Bé Nổi Mẩn Đỏ: Nguyên Nhân, Cách Chữa Trị Và Phòng Ngừa

Nguyễn Thị Tuyết LanDa liễu

– Khoa

Nguyên Trưởng khoa Nội, kiêm Trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

– Cố vấn chuyên môn tại

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi

Bé nổi mẩn đỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm. Do đó, ngay khi nhận thấy những triệu chứng bất thường, cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay để tránh nguy hiểm. Dưới đây là thông tin chi tiết về tình trạng này để phụ huynh có cái nhìn tổng quát hơn.

Nguyên nhân gây tình trạng bé nổi mẩn đỏ khắp người

Bé nổi mẩn đỏ khắp người do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như: Dị ứng nước giặt, đồ ăn, cơ thể nhiễm virus, vi khuẩn,… Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý ngoài da như mề đay, bệnh chàm, cơ thể bị nhiễm nấm,…

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau làm bé nổi mẩn đỏ

Những tác động bên ngoài gây mẩn đỏ ở bé

Trong nhiều trường hợp, bệnh lý này chủ yếu do bé tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như hóa chất, bụi bẩn, lông thú cưng hoặc do môi trường.

  • Dị ứng hóa mỹ phẩm: Trong các loại mỹ phẩm, xà phòng tắm, sữa tắm thường có chứa triclosan. Đây là hóa chất có thể gây phát ban trên da nếu cơ thể bé nhạy cảm quá mức. Từ đó, bé sẽ

    bị nổi mẩn đỏ

    khắp người, có thể ngứa ngáy hoặc không.

  • Khăn ướt có hóa chất: Các loại khăn ướt dùng 1 lần có chứa cồn cùng hóa chất tạo mùi nên có thể khiến trẻ bị dị ứng, gây nổi mẩn đỏ hoặc mề đay.
  • Kích ứng dầu gội: Một số loại dầu gội có những thành phần có thể làm kích ứng da đầu của bé, đặc biệt là ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm, từ đó làm xuất hiện những mẩn đỏ trên da.
  • Ô nhiễm không khí: Nếu tiếp xúc thường xuyên với bụi bẩn, phấn hoa, ô nhiễm không khí, bé cũng có nguy cơ cao bị phát ban, mẩn ngứa khắp người.
  • Dùng sản phẩm tẩy rửa nhiều hóa chất: Các chất tẩy rửa như nước giặt, nước rửa bát, nước lau bếp, nước làm sạch toilet,… có chứa nhiều chất độc hại không những gây dị ứng mà còn làm ảnh hưởng khả năng sinh sản, hệ thần kinh trung ương.

Nguyên nhân bé nổi mẩn đỏ do bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân kể trên, tình trạng bé nổi mẩn đỏ cũng có thể là do những bệnh lý sau đây:

  • Mề đay mẩn ngứa

Mề đay là một trong những bệnh lý làm những nốt mẩn đỏ ngứa xuất hiện. Tình trạng này có thể do cơ thể bị dị ứng hoặc nhiễm trùng. Bệnh mề đay sẽ tự hết nếu cha mẹ biết cách chăm sóc và giữ gìn vệ sinh cơ thể của bé. Tuy nhiên nếu bệnh quá nghiêm trọng thì nên bệnh viện da liễu để được khám chữa chi tiết.

Mề đay mẩn ngứa cũng là bệnh lý làm bé nổi mẩn đỏ khắp người

  • Rôm sảy ở bé

Rôm sảy là tình trạng bé nào cũng từng trải qua 1 lần trong đời. Tình trạng này khiến da bé xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, mụn nước gây ngứa ngáy, đặc biệt là vùng lưng, ngực, nách, háng,… Đây là bệnh lý do lỗ chân lông bị bít tắc do tuyến mồ hôi nên chủ yếu xuất hiện vào những ngày thời tiết oi nóng. Cha mẹ nên chú ý tạo môi trường sống mát mẻ để ngăn ngừa tình trạng này.

  • Nhiễm nấm ngứa

Một số loại nấm nguy hiểm có thể gây phát ban ở trẻ như: microsporum audouinii, microsporum canis, trichophyton tonsurans,… Bệnh có thể lây nhiễm khi các bé dùng chung đồ dùng cá nhân nên cha mẹ cần đặc biệt lưu ý. Tình trạng này gây ra một số triệu chứng như: Bé nổi mẩn đỏ hình bầu dục, có vảy, gây ngứa ngáy, nhiều trường hợp bị bong tróc da,…

  • Bệnh chàm eczema

Eczema là bệnh lý da liễu cực kỳ phổ biến ở trẻ nhỏ với triệu chứng điển hình là những nốt mẩn đỏ trên da, đặc biệt là vùng khuỷu tay, đầu gối hoặc mặt. Trong một số trường hợp, bé còn có thể bị bong tróc, ngứa ngáy,… Cha mẹ cần có biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách để bảo vệ da của bé, đồng thời ngăn bệnh tiến triển nặng.

