4 Sai lầm khi bổ sung sắt cho bé – Cách bổ sung đúng & đủ

Bổ sung sắt cho bé là điều cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển của não và hệ thống thần kinh đồng thời có thể phòng ngừa được tình trạng thiếu máu. Vậy mẹ nên bổ sung sắt cho trẻ như thế nào cho đúng chuẩn và những sai lầm thường gặp nhất khi bổ sung sắt? Cùng đọc bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé!

bổ sung sắt cho bé

1. Sắt là gì?

Sắt là nguyên tố vi lượng tham gia vào cấu tạo thành phần Hemoglobin của hồng cầu, Myoglobin của cơ vân, các sắc tố hô hấp ở mô và trong các enzym như: catalase, peroxidase,…Sắt cũng là thành phần quan trọng của nhân tế bào.

2. Vai trò của sắt với cơ thể và sự phát triển của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Sắt có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ như:

  • Tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể là thành phần tham gia vào cấu tạo của nhiều enzyme hệ miễn dịch.

  • Chức năng hô hấp: là thành phần cấu tạo nên hemoglobin để vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả các cơ quan

  • Sắt tham gia vào cấu tạo của nhiều enzyme như: catalase, peroxidase,…đặc biệt trong chuỗi hô hấp, sắt đóng vai trò vận chuyển điện tích.

  • Tham gia vào quá trình tạo thành myoglobin – sắc tố hô hấp của cơ.

vai trò của sắt

3. Dấu hiệu trẻ thiếu sắt cần được phát hiện sớm

Khi trẻ có các dấu hiệu dưới đây có thể trẻ đang gặp tình trạng thiếu sắt:

  • Da thường xanh xao rõ nhất ở lòng bàn tay, vành tai, niêm mạc họng, kết mạc mắt nhợt nhạt

  • Trẻ thường chậm chạp, mệt mỏi, ít chơi đùa

  • Trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng

  • Chậm phát triển

  • Trẻ kém tập trung, giảm trí nhớ dẫn tới kết quả học tập thường kém

  • Trẻ hay cáu gắt, dễ buồn ngủ

4. Những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng thiếu sắt ở trẻ

Trẻ thiếu sắt do rất nhiều nguyên nhân gây ra, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp như:

  • Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân do lượng sắt cung cấp qua tuần hoàn thai nhi thấp

  • Trẻ uống sữa bò hoặc sữa dê trước 1 tuổi hay trẻ từ 1-5 tuổi: uống hơn 710 ml sữa bò, sữa dê hoặc sữa đậu nành mỗi ngày

  • Cho trẻ ăn bột thiếu thức ăn có nguồn gốc từ động vật.

  • Trong giai đoạn mang thai mẹ thiếu sắt và không được bổ sung sắt.

  • Trẻ bú sữa mẹ không được cung cấp thực phẩm bổ sung có chứa sắt sau 6 tháng tuổi hoặc cho trẻ bú sữa công thức không được bổ sung sắt.

  • Trẻ em có một số tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như: nhiễm trùng mạn tính, rối loạn hấp thu, tiêu chảy kéo dài, nhiễm giun móc,…

  • Trẻ tiếp xúc với chì

  • Trẻ không ăn đầy đủ thực phẩm giàu chất sắt dẫn tới thiếu sắt

  • Trẻ thừa cân hoặc béo phì

  • Trẻ đang trong giai đoạn lớn nhanh, dậy thì nhu cầu sắt cao trong khi cung cấp không đủ cũng dẫn tới tình trạng thiếu sắt.

5. Mối nguy hiểm nếu trẻ thiếu sắt lâu ngày không được phát hiện

Trẻ thiếu sắt lâu ngày có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, cụ thể:

5.1. Tim đập nhanh gây căng thẳng mệt mỏi

Thiếu sắt là nguyên nhân chính dẫn tới thiếu máu. Do sắt chịu trách nhiệm tổng hợp hemoglobin giúp vận chuyển oxy đến các mô. Nếu thiếu sắt dẫn tới thiếu hemoglobin đồng nghĩa với việc vận chuyển oxy tới các mô bị giảm. Hậu quả làm suy giảm chức năng hô hấp và hệ tim mạch.

