9 cách chữa viêm âm đạo tại nhà an toàn, hiệu quả dành cho phái nữ

Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh lý gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của phái nữ. Bên cạnh hướng dẫn điều trị của bác sĩ, bạn có thể tham khảo thêm những cách chữa viêm âm đạo tại nhà đơn giản nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao.

Viêm âm đạo là gì?

Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm, có thể tiết dịch gây ngứa và đau. Nguyên nhân gây viêm thường do sự mất cân bằng hệ vi khuẩn âm đạo hoặc nhiễm trùng âm đạo. Ngoài ra, tình trạng suy giảm nồng độ estrogen sau mãn kinh cũng có thể gây viêm nhiễm.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Bệnh nhân bị viêm âm đạo nên đến Nhà thuốc An Khang gần nhất để được các dược sĩ tư vấn bán thuốc. Nếu tình trạng kéo dài, bệnh nhân nên đến bệnh viện để được khám và điều trị tốt nhất.

1Probiotics

Probiotics là các vi sinh vật sống có lợi, khi bổ sung đủ số lượng vào cơ thể chúng sẽ mang lại các hiệu quả tích cực cho sức khỏe như chống lại sự phát triển của các vi khuẩn có hại, duy trì sự cân bằng hệ vi sinh, đẩy lùi tình trạng nhiễm trùng,… Probiotics có trong sữa chua và một số loại thực phẩm lên men khác như dưa cải chua, kim chi, kombucha,…

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng tích cực của men vi sinh đối với hệ vi sinh vật âm đạo. Bổ sung thực phẩm giàu lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus rhamnosus GR-1 hoặc Lactobacillus fermentum RC-14 có lợi cho việc điều trị hoặc giúp ngăn ngừa viêm âm đạo do vi khuẩn. [1]

Một số loại thực phẩm bổ sung probiotics như sữa chua, kombucha hay các thực phẩm lên men khác

Một số loại thực phẩm bổ sung probiotics như sữa chua, kombucha hay các thực phẩm lên men khác

2Tinh dầu tràm trà

Tinh dầu được chiết xuất từ cây tràm trà (tên khoa học là Melaleuca alternifolia) là một loại tinh dầu đặc biệt có tính kháng khuẩn, kháng nấm. Hoạt chất này giúp làm giảm hiện tượng viêm nhiễm bên trong âm đạo, làm dịu cơn ngứa, ức chế hoạt động của các tác nhân gây bệnh.

Khi sử dụng tinh dầu tràm trà, tránh dùng tinh dầu nguyên chất, bạn nên pha loãng với dầu dẫn (các loại dầu thực vật) như dầu dừa hay dầu ô liu. Nếu bạn có tiền sử dị ứng với tinh dầu tràm trà thì không nên sử dụng.

Cách sử dụng tinh dầu tràm trà trong viêm âm đạo:

  • Lấy khoảng 10 giọt tinh dầu pha cùng với 30ml dầu nền trong một chén sạch.
  • Đặt miếng tampon tiệt trùng vào trong chén, để miếng tampon thấm đẫm dung dịch sau đó đưa vào bên trong âm đạo.
  • Giữ tampon trong âm đạo khoảng 1 giờ, sau đó lấy ra. Nếu sau quá trình tampon vào trong âm đạo mà bạn cảm thấy dấu hiệu đau, kích ứng hay khó chịu thì nên lấy ra ngay.

Tinh dầu tràm trà dược chiết xuất từ lá cây tràm trà giúp giảm viêm âm đạo

Tinh dầu tràm trà dược chiết xuất từ lá cây tràm trà giúp giảm viêm âm đạo

3Tỏi

Sử dụng tỏi là phương pháp phổ biến trong điều trị các bệnh nhiễm trùng. Tỏi chứa nhiều allicin – một chất diệt khuẩn tương tự như kháng sinh. Do đó giúp ức chế sự phân chia của vi khuẩn gây bệnh, làm cải thiện triệu chứng của hiện tượng viêm nhiễm bên trong âm đạo.

