Âm lịch là gì? Người xưa làm ra Âm lịch bằng cách nào?
Dựa vào thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt trời, Mặt trăng mà người xưa đã tính và làm ra lịch âm. Để tìm hiểu về âm lịch, cùng theo dõi bài viết sau của Luật Minh Khuê.
Mục Lục
1. Âm lịch là gì?
Âm lịch (hay lịch ta / nông lịch trong tiếng Việt) là cách tính lịch dựa và sự chu kỳ chuyển động của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất. Mặt Trăng chuyển động một vòng quanh Trái Đất được tính là một tháng. Người ta ấn định mỗi tháng sẽ có 29 hoặc 30 ngày, mỗi năm gồm có 12 tháng tương ứng với 12 tháng mặt trăng. Nếu là năm nhuận thì sẽ có 13 tháng, một tháng âm lịch thường có tổng cộng 29 hoặc 30 ngày.
Đây là cách tính lịch của phương Đông từ xa xưa, gắn liền với nông nghiệp, mùa vụ. Câu đồng dao: “mười rằm trăng náu mười sáu trăng treo” thể hiện cách tính lịch của người xưa bằng cách quan sát theo quy luật của trăng, trăng ngày mùng 10 thường bị mây che, không sáng còn trăng ngày 16 âm lịch hàng tháng tròn và sáng treo trên trời.
Cách tính lịch âm khác với Dương lịch (hay còn gọi là Công lịch do xuất phát từ Công giáo phương Tây, lấy năm đầu tiên của Công nguyên tương truyền là năm chúa Giê-su ra đời). Đây là cách tính lịch dựa vào sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời (Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời được tính là một năm). Mỗi năm âm lịch thường ngắn hơn năm dương lịch khoảng 11 đến 12 ngày và sau khoảng 33 đến 34 năm thì 2 lịch này lại khớp với nhau. Từ đó phân ra ngày âm lịch và ngày dương lịch hay còn gọi là lịch âm và lịch dương. Ngày nay để thuận tiện cho việc giao lưu, trao đổi, các quốc gia đều sử dụng Công lịch.
Âm lịch được sử dụng chủ yếu trong cách tính toán của người Việt xưa. Ngày nay, lịch âm cũng được sử dụng nhiều cho các mục đích tâm linh. Đặc biệt là ngày tết nguyên đán – được coi là biểu tượng truyền thống cho giá trị lâu đời của truyền thống lịch âm ở Việt Nam. Tết Âm lịch chính là lễ mừng năm mới của một số nước sử dụng lịch âm như Trung Quốc, Việt Nam,… thường được tổ chức sau Tết Dương lịch một khoảng thời gian gần 1 tháng.
2. Người xưa làm ra Âm lịch bằng cách nào?
2.1. Sự khởi đầu của lịch âm Trung Quốc
Theo truyền thuyết về sự khởi đầu của lịch Trung Quốc, lịch âm có từ thiên niên kỷ thứ 1 trước Công nguyên. Theo truyền thuyết, lịch Trung Quốc được phát minh bởi một hoàng đế. Tuy nhiên, đây chỉ là một truyền thuyết, vì lịch được tính toán dựa trên nền văn hóa lúa nước bắt nguồn từ Bách Việt (lúc này, Bách Việt ở đâu thì không ai biết nếu không có người Trung Quốc (Hà) gọi nó bằng cái tên đó). Ông là người cai trị Trung Quốc từ năm 2698 đến 2599 trước Công nguyên. Vị hoàng đế huyền thoại thứ tư, đã thêm vào âm lịch các tháng nhuận. Chu kỳ 60 năm can – chi (hoàng đạo) được định nghĩa là số năm tính từ thế kỷ 1 trước Công nguyên. Theo Từ điển Trung – Anh của Herbert A. Giles (1912) và tất cả các tác giả phương Tây khác, năm đầu tiên của chu kỳ đầu tiên là cuối triều đại nhà Thanh, năm 2637 trước Công nguyên, khi các hoàng đế đến tuổi trưởng thành và lên ngôi. Vì vậy, đến năm 1984, chu kỳ hiện tại là 78. Tuy nhiên, một số tác giả hiện đại cho rằng năm đầu tiên của chu kỳ đầu tiên là năm 2697 trước Công nguyên. Người ta nói rằng khi Hoàng đế còn trẻ, ông ấy hiện đang ở Chu kỳ 79. Hai phép tính kỷ nguyên này dẫn đến hai phép tính năm liên tiếp, dẫn đến 4642 hoặc 4702 “Năm Trung Quốc” cho đến đầu năm 2005.
2.2. Nguồn gốc lịch âm tại Việt Nam
Nguồn gốc của Lịch âm tại Việt Nam là được du nhập từ Trung Quốc qua lịch sử hơn 1000 năm Bắc thuộc. Các hệ thống âm lịch được tính dựa trên các nguyên tắc cơ bản giống nhau. Tức là tháng âm lịch bắt đầu vào ngày Sóc, tháng Nhuận là tháng không có Trung khí.
