Bao nhiêu tuổi được xem là bé chậm nói?
Bao nhiêu tuổi được xem là bé chậm nói?
Đối với sự phát triển của mỗi đứa trẻ, đến 2 tuổi bắt đầu học cách nói chuyện và bắt chước các âm thanh mà bé nghe được từ môi trường xung quanh như tiếng ai đó nói, tiếng kêu của các con vật…. Nếu bé sau 2 tuổi chưa nói được từ nào bị xem là bé chậm nói.
Tuy nhiên, nhu cầu giao tiếp của mỗi đứa trẻ phát triển từ rất sớm, ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, bé khóc để đòi hỏi các nhu cầu, bé hóng chuyện, bé quan sát và phát những âm đơn giản khác nhau… theo từng giai đoạn độ tuổi khác nhau. Do đó, cha mẹ cần theo dõi sát sao quá trình phát triển của con mình, nhằm phát hiện sớm những lệch chuẩn trong ngôn ngữ và lời nói của bé và có những phương cách hỗ trợ phù hợp.
Biểu hiện chậm nói của bé được thể hiện qua từng giai đoạn phát triển, tuy nhiên càng về sau, chúng càng được biểu hiện rõ nét hơn, đặc biệt là giai đoạn từ 12 tháng – 24 tháng tuổi. Và nếu trẻ được phát hiện và can thiệp tốt trong giai đoạn này, bé sẽ có cơ hội hòa nhập tốt nhất.
Bạn cần chú ý nếu trẻ từ 12 đến 24 tháng có những dấu hiệu sau: Không làm được nhiều cử chỉ khi 12 tháng tuổi, không bắt chước được âm thanh khi 18 tháng tuổi…
Trẻ chậm nói, có thể do có vấn đề ở cơ quan phát âm hay do sự tác động của các yếu tố tâm lý, giáo dục gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.
Bé sơ sinh không đáp ứng với âm thanh hoặc không phát ra âm thanh nào thì đặc biệt cần chú ý. Từ 12 đến 24 tháng, những trẻ có dấu hiệu sau cần chú ý:
-
Không sử dụng điệu bộ, cử chí, chẳng hạn chỉ hoặc vẫy tay bye-bye khi được 12 tháng tuổi
-
Thích dùng cử chỉ hơn là lời nói để giao tiếp khi đến 18 tháng tuổi
-
Không bắt chước được âm thanh khi 18 tháng tuổi
-
Có khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu đơn giản
-
Bạn nên đưa bé đi khám nếu trẻ trên 2 tuổi:
-
Chỉ có thể bắt chước âm thanh hoặc hành động và không tự mình phát âm từ hoặc các cụm từ
-
Chỉ nói một số âm thanh hoặc từ nào đó lặp đi lặp lại và không thể sử dụng ngôn ngữ nói để trò chuyện ngoài những nhu cầu thiết yếu
-
Không thể tuân theo các chỉ dẫn đơn giản
-
Có giọng nói khác thường (nghe như giọng mũi hoặc the thé)
-
Khó khăn trong việc hiểu ở tuổi này. Cha mẹ phải hiểu được khoảng một nửa số từ trẻ nói ra khi 2 tuổi và khoảng 3/4 vào lúc 3 tuổi. Vào năm trẻ lên 4, thậm chí người lạ cũng phải hiểu được trẻ nói gì.
Danh mục:
Nghiên cứu chuyên môn