Bé Bị Nổi Mẩn Đỏ Không Ngứa Do Đâu? Bệnh Không Thể Chủ Quan

Bé bị mẩn đỏ không ngứa khi nào cần đi khám bác sĩ?

Bé bị nổi mẩn đỏ không ngứa là bị bệnh gì? Nguyên nhân

Bé bị nổi mẩn đỏ không ngứa là tình trạng không hề hiếm gặp. Nó có thể tự lặn sau một vài giờ hoặc vài tiếng đồng hồ. Tuy nhiên trong một số trường hợp nếu hiện tượng nổi mẩn không ngứa ở trẻ kéo dài, lặp lại nhiều ngày kèm theo những biểu hiện quấy khóc, biếng ăn… cha mẹ nên đưa con đi khám để sớm chẩn đoán nguyên nhân và cách điều trị. 

Bé bị nổi mẩn đỏ không ngứa là bệnh hay không nguy hiểm?

Bé bị nổi mẩn đỏ không ngứa là hiện tượng gì?

Bé bị nổi mẩn đỏ không ngứa là một trong những dấu hiệu ngoài da về sức khỏe. Nếu bé chỉ bị mẩn đỏ ngoài da, không kèm theo bất cứ biểu hiện nào khác thì cha mẹ nên theo dõi thêm. Đó có thể chỉ là phản ứng của cơ thể trước tác động vật lý, nó sẽ tự hết.

Tuy nhiên nếu trẻ bị mẩn đỏ ở da không ngứa nhưng có biểu hiện khác thì cha mẹ không được chủ quan. Nhiều trường hợp do không để ý nên khi bệnh trở nên nghiêm trọng cha mẹ mới phát hiện ra. Khả năng chữa trị bệnh cho bé vì thế trở nên khó khăn.

Đa số các bệnh gây nổi mẩn đỏ không ngứa ở trẻ thường liên quan đến máu và mạch máu, hoặc là bệnh da liễu. Phụ huynh cần phân biệt rõ triệu chứng để nhận biết chính xác bệnh sớm. Từ đó có phương pháp chữa khỏi bệnh cho con trẻ, hạn chế tối đa biến chứng.

Bé bị nổi mẩn đỏ không ngứa là bị bệnh gì? Nguyên nhân

Bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng không ngứa do nhiều yếu tố tác động gây bệnh khác nhau. Một số hiện tượng liên quan làm bé nổi mẩn đỏ không ngứa là:

1. Giãn mao mạch

Tình trạng này thường xuất hiện ở những vùng da mỏng hoặc những nơi dễ bị tổn thương. Với trẻ nhỏ, có một số yếu tố tác động lên cơ thể gây giãn mao mạch là:

  • Biến đổi thời tiết với biên độ lớn, có tính đột ngột.
  • Đi ra nắng vào trưa và chiều nên bị tia UV chiếu vào.
  • Sử dụng sữa tắm, nước tẩy rửa vệ sinh không đảm bảo.
  • Ở những trẻ đang bước vào tuổi dậy thì, nồng độ nội tiết tố thay đổi cũng là nguyên nhân.
  • Một số không ít trường hợp bé bị nổi mẩn đỏ không ngứa do ảnh hưởng từ gen.

2. Viêm mao mạch

Viêm mao mạch ở trẻ nhỏ là bệnh dị ứng làm tổn thương mao mạch rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Đến nay người ta chưa khẳng định được nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm mao mạch. Hơn nữa, bệnh này rất dễ bị nhầm lẫn vì các biểu hiện của nó gần giống với lupus ban đỏ.

3. Bị rôm sảy

Rôm sảy thường xuất hiện ở trẻ trong những ngày hè nóng bức. Hiện tượng này có thể khiến bé bị nổi mẩn đỏ không ngứa hoặc ngứa. Bởi vì trong những ngày nắng nóng, bé hoạt động nhiều khiến bụi bẩn, vi khuẩn, tế bào chết trên da nhiều hơn. Các vùng ngục, cổ, nách tiết nhiều mồ hôi, cùng với ghét, bẩn đó làm tắc lỗ chân lông. Từ đó các mụn rôm sảy mọc lên.