  • Bé nổi mẩn đỏ do bệnh hồng ban

Bệnh hồng ban hình thành khi cơ thể bé bị virus tấn công và là nhiễm trùng da ở những bé có cơ địa nhạy cảm. Những nốt mẩn đỏ có thể lan rộng nhưng không gây ngứa ngáy, tuy nhiên nó làm da trẻ bị phồng rộp. Sau từ 3-6 tuần những nốt mẩn ngứa này sẽ biến mất nhưng cha mẹ cần chú ý theo dõi và chăm sóc bé thật tốt để đảm bảo bệnh không trở nặng.

  • Bé bị mụn trứng cá

Nhiều người nghĩ rằng mụn trứng cá chỉ xuất hiện ở giai đoạn dậy thì, tuy nhiên trẻ nhỏ cũng có thể gặp tình trạng này. Những nốt mụn thường khiến da bị sưng đỏ, không ngứa. Các nốt mụn sẽ biến mất trong vài tuần, nhưng cũng có nhiều trường hợp kéo dài vài tháng. Cha mẹ nên quan sát kỹ trẻ và đưa đi khám ngay nếu thấy những dấu hiệu bất thường.

Trẻ nhỏ cũng có nguy cơ bị mụn trứng cá và nổi mẩn đỏ

  • Sốt phát ban

Sốt phan ban cũng là một nguyên nhân khiến bé nổi mẩn đỏ và khiến trẻ bị sốt nhẹ. Cha mẹ có thể sớm nhận biết bệnh thông qua những triệu chứng như sốt, da nhiều nốt ban đỏ ở sau tai rồi lan ra khắp cơ thể. Trường hợp này bạn cần cho con đi khám để được bác sĩ tư vấn phương pháp chữa trị an toàn, phù hợp.

  • Bé bị giãn mao mạch

Giãn mao mạch do hệ thống mạch máu bị giãn quá mức ở dưới da, các chuyên gia còn gọi là xuất huyết dưới da và gây nhiều vết đỏ. Cha mẹ có thể nhận biết trẻ gặp tình trạng này bằng các triệu chứng như: Da xuất hiện nốt đỏ nhưng dùng tay ấn vào thì không còn, da bé sẫm màu hơn,…

  • Bệnh chốc lở

Chốc lở là tình trạng nhiễm trùng ở trẻ em và có khả năng lây lan rộng, gây ra nhiều nốt mẩn đỏ ở trẻ em. Sau một thời gian những nốt này sẽ hình thành mủ và bên ngoài là một lớp vảy màu vàng. Những trẻ từ 2 – 6 tuổi có nguy cơ cao nhất mắc bệnh. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cha mẹ cũng cần theo dõi thật kỹ sức khỏe của con và đưa con đi khám để được bác sĩ hướng dẫn xử lý.

  • Mụn hạt kê

Mụn hạt kê xuất hiện nhiều ở trẻ dưới 6 tháng tuổi và làm xuất hiện những nốt đỏ trên da. Nguyên nhân của tình trạng này là do bít tắc các chất sừng ở nang lông, ống tuyến bã hoặc tuyến mồ hôi, gây ra nhiều sẩn nhỏ có màu trắng hoặc đỏ. Các nốt này xuất hiện nhiều ở mí mắt, mũi, má với kích thước dưới 3mm. Thường sau vài tuần mụn hạt kê sẽ thuyên giảm nên cha mẹ không cần quá lo lắng.

Mụn hạt kê làm bé nổi mẩn đỏ nhưng không quá nguy hiểm

  • Bé nổi mẩn đỏ vì bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm ở trẻ dưới 10 tuổi do virus đường ruột gây ra. Trong thời ủ bệnh bé sẽ bị sốt, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn. Khi bệnh khởi phát, nhiều nốt mẩn đỏ sẽ xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân và cả trong miệng. Hãy đi khám tại bệnh viện uy tín để được bác sĩ chỉ định phương pháp chữa bệnh phù hợp, tránh ảnh hưởng sức khỏe của con.

Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người có nguy hiểm không?

