Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Đầy Đủ Mới Nhất Theo Chuẩn Bộ GD-ĐT

Chữ viết là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ dạng văn bản, là sự miêu tả lại ngôn ngữ thông qua các ký hiệu hoặc biểu tượng. Đối với việc học ngoại ngữ của mỗi người thì việc làm quen với bảng chữ cái sử dụng cho ngôn ngữ là việc hết sức quan trọng. Tiếng Việt cũng vậy, giới thiệu bảng chữ cái Tiếng Việt cho người học trong những buổi đầu tiên là điều hết sức quan trọng.

Bảng chữ cái là gì?

Bảng chữ cái là nơi tập trung các chữ, dấu, âm vị, ký hiệu tượng thanh, ký hiệu tượng hình. Nó là cơ sở để loài người phát ra tiếng nói, câu cú, chữ nghĩa và đoạn văn có ý nghĩa nhất định.
– Trên thế giới có rất nhiều loại bảng chữ cái, tuy nhiên chuẩn nhất là bảng chữ cái tiếng Anh (latinh 26 chữ cái), còn Việt Nam thì có bảng chữ cái tiếng Việt, bỏ chữ W, lấy 25 chữ cái tiếng Anh và cộng thêm các chữ: ơ, ư, đ, ê. Vì chúng ta là người Việt Nam, cần nên tập trung học tập tiếng Việt trước, cho nên hãy cùng xem tiếp nội dung phía dưới.

  1. 1. Bảng chữ cái tiếng Việt là gì?

– Chữ Quốc Ngữ là tên gọi cho bộ chữ Latinh phổ thông thường được dùng để viết tiếng Việt như hiện nay. Chữ Quốc ngữ được tạo ra bởi các tu sĩ Dòng Tên Bồ Đào Nha và Ý bằng việc cải tiến barg chữ cái Latinh và ghép âm dựa theo quy tắc chính tả.

– Thời bấy giờ, chữ Latinh được dùng để phiên âm từ tiếng bản địa với mục đích truyền giáo. Bảng chữ Quốc Ngữ vẫn chưa được sử dụng rộng rãi như chữ Hán và chữ Nôm. Trải qua thêm 3 thế kỷ để cải tiến và chỉnh sửa, đến thế kỷ 19, chữ Quốc Ngữ đã được công nhận là văn tự chính thức của Việt Nam.

  1. 2. Bảng chữ cái tiếng Việt có bao nhiêu chữ?

– Bảng chữ cái Tiếng Việt có 29 chữ cái, đây là con số không quá nhiều đối với mỗi học viên trong bài học đầu tiên tiếp cận tiếng Việt. Mỗi chữ cái đều có hai hình thức viết hoặc in lớn và nhỏ. Kiểu viết hoặc in lớn gọi là “chữ hoa”, “ chữ in hoa”, “chữ viết hoa”. Kiểu viết hoặc in nhỏ gọi là “chữ thường”, “chữ in thường”, “chữ viết thường”.

– Theo quy chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2109, bảng chữ cái tiếng Việt gồm có 29 chữ cái trong đó bao gồm 12 nguyên âm đơn (a, ă, â, e, ê, I, o, ô, ơ, u, ư, y), 17 phụ âm đầu đơn ( b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n ,p, q, r, s, t, v, x), 3 nguyên âm đôi với nhiều cách viết (ia-yê-iê, ua-uô,ưa-ươ) , 9 phụ âm đầu ghép 2 chữ (ph, th, tr, vh, gi, nh, ng, kh, gh), 1 phụ âm đầu ghép 3 chữ (ngh).

– Trong bảng chữ cái tiếng Việt có cách phát âm thứ nhất dùng để gọi các con chữ, cách phát âm thứ hai dùng để đánh vần các từ, ví dụ: ba= bờ a ba; ca = cờ a ca. Người học cần lưu ý không sử dụng cách phát âm theo tên gọi trong trường hợp này, ví dụ ba= bê a ba, ca = xê a ca.

