Bài 2: Đa dạng chiêu trò có dấu hiệu “gian lận” để huy động vốn

(CHG) Bất động sản phát triển “nóng” thời gian qua, nên nhu cầu về vốn đối với thị trường này cũng phát triển “nóng” theo. Nhiều chủ đầu tư có tiềm lực yếu, hoặc không có dự án, nhưng đã sử dụng nhiều chiêu trò “gian lận” để có thể huy động được vốn. Đây là một thực trạng đã và đang diễn ra, rất cần các cơ quan Nhà nước nhìn nhận khách quan để có giải pháp ngăn chặn tình trạng này.


Tập đoàn Apec do doanh nhân Nguyễn Đỗ Lăng là người sáng lập từng bị cơ quan chức năng xử lý do vi phạm trong phát hành trái phiếu (Nguồn ảnh: Internet).

Đa dạng chiêu trò “gian lận” huy động vốn
Bất động sản phát triển “nóng” thời gian qua, nên nhu cầu vốn cho kênh thị trường này cũng vì thế mà tăng trưởng “nóng” theo. Nhiều chủ đầu tư dự án bất động sản và doanh nghiệp đã bất chấp pháp lý, tìm mọi cách gian lận, “lách luật” để có thể huy động được vốn. Tiêu biểu có thể kể đến các vụ việc liên quan tới các pháp nhân như: Apec Group, Vạn Thịnh Phát, Tập đoàn An Đông, 

FLC, Tân Hoàng Minh


Một trong những kênh huy động vốn thời gian qua được nhiều chủ đầu tư áp dụng khá hiệu quả là huy động vốn qua kênh trái phiếu doanh nghiệp. Nhiều chủ đầu tư đã tổ chức thực hiện việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ và phát hành trái phiếu ra công chúng để huy động thành công một lượng lớn vốn từ nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ cá nhân, cũng như tổ chức.
Sau thời gian ngắn phát triển nóng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhiều điểm bất cập là “yếu huyệt” của thị trường đã lộ rõ. Nhiều chủ đầu tư không đủ tiềm lực, hoặc không có dự án bất động sản, nhưng cũng tham gia vào kênh huy động vốn này, cùng với công tác thanh tra, kiểm tra cũng như quản lý của cơ quan chức năng có phần “buông lỏng”… đã khiến kênh huy động vốn qua trái phiếu bị phát triển “méo mó” với bản chất tốt đẹp của thị trường, khiến nhiều chủ đầu tư rơi vào khả năng khó thanh khoản, làm cho nhà đầu tư mất niềm tin vào kênh dẫn vốn quan trọng này.
Đơn cử như vụ việc Tập đoàn Apec do doanh nhân Nguyễn Đỗ Lăng là người sáng lập. Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã xác định Apec Group vi phạm khi huy động gần 500 tỉ đồng từ ngày 18/1 đến 6/8/2021 khi phát hành và bán trái phiếu doanh nghiệp cho các nhà đầu tư không xác định, nhưng không nộp hồ sơ đăng ký. Ngoài việc bị xử phạt 600 triệu đồng, doanh nghiệp này phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thu hồi trái phiếu đã phát hành, hoàn trả tiền mua trái phiếu cho nhà đầu tư.

Masterise Group được một ngân hàng “ruột” cùng hệ sinh thái, tích cực “tiếp sức” để huy động thành công nhiều chục nghìn tỷ đồng từ kênh trái phiếu doanh nghiệp (Nguồn ảnh: Internet).