Hình ảnh bé bị nổi mẩn đỏ trên da không ngứa

4. Viêm da tiếp xúc

Nếu bạn thấy con mình bị nổi mẩn đỏ ở da nhưng không ngứa, chưa xác định được nguyên nhân thì đó có thể là bệnh viêm da tiếp xúc. Viêm da tiếp xúc rất dễ xảy ra ở trẻ nhỏ do da bé còn mỏng, yếu. Dưới tác động của một số yếu tố sau, da trẻ sẽ có khả năng bị viêm:

  • Va chạm với các đồ vật, trong quá trình sinh hoạt.
  • Thời tiết quá lạnh, buốt giá.
  • Bị các hóa chất thấm vào trong da gây kích ứng.
  • Đây là tình trạng viêm da mãn tính mà trẻ dễ mắc phải, khiến chúng vô cùng khó chịu, mặc dù không gây ngứa.

5. Dị ứng thuốc

Một trong những tác dụng phụ của thuốc Tây chính là gây dị ứng nổi mẩn đỏ. Khi bé sử dụng các thuốc lợi tiểu, thuốc kháng sinh sẽ có khả năng bị dị ứng. Dị ứng thuốc thường gây nổi mẩn ở chân, tay, cổ, háng và mọi vị trí trên cơ thể.

Các vết mẩn đỏ này sẽ tự hết sau vài ngày ngưng dùng thuốc nhưng lại có xu hướng mẩn ra và lan rộng ở chỗ khác.
Cha mẹ cho con uống thuốc thấy nổi mẩn nên liên hệ ngay với bác sĩ kê đơn để đổi thuốc khác. Tránh để con dùng tiếp các thuốc gây dị ứng khiến trẻ bị suy hô hấp.

6. Hăm da

Hiện tượng này thường chỉ xảy ra ở những em bé sơ sinh hoặc nhỏ tuổi. Hăm da gây nổi mẩn đỏ không ngứa là do trẻ đóng tã, bỉm thường xuyên. Nó khiến da bí bách, bị khuẩn hại xâm nhập, ẩm ướt quá lâu… Đó là những nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị mẩn đỏ.

Ngoài ra, hăm da còn có thể xuất hiện ở ngực, các nếp gấp giữa ngấn mỡ, vùng kẽ ngón và khuỷu tay, chân…

7. U mềm lây

Bệnh u mềm lây thường xuất hiện ở trẻ em nhưng cũng có khả năng hình thành ở người lớn. Molluscum contagiosum chính là loại virus gây nên hiện tượng này. Bé có thể bị u mềm lây ở nhiều vị trí trên cơ thể ở mọi nơi trên cơ thể.

Nếu có hệ miễn dịch tốt, bệnh có khả năng tự khỏi sau khoảng nửa năm. Nếu cơ địa yếu thì vi khuẩn gây bệnh này sẽ tấn công.

8. Sốt phát ban

Trẻ nhỏ thường bị lây nhiễm sốt phát ban khi dùng chung đồ đạc với người bệnh. Hiện tượng này do virus human herpes 6 hoặc 7 gây nên và có tính lan truyền mạnh.

Đôi khi trẻ bị sốt phát ban nhưng cha mẹ lại nhầm lẫn con bị mề đay. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp sốt phát ban đều không ngứa, trong khi mề đay thì ngược lại.

Sốt phát ban ở trẻ gây nổi mẩn khắp người, kể cả mặt

9. U máu

Trẻ nhỏ đang trong quá trình phát triển, hoàn thiện cơ thể, nếu hệ máu tăng lên nhiều thì hiện tượng u máu sẽ hình thành. Nó thường biểu hiện ra ở dưới da cổ, lưng, ngực của trẻ. Trường hợp bị nặng, u máu sẽ làm vết mẩn nổi hẳn lên bề mặt da.

