Âm hộ là gì? Phân biệt âm hộ, âm vật, âm đạo để chăm sóc đúng cách
>> Tìm hiểu thêm: Âm đạo là gì? Sẽ thế nào ở từng độ tuổi khác nhau?
Mục Lục
Thế nào là âm hộ bình thường và khỏe mạnh?
Trên thực tế, vẻ ngoài của âm hộ khá đa dạng về: kích thước, màu sắc, hình dạng. Vì thế, không có khái niệm “âm hộ bình thường” về mặt ngoại hình.
Môi lớn của âm hộ có thể dài, hoặc sưng húp. Âm vật có thể nhỏ như hạt đậu nằm dưới mũ trùm âm vật, hoặc lớn hơn và nhô ra ngoài. Âm hộ có thể có màu nâu sẫm, màu da, hồng nhạt,… Mỗi phụ nữ sẽ có âm hộ khác biệt về hình dạng, kích thước và màu sắc.
Vì thế, nếu như bạn không gặp những tình trạng như: tiết khí hư bất thường, nổi mụn/ mẩn đỏ, ngứa rát, có mùi hôi… thì âm hộ của bạn hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, một số bệnh nhiễm trùng như bệnh lậu, chlamydia có thể không gây ra triệu chứng trong giai đoạn đầu. Vậy nên, bạn nên lưu ý nếu như bạn đã/ đang quan hệ tình dục không an toàn.
>> Tìm hiểu sâu: Hiểu tường tận về cơ quan sinh dục nữ
Dấu hiệu nhận biết âm hộ bất thường
Da âm hộ cực kỳ mỏng manh nên dễ bị tổn thương. Âm hộ có thể đang có vấn đề nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng sau:
-
Nóng rát
-
Ngứa, sưng
-
Khô âm đạo
-
Hình thành vẩy da
-
Khó chịu,
có mùi hôi
-
Tiết dịch âm đạo bất thường.
Hầu hết các trường hợp kích ứng âm hộ đều không nghiêm trọng và sẽ cải thiện khi điều trị. Tuy nhiên, bạn không nên bỏ qua những triệu chứng trên, vì một số tình trạng hiếm gặp có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị.
Cách chăm sóc và vệ sinh âm hộ phụ nữ
Điều bạn cần biết trước khi vệ sinh âm hộ là gì? Âm đạo có cơ chế tự làm sạch riêng biệt nên bạn không cần thụt rửa và vệ sinh sâu. Tuy nhiên, âm hộ thì cần được chăm sóc và vệ sinh thường xuyên và đúng cách. Những bước vệ sinh âm hộ đúng cách như sau:
-
Hãy rửa âm hộ bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ, không mùi. Bạn chỉ nên dùng nước ấm, và nhớ xả sạch xà phòng.
-
Để vệ sinh âm hộ, đầu tiên bạn nhẹ nhàng tách môi lớn và dùng nước ấm rửa sạch xung quanh âm vật và các nếp gấp da xung quanh môi âm hộ.
-
Bạn chỉ nên dùng nước sạch vệ sinh xung quanh cửa âm đạo, và tuyệt đối không thụt rửa hoặc xịt nước thẳng vào bên trong âm đạo.
-
Lau khô âm hộ bằng khăn mềm.
>> Đọc thêm: Cách vệ sinh vùng kín hàng ngày, khi hành kinh, và khi quan hệ tình dục
Mẹo chăm sóc âm đạo và âm hộ
Cách chăm sóc âm hộ phụ nữ bao gồm:
- Nên
giặt tất cả đồ lót mới trước khi mặc (và giặt thường xuyên) bằng xà phòng tẩy nhẹ không mùi. Xả sạch quần lót với nước sạch để loại bỏ hoàn toàn chất tẩy rửa.
- Nên
thay băng vệ sinh 3-4h/ lần khi đến kỳ kinh nguyệt.
- Nên
mặc đồ lót có đáy quần bằng cotton.