Rất nhiều cha mẹ thắc mắc bé nổi mẩn đỏ có nguy hiểm không. Về vấn đề này, lương y Đỗ Minh Tuấn, chuyên gia tại Vietmec cho biết tình trạng này KHÔNG GÂY NGUY HIỂM. Tuy nhiên nếu bệnh nặng mà không chữa trị thì bé có thể thể gặp một số vấn đề như:

  • Da dễ bị nhiễm trùng, viêm loét, để lại nhiều sẹo trên da.
  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ làn da, đặc biệt là khi trẻ lớn lên.

Tốt nhất là sau 5-7 ngày tình trạng da của bé vẫn chưa cải thiện thì bạn cần đưa con đi khám chữa tại những bệnh viện, phòng khám uy tín, tránh để những tổn thương trên da ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Phương pháp chữa trị tình trạng bé nổi mẩn đỏ

Trẻ bị nổi mẩn đỏ có thể dễ dàng được xử lý thông qua những thảo dược tự nhiên. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc để đẩy nhanh quá trình chữa bệnh. Cha mẹ cần cho bé sử dụng theo đúng hướng dẫn để tránh ảnh hưởng đến làn da, sức khỏe của bé.

Phương pháp chữa bệnh tại nhà

Với những trường hợp mề đay mẩn đỏ nhẹ, không có quá nhiều triệu chứng nguy hiểm thì cha mẹ có thể cho bé dùng các mẹo tự nhiên tại nhà để đảm bảo an toàn. Các nguyên liệu tự nhiên không gây tác dụng phụ như thuốc tân dược mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả khi sử dụng.

  • Sử dụng nha đam

Nha đam hay lô hội rất tốt cho làn da của bé bởi nó chứa nhiều dưỡng chất. Vitamin E trong lô hội có thể giúp giảm ngứa ngáy, khó chịu. Bên cạnh đó, đặc tính kháng viêm từ nha đam cũng rất tốt cho những bé nổi mẩn đỏ ở người.

Nha đam - dược liệu vàng trong chữa mẩn đỏ ngứa ở bé

Cha mẹ hãy lấy gel nha đam thoa lên vùng da đang bị mẩn đỏ của bé. Trong quá trình sử dụng hãy chú ý xem bé có bị dị ứng hay không, nếu có thì nên ngừng lại để tránh làm tổn thương đến da.

  • Chườm lạnh

Tác động của nhiệt lạnh mang đến hiệu quả tích cực với những bé bị nổi mẩn đỏ. Cha mẹ có thể dùng túi chườm hoặc lấy khăn mềm bọc đá rồi chườm lên các vùng da bị đỏ ngứa trong 10 phút. Cách này có thể áp dụng nhiều lần trong ngày nếu bé bị ngứa quá nhiều.

Vì làn da của bé tương đối mỏng manh nên cha mẹ cần kiểm tra thật kỹ nhiệt độ khi chườm. Khi chườm, không đặt ở một vị trí quá lâu, hãy chậm rãi di chuyển trên từng vùng da của bé.

  • Tắm lá chè xanh

Trà xanh là thảo dược rất tốt và được dùng để nấu nước uống mỗi ngày. Trong lá trà có chứa EGCG, quercetin, catechin,… giúp giảm ngứa, giảm viêm, đồng thời đẩy nhanh tốc độ hồi phục tế bào da. Cha mẹ có thể nấu nước tắm từ lá trà cho trẻ.

Hãy sử dụng 2-3 nắm lá chè xanh và nấu cùng 2-3 lít nước. Pha nước thu được cùng chút nước lạnh cho ấm vừa rồi dùng để tắm cho bé mỗi tuần 3-4 lần.

Bé nổi mẩn đỏ có thể chữa trị bằng tắm nước lá trà xanh

Sử dụng các thuốc Tây y chữa bé bị nổi mẩn đỏ

Có một số loại thuốc Tây y có thể dùng cho những trẻ bị nổi mẩn đỏ. Tuy nhiên việc sử dụng cần có chỉ định từ bác sĩ, quá trình dùng cũng cần tuân thủ theo đúng liều lượng để tránh gây kích ứng da của bé.

  • Thuốc bôi chứa corticoid: Các kem bôi chứa corticoid có thể giúp diệt khuẩn, diệt nấm trên bề mặt da của trẻ, hiệu quả khá nhanh chóng. Tuy nhiên thuốc này có khả năng bào mòn da nên chỉ dùng trong thời gian ngắn và cha mẹ chú ý không để dính vào mắt, miệng bé.
  • Kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm giúp đẩy nhanh quá trình làm liền sẹo, hỗ trợ vết thương trên da nhanh chóng phục hồi, đồng thời giảm ngứa. Cha mẹ có thể chọn sản phẩm lành tính, chứa những thành phần như vitamin C, D, E, B5,…
  • Thuốc kháng histamin: Nhóm này chỉ định cho trường hợp bé bị dị ứng hay gặp các vấn đề tự miễn. Thuốc giúp ức chế quá trình sản sinh histamin gây dị ứng cho cơ thể. Tuy nhiên nhóm thuốc này thường dễ gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm nên cha mẹ cần chú ý thật kỹ.