U máu khiến trẻ phải đối mặt với một vài nguy cơ biến chứng nguy hiểm:

  • Vỡ u máu.
  • Nội tạng bị chèn ép, gây đau, nhức.

Có thể thấy bé bị nổi mẩn đỏ không ngứa do rất nhiều nguyên nhân. Cha mẹ nên để ý thêm những triệu chứng khác để biết rõ trẻ đang bị bệnh gì và tìm cách khắc phục.

Triệu chứng đi kèm khi bé bị nổi mẩn đỏ không ngứa

Như đã nói ở trên, bé bị nổi mẩn đỏ không ngứa không thể xem thường. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bé đang mắc phải một vài vấn đề sức khỏe đáng ngại. Vậy làm thế nào để xác định đúng vấn đề của bé khi thấy da bé nổi mẩn nhưng không ngứa? Cần theo dõi, tìm hiểu thêm các triệu chứng đi kèm nếu có.

Giãn mao mạch:

  • Quan sát vết mẩn trên da bé có dạng chằng chéo như mạng nhện.
  • Bề mặt vùng da đó sẫm màu hơn các vùng khác.
  • Để kiểm tra kỹ xem có phải bé bị giãn mao mạch hay không, mẹ lấy ngón tay ấn vào vết mẩn.
  • Nếu khi ấn vất mẩn biến mất, bỏ tay ra lại xuất hiện thì đó có thể là giãn mao mạch.

Viêm mao mạch:

  • Trẻ thường bị nổi mẩn đỏ và không ngứa ở tay chân, đùi, mông và các phần mắt cá.
  • Vết mẩn không nổi lên bề mặt da mà mọng nước ở trong.
  • Một số trường hợp có máu bầm và làm hoại tử da.

Rôm sảy:

  • Quan sát vùng cổ, nách và các nơi nhiều nếp gấp khác thấy có nhiều bụi bẩn màu đen.
  • Xung quan, hoặc dưới đó là những vùng da mẩn đỏ, không ngứa hoặc có.
  • Trẻ cảm thấy xót khi mồ hôi chảy vào vết mẩn.

Viêm da tiếp xúc:

  • Vùng da nổi mẩn đỏ nhưng không làm trẻ ngứa ngáy (cũng có trường hợp ngứa).
  • Vết mẩn hơi phù lên, kích thước khá nhỏ.
  • Có bọng và mụn nước khiến chúng dễ vỡ ra, gây viêm nhiễm, tạo mủ.
  • Đôi khi trẻ cảm thấy nóng rát, khó chịu vô cùng.

Dị ứng thuốc:

  • Sau một thời gian dùng thuốc, các vết mẩn hình thành trên da.
  • Bé không bị ngứa nhưng mệt mỏi, khó chịu.
  • Càng cho bé dùng thuốc thì vết mẩn đỏ càng lan rộng.
  • Có khả năng bị suy hô hấp, ảnh hưởng lớn đến tính mạng của trẻ.

Hăm da:

  • Nổi mẩn đỏ ở những vị trí thường bị bịt kín, không thoát khí.
  • Người bệnh có thể bị ngứa hoặc không nhưng da dễ phù, mẩn.
  • Những bé bị nặng dễ bị lở loét, chảy máu gây viêm, nhiễm trùng…

U mềm lây:

  • Có các u thịt nhỏ xuất hiện giống như cục thịt thừa.
  • Các u nhú này mọc ở mắt, nách, đùi của trẻ là phổ hiến.
  • Người bệnh gần như không cảm thấy đau, ngứa hay sưng tấy gì.

