8 cách dạy bé ghép chữ cái tiếng Việt trước khi vào lớp 1
Bố mẹ thường mong muốn chuẩn bị một hành trang thật đầy đủ cho con trước khi bé chính thức bước vào cánh cổng trường tiểu học. Vì vậy, nhiều gia đình thường dạy bé ghép chữ, học vần ngay từ sớm. Đây là một điều vô cùng bổ ích, không chỉ để con tiếp thu thêm kiến thức mới mà còn giúp trẻ tự tin hơn. Trong bài viết dưới đây, iSchool sẽ gợi ý đến phụ huynh các cách dạy bé ghép chữ đơn giản và hiệu quả.
1. Vì sao cần phải dạy bé ghép chữ cái tiếng Việt?
Theo nghiên cứu, 3 đến 5 tuổi là “thời điểm vàng” để trẻ phát triển tốt nhất từ thể chất, tâm lý, cảm xúc đến ngôn ngữ. Đặc biệt, đây cũng là giai đoạn bé bắt đầu giao tiếp nhiều hơn và chuẩn bị cho bé vào lớp 1. Vì vậy, việc dạy trẻ ghép chữ cái tiếng Việt rất quan trọng và cần thiết. Việc hiểu rõ hơn về bảng chữ cái tiếng Việt từ sớm có thể giúp đọc hiểu dễ hơn cũng như nền tạo nền tảng tốt để học các kiến thức nâng cao trong tương lai.
2. Các phương pháp dạy bé ghép chữ cái hiệu quả nên vận dụng
Dạy bé ghép chữ cái không phải là một điều dễ dàng. Vì vậy, bố mẹ cần lựa chọn phương pháp dạy bé ghép chữ phù hợp với trình độ của con để mang đến hiệu quả và hứng thú học tập.
>> Có thể bố mẹ quan tâm:
2.1. Dạy bé nhận biết mặt chữ, nhất là chữ cái ghép vần
Cách dạy bé học ghép chữ hiệu quả là cần để cho con tiếp xúc và làm quen với các mặt chữ cái, dấu câu. Từ đó, bé sẽ hình thành phản xạ nhận biết các mặt chữ cái. Bố mẹ có thể gắn chữ cái lên các vị trí mà con dễ thấy như tủ lạnh, cửa ra vào… hay mua bảng chữ cái ngộ nghĩnh dán ở góc học tập để con quen dần và nhớ được các mặt chữ một cách tự nhiên nhất. Đây được xem là cách dạy bé lớp 1 học chữ cái hiệu quả được nhiều phụ huynh áp dụng ngay tại nhà.
2.2. Dạy bé học 11 chữ ghép tiếng Việt đơn giản
Trong bảng chữ cái tiếng Việt, ngoài chữ đơn nguyên âm và phụ âm còn có 11 chữ ghép mà bé cần phải học. Bố mẹ nên dạy trẻ theo lần lượt như sau:
- Âm c ghép với h tạo âm “ch”. Ví dụ: Cha, chú, cho, chung…
- Âm g ghép với h tạo âm “gh”: ghế, ghim…
- Âm g ghép với i tạo âm “gi: giấy, giờ, giấc…
- Âm n ghép với h tạo âm “nh”: nhà, nhớ, nhưng, nhỏ nhắn…
- Âm n ghép với g tạo âm “ng”: ngoài, ngô…
- Âm n ghép với g và h tạo âm “ngh”: nghỉ ngơi, nghề nghiệp, nghiêng…
- Âm k ghép với h tạo âm “kh”: khế, không khí…
- Âm p ghép với h sẽ tạo âm “ph”: Phở, phóng, phượng…
- Âm q ghép với u tạo âm “qu”: quạ, quýt, quê…
- Âm t ghép với h tạo âm “th”: tha thiết, tha thứ, thanh thản…
- Âm t ghép với r tạo âm “tr’’: tre, trúc, trên, trong…
2.3. Dạy bé học ghép chữ đơn giản theo các quy tắc
Việc dạy bé ghép chữ tiếng Việt không quá khó như nhiều người vẫn nghĩ. Bởi cách ghép chữ đều theo nguyễn quy tắc riêng khi phát âm. Vì vậy, bố mẹ có thể áp dụng những quy tắc này để dạy bé học ghép chữ nhanh chóng và hiệu quả:
- Quy tắc 1: Mẫu tự + nguyên âm + mẫu tự/nguyên âm + dấu (nếu có) + chữ ghép vần. Ví dụ: Bố: bờ-ô-bô-sắc-bố
- Quy tắc 2: Phụ âm ghép + vần + phụ âm ghép/vần + dấu (nếu có) + chữ ghép vần. Ví dụ: Nhà: nhờ-a-nha-huyền-nhà
2.4. Dạy bé ghép chữ cái với các nguyên âm và phụ âm
Bộ chữ cái tiếng Việt bao gồm nguyên âm và phụ âm, vậy để bé học ghép chữ, bố mẹ cần giúp con nắm vững bộ âm nay:
- 12 nguyên âm bao gồm: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y
- 17 phụ âm bao gồm: b, c, d, đ, g, h, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x
Ngoài ra, trong tiếng Việt thường ghép “phụ âm + nguyên âm” như: ba, mẹ, bà… hoặc sự kết hợp của nhiều nguyên âm các nhau như: oai, ai, ay… Vì vậy, khi nắm chắc kiến thức về nguyên âm và phụ âm, bé sẽ biết cách ghép chữ và hào hứng hơn trong lúc học.