Trong thời kỳ phong kiến, việc sản xuất lịch được tổ chức thường xuyên, nhưng thể chế sản xuất lịch cũng nhiều lần thay đổi. Các cơ quan này không chỉ có chức năng tạo ra lịch mà còn có nhiệm vụ dự đoán thời tiết, quan sát thiên thể và tạo ra các tiết lộ chi tiết để dâng lên nhà vua.
Năm âm lịch được tính theo nửa chu kỳ của mặt trăng. Người xưa phát hiện trăng tròn hay trăng khuyết đều có quy luật nhất định và được tính là 29,53 ngày. Người ta thường gọi khoảng thời gian này là tháng. Trăng tròn thường là 30 ngày – tạo thành tháng đủ, trăng khuyết là 29 ngày – tạo thành tháng thiếu.
Mặt trăng trải qua các kỳ trăng tròn và các chu kỳ 12 lần một năm, do vật người xưa đã lấy 12 tháng gộp lại thành một năm. Một năm thường có 354 hoặc 355 ngày và thường được gọi là âm lịch. Vào thời cổ đại, hai quốc gia Trung Quốc và Ấn Độ đã sử dụng lịch âm sớm nhất thế giới.
Tuy nhiên, chu kỳ thời tiết từ nóng sang lạnh được tính là kéo dài 365 ngày trong khi âm lịch chỉ có 354 đến 355 ngày, như vậy mỗi năm dư ra từ 10 đến 11 ngày. Tính trong ba năm liền, ta sẽ dư hơn một tháng. Do đó, người xưa đã thêm một tháng vào năm thứ ba, gọi năm có 13 tháng là một năm nhuận, tháng tăng thêm được gọi là “tháng nhuận”, và năm nhuận có từ 384 đến 385 ngày.
3. Vai trò của Lịch âm
Từ xa xưa, âm lịch đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong tiềm thức và lối sống của người Á Đông.
Ở các nước Hồi giáo như Ả rập xê út hoặc các lãnh thổ của Hồi giáo trên thế giới, loại lịch duy nhất chỉ thuần túy sử dụng trên thực tế là âm lịch. Trong âm lịch thuần túy, điểm đặc biệt với âm lịch được sử dụng ở các nước như Việt Nam là ở chỗ lịch này là sự liên tục của chu kỳ trăng tròn và hoàn toàn không gắn liền với các mùa. Vì vậy năm âm lịch Hồi giáo ngắn hơn mỗi năm dương lịch khoảng 11 hay 12 ngày, và chỉ trở lại vị trí ăn khớp với năm dương lịch sau mỗi 33 hoặc 34 năm Hồi giáo.
Phần lớn các quốc gia còn lại có sử dụng âm lịch, dù được gọi với tên là “âm lịch” như ở các nước Hồi giáo nhưng trên thực tế chính là “âm dương lịch”. Bơi bản chất như đã trình bày, trong các loại lịch đó, các tháng được duy trì theo chu kỳ của Mặt Trăng, nhưng đôi khi các tháng nhuận lại được thêm vào theo một số quy tắc nhất định để điều chỉnh các chu kỳ trăng cho ăn khớp lại với năm dương lịch. Các ví dụ điển hình của âm dương lịch có tên gọi như lịch Trung Quốc, lịch Do Thái và lịch Hindu, lịch vạn niên… và phần lớn các loại lịch được sử dụng thời cổ đại.
Ở Trung Quốc xưa kia, mỗi năm, nhà vua ban hành lịch hàng năm để thần dân tiến hành các nghi lễ và chuẩn bị cho vụ thu hoạch nông nghiệp. sự kiện để tổ chức. Việt Nam cũng tổ chức lễ bàn giao lịch hay còn gọi là lễ Bản Sóc được cử hành long trọng hàng năm.
Ở Việt Nam, Âm lịch hiện nay chủ yếu được sử dụng để tính các mốc thời gian quan trọng của lễ hội truyền thống như Tết Nguyên đán và Tết Trung thu, cũng như tính toán ngày thuận cho các công việc quan trọng như cưới hỏi, xây nhà, tảo mộ và mua vật có giá trị. Không chủ thịnh hành ở các vùng nông thôn nơi người ta biết đến nhiều với cái tên “nông lịch” – gắn liền với vụ mùa, âm lịch còn được sử dụng rất nhiều ở các thành phố lớn. Nông lịch của người Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam và Singapore về cơ bản giống như của người Trung Quốc. Người Nhật Bản tính theo múi giờ UTC+9 cũng như quy tắc hơi khác, người Việt Nam tính theo UTC+7 cho nên có thể có sai biệt nào đó so với nông lịch Trung Quốc về thời điểm bắt đầu và kết thúc của mỗi tháng (tức số ngày trong tháng) cũng như tháng nhuận.
Trên đây là một số kiến thức hữu ích mà Luật Minh Khuê tổng hợp được để trả lời cho câu hỏi Âm lịch là gì? Người xưa làm ra Âm lịch bằng cách nào?.. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm theo dõi. Mong nhận được sự đón đọc từ quý bạn đọc trong các bài viết tiếp theo.