4 Cách Chưng Yến Cho Bé Thơm Ngon Giữ Trọn Dinh Dưỡng – Misako

Yến sào được biết đến là thực phẩm sở hữu nguồn dinh dưỡng vô cùng tốt cho sức khỏe con người. Chính vì thế chúng được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng cho trẻ nhỏ để tăng cường hệ miễn dịch, cũng như phòng ngừa và hạn chế các bệnh vặt. Vậy khi sử dụng yến sào cần chú ý liệu lượng thế nào, cách chưng yến cho bé ra sao? Cùng misako.vn tìm hiểu nhé. 

Các cách chưng yến cho bé thơm ngon bổ dưỡng

Sau đây là các công thức chế biến yến chưng sẵn cho bé bạn nên tham khảo:

Cách chưng tổ yến đường phèn cho bé

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Tổ yến sào: 1 tổ

  • Đường phèn: 1 ít.

  • Thố chưng và bát sứ nhỏ có nắp

  • Một vài lát gừng

  • Nước sạch

Các bước làm yến chưng đường phèn cho bé:

  • Ngâm tổ yến trong nước từ 1-3 giờ để yến nở mềm. Khi yến tơi ra, nếu thấy còn sót tạp chất và lông, bạn hãy dùng kẹp gắp rồi rửa lại lần nữa.

  • Dùng tay tách yến thành từng sợi, cho vào rây, lọc với nhiều lần để thu được yến sạch.

  • Cho tổ yến đã làm sạch, nước và đường phèn vào chén sứ, đậy nắp, đặt vào nồi chưng, và bắt đầu hấp cách thủy trong khoảng 20 phút. Bạn chú ý không chưng tổ yến quá lâu vì sẽ làm bốc hơi các dưỡng chất và mùi vị đặc trưng của yến. Trường hợp dạ dày bé nhạy cảm, bạn có thể thêm vài lát gừng vào.

Tổ yến chưng đường phèn

Cách làm yến chưng táo đỏ cho bé

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Tổ yến tinh chế: 5g 

  • Hạt sen khô hoặc tươi: 100gr

  • Táo đỏ khô: 50gr

  • Đường phèn 

Cách chưng yến táo đỏ cho bé:

  • Đem yến sào đi ngâm trong nước tầm 20-30 phút để yến bung nở hết và mềm. Sau đó vớt ra để ráo nước.

  • Tiến hành sơ chế hạt sen, nếu là hạt sen khô, bạn ngâm trong nước trong 1 giờ rồi đem đun cho chín. Còn với hạt sen tươi, bạn cần loại bỏ vỏ và tâm sen, sau đó đun chín mềm, thời gian đun hạt sen tươi sẽ ít hơn so với khi đun sen khô.

  • Khi thấy hạt sen đã chín mềm, bạn cho thêm táo đỏ vào và đun tiếp, lúc này chỉnh lửa nhỏ lại để hỗn hợp chín đều.

  • Chuẩn bị một chén sứ có nắp, cho yến sạch vào cùng ít nước, sau đó đặt vào nồi chưng yến, và hấp cách thủy trong khoảng 30- 45 phút. Tiếp đến bạn cho thêm đường phèn, đun tiếp khoảng 10 phút nữa thì tắt bếp. 

  • Múc yến đường phèn ra bát, cho hạt sen và táo đỏ chín vào, khuấy đều và cho bé ăn nhé.

Tổ yến chưng táo đỏ

Cách chưng yến cho bé yến chưng táo đỏ, hạt chia và hạt sen

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Tổ yến: 3 – 5 gam

  • Hạt chia: 1/5 thìa cà phê

  • Táo đỏ: 2 – 3 quả 

  • Hạt sen tươi đã sơ chế: 2 -3 hạt

Cách làm yến chưng táo đỏ, hạt chia và hạt sen:

  • Lấy yến ngâm trong nước sạch khoảng 1 giờ để loại bỏ tạp chất cũng như giúp yến nở mềm. 

  • Với hạt chia, bạn ngâm trong nước lạnh cho nở. Còn hạt sen cũng đem ngâm cho mềm rồi mang đi hấp chín.

  • Cho tất cả nguyên liệu vào 1 cái chén sứ, tiến hành chưng cách thuỷ trong thời gian khoảng 20 phút. Trong số các phương pháp hấp, chưng thì chưng cách thủy sẽ đảm bảo giữ trọn vẹn dưỡng chất có trong yến. Sau 20 phút thì mở nắp ra, thêm vào ít đường phèn, đun tiếp 5-7 phút nữa là được.