5.2. Suy giảm trí nhớ và trí thông minh

Thiếu sắt trong thời gian dài có thể dẫn tới suy giảm trí nhớ và trí thông minh ở trẻ. Điều này có thể ảnh hưởng tới việc học của trẻ, trẻ hay quên, thiếu tập trung,….

5.3. Suy giảm hệ miễn dịch

Việc thiếu sắt làm giảm quá trình sinh ra các tế bào bạch cầu: tế bào T – Lymphocytes. Tế bào này có vai trò chống lại sự tấn công của vi khuẩn với đối với cơ thể.  Khi hàng rào bảo vệ cơ thể bị giảm đi sẽ khiến cho hệ thống bảo vệ này bị giảm đi đáng kể. Do đó, trẻ dễ bị mắc bệnh hơn như: nhiễm trùng, tiêu chảy, táo bón,…

trẻ táo bón

5.4. Trẻ vận động kém

Trẻ thiếu sắt lâu ngày có thể rối loạn chức năng hoạt động của cơ thể. Dẫn tới trẻ ít tham gia các hoạt động vui chơi hay ngồi yên một chỗ. Lâu dần khiến trẻ lười vận động, lười tham gia các hoạt động thường ngày,…

5.5. Rụng tóc, bong móng

Thiếu sắt dẫn tới thiếu máu, có thể khiến cho da trẻ bị nhăn nheo, tóc rụng và mỏng, móng tay dễ bị bong. Do thiếu chất dinh dưỡng dẫn tới chân tóc sẽ bị yếu, dễ tổn thương, dễ rụng.

» Xem thêm: Vai trò quan trọng của vitamin và khoáng chất đối với sức khỏe của trẻ

Trẻ thiếu sắt lâu ngày có thể dẫn tới suy giảm chức năng hô hấp, hệ tim mạch, hệ miễn dịch, trí thông minh của trẻ,…

6. 4 Sai lầm khi bổ sung sắt cho bé – Cách bổ sung chuẩn

Sai lầm 1: Bổ sung sắt khi trẻ không thiếu sắt

Bổ sung sắt cho bé khi không thiếu sắt có thể dẫn tới tình trạng thừa sắt. Một số trường hợp không cần thiết bổ sung sắt như:

  • Trẻ khỏe mạnh, tươi tắn, ăn uống tốt

  • Trẻ đủ cân nặng

  • Trẻ được ăn đầy đủ các thực phẩm bổ sung sắt như: trứng, gan,….

  • Trẻ bú sữa mẹ và cho uống sữa công thức có bổ sung sắt, phần lớn trẻ uống sữa công thức thì không cần uống các thực phẩm bổ sung sắt.

Khi nào xác định được trẻ thiếu sắt?

Mẹ có thể quan sát các biểu hiện của trẻ hoặc để chắc chắn hơn là đưa trẻ đi xét nghiệm, cụ thể:

  1. Các biểu hiện của trẻ như: trẻ thường xanh xao (rõ nhất ở lòng bàn tay bàn chân, vành tai, niêm mạc họng, kết mạc mắt), trẻ chậm chạp, mệt mỏi, hay buồn ngủ, ít đùa nghịch, kém tập chung,….

  2. Xét nghiệm
  • Có thể làm xét nghiệm huyết sắc tố hoặc hematocrit để sàng lọc tình trạng thiếu sắt

  • Xét nghiệm Ferritin huyết thanh, đây là xét nghiệm hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất để chẩn đoán đặc biệt trong giai đoạn đầu thiếu sắt.

Sai lầm 2: Bổ sung quá liều

Mặc dù sắt cần thiết cho trẻ nhưng việc bổ sung quá liều có thể dẫn tới độc và làm hỏng gan, tim và các cơ quan quan trọng khác của cơ thể. Nguyên nhân quá liều sắt do:

  • Trẻ đang mắc bệnh lý về huyết sắc tố gây tăng hấp thu sắt trong đường tiêu hóa nhiều hơn bình thường

  • Tâm lý của mẹ bổ sung sắt càng nhiều càng tốt dẫn tới quá liều sắt cho trẻ

  • Không đọc kỹ hướng dẫn về liều lượng trước khi dùng thuốc cho trẻ

  • Uống nhầm viên bổ sung sắt và viên đa sinh tố của người lớn

Trẻ sẽ gặp tình trạng ngộ độc sắt cấp tính khi dùng liều từ 20 mg/ngày trở lên.

