo tôm bí xanh
Thành phần dinh dưỡng của bí xanh rất tốt cho sức khỏe. Trong bí xanh, có chứa protid, glucid, canxi, sắt, photpho, vitamin B, vitamin C,… Cách nấu cháo tôm bí đỏ cho bé với bí xanh là một trong những món ăn mùa hè mà mẹ không thể bỏ qua.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– Gạo trắng: 20gr nấu chung với 200ml nước.
– Thịt tôm bóc vỏ, bỏ đầu, băm nhuyễn: 2-3 con (khoảng 30gr)
– Bí xanh gọt vỏ, bỏ hạt, cắt nhỏ: khoảng 30gr
Cách nấu:
– Bước 1: Nấu cháo gạo trắng cho đến khi chín nhừ.
– Bước 2: Bí xanh hấp chín, tán nhuyễn.
– Bước 3: Thêm tôm và bí xanh đã tán nhuyễn vào nấu thêm khoảng 5 phút.
– Bước 4: Thêm gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ. Sau đó tắt bếp.
Cháo tôm bí xanh rất cần thiết cho sự phát triển của bé
4.6. Cháo tôm bông cải
Trong bông cải khá giàu vitamin A, vitamin K, vitamin B9, vitamin C và nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe như kali, photpho, selen,…
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– Gạo trắng: 20gr nấu chung với 200ml nước.
– Thịt tôm bóc vỏ, bỏ đầu, băm nhuyễn: 2-3 con (khoảng 30gr)
– Bông cải: khoảng 30gr
Cách nấu:
– Bước 1: Nấu cháo gạo trắng cho đến khi chín nhừ.
– Bước 2: Bông cải rửa sạch nhiều lần với muối. Sau đó hấp chín, tán nhuyễn hoặc cắt nhỏ.
– Bước 3: Thêm tôm và bông cải đã tán nhuyễn vào nấu với cháo thêm khoảng 5 phút.
– Bước 4: Thêm gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ. Sau đó tắt bếp.
Mách nhỏ: Hàm lượng dinh dưỡng trong bông cải xanh nhiều hơn bông cải trắng. Hơn nữa, bông cải xanh cũng mềm và vị thơm ngon hơn bông cải trắng. Vì thế, các mẹ nên ưu tiên chọn bông cải xanh để nấu cháo cho bé.
Cháo tôm bông cải giàu vitamin A, vitamin K, vitamin B9
4.7. Cháo tôm chùm ngây
Lá chùm ngây chứa hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ cao. Trong lá chùm ngây có nhiều khoáng chất quan trọng như canxi, sắt, magie, kali, natri, kẽm, protein, beta caroten, acid amin, vitamin A, vitamin C,… Hàm lượng dinh dưỡng trong lá chùm ngây so với các loại thực vật khác cao hơn gấp 3-7 lần.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– Gạo trắng: 20gr nấu chung với 200ml nước.
– Thịt tôm bóc vỏ, bỏ đầu, băm nhuyễn: 2-3 con (khoảng 30gr)
– Lá chùm ngây đã lặt sạch: khoảng 20gr
Cách nấu:
– Bước 1: Nấu cháo gạo trắng cho đến khi chín nhừ.
– Bước 2: Lá chùm ngây rửa sạch nhiều lần với muối. Sau đó cắt nhỏ.
– Bước 3: Thêm tôm đã băm nhuyễn vào nấu với cháo thêm khoảng 5 phút. Thêm lá chùm ngây vào cháo khuấy đều, nấu thêm cho đến khi cháo sôi đều.
– Bước 4: Thêm gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ. Sau đó tắt bếp.