Điều quan trọng khi dùng thuốc Tây cha mẹ phải cho con dùng đúng liều lượng, đúng hướng dẫn bởi thuốc tân dược dễ gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ, sức đề kháng còn yếu, da còn mỏng manh nên rất dễ bị tác động xấu.

Dùng Đông y chữa trị bé bị mẩn ngứa

Các bài thuốc Đông y là giải pháp an toàn và hiệu quả, được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn để chữa mẩn đỏ ở bé. Bằng việc sử dụng 100% những thảo dược thiên nhiên để chữa bệnh, nên khi dùng bé sẽ không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào. Bên cạnh đó, đây là phương pháp giúp đẩy lùi bệnh từ trong ra ngoài, xử lý tận gốc các nguyên nhân gây bệnh và phòng ngừa bệnh cực kỳ hiệu quả.

Dùng Đông y chữa trị bé bị mẩn ngứa cực kỳ an toàn, hiệu quả cao

Cha mẹ lưu ý rằng thuốc Đông y thời gian đầu có thể hơi khó dùng đối với trẻ, bạn hãy kiên trì cho bé uống từng chút một để làm quen, trong thời gian đó có thể dùng thêm thuốc bôi, thuốc ngâm rửa để đẩy lùi triệu chứng của bệnh.

Bài thuốc MỀ ĐAY ĐỖ MINH dứt điểm mẩn đỏ, bảo vệ làn da mỏng manh của bé

Mề đay Đỗ Minh chính là bài thuốc trị nổi mẩn đỏ, nổi mẩn ngứa, mề đay cho trẻ em hiệu quả, an toàn bậc nhất hiện nay, luôn nhận được phản hồi tốt từ nhiều phụ huynh:

Để làm được điều này, các lương y của Nhà thuốc Nam gia truyền 150 năm Đỗ Minh Đường đã lựa chọn những vị thuốc lành tính, kết hợp trong 3 bài thuốc nhỏ:

Tổng hòa hiệu quả từ 3 bài thuốc tạo nên cơ chế tác động toàn diện. Bài thuốc không chỉ khắc phục hoàn toàn triệu chứng bé nổi mẩn đỏ mà còn tăng cường chức năng ngũ tạng, tăng sức đề kháng, tạo đà cho sự phát triển của bé về sau.

Các lương y, bác sĩ sẽ thăm khám, gia giảm thành phần, liều lượng bài thuốc phù hợp với cơ địa, tình trạng bệnh từng bé. Từ đó, đảm bảo đem đến hiệu quả dứt điểm tình trạng nổi mẩn đỏ ngay từ 1-2 tháng đầu. Chỉ trường hợp nặng, bệnh kéo dài nhiều năm mới phải dùng thuốc tới tháng thứ 3,4.

XEM VIDEO: Mẹ bé Quang Minh chia sẻ về hành trình điều trị dị ứng nổi mẩn đỏ ngứa cho con tại Đỗ Minh Đường

Nhiều bà mẹ chữa dứt điểm mề đay, mẩn ngứa cho con không tái phát nhờ sử dụng bài thuốc này!

Tiêu ban Giải độc thang là bài thuốc ĐẶC TRỊ mề đay, mẩn ngứa đã không còn xa lạ với người Việt, nhất là các bà mẹ đang nuôi con nhỏ. Với chiết suất từ thảo dược thiên nhiên lành tính, bài thuốc rất an toàn và phù hợp với sức khoẻ của trẻ. 

Chị Nguyễn Thị Tuyết Linh (Ứng Hòa, Hà Nội) chia sẻ: “Hồi 8 tháng tuổi, bé nhà mình bị lên mẩn đỏ khắp người, liên tục quấy khóc vì khó chịu, ngứa ngáy khiến mình rất lo lắng. Sau 2 tháng cho con dùng Tiêu ban Giải độc thang, tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngáy của con đã không còn xuất hiện, hơn 1 năm nay không tái phát lại.”

Tiêu ban Giải độc thang là bài thuốc nổi tiếng được nghiên cứu và bào chế bởi Trung tâm Thuốc dân tộc. Hoà quyện hơn 30 thảo dược quý được phối chế thành 2 nhóm thuốc ĐẶC TRỊ – thuốc BỔ phối hợp loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh và ngăn ngừa tái phát lâu dài. 