- Tránh
mặc đồ lót bó sát, quần lọt khe vì chúng có thể gây kích ứng âm hộ.
- Tránh
vệ sinh âm hộ bằng sữa tắm tạo bọt, sữa tắm và các sản phẩm có mùi thơm vì chúng có thể gây kích ứng, dị ứng và tổn thương “cô bé”.
>> Tìm hiểu thêm: 9 bí quyết giúp bạn chăm sóc vùng kín khỏe mạnh
Sự thay đổi của âm hộ theo từng giai đoạn
Theo từng thời kỳ, âm hộ phụ nữ sẽ thay đổi đặc trưng.
Tuổi dậy thì: Âm hộ thay đổi như thế nào?
Âm hộ thay đổi trong tuổi dậy thì khi cơ thể gia tăng estrogen và bắt đầu phát triển nhanh. Môi bé phát triển và rộng ra. Lông mu bắt đầu mọc nhiều và trở nên dày, xoăn hơn.
Âm hộ cũng có thể thay đổi màu sắc. Trải qua dậy thì, màu sắc của cô bé có thể chuyển đổi từ màu hồng nhạt đến đỏ nâu sẫm, hoặc thâm đen. Màu sắc cũng có thể thay đổi theo các sắc tộc khác nhau.
>> Đọc thêm: Điểm danh 8 nguyên tắc chăm sóc vùng kín phụ nữ cần nhớ
Thời kỳ mang thai: Những thay đổi của âm hộ là gì?
Khi mang thai, nồng độ hormone estrogen và progesterone tăng lên. Điều này đồng nghĩa với việc lưu lượng máu chảy đến vùng âm hộ sẽ nhiều hơn, và khiến âm hộ sưng lên. Màu da âm hộ và lỗ âm đạo có thể sẫm lại.
Một số phụ nữ có thể bị giãn tĩnh mạch ở âm đạo, âm hộ và hậu môn trong khi mang thai. Tình trạng này có thể gây khó chịu, nhưng sẽ thường biến mất sau khi mang thai.
Sau khi sinh nở: Âm hộ thay đổi như thế nào?
Trong quá trình sinh nở, da ở đáy chậu phải căng ra để chứa đầu của em bé. Đôi khi, da và các mô của tầng sinh môn bị rách. Những vết rách nhỏ có thể tự lành mà không cần khâu, nhưng một số vết rách cần được phẫu thuật.
Một vấn đề khác sau khi sinh con là khô âm đạo, đặc biệt nếu bạn đang cho con bú. Khô âm đạo có thể do thay đổi nồng độ hormone. Chất bôi trơn và liệu pháp estrogen cục bộ có thể được sử dụng để giải quyết vấn đề này.
Thời kỳ mãn kinh: Những thay đổi của âm hộ – âm đạo là gì?
Việc giảm estrogen cũng có thể làm mỏng niêm mạc đường tiết niệu của bạn. Do những thay đổi này, nhiều phụ nữ có thể gặp phải hội chứng cơ quan sinh dục của thời kỳ mãn kinh (GSM) bao gồm:
- Ngứa hoặc kích ứng
-
Nóng rát
-
Giảm bôi trơn
-
Giảm độ đàn hồi
-
…
Ngoài ra, tình trạng giảm nồng độ estrogen có thể ảnh hưởng đến sức khỏe âm đạo trong thời kỳ mãn kinh. Theo thời gian, niêm mạc âm đạo của bạn có thể mỏng hơn, khô hơn và kém đàn hồi hơn.
>> Gợi ý cho bạn: Mách bạn cách chăm sóc âm đạo sau mãn kinh
Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin mà chị em cần biết về cấu tạo âm hộ, chức năng và cách chăm sóc âm hộ phụ nữ. Nếu bạn còn những thắc mắc chưa được giải đáp, hãy cho Hello Bacsi biết tại Cộng đồng Sức khỏe phụ nữ của chúng tôi nhé!