Sốt phát ban:

  • Trên da có các vết mẩn đỏ mọc li ti hoặc thành cụm.
  • Trẻ bị sốt cao trên 39 độ C trong liên tiếp 7 ngày.
  • Không có hiện tượng ngứa nhưng việc sốt cao khiến các cơ của trẻ đau nhức.
  • Trẻ mệt mỏi, chán ăn, cảm thấy khó chịu…

Nhận biết phân biệt bệnh khi da trẻ có biểu hiện lạ

U máu:

  • Da của trẻ nổi nốt đỏ, xanh tím nhưng không ngứa.
  • Vùng da bị bệnh có biểu hiện sưng lên, làm ảnh hưởng đến đời sống của trẻ.
  • Tại các vết tổn thương, da trẻ có khả năng bị viêm, loét…

Như vậy, mỗi bệnh gây nổi mẩn đỏ không ngứa ở trẻ nhỏ đều có kèm theo những dấu hiệu nhận biết nhất định. Đây cũng là cơ sở để bạn cùng các bác sĩ xác định rõ tình trạng của bé. Từ đó tìm ra nguyên nhân và các giải pháp tốt nhất để chữa cho trẻ.

Bé bị nổi mẩn đỏ không ngứa nguy hiểm hay không?

Như đã nêu trên, bé bị nổi mẩn đỏ không ngứa có thể là do mắc bệnh da liễu. Nhưng đó cũng là dấu hiệu của một số bệnh liên quan đến hệ mạch và máu.

Trong số đó, các bệnh da liễu không ảnh hưởng nhiều đến tính mạng nhưng lại mãn tính. Nó luôn chi phối và có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong cuộc đời trẻ. Viêm da mãn tính có khả năng làm lở loét, nhiễm trùng da ở trẻ. Từ đó làm trẻ có ngoại hình kém ưa nhìn, bị tự ti. Dần dần trẻ hạn chế giao tiếp với người ngoài và sống khép mình, dễ tự kỷ.

Còn bệnh trong hệ mạch và máu, đặc biệt là ung thư, chắc chắn là những bệnh nguy hiểm. Nó chẳng những làm da trẻ xấu đi mà còn có thể nguy hại cho sức khỏe tổng thể. Cha mẹ nên biết cách chăm sóc, bảo vệ và kiểm tra phòng ngừa thật tốt.

Bé bị mẩn đỏ không ngứa khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa và không có biểu hiện gì thêm thì cha mẹ nên tiếp tục theo dõi. Nhưng nếu bé có các dấu hiệu kèm theo như sau thì cần đưa đi gặp bác sĩ ngay:

  • Trên vết mẩn mọc ra mụn nước.
  • Hình thành mẩn như mạng nhện.
  • Bé bị suy nhược cơ thể, đau, mỏi.
  • Nhức ở các bắp chân, tay, đo nhiệt độ thấy sốt cao.
  • Chảy dịch, viêm loét, bong vảy ở da ngày càng nặng…

Bằng các cách tìm hiểu tiền sử, quan sát và tiến hành một số xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác bé bị nổi mẩn đỏ không ngứa do đâu. Từ đó sẽ cùng cha mẹ trao đổi phương pháp điều trị, phòng ngừa và kiêng khem cho trẻ.

Cách chữa trị cho bé bị nổi mẩn đỏ không ngứa

Chữa trị nổi mẩn đỏ không ngứa ở trẻ nhỏ có rất nhiều cách. Tuy nhiên, dù áp dụng cách chữa nào cũng cần căn cứ vào tình trạng bệnh và nguyên nhân. Vì vậy, bạn chỉ nên áp dụng các phương pháp điều trị sau khi đã khám cho con và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Mẹo dân gian trị mẩn đỏ không ngứa cho trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ bị nổi mẩn đỏ ở ngoài da có rất nhiều cách chữa trong dân gian. Dựa trên một số biểu hiện bệnh, các chị em thường chỉ cho nhau những kinh nghiệm dùng thuốc như sau:

1. Dùng lá khế

Có rất nhiều cách để sơ chế lá khế trị mẩn đỏ cho trẻ. Đối với trường hợp trẻ nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa, dân gian làm như sau:

  • Đầu tiên, bạn cũng lấy 1 nắm lá khế rửa thật sạch với nước hoặc ngâm muối.
  • Vẩy bớt nước hoặc để lá khế khô rồi cho vào chảo rang héo lại.
  • Lấy lá khế héo bỏ vào cối giã nát.
  • Dùng sản phẩm vừa giã để chà lên vùng da mẩn đỏ của trẻ sau khi đã vệ sinh da.
  • Sau khoảng 5 phút trà nhẹ, bạn vệ sinh lại da rồi lau khô cho trẻ.
  • Tiến hành cho trẻ đều đặn ngày một lần và theo dõi kết quả.

Lá khế rất an toàn, cha mẹ có thể dùng để làm thuốc cho trẻ trị bệnh

2. Tắm quả mướp đắng

Tắm mướp đắng trị mẩn đỏ cho trẻ là cách làm được nhiều cha mẹ tin dùng. Để mẹo chữa cho hiệu quả cao, bạn nên thực hiện theo quy trình sau:

  • Rửa sạch 2 – 3 quả mướp đắng với nước muối để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất.
  • Để róc nước rồi thái thành miếng mỏng, thả vào nước sôi.
  • Đun sôi vài phút rồi tắt bếp, đổ nước mướp ra chậu pha vừa ấm rồi cho trẻ tắm.
  • Massage nhẹ nhàng vùng da bệnh của trẻ với nước mướp đắng trong khoảng 10 phút.
  • Sau đó tráng lại toàn bộ cơ thể bé bằng nước sạch ấm rồi lau khô, mặc thoáng cho trẻ.
  • Tiến hành cách chữa này mỗi ngày 1 lần cho đến khi da trẻ hết mẩn đỏ.

3. Tắm lá trầu

Cũng là một dược liệu tốt an toàn với trẻ nhỏ, trầu không được nhiều người lựa chọn làm dược liệu để trị viêm, nổi mẩn cho con, cháu.

Cách làm:

  • Lấy một nắm lá trầu không đem rửa sạch rồi ngâm nước muối để loại đi bụi bẩn, sâu bệnh.
  • Cho phần lá đó vào nồi nước nấu đến nhừ, nước chuyển màu vàng nâu.
  • Đổ nước lá trầu ra chậu rồi pha với nước ấm để tắm cho trẻ, đồng thời massage da trong 5 – 10 phút.
  • Sau đó tráng lại bằng nước sạch, lau khô và cho bé mặc quần áo thoáng.

Các mẹo dân gian chữa nổi mẩn cho trẻ nên được áp dụng ngay khi phát hiện triệu chứng. Nếu thấy biểu hiện lạ hoặc cách chữa không đem lại hiệu quả, mẹ nên đổi phương án khác.

Các bài thuốc Đông y trị mẩn đỏ cho trẻ

Một trong các phương thuốc điều trị mẩn đỏ cho trẻ đã được kiểm chứng hiệu quả và độ an toàn chính là Y học cổ truyền. Đến nay, có nhiều bài thuốc gia truyền trị bệnh ngoài da cho trong Đông y vẫn tiếp tục được lưu truyền, nghiên cứu và gia giảm để tăng hiệu quả.

Mề Đay Đỗ Minh – Bài thuốc Nam gia truyền 150 năm điều trị HIỆU QUẢ nổi mẩn đỏ ở trẻ được CHUYÊN GIA KHUYÊN DÙNG

Lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường cho biết: “Mặc dù thuốc Tây y có ưu điểm giảm ngứa, nổi mẩn đỏ nhanh chóng, giúp trẻ cảm thấy hết khó chịu ngay tức thì. Tuy nhiên, phương pháp này không thể chữa bệnh dứt điểm. Mặt khác, thuốc tân dược dễ gây tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn, đau dạ dày, suy thận… gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Trong khi đó, cơ chế điều trị của thuốc Đông y là tác động sâu, tập trung loại bỏ bệnh từ gốc, đồng thời giải độc tố, phục hồi tạng phủ, cân bằng âm dương, nâng cao sức đề kháng tự nhiên cho bé. Do đó thuốc mang lại hiệu quả bền vững, an toàn, phòng ngừa bệnh tái phát.”