VTV2 đã đưa tin về bài thuốc  Tiêu ban Giải độc thang với kết quả điều trị thực tế trên 95% bệnh nhân hết mề đay, mẩn ngứa chỉ sau 1 – 3 tháng, không tái phát sau nhiều năm. [Xem phóng sự TẠI ĐÂY]

Liên hệ HOTLINE 0979 509 155, hoặc click thông tin liên hệ phía dưới để được bác sĩ đầu ngành tư vấn chi tiết, kê đơn thuốc phù hợp nhất với trẻ.

Tiêu ban hoàn bì thang “CHẶN ĐỨNG” mề đay mẩn đỏ cho trẻ AN TOÀN TUYỆT ĐỐI

TIÊU BAN HOÀN BÌ THANG của Nhất Nam Y Viện là bài thuốc giải dị ứng một cách tự nhiên thông qua hồi phục và tăng cường chức năng giải độc của cơ thể. Đồng thời thúc đẩy hệ miễn dịch của trẻ hoạt động khỏe mạnh, đúng cách, ngăn chặn dị ứng tái diễn sau điều trị. Nhờ đó, trẻ hoàn toàn không bị phụ thuộc vào thuốc, điều trị mề đay mẩn đỏ hiệu quả chỉ sau 1 liệu trình.

Khả năng xử lý mề đay mẩn đỏ vượt trội của bài thuốc đến từ thành phần 27 vị thuốc nam được kế thừa từ công thức “DƯỢC LIỆU VÀNG” của Ngự y triều Nguyễn gồm: 

  • Thảo dược chứa chất kháng sinh chống dị ứng tự nhiên, 

  • Thảo dược bổ gan, bổ thận, 

  • Thảo dược dưỡng huyết, tăng cường sức đề kháng. 

Toàn bộ thành phần được sàng lọc từ công trình nghiên cứu khoa học với sự kiểm định nghiêm ngặt về dược tính, dược chất. 100% thảo dược được trồng theo công nghệ sinh học, đến từ vườn thuốc đạt chuẩn GACP-WHO của Nhất Nam Y Viện và đã được kiểm nghiệm an toàn bởi Học viện Quân y. 

Bài thuốc đã điều trị mề đay nổi mẩn đỏ cho hàng nghìn trẻ nhỏ và được các các bậc phụ huynh công nhận hiệu quả:

Hướng dẫn chăm sóc và phòng tránh tình trạng bé nổi mẩn đỏ

Trẻ nhỏ sức đề kháng yếu, làn da còn mỏng manh nên rất dễ bị các bệnh ngoài da gây nổi mẩn đỏ, dị ứng da. Do đó cha mẹ cần xây dựng lối sống khoa học cho trẻ, vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ mỗi ngày để phòng ngừa cũng như đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.

Bên cạnh đó, trong quá trình chăm sóc, chữa trị cho bé, phụ huynh cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Tránh để trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng, cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, sạch sẽ và giữ không gian sống của bé sạch thoáng.
  • Không cho con ăn những thực phẩm dễ gây kích ứng, thay vào đó hãy bổ sung cho bé trái cây tươi, rau xanh, vitamin và khoáng chất.
  • Tắm cho bé mỗi ngày, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và dùng những xà phòng tắm từ nguyên liệu tự nhiên.
  • Trẻ quá ngứa thì hãy xoa nhẹ để bé dễ chịu hơn, tránh để bé gãi, cào quá nhiều làm da bị tổn thương, nhiễm  trùng.
  • Hãy giữ không gian vui chơi, sinh hoạt của bé sạch sẽ, đảm bảo con được ngủ đủ giấc.
  • Nếu bé còn dùng bỉm, tã thì hãy thay cho bé thường xuyên để đảm bảo cơ thể bé luôn sạch thoáng, không bị hăm ngứa.
  • Nếu tình trạng nổi mẩn đỏ ở bé kéo dài trên 1 tuần thì cha mẹ nên đưa con đi khám để được bác sĩ hướng dẫn phương pháp điều trị đúng nhất.

Cha mẹ chú ý vệ sinh cho bé sạch sẽ mỗi ngày

Bé nổi mẩn đỏ trên da có thể là biểu hiện có nhiều bệnh lý nguy hiểm và cha mẹ cần điều trị ngay để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Bên cạnh đó, để phòng ngừa bệnh phụ huynh cũng nên để con sống trong môi trường sạch thoáng, luôn giữ cho cơ thể bé khỏe mạnh. Nếu trong quá trình điều trị có những dấu hiệu bất thường thì hãy liên hệ với chuyên gia để được tư vấn hướng giải quyết phù hợp.

Alternate Text Gọi ngay