Cách sử dụng tỏi hỗ trợ trị viêm âm đạo:

  • Bổ sung tỏi vào trong các món ăn hoặc nhai sống 2-3 tép tỏi mỗi ngày.
  • Giã nát vài tép tỏi lấy nước cốt. Pha loãng với nước sạch và dùng hỗn hợp để rửa vùng âm đạo 2 lần mỗi ngày.

Tỏi giúp hỗ trợ diệt khuẩn

Tỏi có chứa allicin giúp hỗ trợ diệt khuẩn

4Lá trầu không

Lá trầu không chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất kháng viêm như eugenol, estragol,..hỗ trợ khử khuẩn, giảm mùi và ngứa ngáy trong viêm âm đạo. Bạn có thể dùng lá trầu không tươi nấu nước nguyên chất để rửa âm đạo hoặc kết hợp với các nguyên liệu có đặc tính kháng khuẩn khác để tăng hiệu quả.

Cách dùng lá trầu không để xông hơi và rửa vùng kín:

  • Dùng 1 nắm lá trầu không tươi rửa sạch, để ráo. Vò nhẹ để tinh dầu dễ tiết ra khi nấu.
  • Bỏ lá trầu không vào nấu với 1 lít nước. Đun sôi khoảng 5 phút.
  • Đổ ra chậu nhỏ và dùng hơi nước nóng xông hậu môn.
  • Cuối cùng, khi nước lá trầu không đã nguội, bạn hãy rửa bên ngoài vùng âm đạo để làm dịu kích ứng, giảm viêm và giảm mùi hôi.

Lá trầu không có tính kháng khuẩn

Lá trầu không có tính kháng khuẩn

5Giấm táo

Giấm táo có chứa nhiều axit hữu cơ tự nhiên như axit axetic và axit malic. Sử dụng giấm táo đúng cách sẽ giúp ức chế vi khuẩn gây bệnh, xoa dịu kích ứng, giảm ngứa và giảm dịch tiết âm đạo.

Đồng thời, trong giấm táo chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp cân bằng pH âm đạo và hỗ trợ tái tạo niêm mạc âm đạo bị tổn thương do quá trình viêm nhiễm.

Bạn có thể sử dụng nguyên liệu này trong chế biến món ăn thông thường hàng ngày.

Ngoài ra, giấm táo còn được sử dụng theo những cách sau:

  • Cách 1: Pha 2 thìa giấm táo với nước ấm và dùng hỗn hợp để rửa bên ngoài vùng âm đạo mỗi ngày 1 lần.
  • Cách 2: Pha 2 thìa giấm táo với 200ml nước. Uống hỗn hợp này 2-3 lần 1 ngày, sau ăn khoảng 30 phút. Bạn có thể pha cùng với 1 thìa mật ong để dễ uống.

Giấm táo giúp ngăn chặn mùi một cách tự nhiên

Giấm táo giúp ngăn chặn mùi một cách tự nhiên

6Rau diếp cá

Dùng rau diếp cá là một cách hỗ trợ điều trị viêm âm đạo đơn giản tại nhà. Trong lá rau diếp cá có chứa các loại dầu dễ bay hơi, alkaloids, flavonoids và polysaccharide giúp ức chế vi khuẩn, giảm đau, kháng viêm và đẩy nhanh quá trình tái tạo niêm mạc âm đạo bị tổn thương.

Cách dùng rau diếp cá để ngâm rửa vùng kín:

  • Rửa sạch 1 nắm rau diếp cá với nước muối pha loãng.
  • Cho lá rau diếp cá vào 1 lít nước đun sôi và nấu khoảng 5 phút.
  • Đổ nước ra chậu sạch và xông vùng kín 1 lần mỗi ngày.

Bài thuốc uống từ rau diếp cá:

  • Rửa sạch khoảng 300g rau diếp cá và nấu cùng với 5 chén nước.
  • Đun cho đến khi lượng nước ban đầu cạn còn khoảng ⅓ thì ngưng.
  • Chia hỗn hợp làm 2 phần uống vào buổi sáng và chiều.