Cháo tôm chùm ngây cách nầu vô cùng đơn giản
4.8. Cháo tôm hạt sen
Một trong những cách nấu cháo tôm cho bé giúp bé ngon miệng hơn là kết hợp nấu với hạt sen. Vị bùi bùi của hạt sen sẽ tạo cảm giác lạ miệng cho bé, kích thích bé ăn ngon hơn. Đồng thời, hàm lượng dinh dưỡng trong hạt sen cũng khá cao. Món cháo tôm hạt sen là một trong những món giúp bé ăn ngon ngủ ngon mà các mẹ nên thử nấu ngay cho bé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– Gạo trắng: 20gr nấu chung với 200ml nước.
– Thịt tôm bóc vỏ, bỏ đầu, băm nhuyễn: 2-3 con (khoảng 30gr)
– Hạt sen tươi bóc vỏ, bỏ tim: khoảng 20gr
Cách nấu:
– Bước 1: Nấu cháo gạo trắng cho đến khi chín nhừ.
– Bước 2: Hạt sen rửa sạch, nấu chín, tán nhuyễn.
– Bước 3: Thêm tôm và hạt sen đã tán nhuyễn vào nấu với cháo thêm khoảng 5 phút.
– Bước 4: Thêm gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ. Sau đó tắt bếp.
Cháo tôm hạt sen là món ngon mẹ nên thay đổi cho bé
4.9. Cháo tôm khoai tây đậu xanh
Cháo tôm đậu xanh khoai tây là món ngon dinh dưỡng không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm của bé, nhất là trong mùa hè. Tôm, khoai tây và đậu xanh đều là những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, thơm ngon và kích thích bé ăn ngon miệng hơn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– Gạo trắng: 20gr nấu chung với 200ml nước.
– Thịt tôm bóc vỏ, bỏ đầu, băm nhuyễn: 2-3 con (khoảng 30gr)
– Khoai tây gọt vỏ, cắt nhỏ: 1 củ (khoảng 30gr)
– Đậu xanh: 10gr
Cách nấu:
– Bước 1: Nấu cháo gạo trắng với đậu xanh cho đến khi chín nhừ.
– Bước 2: Khoai tây hấp chín, tán nhuyễn.
– Bước 3: Thêm tôm và khoai tây vào nấu thêm khoảng 5 phút.
– Bước 4: Thêm gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ. Sau đó tắt bếp.
Mách mẹ mẹo hay: Đậu xanh còn vỏ có giá trị dinh dưỡng cao hơn loại đậu xanh đã bỏ vỏ. Đối với các bé trên 18 tháng tuổi, các mẹ có thể sử dụng đậu xanh còn vỏ để nấu cháo tôm cho bé.
Cháo tôm khoai tây đậu xanh ăn dặm cho bé giàu dinh dưỡng
4.10. Nấu cháo tôm rau cải
Rau cải là loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao. Đặc biệt là vitamin K và diệp hoàng tố, chất xơ. Trong rau cải cũng chứa nhiều loại vitamin như A, B, C, D,… Các mẹ có thể chọn rau cải xanh, rau cải thìa, rau cải ngọt, rau cải ngồng,… để nấu cháo cho bé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– Gạo trắng: 20gr nấu chung với 200ml nước.
– Thịt tôm bóc vỏ, bỏ đầu, băm nhuyễn: 2-3 con (khoảng 30gr)
– Rau cải rửa sạch, cắt nhuyễn: khoảng 20gr
Cách nấu:
– Bước 1: Nấu cháo gạo trắng cho đến khi chín nhừ.
– Bước 3: Thêm tôm vào nấu thêm khoảng 3 phút. Sau đó thêm tiếp rau cải đã cắt nhuyễn vào nấu thêm cho đến khi sôi đều khoảng 3 phút.
– Bước 4: Thêm gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ. Sau đó tắt bếp.
Cháo tôm rau cải giúp bé ăn ngon miệng mỗi ngày
4.11. Cháo tôm rau mồng tơi
Rau mồng tơi rất giàu sắt, có tác dụng hỗ trợ hồng cầu phát triển. Bên cạnh đó, rau mồng tơi còn có hàm lượng chất điện giải cao như canxi, kali, natri, sắt, đồng, selen, photpho và protein,…
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– Gạo trắng: 20gr nấu chung với 200ml nước.
