Bạch Vân Quốc Ngữ Thi Tập – Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm – Tủ Sách Tâm Linh

Bạch Vân quốc ngữ thi tập là tên gọi phổ biến nhất được dùng để đặt cho tuyển tập thơ viết bằng chữ Nôm của Trình quốc công (程國公) Nguyễn Bỉnh Khiêm (阮秉謙), là một nhà thơ lớn đồng thời là một chính khách nhiều ảnh hưởng sống thời Lê-Mạc phân tranh (cũng được gọi là thời kỳ Nam-Bắc triều) của lịch sử Việt Nam thế kỷ 16. Tên chữ “Bạch Vân” có nguồn gốc từ tên hiệu của Nguyễn Bỉnh Khiêm (tên huý của ông là Nguyễn Văn Đạt), “Bạch Vân am cư sĩ” (白雲庵居士).

Tác phẩm được đánh giá là một sự kế thừa và tiếp nối xứng đáng tuyển tập thơ Nôm “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi ở nửa đầu thế kỷ 15, đồng thời đánh dấu một bước phát triển mới trên hành trình hoàn thiện mình của văn học viết Việt Nam. Hai tuyển tập thơ “Bạch Vân quốc ngữ thi tập” (chữ Nôm) và “Bạch Vân am thi tập” (chữ Hán) của ông được coi là một thành tựu lớn của thơ văn trung đại Việt Nam, mở đầu cho một dòng thơ văn giàu tính triết lý, tư duy lý trí – thế sự, bước đầu chạm chân vào hiện thực, đã mô tả xã hội dưới góc nhìn đời tư và đời thường, và là một cống hiến lớn của văn học thời Mạc đối với tiến trình phát triển và hoàn thiện của văn học dân tộc.

Alternate Text Gọi ngay