Rau diếp cá được coi như một kháng sinh thực vật

Rau diếp cá được coi như một loại kháng sinh thực vật

7Lá lốt

Lá lốt là một loại nguyên liệu phổ biến trong nấu nướng và nó cũng mang lại hiệu quả đối với điều trị viêm âm đạo tại nhà. Trong lá lốt có lượng lớn alkaloids, có tác dụng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn và hỗ trợ đẩy lùi bệnh viêm âm đạo một cách an toàn.

Cách sử dụng lá lốt để chữa viêm âm đạo:

  • Rửa sạch 1 nắm lá lốt tươi, 2 củ nghệ, thái nhỏ.
  • Bỏ các nguyên liệu vào nồi cùng với 1 thìa phèn chua, thêm 500ml nước. Đun sôi 15 phút.
  • Lọc lấy nước, để nguội và dùng vệ sinh vùng kín vài lần trong ngày.

Lá lốt có tác dụng kháng khuẩn

Lá lốt có tác dụng kháng khuẩn

8Lá ngải cứu

Lá ngải cứu là loại thảo dược có tính ấm, giúp tăng cường lưu thông máu, từ đó hỗ trợ lành tổn thương trong âm đạo. Ngoài ra, lá ngải cứu còn có tính chất sát khuẩn, giúp diệt tác nhân và giảm ngứa nên được sử dụng rộng rãi để chữa viêm âm đạo tại nhà.

Những cách sử dụng lá ngải cứu:

Cách 1: Uống nước sắc lá ngải cứu

  • Rửa sạch khoảng 40g lá ngải cứu và đun cùng với 600ml nước.
  • Vặn lửa nhỏ đến khi lượng nước cạn còn 200ml. Chia 2-3 lần uống hết trong ngày.

Cách 2: Dùng nước lá ngải cứu để xông vùng kín

  • Rửa sạch 1 nắm lá ngải cứu, vớt ra để ráo nước.
  • Đun sôi 1 lít nước, bỏ lá vào và tiếp tục nấu khoảng 10 phút.
  • Dùng nước này để xông vùng kín, khi nguội có thể rửa bên ngoài âm đạo giúp giảm ngứa.
  • Lau khô vùng âm đạo bằng khăn mềm.
  • Nên áp dụng mỗi ngày liên tục, trong ít nhất 1 tuần để thấy được hiệu quả.

Ngải cứu giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ làm lành vết thương

Ngải cứu giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ làm lành vết thương

9Nước muối

Nước muối được sử dụng rộng rãi nhờ đặc tính sát trùng, giúp diệt vi khuẩn, nấm và các loại ký sinh trùng. Nó giúp làm giảm ngứa, giảm sưng viêm và cải thiện tình trạng huyết trắng trong viêm âm đạo.

Cách sử dụng nước muối để chữa viêm âm đạo tại nhà:

  • Hòa tan 2 thìa muối ăn và 1 ca nước ấm
  • Dùng hỗn hợp này rửa vùng kín 2-3 lần mỗi ngày sẽ giảm ngứa và cải thiện được triệu chứng sau vài ngày

Nước muối có đặc tính sát khuẩn

Nước muối có đặc tính sát khuẩn

Nhiều trường hợp viêm âm đạo có thể được điều trị tại nhà đơn giản, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh. Bạn có thể sử dụng các phương pháp điều trị tại nhà từ các nguyên liệu dễ tìm như lá lốt, lá trầu không, ngải cứu hay muối,… để đẩy lùi các triệu chứng. Nếu bạn thấy những hướng dẫn trên hữu ích, hãy cùng chia sẻ với mọi người nhé!

Nguồn: MedicineNet, NIH, K Health, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ

Nguồn tham khảo
  • Protective effect of crocin on ultraviolet B-induced dermal fibroblast photoaging

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24299970/

7 tháng trước

229
0

Alternate Text Gọi ngay