Vậy bổ sung sắt cho trẻ như thế nào cho đúng và không bị quá liều?

  • Đối với trẻ 7-12 tháng: 11 mg

  • Đối với trẻ 1-3 tuổi: 7 mg

Sai lầm 3: Bổ sung trong thời gian quá dài

Lý do khiến mẹ cho trẻ uống bổ sung sắt trong thời gian quá dài:

  • Do quên ngày bắt đầu bổ sung sắt cho trẻ

  • Không được hướng dẫn cách

    bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh

    trong thời gian bao lâu

Vậy mẹ nên bổ sung sắt cho trẻ bao lâu?

  • Trẻ sinh đủ tháng

Bắt đầu bổ sung sắt được 4 tháng tuổi. Tiếp tục cho trẻ ăn bổ sung cho đến khi trẻ ăn từ hai khẩu phần trở lên với các loại thực phẩm giàu sắt như: ngũ cốc tăng cường sắt, thịt xay nhuyễn,…

  • Trẻ sinh non

Bắt đầu cho trẻ uống bổ sung sắt khi trẻ được 2 tuần tuổi tiếp tục dùng cho đến giai đoạn ăn dặm lúc 1 tuổi.

Sai lầm 4: Bổ sung nhiều sản phẩm chứa sắt cùng lúc

sai lầm khi bổ sung sắt cho bé

Nguyên nhân khiến mẹ bổ sung nhiều sản phẩm chứa sắt cùng lúc có thể do tâm lý càng bổ sung nhiều sản phẩm chứa sắt thì càng tốt cho sức khỏe của trẻ. Điều này có thể dẫn tới nguy cơ thừa sắt trẻ thường có các biểu hiện ra bên ngoài như: đau bụng, yếu người, suy nhược cơ thể,…

Vậy mẹ nên bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh, trẻ em như thế nào cho đúng?

Mẹ không nên bổ sung nhiều sản phẩm chứa sắt cùng một lúc vì có thể dẫn tới tình trạng thừa sắt, cụ thể: nếu trẻ bú mẹ kết hợp với uống sữa công thức có bổ sung sắt thì không nên lựa chọn thuốc bổ sung sắt cho trẻ em hay trẻ được bổ sung đầy đủ các thực phẩm chứa sắt như: trứng, cá, gan,… thì không nên cho trẻ uống thêm sắt,…

Cách tốt nhất để xác định tình trạng thiếu sắt là kiểm tra hematocrit, hemoglobin và ferritin. Lượng sắt nên bổ sung cho trẻ 7-12 tháng: 11mg, trẻ 1-3 tuổi: 7 mg. Mẹ nên bổ sung sắt cho bé từ 4 tháng tuổi đến khi trẻ ăn được 2 khẩu phần ăn chứa sắt đối với trẻ đẻ đủ tháng, với trẻ sinh non nên bổ sung từ tháng thứ 2 cho đến 1 tuổi và không nên bổ sung nhiều sản phẩm sắt cùng lúc.

7. Các thực phẩm giàu sắt cần đưa vào chế độ ăn cho trẻ

Bổ sung sắt qua thực phẩm là cách phổ biến và an toàn nhất cho trẻ. Dưới đây là một một thực phẩm giàu sắt như:

7.1. Gan và các nội tạng khác

Gan và các nội tạng khác như: gan, thận, não và tim chứa nhiều sắt. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều đạm, đồng, các vitamin nhóm B giúp bảo vệ tim mạch và đặc biệt gan chứa nhiều vitamin A có tác dụng rất tốt đối với mắt.

Mỗi bữa ăn của trẻ không được quá 50 g và mỗi tuần nên cho trẻ ăn 2-3 lần. Đối với trẻ bị thừa cân và béo phì thì nên hạn chế. 