Yến chưng táo đỏ, hạt chia và hạt sen

Xem thêm:

Trẻ mấy tuổi ăn được yến sào? Liều lượng như thế nào?

Mặc dù tổ yến chứa đựng rất nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe của bé, nhưng bạn cần đảm bảo bổ sung đúng liều lượng yến cho phép. Cụ thể:

  • Trẻ dưới 7 tháng – 12 tháng tuổi: Đây là thời điểm hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển toàn diện nên rất nhạy cảm, bạn chỉ nên cho bé ăn khoảng 0.5 gr yến/ lần, một tuần cho ăn 1 – 2 lần là đủ. 

  • Trẻ 1 – 2 tuổi: Có thể tăng lượng tổ yến lên 1 – 2 gr/ lần, và ăn 3 lần/ tuần.

  • Trẻ 3 – 10 tuổi: Các cơ quan trong cơ thể bé đã phát triển ổn định, lúc này bé ưa thích vận đồng và cần nhiều năng lượng để cung cấp cho thể chất và trí tuệ. Liều dùng tốt nhất cho mỗi lần ăn là 2 – 3 gram yến, một tuần cho ăn 3 lần.

Song song với việc cho bé ăn yến sào, bạn cũng cần kết hợp với đủ các thực phẩm khác như thịt, cá, rau củ quả… để tăng cường sức đề kháng, phát triển đều cả trí tuệ lẫn thể chất.

Yến chưng táo đỏ, hạt chia và hạt sen

Thời điểm vàng nên cho bé ăn yến chưng

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, thời điểm thích hợp nhất để cho bé ăn yến chưng là 2 mốc thời gian sau:

  • Trước khi ăn sáng khoảng 1 tiếng: Lúc bụng rỗng là lúc cơ thể bé tập trung hấp thu tốt các dưỡng chất có trong yến sào.

  • Trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng: Sau khi uống yến, trẻ sẽ ở trong trạng thái ngủ sâu, đây cũng là lúc các cơ quan bắt đầu thực hiện quá trình thanh lọc, thải độc tố, do đó tạo điều kiện tốt cho các chất dinh dưỡng trong yến được hấp thu tốt.

Những điều cần lưu ý khi chưng yến cho bé

  • Để chế biến yến sào tinh chế, bạn nên ngâm yến trong nước ấm từ 15 – 30 phút để yến nở đều và mềm hơn. Sau đó, cho yến đã nở vào rây lọc sạch để làm sạch yến.
  • Đối với yến sào thô, bạn nên ngâm tổ yến trong nước từ 30 – 60 phút do kết cấu của tổ yến thô khá đặc. Khi yến được tôi ra, bạn nên sử dụng nhíp để gắp sạch lông và bụi bẩn. Sau đó, sử dụng rây lọc để làm sạch yến trong nước. Nếu yến còn tạp chất, bạn có thể lặp lại quá trình cho đến khi tổ yến sạch.
  • Yến chưng xong nên cho bé dùng 1 lượng nhỏ. Nếu bé bị kích ứng, bạn không nên cho bé dùng. Đặc biệt, chỉ nên dùng yến chưng cho bé trên 1 tuổi. Yến sào tự nhiên/yến đảo có vị tanh, nên khi chưng yến cho bé, bạn nên thêm vài lát gừng để tăng thêm hương vị và giúp làm ấm cơ thể.
  • Sau khi chưng, bạn có thể bảo quản yến trong tủ lạnh và cho bé dùng khi đói hoặc buổi sáng sớm để kích thích hệ tiêu hóa của bé. Tuy nhiên, bạn không nên chưng yến quá lâu hoặc để lửa quá lớn và hạn chế mở nắp nhiều lần trong suốt quá trình chưng, để tránh làm mất dưỡng chất trong yến.
  • Điều quan trọng nhất là lựa chọn nơi cung cấp tổ yến hoặc yến chưng tươi uy tín để đảm bảo hương vị và sức khỏe cho bé sau khi sử dụng.

Bài viết trên đây là tổng hợp các cách chưng yến cho bé thơm ngon, bổ dưỡng, hy vọng các nội dung sẽ hữu ích cho quá trình nuôi dạy con trẻ nhé.

Tìm hiểu thêm: Tác dụng của yến chưng sẵn cho bà bầu là gì?

5/5 – (7 bình chọn)

Alternate Text Gọi ngay