  1. 3. Có bao nhiêu loại bảng chữ cái trong tiếng Việt

Các loại chứ cái trong bảng chữ tiếng Việt đều có 2 cách viết đó là cách viết chữ in thường và chữ in hoa. Kiểu viết in nhỏ được gọi là chữ thường hay chữ in thường. Chữ viết in lớn được gọi là chữ hoa hay chữ in hoa. Các nét viết của chữ in hoa và chữ in thường sẽ có thay đổi một chút. Tuy nhiên, cách phát âm chữ in hoa và chữ in thường là hoàn toàn giống nhau.

3.1 Bảng chữ cái tiếng Việt viết hoa

– Bảng chữ cái tiếng hoa có vai trò rất quan trọng trong tiếng Việt. Những chữ cái này thường được viết phức tạp hơn chữ thường. Bảng chữ cái hoa là những chữ cái được viết ở kích cỡ lớn. Nó thường được dùng ở đầu câu hoặc khi viết tên riêng.

– Bảng chữ cái tiếng Việt có 29 chữ thì bảng chữ cái tiếng Việt viết hoa cũng có 29 chữ tương tự như thế. Tất cả các chữ in hoa đều có chung một chiều cao. Bảng chữ cái viết  hoa còn có một đặc điểm vô cùng thú vị đó là tuy cũng chỉ có 29 chữ nhưng một số chữ còn lại được viết theo 2 cách khác nhau. Những chữ này là M, N, Q người viết có thể sử dụng cả hai cách viết.

– Bảng chữ cái viết hoa còn được nhiều người sửa đổi và sáng tạo thêm, đây được gọi là bộ môn viết chữ nghệ thuật. Bên cạnh các nét cơ bản của chữ cái, người viết có thể thêm những họa tiết, hoa văn điều này sẽ khiến cho chữ viết trở nên đẹp mắt và thu hút hơn.

3.2 Bảng chữ cái tiếng Việt viết thường

– Bảng chữ cái tiếng Việt viết thường được sử dụng rộng rãi, phổ biến hơn bảng chữ cái viết hoa. Bảng chữ cái tiếng Việt có 29 chữ thì bảng chữ cái tiếng Việt viết thường cũng có 29 chữ như thế.

– Bảng chữ cái viết thường là những chữ cái được dùng trong văn bản, trừ tên riêng và dấu câu. Trọng mọi văn bản mà trẻ em được học, phần lớn là chữ viết thường. Có một số chữ được phát triển từ những chữ khác và chúng gần như y hệ nhau. Mỗi chữ cái trong bảng chữ vuetes thường chỉ được viết theo một cách duy nhất.

– Những chữ viết thường đều được tạo ra từ những nét cơ bản như nét cong, nét xiên, nét thẳng. Chữ viết chính là sự lắp ghép của những nét cơ bản. Vì thế, người học cần rèn luyện nét cơ bản một cách thành thạo.

3.3 Mẫu bảng chữ cái tiếng Việt

bảng chữ cái tiếng việt

  1. 4. Có nên mua bảng chữ cái tiếng Việt cho bé 5 tuổi vào lớp 1?

– Trẻ em khi bắt đầu vào lớp 1, hoặc phụ huynh mong muốn con mình làm quen với các mặt chữ ngay từ khi còn học mẫu giáo thì những bộ đồ chơi bảng chữ cái tiếng Việt dành cho các bé là rất thích hợp và rất đáng để phụ huynh mua cho các bé ngay từ khi còn nhỏ.

– Bảng chữ cái tiếng Việt giúp cho trẻ nhận biết những con số, chữ cái để sớm bắt đầu cho việc học chữ. Nhận biết sớm được những chữ này góp phần tạo cho trẻ sự tự tin, đồng thời là sự hứng thú cho trẻ trong học tập. Không chỉ giúp trẻ nhận biết chữ sớm mà còn giúp các em phát triển khả năng tư duy sáng tạo.

– Nếu bắt trẻ vào bàn học sẽ lầm trẻ khó tiếp thu hơn khi cho trẻ vừa học, vừa chơi. Thông qua quá trình học cùng bảng chữ cái tiếng Việt, trẻ có thể ghi nhớ hình dạng, màu sắc của các con số. Điều này làm các em ghi nhớ dễ dàng hơn và nhớ được lâu hơn.