2.5. Giúp trẻ học ghép chữ cái qua trò chơi
Ở độ tuổi lên 5, các bé thường thích được khám phá, vui chơi nên độ tập trung sẽ không tốt như các bạn lớn tuổi hơn. Để dạy bé ghép chữ hiệu quả mà không gây nhàm chán, bố mẹ nên áp dụng các bài học thông qua các trò chơi. Ví dụ: Bé cầm đồ vật gì trên tay, người dạy sẽ chỉ cách đánh vần cho bé. Hoặc bố mẹ áp dụng trò chơi “tìm chữ cái bị mất”.
Ví dụ: “gà” bị mất chữ “à” và người dạy gợi ý để bé tìm đúng đáp án. Trường hợp bé tìm sai hãy động viên và yêu cầu tìm lại, nếu chọn đúng bố mẹ nên vỗ tay và có phần quà nhỏ dành cho bé.
2.6. Cho bé vừa học vừa thực hành
Ngoài dựa trên lý thuyết, bố mẹ nên cho bé thực hành nhiều hơn để nhớ mặt chữ. Phụ huynh có thể dạy bé học phát âm chính xác, kết hợp với tập viết, chơi trò chơi… Để hiệu quả hơn, bố mẹ nên sắp xếp thời gian hợp lý giữa việc học và giải trí. Bởi ngoài tiếng Việt, bé sẽ cần có nhiều kiến thức khác phải làm quen. Nếu không cân bằng được thời gian sẽ khiến con căng thẳng, mệt mỏi và nhàm chán.
2.7. Dạy bé cách ghép vần những từ có ý nghĩa trong tiếng Việt
Sau khi đã nhớ được bộ âm trong tiếng Việt, để trẻ biết cách ghép chữ thành thạo và hình dung bản chất một cách dễ dàng hơn, bố mẹ nên đưa ra các ví dụ nghĩa của từ trong thực tế. Ví dụ: chữ “b”, người dạy sẽ lấy ví dụ cụ thể về bố, ba, bàn… Từ đó, bé sẽ hiểu và ghép chữ nhanh chóng hơn.
2.8. Chuẩn bị dụng cụ hỗ trợ việc dạy bé ghép chữ cái tiếng Việt
Để hỗ trợ bé học ghép chữ, bố mẹ nên kết hợp dạy cùng các phương tiện như: bảng chữ cái, đồ chơi, flashcard… Cách dạy này không những mang lại hiệu quả tốt, bé học tiếp thu nhanh hơn mà còn tạo ra sự hứng khởi, ham học của trẻ.
3. Một số lưu ý khi dạy bé ghép chữ bố mẹ cần biết
Dạy bé ghép chữ tiếng Việt không hẳn đã quá khó, Tuy việc dạy bé ghép chữ không phải là điều quá phức tạp nhưng bố mẹ cũng nên nắm rõ một số lưu ý sau để dạy con hiệu quả hơn:
- Đồng hành cùng con khi học
- Phân chia thời gian biểu hợp lý
- Hạn chế việc tạo áp lực học hành nhiều lên bé
- Bố mẹ cần chuẩn bị kiến thức tốt trước khi dạy trẻ
Dạy bé ghép chữ cái sao cho hiệu quả là điều mà nhiều bố mẹ rất quan tâm. Mong rằng qua những phương pháp và lưu ý mà iSchool vừa chia sẻ trong bài viết trên, phụ huynh đã có thể lựa chọn cách dạy phù hợp nhất cho các bé. Ngoài ra, bố mẹ có thể tìm hiệu thêm các chương trình học cũng như phương pháp giáo dục tại trường iSchool thông qua liên hệ với đội ngũ tư vấn viên của iSchool để biết thêm thông tin chi tiết qua 2 hình thức sau:
- Số điện thoại: 0789.166.588
- Email: [email protected]
>> Bài viết liên quan: