Bài 1: Hợp tác giữa Sun Group và NCB để… thua lỗ

(CHG) Những tưởng sau khi Sun Group trở thành cổ đông của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB, HNX: NVB), ngân hàng này sẽ ăn lên làm ra, thu hẹp được mối lo nợ xấu. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh các quý của năm 2022 cho thấy NCB đang bị nợ xấu đè nặng và lỗ càng thêm lỗ…


Một điểm giao dịch của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (Ảnh minh họa, nguồn: Internet).

Một điểm giao dịch của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (Ảnh minh họa, nguồn: Internet).

Hợp tác toàn diện để… thế chấp dự án “bất động”
Trong năm 2022, NCB đã chào bán 150 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tổng số tiền thu về là 1.500 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ sau nhiều năm trì hoãn.
Theo đó, hơn 148,5 triệu cổ phiếu đã được bán ra cho 533 nhà đầu tư. Trong đó, 515 nhà đầu tư trong nước mua vào 132,1 triệu cổ phiếu và 18 nhà đầu tư nước ngoài mua vào 17,9 triệu cổ phiếu. Và hơn 1,47 triệu cổ phiếu chưa được phân phối hết của đợt chào bán này đã được phân phối lại cho 2 nhà đầu tư tổ chức là Công ty Chứng khoán Everest và Công ty TNHH Đầu tư Tập đoàn Mặt Trời.
Được biết, Công ty TNHH Đầu tư Tập đoàn Mặt trời là một thành viên trong hệ sinh thái của Tập đoàn Sun Group. Kết quả đợt chào bán cổ phiếu của NCB đã chính thức đánh dấu sự xuất hiện của Sun Group trong vai trò cổ đông của ngân hàng này. Tuy nhiên trên thực tế, nhóm Sun Group được cho rằng đã nắm lượng cổ phần NCB lớn hơn con số công bố chính thức rất nhiều, bởi m

ối quan hệ

 giữa Sun Group và NCB đã 

trở nên chặt chẽ kể từ

 khi bà Bùi Thị Thanh Hương –

 Tổng Giám đốc Sun Group được bổ nhiệm vào chức vụ Tổng Giám đốc của NCB, và ngày 29/7/2021 sau Đại hội cổ đông bất thường của ngân hàng, bà Hương đã được bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT của NCB.

Bà Bùi Thị Thanh Hương khi còn là Tổng giám đốc Sungroup (Nguồn: Internet).

Ở khía cạnh kinh doanh, Sun Group và NCB đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, đánh dấu khởi đầu mới trong mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai bên. Trong đó, NCB và Sun Group sẽ ưu tiên sử dụng các sản phẩm dịch vụ của nhau nhằm khai thác tối đa tiềm năng, tạo ra hiệu quả kinh doanh, tăng cường vị thế và sức cạnh tranh của mỗi bên.
Ngày 10/6/2022, Sun Group thế chấp tài sản bảo đảm là toàn bộ quyền tài sản liên quan đến Dự án Công viên Văn hóa, du lịch, vui chơi giải trí Kim Quy tại Đông Anh, Hà Nội do Tập đoàn này làm chủ đầu tư tại Ngân hàng NCB chi nhánh Hà Nội.
Quyền tài sản cụ thể bao gồm: Lợi tức, khoản phải thu, khoản phí thu được từ việc kinh doanh, phát triển Dự án Công viên Kim Quy; Các quyền tài sản là quyền đòi nợ, quyền yêu cầu thanh toán, quyền được bồi thường thiệt hại, quyền thụ hưởng bảo hiểm phát sinh từ hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, hợp đồng cho thuê mua công trình xây dựng tại Dự án giữa tổ chức, cá nhân với chủ đầu tư.
Được biết, công viên Kim Quy là dự án công viên lớn bậc nhất Thủ đô (xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh). Dự án quy mô hơn 100ha, tổng vốn khoảng 4.600 tỷ đồng, khởi công từ tháng 9/2016 và cam kết cuối năm 2018 đưa vào sử dụng giai đoạn 1, nhưng cho đến nay dự án này vẫn chỉ là một khu đất hoang được quây tôn kín.
“Thua lỗ” có phải vì hợp tác 
Những tưởng sau khi ký kết hợp tác toàn diện với Sun Group – một thương hiệu du lịch bất động sản nổi tiếng, NCB sẽ có kết quả kinh doanh khả quan hơn, thoát lỗ và gánh nặng nợ xấu sẽ giảm đi phần nào, khi có CEO của Sun Group được bổ nhiệm là CEO của NCB.
Tuy nhiên, kết quả kinh doanh quý 4 năm 2021 (thời điểm bà Bùi Thị Thanh Hương lên nắm quyền điều hành NCB) và những quý của năm 2022 cho thấy, ngân hàng NCB càng thêm thua lỗ, với gánh nặng nợ xấu ngày một nặng hơn, khi lợi nhuận sau thuế quý 4/2021 âm 163,025 tỷ đồng, quý 2/2022 âm 5,114 tỷ đồng và quý 3/2022 tiếp tục âm tới 196,189 tỷ đồng. Kết quả có khả quan hơn khi báo cáo tài chính quý 4/2022 với kết quả lợi nhuận ghi nhận lạc quan với lãi trước thuế đạt hơn 181 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lỗ hơn 203 tỷ đồng. Tính chung trong cả năm 2022, NCB lãi 8 triệu đồng.

Bà Bùi Thị Thanh Hương về làm CEO ở NCB (Nguồn: Internet).

Tổng lợi nhuận trước thuế quý 4/2021 âm 203,221 tỷ đồng, quý 2/2022 âm 6,429 tỷ đồng và quý 3/2022 âm 198,917 tỷ đồng. Duy nhất chỉ có quý 1/2022 ngân hàng NCB có kết quả kinh doanh khả quan khi tổng lợi nhuận trước thuế đạt 25,472 tỷ đồng.
Ở góc độ nợ xấu cho thấy, quý 2/2022 nợ xấu của NCB nhảy vọt lên 11%, tức cứ 100 đồng thì có 11 đồng là nợ xấu, quý 3/2022 là 6.648 tỷ đồng đã vọt lên 14,7% và quý 4/2022 đã tăng mạnh lên 8.556,490 tỷ đồng, chiếm 17,92% dư nợ.
Mặc dù kết quả kinh doanh của NCB trong nhiều quý luôn “cài số lùi” và có kết quả âm, cùng với nợ xấu liên tục vượt ngưỡng. Nhưng chi phí hoạt động lại giảm đều tại các quý và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh luôn ở trạng thái dương, điều đó cho thấy việc quản trị ngân hàng của ban lãnh đạo là khá tốt, nhưng tại sao kết quả kinh doanh lại âm nhiều quý và nợ xấu liên tục leo cao? Liệu có uẩn khúc gì chăng?
NCB là ngân hàng có quy mô vốn nhỏ, hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 1700169765 do Sở Kế hoạch & Đầu tư thành phố Hà Nội cấp, được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép thành lập số 00057/NH-CP ngày 18/9/1995.
Những ngày gần đây, thị giá cổ phiếu của NCB (HNX: NVB) liên tục đỏ, khi trượt giá liên tục và hiện đang giao dịch ở ngưỡng 16.500 đồng/1 cổ phiếu, thị giá này đã âm 46.60% điểm so với phiên kết thúc cách đây 01 năm và cũng âm 17.91% so với phiên cách đây 01 tháng… 

Câu hỏi lớn đặt ra là tại sao trước khi có Sun Group, NCB chưa bao giờ có mức nợ xấu cao như vậy (?), và hoạt động kinh doanh của NCB cũng không hề lỗ… 

nhưng chỉ từ khi có sự 

xuất hiện sự ghi danh của Sun Group trong ngân 

hàng

 này, 

kết quả kinh doanh của NCB liên tục trong tình trạng lỗ và nợ xấu vượt ngưỡng an toàn. 

39

Còn lại: 1000 ký tự

Alternate Text Gọi ngay