– Phụ huynh cần lựa chọn bảng chữ cái tiếng Việt phù hợp với lứa tuổi các em, lựa chọn bảng chữ cái có chất liệu tốt, đảm bảo được an toàn cho các em khi sử dụng.

  1. 5. Cách học với bảng chữ cái tiếng Việt

– Học với bảng chữ cái tiếng Việt cần giúp các em nhận diện được các mặt chữ cái, dạy các em phát âm bảng chữ cái mà các em đang theo học. Việc phát âm giúp các em nhận thức và ghi nhớ mặt chữ tốt hơn trong não bộ các bé.

5.1 Về thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt

– Trẻ học theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt bằng cách học theo thứ tự các chữ từ những chữ đầu tiên như a,ă,â,b,… đến hết. Ở cách học này, học sinh cần nhận dạng con chữ để thực hiện việc ghi nhớ hình ảnh bên ngoài của các con chữ. Việc ghi nhớ sẽ dễ dàng, nhanh chóng hơn khi học sinh liên tưởng con chữ cái với một đồ vật, con vật mà các em yêu thích ví dụ như chữ g thường được liên tưởng với con gà, chữ a thường được liên tưởng đến con cá.

– Sau quá trình các em nhận diện, ghi nhớ các con chữ này, các em cần luyện tập phát âm để có thể đọc các con chữ này được đúng hơn, từ việc nhận dạng đúng con chữ, đọc đúng các con chữ từ đó khi các em học viết các con chữ cũng sẽ nhanh chóng hơn, dễ dàng hơn.

STT

Chữ thường

Chữ hoa

Tên chữ

Phát âm

1

a

A

a

a

2

ă

Ă

á

á

3

â

Â

4

b

B

bờ

5

c

C

cờ

6

d

D

dờ

7

đ

Đ

đê

đờ

8

e

E

e

e

9

ê

Ê

ê

ê

10

g

G

giê

giờ

11

h

H

hát

hờ

12

i

I

i

I

13

k

K

ca

ca/cờ

14

l

L

e – lờ

lờ

15

m

M

em mờ/ e – mờ

mờ

16

n

N

em nờ/ e – nờ

nờ

17

o

O

o

O

18

ô

Ô

ô

Ô

19

ơ

Ơ

Ơ

Ơ

20

p

P

pờ

21

q

Q

cu/quy

quờ

22

r

R

e-rờ

rờ

23

s

S

ét-xì

sờ

24

t

T

tờ

25

u

U

u

u

26

ư

Ư

ư

ư

27

v

V

vờ

28

x

X

ích xì

xờ

29

y

Y

i dài

i

5.2 Cách đọc bảng chữ cái tiếng Việt

– Độ tuổi của trẻ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển não bộ, cùng với việc yêu thích, hứng thú với việc học tập. Khi trẻ lên 4 tuổi, đây là thởi điểm cha mẹ dạy bé trực tiếp đọc, nhận biết các mặt chữ cái. Phụ huynh cần nói cho bé nghe tên chữ cái, đặc điểm chữ cái, kể chuyện, cho bé nghe các cách phát âm, đọc chữ cái. Thực hiện những điều này thường xuyên sẽ giúp bé đọc tốt bảng chữ cái.

– Giúp trẻ đọc tốt, phụ huynh cần gợi ý các hình ảnh về các sự vật, con vật gần gũi, có thể giúp các bé dễ nhớ, dễ liên tưởng. Học bảng chữ cái tiếng Việt thông qua tên gọi, cách phát âm của chúng như b được đọc là bờ, liên tưởng đến con bò sẽ giúp các em dễ nhớ hơn trong việc học bảng chữ cái tiếng Việt.

5.3 Cách viết bảng chữ cái tiếng Việt

– Bảng chữ cái tiếng Việt nhìn chung thường được tạo ra từ những nét cơ bản như nét thẳng, nét ngang, nét xiên, nét móc, nét cong. Những nét này khi học sinh học viết bảng chữ cái cần học được cách viết đúng những nhóm nét cơ bản này. Sau đó, kĩ thuật nối, ghép các nhóm nét cơ bản sẽ giúp học sinh hoàn thành được các chữ cái có trong bảng chữ cái tiếng Việt.