Một trong số những bài thuốc Đông y chữa nổi mẩn đỏ, mề đay nổi tiếng được hàng ngàn ông bố, bà mẹ tin tưởng lựa chọn hiện nay là bài thuốc Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường. Théo đó, bài thuốc được bào chế dựa theo công thức Vàng bí truyền của dòng họ, được lưu truyền và phát triển qua hơn 1 thế kỷ. Hiện nay, bài thuốc đang được giữ gìn và hoàn thiện bởi lương y Đỗ Minh Tuấn – truyền nhân đời thứ 5.

Cụ thể, bài thuốc bao gồm 3 phương thuốc nhỏ trong 1 liệu trình, giúp hiệu quả chuyên sâu, điều trị nhanh chóng và toàn diện:

  • Thuốc đặc trị mẩn đỏ, mề đay: Tiêu viêm sưng, tăng cường đào thải độc tố, dứt điểm triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, tăng cường sức khỏe.
  • Thuốc bổ gan giải độc: Thanh nhiệt, mát gan, tăng cường chức năng gan, nâng cao sức đề kháng cho trẻ
  • Thuốc bổ thận dưỡng huyết: Sinh huyết, tăng cường chức năng thận, nâng cao hệ miễn dịch cho bé, phòng bệnh tái phát.

Đặc biệt, bài thuốc Mề đay Đỗ Minh nổi bật là bảng thành phần vượt trội với sự hội tụ của 50 loại thảo dược quý hiếm tự nhiên và lành tính, tiêu biểu như: Diệp hạ châu, hạ khô thảo, bồ công anh, sài đất, tơ hồng xanh, hạnh phúc, cà gai,…

Ngoài hiệu quả cùng bảng thành phần VÀNG, bài thuốc chữa nổi mẩn đỏ mề đay của Đỗ Minh Đường là lựa chọn hàng đầu của các bậc cha mẹ bởi vì những lý do sau:

  • Thành phần chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên, đạt tiêu chuẩn GACP-WHO, không chứa chất bảo quản, không trộn lẫn tân dược.
  • Bài thuốc đảm bảo lành tính, không gây tác dụng phụ, an toàn cho trẻ nhỏ, kể cả phụ nữ đang mang thai và phụ nữ sau sinh.
  • Thảo dược được thu hái trực tiếp từ các vườn dược liệu sạch chuẩn hóa chuyên canh hữu cơ do nhà thuốc Đỗ Minh Đường đầu tư phát triển tại Hưng Yên, Hòa Bình và Gia Lâm (Hà Nội). Đồng thời đơn vị cam kết không sử dụng dược liệu bẩn, dược liệu không rõ nguồn gốc.
  • Các thảo dược được tuyển chọn kỹ lưỡng, sơ chế, bào chế theo quy trình hiện đại khép kín, vượt qua mọi kiểm định khắt khe của Bộ Y tế.
  • Thuốc được các lương y gia giảm liều lượng phù hợp với cơ địa, thể trạng của từng bé.

Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện YHCT Trung ương đánh giá: “Trong số những bài thuốc chữa nổi mẩn đỏ, mề đay ở trẻ tôi từng biết, thì bài thuốc Mề đay Đỗ Minh của Đỗ Minh Đường cps hiệu quả tốt và vượt trội hơn cả. Nhờ sự tổng hòa các bài thuốc nhỏ cùng cơ chế tác động sâu, phương thuốc vừa có tác dụng loại bỏ bệnh từ gốc, vừa tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Đặc biệt, các thảo dược trong bài thuốc có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên, xuất xứ rõ ràng, do đó đảm bảo lành tính, an toàn cho trẻ nhỏ. Đây là điểm đáng được ghi nhận của bài thuốc giữa tình hình thị trường dược liệu giả, dược liệu bẩn như hiện nay.”