Mẹ có thể băm nhuyễn gan để nấu cháo cho trẻ, hoặc có thể làm các món gan heo xào tỏi ớt, pate gan,…

7.2. Rau cải bó xôi

Rau cải bó xôi (hay còn gọi là rau chân vịt, rau bina) có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ như: 

  • Nhiều vitamin C: giúp cải thiện tình trạng kém hấp thu sắt

  • Carotenoids: đây là chất chống oxy hóa mạnh, có thể làm giảm nguy cơ ung thư, chống viêm và bảo vệ thị giác

  • Sắt giúp bổ máu, phòng ngừa tình trạng thiếu máu, giúp phát triển não bộ và hệ thống thần kinh,…

  • Calci và vitamin K rất tốt cho xương và răng

Mẹ có thể cho trẻ ăn rau cải bó xôi hàng ngày và có thể luộc hoặc nấu tùy vào sở thích của bé.

7.3. Lòng đỏ trứng gà

Trong lòng đỏ trứng gà không những có nhiều sắt mà còn chứa các chất dinh dưỡng khác như: vitamin, protein,…có tác dụng hỗ trợ và bảo vệ các tế bào não bộ, tăng cường trí nhớ của trẻ.

Mẹ có thể làm món trứng rán, trứng hấp, cháo trứng,…Một tuần chỉ cho trẻ ăn lòng đỏ trứng từ 2-3 quả.

7.4. Cá

Các loại cá đặc biệt là cá ngừ, cá mòi, cá trích,…rất giàu sắt là nguồn bổ sung sắt rất tốt cho trẻ. Ngoài ra, cá cũng chứa nhiều omega 3 đây là một loại acid béo có lợi cho hệ tim mạch, hệ thần kinh cũng như hệ miễn dịch. Bên cạnh đó còn chứa nhiều loại chất dinh dưỡng khác như: niacin, selen, vitamin B12.

thực phẩm chứa omega 3Mẹ có thể chế biến món cá tùy vào sở thích của trẻ như nấu, rán, hấp. Một tuần mẹ có thể cho trẻ ăn từ 1-2 lần mỗi tuần và mỗi lần tối đa 30g.

7.5. Thịt đỏ

Thịt đỏ là nguồn cung cấp sắt dồi dào. Thịt đỏ có chứa sắt heme đây là thành phần dễ hấp thu đối với cơ thể con người. Ngoài ra, còn có các thành phần khác như: vitamin B12, kẽm, chất đạm, selen,….là những vi chất hỗ trợ cho tế bào thần kinh não bộ, tăng cường khả năng tập trung và trí nhớ.

Các loại thực phẩm chứa thịt đỏ chứa thịt đỏ như: thịt bò, thịt cừu, thịt bê, thịt lợn (phần đỏ), thịt vịt,…

Lượng thịt bổ sung vào hàng ngày cho trẻ theo độ tuổi là: 

  • Trẻ 6 – 9 tháng tuổi: 30g

  • Trẻ 10 – 12 tháng tuổi: 50g

  • Trẻ từ 1 tuổi trở lên: 75mg

Mẹ có thể nấu cháo thịt bằm cho trẻ, thịt xào với cà rốt, thịt rán,…

Bổ sung các thực phẩm giàu sắt cho bữa ăn hàng ngày của trẻ rất là cần thiết vì có thể phòng ngừa thiếu máu và giúp trẻ phát triển não bộ. Ngoài ra, mẹ nên bổ sung thêm vitamin C qua các thực phẩm: cà chua, bông cải xanh, khoai tây, dưa, cam, dâu tây và kiwi để giúp hấp thụ sắt tốt hơn.

Tổng kết

Để bé phát triển tốt hơn, hoàn thiện hơn thì việc bổ sung sắt cho bé rất cần thiết. Tuy nhiên, việc bổ sung không đúng có thể dẫn tới thừa sắt, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của trẻ. Hy vọng bài viết trên cung cấp thông tin bổ ích cho người đọc.

» Xem thêm: Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì? 8+vi chất cần bổ sung

Để biết thêm thông tin chi tiết xin liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.

Tham khảo nguồn: 

Alternate Text Gọi ngay