Không chỉ Apec Group, nhiều doanh nghiệp liên quan đến hệ sinh thái của Masterise Group do bà Đỗ Tú Anh là Chủ tịch cũng được một ngân hàng “ruột” cùng hệ sinh thái tích cực “tiếp sức”, để huy động thành công nhiều chục nghìn tỷ đồng từ kênh trái phiếu doanh nghiệp. Mặc dù tổ chức phát hành trái phiếu bị nghi vấn gian lận khi nhiều năm liền kinh doanh không có lãi.
Ngoài việc huy động vốn qua kênh trái phiếu, nhiều chủ đầu tư có tiềm lực yếu kém hoặc không có dự án bất động sản đã tinh vi lách luật,… dùng các dạng hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng góp vốn, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần… để huy động số vốn từ vài triệu đến cả hàng chục tỷ đồng từ nhà đầu tư. Và những tổ chức này đã huy động thành công nhiều chục tỷ đồng từ các nhà đầu tư “cả tin”.
Nhiều cách “lách luật” để huy động vốn 
Quay lại vấn đề huy động vốn ở Tập đoàn Apec (Apec Group) do doanh nhân Nguyễn Đỗ Lăng là người sáng lập. Tương tự như hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát do bà Trương Mỹ Lan là Chủ tịch, hệ sinh thái của Apec Group cũng có nhiều doanh nghiệp thành viên và nhiều dự án trải dài từ Bắc vào Nam.
Bằng nhiều cách “lách luật”, doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái của Apec Group đã huy động được nhiều tỷ đồng từ nhà đầu tư thông qua các dạng hợp đồng góp vốn/hoặc hợp tác khác nhau, hoặc thông qua App Apec Finance để huy động vốn, như các dự án: Dự án Apec Mandala Grand Phú Yên, dự án Apec Mandala Sky Villas Kim Bôi Hòa Bình…

Apec Group đã huy động vốn qua App Apec Finance, với mức đầu tư rất thấp từ 10 triệu đồng với lãi suất khủng.

Apec Finance là nền tảng tài chính 4.0 của Công ty Cổ phần Apec Finance thuộc hệ sinh thái của Apec Group đầu tư và phát triển. Điều đáng quan ngại của App Apec Finance là bất cứ nhà đầu tư nào, dù từ 10 triệu đồng, chỉ cần tham gia vào hệ sinh thái này là có thể chuyển tiền qua Ngân hàng BIDV làm trung gian sẽ được chuyển vào tài khoản định danh đã được ngân hàng này cấp cho Apec Finance, để trở thành nhà đầu tư và hưởng lãi theo các gói mà Apec Finance quy định.
Hoặc như Công ty bất động sản Nhật Nam cũng huy động vốn của nhà đầu tư thông qua các buổi tổ chức hội thảo giới thiệu đất nền của những dự án “bánh vẽ”. Điều đáng nói là hầu như tất cả các đất nền mà Nhật Nam giới thiệu tại những buổi huy động vốn này đều chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép dự án, đây chỉ là những thửa đất được doanh nghiệp Nhật Nam hoàn thiện thủ tục, sau đó cho

cá nhân đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

 để phân lô, xé nhỏ để nhằm phục vụ mục đích huy động vốn của Nhật Nam…
Hay như Meey Land Group của ông Hoàng Mai Chung là Chủ tịch Hội đồng quản trị cũng vậy, hệ sinh thái này đã sử dụng nền tảng tài chính 4.0 để huy động vốn của nhiều nhà đầu tư. Bằng việc nhà đầu tư góp vốn rất ít, từ vài đô đến cả tỷ đồng vào ông Hoàng Mai Chung, sau đó ông Chung lại cho Meey Land vay lại…
Đây chỉ là những ví vụ điển hình rất nhỏ trong hàng loạt doanh nghiệp đang bất chấp pháp lý, lách luật có dấu hiệu “gian lận” để huy động vốn hoạt động trên thị trường hiện nay. Đây là những vấn đề đang rất cần các cơ quan của Chính phủ nhìn nhận khách quan, có giải pháp ngăn chặn vấn nạn này. 

Bài 3: Quan ngại doanh nghiệp huy động vốn qua APP

156

Còn lại: 1000 ký tự

Alternate Text Gọi ngay