Qua hơn một thế kỷ lưu truyền và điều trị thực tế, bài thuốc Mề đay Đỗ Minh đã giúp hàng ngàn trẻ em hết nổi mẩn đỏ, mề đay không còn khó chịu. Phương thuốc trở thành lựa chọn hàng đầu của các ông bố, bà mẹ hiện nay.

[Chia sẻ của phụ huynh về hiệu quả của bài thuốc chữa nổi mẩn đỏ, mề đay ở trẻ Đỗ Minh Đường]

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHUYÊN GIA NHÀ THUỐC ĐỖ MINH ĐƯỜNG ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

Bài thuốc 2:

  • Cha mẹ dùng 10g bèo cái để loại bỏ tác nhân gây mẩn đỏ trên da trẻ, đồng thời trừ viêm, giúp vết thương mau lành.
  • Lại thêm 10g đại thanh diệp giúp chữa lành các tổn thương trong mạch máu, đồng thời giải nhiệt.
  • Kết hợp với hoa kim ngân, liên kiều để giảm mẩn đỏ, tăng công dụng giải độc, diệt khuẩn.
  • Sau khi có đủ các nguyên liệu như trên thì cho vào ấm sắc.
  • Đun với 1.5 lít nước cho sôi rồi hạ nhiệt xuống để nước cạn dần còn 400ml.
  • Chia đều ra 3 phần để trẻ uống ấm sau mỗi bữa ăn trong ngày.
  • Cho trẻ uống đều đặn mỗi ngày 1 thang đến khi hết mẩn đỏ trên da.

Một số vị thuốc Đông y trẻ rất dễ uống

Bài thuốc 3:

  • Cha mẹ dùng đan sâm 20g và lượng tương đương mẫu đơn đỏ cùng 15g hồng hoa để tăng hoạt huyết, giải trừ máu ứ đọng trong mao mạch làm mẩn đỏ da.
  • Kết hợp với xuyên khung 15g để hỗ trợ thông kinh mạch, 15g sinh địa cải thiện máu.
  • Đồng thời dùng hoa hòe 20g giúp cho thành mạch bền, ít bị giãn.
  • Sau khi có tất cả các dược liệu như trên thì mẹ rửa sạch, cho vào nồi.
  • Thêm 1,5 bát nước rồi đun sôi, hạ nhỏ lửa để nước thuốc cô đặc dần còn 3 bát con.
  • Chia làm 3 và cho trẻ uống nóng sau 3 bữa ăn trong ngày.
  • Mỗi ngày đều làm tương tự như vậy đồng thời theo dõi biến chuyển trên da trẻ. Thuốc này rất hữu hiệu với những bé mới bị viêm hoặc giãn mao mạch, khí huyết kém.

Hầu hết các bài thuốc Đông y trị nổi mẩn đỏ không ngứa cho bé đều là những phương thuốc an toàn, dễ uống. Tuy nhiên, bé sử dụng có đạt hiệu quả cao hay không còn phụ thuộc thời gian dùng thuốc và cơ địa. Bạn nên cho trẻ dùng thuốc đúng cách và theo dõi kỹ các biến chuyển và cân nhắc thay đổi hoặc kiên trì sử dụng thêm.

Điều trị bằng thuốc Tây

Có một số thuốc Tây dùng được cho trẻ nhỏ, có tác dụng trị nổi mẩn. Trong đó đa phần là các thuốc nước, kem bôi và một số thuốc uống.