– Thịt tôm bóc vỏ, bỏ đầu, băm nhuyễn: 2-3 con (khoảng 30gr)
– Rau mồng tơi rửa sạch, cắt nhuyễn: khoảng 20gr
Cách nấu:
– Bước 1: Nấu cháo gạo trắng cho đến khi chín nhừ.
– Bước 3: Thêm tôm vào nấu thêm khoảng 3 phút. Sau đó thêm tiếp rau mồng tơi đã cắt nhuyễn vào nấu thêm cho đến khi sôi đều khoảng 2 phút.
– Bước 4: Thêm gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ. Sau đó tắt bếp.
Cháo tôm nấm rơm là một trong những thực đơn ăn dặm bổ dưỡng
4.12. Cháo tôm khoai lang
Cháo tôm khoai lang là món ăn dặm cho trẻ ngon và bổ dưỡng mẹ tuyệt đối không nên bỏ qua nhé. Khoai lang với hàm lượng vitamin, khoáng chất kết hợp cùng với tôm sẽ rất tốt cho quá trình phát triển của bé.
Nguyên liệu:
– 20g tôm
-10g khoai lang
– 1 nắm gạo tẻ
– Gia vị
Cách thực hiện:
– Bước 1: Gạo bạn vo sạch, loại bỏ những hạt gạo bị lép, sau đó mang nấu chín thành cháo
– Bước 2: Sau khi chờ cháo chín, bạn sơ chế các nguyên liệu khác: Tôm bóc vỏ, băm nhỏ; Khoai lang, gọt bỏ, rửa sạch, cắt thành khoanh và mang đi hấp chín. Sau đó dùng dĩa tán cho cho thật nhuyễn.
– Bước 3: Làm nóng chảo với một chút dầu ăn, sau đó cho tôm vào đảo cho đến khi săn lại, thêm một chút bột nêm để bé vừa ăn.
– Bước 4: Khi cháo đã chín, đổ phần tôm nấm và khoai lang vào cháo và đảo đều trong khoảng 3-5 phút là bé có thể thưởng thức được.
Cháo tôm khoai lang rất tốt cho quá trình phát triển của bé
4.13. Cách nấu cháo tôm rong biển
Rong biển khá giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, rong biển là loại thực phẩm có tính hàn, giải nhiệt, nhuận tràng. Do vậy, các mẹ chỉ nên sử dụng rong biển cho bé ăn dặm khi con không phản ứng với rong biển. Đồng thời, các bé còi cọc, thiếu cân không nên kết hợp rong biển để nấu cháo tôm cho bé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– Gạo trắng: 20gr nấu chung với 200ml nước.
– Thịt tôm bóc vỏ, bỏ đầu, băm nhuyễn: 2-3 con (khoảng 30gr)
– Rong biển khô rửa sạch, ngâm nở, cắt nhuyễn: khoảng 10gr
Cách nấu:
– Bước 1: Nấu cháo gạo trắng cho đến khi chín nhừ.
– Bước 3: Thêm tôm vào nấu thêm khoảng 3 phút. Sau đó thêm tiếp rong biển đã cắt nhuyễn vào nấu thêm cho đến khi sôi đều khoảng 3 phút.
– Bước 4: Thêm gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ. Sau đó tắt bếp.
Cháo tôm rong biển hỗ trợ giải nhiệt, nhuận tràng
4.14. Cách nấu cháo tôm tươi và đậu đỏ
Đậu đỏ vừa giàu dinh dưỡng lại có tác dụng thanh nhiệt. Cách nấu cháo tôm cho bé kết hợp với đậu đỏ là món ăn giúp bé bổ sung dưỡng chất, giúp tăng cường sức đề kháng và giúp bé phục hồi sau khi ốm.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– Gạo trắng: 20gr nấu chung với 200ml nước.