– Học sinh cần chia các chữ cái tiếng Việt có trong bảng thành những nhóm chữ có cấu tạo nét giống nhau. Khi học viết chữ, học sinh tiến hành học theo các nhóm nét chữ giống nhau điều này sẽ giúp các em làm quen, thuần thục trong việc luyện viết các chữ cái có nhóm chữ giống nhau.

5.4 Cách phát âm, đánh vần bảng chữ cái tiếng Việt

– Chữ viết tiếng Việt là từ tượng thanh, do đó giữa việc đọc và viết có những sự tương quan nhất định. Nếu phát âm chuẩn, học sinh hoàn toàn có thể viết được chữ cái mà mình nghe được. Học sinh cần tập làm quen với ngữ điệu, nhịp điệu trong phát âm tiếng Việt.

– Nguyên âm chính là những dao động của thanh quản tạo nên âm thanh, luồng khí được phát ra từ cổ họng sẽ bị cản trở bởi nguyên âm đó. Phụ âm là âm thanh của lời nói, được phát ra rõ ràng với thanh quả được đóng hoàn toàn hay một phần.

– Các cách đánh vần như nguyên âm kết hợp với dấu: Ai, nguyên âm đơn/ghép dấu kết hợp với phụ âm: Ăn, phụ âm kết hợp với nguyên âm đơn/ ghép và dấu: Hỏi, phụ âm kết hợp với nguyên âm đơn/ghép và dấu và phụ âm: Cơm

  1. 6. Có nên thuê giáo viên dạy bé học bảng chữ cái tiếng Việt?

– Việc dạy trẻ học bảng chữ cái phụ huynh hoàn toàn có khả năng giúp trẻ học thuộc và ghi nhớ các mặt chữ thông qua các hoạt động học cùng trẻ, vui chơi cùng trẻ, phụ huynh có thể gần gũi được trẻ, hiểu được cách dạy học và phương pháp giáo dục phù hợp với các bé. Tuy nhiên, đối với nhiều phụ huynh quá bận công việc cá nhân không thể học hoặc chơi cùng bé có thể tìm các thầy cô gia sư dạy học tận nhà để dạy học và hướng dẫn bé học bảng chữ cái. Hoặc tìm gia sư Tiểu học chuyên dạy đều có những phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, khả năng nhận thức tư duy ngôn ngữ của các em vì thế mà phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm nếu như có mong muốn tìm thầy cô dạy học chữ cho bé.

– Dạy học chữ cái tiếng Việt phụ huynh cần đảm bảo được bé được nhìn thấy chữ cái, biết đọc chữ cái, nghe được chữ cái, viết được chữ cái đó. Có như vậy, các em mới nhanh chóng tiếp thu được bảng chữ cái đồng thời phụ huynh nên ôn tập hằng ngày để các bé nhớ được lâu hơn và nhớ nhanh hơn được các mặt chữ có trong bảng chữ cái tiếng Việt.

bảng chữ cái tiếng việt

 

– Cách phát âm bảng chữ cái được phân làm 2 cách theo chương trình học. Nếu học theo chương trình mới (chương trình công nghệ) có chút thay đổi về cách phát âm so với truyền thống. Sau đây là bảng chữ cái tiếng việt viết hoa, viết thường, cách gọi và cách phát âm, nếu không có khả năng tự hỗ trợ con mình, khi cần gia sư có thể xem số điện thoại phía dưới để kết nối với chúng tôi.

Các bạn chú ý giữa 2 chương trình học có cách đọc tên chữ c, k, q khác với cách đọc truyền thống. Trên đây là giới thiệu chi tiết bảng chữ cái tiếng việt mới nhất hiện nay. Hy vọng gia sư luyện chữ đẹp sẽ giúp các bé có thể làm quen sớm với các chữ cái. Chúc các bạn thành công!

7. Xem thêm các loại bảng chữ cái khác

8. Có thể bạn chưa biết hoặc đã quên

Mọi chi tiết xin liên hệ với chúng tôi để được tư vấn

TRUNG TÂM GIA SƯ THÀNH TÀI

Hotline: 0961 765 913 – 0938 447 914 (Thầy Phương)

Chúng tôi luôn đồng hành trong suốt quá trình học tập của bạn

 

 

 

Alternate Text Gọi ngay