  • Thuốc kháng Histamin: Giúp cơ thể trẻ ngăn ngừa sự giải phóng histamin trong cơ thể khi gặp tác nhân dị ứng.
  • Kem bôi: Có một số kem bôi có thành phần dưỡng ẩm và dịu nhẹ, an toàn với da bé được dùng để trị mẩn đỏ và làm phục hồi tổn thương.
  • Nếu trẻ bị viêm nhiễm, bạn cần dùng đến các dung dịch sát khuẩn, trị viêm cho trẻ.
  • Trong một số trường hợp, cha mẹ cần dùng thuốc kháng sinh hoặc các sản phẩm bổ trợ, hỗ trợ cải thiện mạch máu, điều trị u máu…

Hầu hết các thuốc Tây khi dùng cho trẻ em đều cần phải cẩn trọng. Cha mẹ cần hỗ trợ trẻ dùng thuốc đúng cách, đúng liều lượng cho trẻ nhỏ. Tránh để xảy ra hiện tượng dùng gián đoạn, bỏ thuốc hoặc quá liều. Tất cả các tình huống này đều dễ dẫn đến những nguy cơ rủi ro cho trẻ.

Bé bị nổi mẩn đỏ nên ăn gì kiêng gì?

Tùy vào nguyên nhân khiến trẻ bị mẩn đỏ mà mẹ xây dựng chế độ ăn để cải thiện tình trạng. Chẳng hạn:

  • Trẻ bị dị ứng gây nổi mẩn thì cần cho ăn thức ăn có tính mát, tránh ăn hải sản, da gà và các loại thịt quá nhiều protein…
  • Trẻ bị béo phì hoặc thường vận động mạnh làm giãn mạch máu cần thực hiện chế độ ăn nhiều rau xanh, giảm cân.
  • Hạn chế tối đa việc cho trẻ uống nước ngọt có ga làm dư axit, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và da.
  • Không cho bé ăn nhiều đồ chiên rán như thịt xiên, xúc xích, bánh rán, ngô, khoai chiên…
  • Mẹ nên xay sinh tố hoa quả để cải thiện thức uống, đồng thời cung cấp dưỡng chất cho trẻ, giúp trẻ dùng đủ nước mỗi ngày.
  • Cần chọn thực phẩm sạch để chế biến cho trẻ ăn một cách an toàn, đảm bảo tiêu hóa.

Cách phòng ngừa mẩn đỏ ở trẻ

Nhằm giảm nguy cơ mẩn đỏ trên da trẻ vì mọi nguyên nhân, cha mẹ nên chú ý:

Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ mà không ngứa, cha mẹ không được chủ quan mà cần lưu ý nhiều điều

  • Hướng dẫn trẻ giữ gìn vệ sinh thân thể hàng ngày thật sạch, hạn chế vi khuẩn tấn công da.
  • Khi da bị trầy xước, cần báo cho cha mẹ để được sát trùng. Không chà xát, làm vết bẩn bị viêm, nhiễm trùng.
  • Chọn các loại quần áo thoáng, chất vải tốt, thấm hút mồ hôi cho trẻ mặc.
  • Không để trẻ mang vác các vật nặng quá sức làm mạch máu bị ảnh hưởng.
  • Tránh để trẻ nghịch xà phòng, nước rửa bát, tẩy bồn cầu mà không vệ sinh sạch sẽ.
  • Không dùng sữa tắm, mỹ phẩm, dầu gội, nước rửa tay có chất độc hại cho trẻ…

Bé bị nổi mẩn đỏ không ngứa là hiện tượng thường thấy, nhiều khả năng là bệnh. Cha mẹ cần chú ý quan sát và tìm hiểu thêm để sớm phát hiện, lựa chọn phương pháp chữa trị cho trẻ kịp thời, tránh tổn thương lâu dài trên da trẻ.

THÔNG TIN HỮU ÍCH: Chuyên gia phân tích các phương pháp chữa nổi mề đay ở trẻ em bằng dân gian, tây y, đông y

Alternate Text Gọi ngay