8 cách nấu cháo cua cho bé mà các mẹ nên biết
Cua có hàm lượng chất dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ. Cháo cua là món ăn không những thơm ngon, mà còn giúp bổ sung vitamin và khoáng chất. Cùng vanhoadoisong xem những cách nấu cháo cua cho bé siêu đơn giản qua bài viết ngay dưới đây nhé!
8 cách nấu cháo cua cho bé
Nấu cháo cua ngọt nước
Nguyên liệu
- Cua
- Hành tím băm
- Mướp hương
- Cháo trắng
Các bước thực hiện
- Rửa sạch cua, sau đó bỏ phần mai đi và giữ lại phần gạch cua.
- Xay cua với một ít nước bằng máy xay sinh tố. Tiếp theo lọc bỏ phần bả và giữ lại nước cua để nấu.
- Nấu nước cua trong khoảng 5 phút. Tắt bếp và vớt riêu cua ra.
- Đổ nước cua vào cháo trắng và bắc lên bếp.
- Phi thơm hành tím, sau đó cho gạch và riêu cua đã chuẩn bị vào xào chung.
- Cắt mướp thành hình hạt lựu. Cho mướp vào nấu cùng cháo, đến khi chín thì tắt bếp.
- Múc cháo ra chén, thêm gạch và riêu cua lên bên trên rồi cho bé ăn khi cháo còn ấm.
Cháo cua nấu với đậu xanh
Nguyên liệu
- Cua biển
- Gạo
- Đậu xanh
- Tỏi băm
Các bước thực hiện
- Rửa sạch cua, tiếp theo tách lấy phần thịt và gạch cua.
- Đổ dầu vào chảo rồi bắc lên bếp, sau đó cho tỏi vào phi thơm. Cho thịt và gạch cua vào xào chung.
- Ngâm đậu xanh với nước để đậu nở mềm.
- Vo gạo rồi cho vào nồi chung với đậu xanh, sau đó nấu thành cháo.
- Khi cháo nhừ thì cho thịt và gạch cua lên bên trên. Tiếp tục nấu đến lúc cháo sôi thì tắt bếp.
Cháo cua nấu với cà rốt
Nguyên liệu
- Cua
- Cà rốt
- Cháo trắng
- Hành tím băm
- Dầu ô liu
Các bước thực hiện
- Luộc chín cà rốt, sau đó đem xay nhuyễn.
- Rửa sạch cua, cho vào nồi hấp chín rồi tách lấy thịt cua.
- Phi thơm hành, sau đó cho thịt cua đã tách vào xào chung.
- Nấu sôi cháo cùng với cà rốt, đến khi chín thì tắt bếp.
- Cho thịt cua lên trên cháo. Rưới một ít dầu ô liu để cháo thơm ngon hơn.
Cháo cua nấu với rau bồ ngót
Nguyên liệu
- Cháo trắng
- Rau bồ ngót
- Thịt cua
- Gia vị
- Dầu ô liu
Các bước thực hiện
- Xé nhỏ thịt cua.
- Rửa sạch rau bồ ngót rồi cắt nhỏ.
- Bắc cháo lên bếp. Đến khi cháo sôi thì cho thịt cua và rau bồ ngót vào nấu chung.
- Nêm nếm gia vị, thêm một ít dầu ô liu. Khuấy đều rồi tắt bếp.
Cháo cua nấu với khoai mỡ
Nguyên liệu
- Thịt cua
- Mỡ heo
- Thịt heo nạc
- Khoai mỡ
- Gia vị
Các bước thực hiện
- Cắt nhỏ mỡ và thịt heo, sau đó đem trộn chung với thịt cua. Nêm nếm gia vị vừa ăn, trộn đều rồi để hỗn hợp nghỉ khoảng 15 phút.
- Gọt vỏ khoai mỡ và tán nhuyễn.
- Nấu sôi 200ml nước. Vo tròn chả cua rồi thả từng viên vào nồi nước, đến khi chả nổi lên thì vớt ra ngoài.
- Cho khoai mỡ vào nồi rồi nấu thành cháo. Đến khi hỗn hợp sệt lại thì tắt bếp.
Cháo cua nấu với bí đỏ
Nguyên liệu
- Cua
- Bí đỏ
- Hành tím băm
- Cháo trắng
Các bước thực hiện
- Cắt bí đỏ thành miếng nhỏ, luộc chín rồi tán mịn.
- Rửa sạch cua, hấp chín rồi tách lấy phần thịt.
- Phi thơm hành tím, sau đó cho thịt cua vào xào chung.
- Cho cháo và nước bí luộc vào nấu chung với thịt cua. Đợi đến khi cháo sôi thì cho bí đỏ vào nấu chung.
- Chờ cháo sôi khoảng 3 phút. Tắt bếp và múc ra chén cho bé ăn.
Cháo cua nấu với rau mồng tơi
Nguyên liệu
- Cua
- Rau mồng tơi
- Mướp
- Gạo
- Hành tím băm
Các bước thực hiện
- Rửa sạch cua, gỡ bỏ mai và yếm. Tách gạch cua ra.
- Xay cua cùng một ít nước. Tiếp theo dùng rây lọc lấy phần nước cua.
- Xay nhuyễn gạo cùng một ít nước.
- Nấu sôi gạo với nước cua đã chuẩn bị.
- Băm nhuyễn mướp hương và rau mồng tơi.
- Phi thơm hành tím, cho gạch cua, mướp và rau mồng tơi vào xào chung.
- Khi cháo chín nhừ thì cho hỗn hợp rau vào, khuấy đều. Đợi đến khi cháo sôi một lần nữa thì tắt bếp.
Cháo cua nấu với rau dền
Nguyên liệu
- Thịt cua
- Cháo đặc
- Rau dền băm nhỏ
- Dầu ô liu
- Gia vị
Các bước thực hiện
- Cho nước vào nồi rồi đun sôi. Thêm thịt cua và rau dền đã chuẩn bị vào rồi nấu chín.
- Tiếp theo, cho cháo vào nấu chín nhừ.
- Nêm nếm gia vị vừa ăn, thêm một tí dầu ô liu rồi tắt bếp.
Một số lưu ý khi cho bé ăn cháo cua
- Nên bắt đầu cho bé ăn cháo cua ở độ tuổi từ 7 tháng trở lên.
- Tùy vào độ tuổi của bé, mẹ có thể điều chỉnh liều lượng phù hợp: 20 – 30gr/bữa (7 – 12 tháng tuổi), 30 – 40gr/bữa (1 – 3 tuổi), 50 – 60gr/bữa (4 tuổi trở lên).
- Khi cho bé ăn cua lần đầu, cần theo dõi biểu hiện để xem thử bé có dị ứng với hải sản không. Nếu không có dấu hiệu bất thường thì có thể tăng lượng cua lên.
- Hàm lượng protein trong cua rất cao, không nên cho trẻ ăn quá nhiều vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Tránh cho bé ăn cua vào buổi tối.
- Không thêm gia vị khi nấu cháo cho trẻ dưới 1 tuổi.
Cháo cua cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, hỗ trợ bé phát triển cao lớn. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã có thể tự nấu món cháo cua thơm ngon, bổ dưỡng ngay tại nhà. Đừng quên chia sẻ những cách nấu cháo cua cho bé đến các mẹ khác nhé!