– Thịt tôm bóc vỏ, bỏ đầu, băm nhuyễn: 2-3 con (khoảng 30gr)
– Đậu đỏ tươi: 20gr
Cách nấu:
– Bước 1: Nấu cháo gạo trắng với đậu xanh cho đến khi chín nhừ.
– Bước 2: Đậu đỏ tươi hấp chín, tán nhuyễn.
– Bước 3: Thêm tôm và đậu đỏ đã tán nhuyễn vào nấu thêm khoảng 5 phút.
– Bước 4: Thêm gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ. Sau đó tắt bếp.
Mách nhỏ: Đậu đỏ tươi nấu nhanh và có vị ngon hơn đậu đỏ khô. Các mẹ nên ưu tiên đậu đỏ tươi khi nấu cho cháo cho bé. Trong trường hợp các mẹ dùng đậu đỏ khô thì nên rửa sạch đậu đỏ khô, ngâm trong khoảng 2-3 giờ. Sau đó nấu chín, tán nhuyễn rồi nấu cháo với tôm tương tự như đậu đỏ tươi
Cháo tôm tươi đậu đỏ giúp bé ăn ngon, không bị chán
4.15. Nấu cháo tôm thịt bằm
Trong thịt heo (thịt lợn) cung cấp nhiều chất đạm, chất béo, vitamin và nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Đối với các bé dưới 18 tháng tuổi, mẹ nên chọn loại thịt nạc mềm để nấu cháo cho bé. Đối với các bé trên 18 tháng tuổi, các mẹ có thể chọn thịt có cả nạc cả mỡ để bổ sung dinh dưỡng cho bé tốt hơn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– Gạo trắng: 20gr nấu chung với 200ml nước.
– Thịt tôm bóc vỏ, bỏ đầu, băm nhuyễn: 2-3 con (khoảng 30gr)
– Thịt băm: 20gr
Cách nấu:
– Bước 1: Nấu cháo gạo trắng với đậu xanh cho đến khi chín nhừ.
– Bước 2: Xào chín tôm với thịt bằm.
– Bước 3: Thêm tôm và thịt bằm đã xào chín vào nấu thêm khoảng 3 phút.
– Bước 4: Thêm gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ. Sau đó tắt bếp.
Cháo tôm thịt bằm rất thích hợp với bé 18 tháng tuổi
4.16. Cháo tôm phô mai
Món cháo tôm phô mai nấu cực nhanh mà lại cực kỳ bổ dưỡng. Chỉ với một vài bước vô cùng đơn giản là các mẹ đã có nồi cháo cực kỳ thơm ngon dành cho bé. Sau đây là chi tiết hướng dẫn cách nấu cho mẹ tham khảo.
Nguyên liệu
– Gạo trắng
– 2-3 con tôm (bóc vỏ, bỏ đầu, băm nhuyễn)
– ½ – 1 miếng phô mai ( tán mịn).
Cách thực hiện
– Bước 1: Nấu 20gr gạo trắng với 200ml nước cho đến khi chín nhừ.
– Bước 2: Thêm tôm vào nấu tiếp khoảng 5 phút.
– Bước 3: Thêm gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ. Thêm phô mai vào khuấy đều và tắt bếp.
Cháo tôm pho mai giàu dinh dưỡng cho bé
4.17. Cháo tôm nấm, su hào
Thành phần dinh dưỡng của nấm và su hào cũng khá dồi dào. Nhất là protein. Cách nấu cháo tôm cho bé kết hợp với nấm và su hào sẽ giúp món cháo thêm ngọt thanh đậm đà. Đối với các bé dưới 12 tháng tuổi, các mẹ không cần thêm bất kỳ gia vị nào món cháo này cũng cực kỳ thơm ngon và hấp dẫn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– Gạo trắng: 20gr nấu chung với 200ml nước.
– Thịt tôm bóc vỏ, bỏ đầu, băm nhuyễn: 2-3 con (khoảng 30gr)
– Nấm rơm cắt gốc, rửa sạch, cắt nhỏ hoặc cắt nhuyễn theo độ tuổi của bé: 20gr
– Su hào gọt vỏ, cắt nhuyễn: 10gr.
Cách nấu:
– Bước 1: Nấu cháo gạo trắng với đậu xanh cho đến khi chín nhừ.
– Bước 2: Xào chín su hào, nấm rơm, tôm.
– Bước 3: Thêm tôm, su hào, nấm rơm đã xào chín vào nấu thêm khoảng 3 phút.
– Bước 4: Thêm gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ. Sau đó tắt bếp.
Cháo tôm nấm, su hào giúp món cháo thêm ngọt thanh đậm đà
4.18. Hướng dẫn nấu cháo tôm trứng gà
Khi nấu cháo tôm với trứng gà cho bé, các mẹ nên chọn trứng gà ta và chỉ nên dùng lòng đỏ trứng khi nấu cháo cho bé dưới 18 tháng tuổi. Đối với các bé từ 18 tháng trở lên, các mẹ có thể dùng cả lòng đỏ và lòng trắng trứng để cho bé thích nghi với nhiều loại thực phẩm hơn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– Gạo trắng: 20gr nấu chung với 200ml nước.
– Thịt tôm bóc vỏ, bỏ đầu, băm nhuyễn: 2-3 con (khoảng 30gr)
– Lòng đỏ trứng gà luộc chín, tán mịn: 1 lòng đỏ trứng gà.
Cách nấu:
– Bước 1: Nấu cháo gạo trắng với đậu xanh cho đến khi chín nhừ.
– Bước 2: Xào chín tôm.
– Bước 3: Thêm tôm và lòng đỏ trứng gà vào nấu thêm khoảng 3 phút.
– Bước 4: Thêm gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ. Sau đó tắt bếp.
Cháo tôm trứng rất tốt với sức khoẻ của bé
4.19. Nấu cháo tôm thịt bò cho bé
Cách nấu cháo tôm cho bé kết hợp với thịt bò là món cháo giúp bé phát triển cơ bắp cực tốt. Cách nấu cháo tôm thịt bò cũng khá nhanh.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– Gạo trắng: 20gr nấu chung với 200ml nước.
– Thịt tôm bóc vỏ, bỏ đầu, băm nhuyễn: 2-3 con (khoảng 30gr)
– Thịt bò băm nhuyễn: 20gr
Cách nấu:
– Bước 1: Nấu cháo gạo trắng với đậu xanh cho đến khi chín nhừ.
– Bước 2: Xào chín tôm và thịt bò.
– Bước 3: Thêm tôm và thịt bò vào nấu cho đến khi xôi đều.
– Bước 4: Thêm gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ. Sau đó tắt bếp.
Cháo tôm thịt bò giúp bé phát triển cơ bắp tốt
4.20. Cháo tôm khoai mỡ
Cách nấu cháo tôm cho bé dễ làm, thơm ngon bổ dưỡng cuối cùng mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đó là cháo tôm khoai mỡ. Với món ăn này, bé chắc chắn sẽ ăn được nhiều hơn, không cảm thấy bị nhàm chán.
Nguyên liệu:
– 100g tôm
– 50g khoai mỡ
– 1 nắm gạo
– 1 Củ hành tím
Cách thực hiện:
Bước 1: Gạo bạn vo sạch, loại bỏ những hạt gạo bị lép, sau đó mang nấu chín thành cháo
Bước 2: Sau khi chờ cháo chín, bạn sơ chế các nguyên liệu khác: Tôm bóc vỏ, băm nhỏ; Hành tím bỏ vỏ, thái nhỏ; Khoai mỡ bạn gọt sạch phần vỏ, rửa với nước muối lãng, mang đi hấp chín rồi dùng dĩa tán nhỏ.
– Bước 3: Cho hành tím vào phi cho vàng, sau đó cho tôm đã băm nhỏ và đảo cho đến khi săn lại.
– Bước 4: Sau khi cháo chín, cho tôm và khoai mỡ vào nấu cho đến khi các nguyên liệu được hòa quyện lại với nhau. Nấu trong khoảng 3-5 phút là bé có thể thưởng thức được.
Cháo tôm cho bé – Cháo tôm khoai mỡ
5. Bật mí cách nấu cháo tôm cho bé không bị tanh
Để nấu được món cháo tôm cho bé không bị tanh mẹ cần phải sơ chế cho thật kỹ. Sau đây là một vài cách sơ chế tôm giúp mẹ khi nấu cháo không bị tanh đơn giản.
– Thịt tôm đã bóc vỏ ngâm qua cùng với một chút ít rượu trắng và gừng, sau đó vớt ra và rửa cho thật sạch trước khi chế biến.
– Đối với phần vỏ tôm và đầu tôm vừa bóc, mẹ đem nấu thành nước, sau đó lọc lấy nước dùng trong vắt để nấu cháo cho bé.
6. Một vài lưu ý mẹ cần nhớ khi nấu cháo tôm cho con
Tôm có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khoẻ, món cháo tôm vừa ngon vừa chứa nhiều dưỡng chất nên được mẹ ưa chuộng để thêm vào thực đơn món ăn. Để nấu được cho bé món cháo tôm thơm ngon, mẹ cần chú ý một vài vấn đề sau:
– Tôm chứa nhiều natri nên mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều, chỉ nên cung cấp khoảng 75% lượng natri được khuyến nghị hàng ngày cho bé dưới 12 tháng tuổi thôi. Hơn nữa trong tôm cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng như: canxi, phốt pho, axit béo,…, nếu ăn quá nhiều sẽ dễ gây tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng.
– Tôm nên băm nhuyễn hoặc cắt lát thật mỏng để trẻ dễ ăn hơn, tuỳ thuộc vào độ tuổi mà mẹ cho con ăn cách phù hợp để không bị nghẹn.
– Tôm dễ gây dị ứng với những người không hợp nên mẹ nên cần chú ý, nên kiểm tra trước khi cho bé ăn. Nếu nghi ngờ bé bị dị ứng hải sản, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu cho bé ăn tôm.
– Khi mới bắt đầu cho trẻ ăn tôm, mẹ chỉ nên cho ăn thử 1 miếng nhỏ và đợi xem phản ứng của trẻ trong khoảng 1 giờ. Nếu trẻ có các triệu chứng bất thường, cần phải nhanh chóng đưa bé đi khám và hỏi ý kiến.
– Tôm cần được nấu chín kỹ để loại bỏ virus và vi khuẩn có trong tôm giúp trẻ không bị ngộ độc.
– Không cho trẻ ăn chân, đầu hay vỏ tôm. Vỏ tôm không chứa nhiều canxi như nhiều người vẫn nói. trong khi đó vỏ tôm lại rất dễ bị hóc và khó tiêu nên cần hết sức chú ý.
– Khi ăn tôm không kết hợp tôm với các thực phẩm giàu vitamin C vì cách kết hợp này rất dễ gây ngộ độc.
7. Kết luận
Trên đây là 10 món cháo tôm cho bé với cách làm đơn giản nhưng giúp bé ăn ngon miệng và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng trong quá trình phát triển của bé yêu. Hy vọng rằng, qua bài viết mà UNICA đã chia sẻ, mẹ có thể tự tay nấu cho bé các món cháo tôm thơm ngon mà không cần phải ra ngoài tiệm. Bạn đọc muốn biết thêm những công thức nấu cháo thơm ngon bổ dưỡng cho bé yêu nhà mình hãy nhanh tay đăng ký và theo dõi khoá học nuôi con đúng cách trên Unica, các chuyên gia sẽ hướng dẫn chi tiết và cung cấp các kiến thức hữu ích tới bạn.
Chúc mẹ và bé yêu luôn khỏe mạnh!
Đánh giá :
Tags:
Nuôi con