Bé bị ho khan từng cơn – Bắt bệnh qua tiếng ho của bé!

Bé bị ho khan từng cơn khiến mẹ lo sốt vó. Cơn ho không chỉ ảnh hưởng đến quá trình học tập của con vào ban ngày mà còn khiến bé ngủ không ngon giấc. Vậy ho khan từng cơn cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm nào về sức khỏe? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ “bắt bệnh” cho bé chính xác!

be ho khan từng cơn

Bé bị ho khan từng cơn là gì

Ho là cách cơ thể làm sạch và bảo vệ đường thở khỏi các chất tiết gây kích ứng. Về cơ bản, ho là một phản ứng có lợi, tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu cho biết bản chất bệnh của con bạn. Vậy với hiện tượng ho khan từng cơn ở bé, mẹ đã biết chưa?

nguyên nhân ho khan

Bé bị ho khan nếu bạn không thấy bé ho ra đờm hoặc chất nhầy, cùng với tiếng thở khò khè hoặc tiếng rít. Ho khan thường gặp nhất là do bị kích thích. Cổ họng và đường thở được lót bằng các mô nhạy cảm chứa hàng nghìn đầu dây thần kinh và “thụ thể ho”. Khi các thụ thể này được kích hoạt, chúng sẽ gửi một tín hiệu hóa học đến não của trẻ, từ đó gây ra cơn ho khó chịu. Trẻ tiếp xúc thường xuyên với các chất kích thích, như tác nhân gây dị ứng, khói bụi hoặc ô nhiễm, cơ thể kích hoạt các thụ thể ho đó và dẫn đến ho khan. Các bệnh truyền nhiễm, bao gồm cả cảm lạnh hoặc cúm, cũng có thể gây ra những thay đổi trong các mô mỏng manh lót đường thở, kích hoạt phản xạ ho của trẻ.

✔️✔️✔️ Mẹ xem thêm: Bé bị ho khan về đêm – 7 nguyên nhân và cách điều trị

Bé bị ho khan kéo dài là bệnh gì?

Ho gà

Bé bị ho khan từng cơn còn có thể là triệu chứng của bệnh ho gà. Bệnh này có thể được phòng ngừa bằng vắc xin. Tuy nhiên, vắc xin được tiêm theo liều lượng từ hai tháng tuổi đến tiêm nhắc lại ở tuổi 11 hoặc 12. Điều này có nghĩa là trẻ nhỏ vẫn có thể mắc bệnh.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa trẻ bị ho gà, ngoài việc tiêm vắc xin, là giữ chúng tránh xa bất kỳ đợt bùng phát nào. Bệnh ho gà rất dễ lây lan, nếu chẳng may mắc bệnh, trẻ có thể bị ho khan kéo dài hàng tháng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt.

Nhiễm virus

Trẻ em có thể bị ho khan từng cơn trong hoặc sau khi bị nhiễm virus cảm lạnh hoặc cúm. Cảm lạnh thường gây ra một cơn ho nhẹ. Trong một số trường hợp, cảm cúm có thể gây ra ho khan nghiêm trọng. Bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào trong số này đều có thể điều trị dễ dàng. Tuy nhiên, nếu chủ quan bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Do đó, việc phát hiện và can thiệp sớm là điều vô cùng quan trọng.

Dị ứng

Dị ứng là nguyên nhân phổ biến nhất khiến bé bị ho khan từng cơn. Ngay cả khi con bạn chưa được kiểm tra dị ứng, bạn cũng có thể biết được liệu ho có phải do dị ứng gây ra hay không. Ho khan và các triệu chứng dị ứng khác như sổ mũi, hắt hơi lặp lại hàng năm trong một mùa cụ thể có thể là do dị ứng. Trẻ em ho khan kéo dài sau khi ở ngoài trời có thể bị dị ứng với phấn hoa. Cha mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị dị ứng nếu tình trạng ho như thế này kéo dài.

Hen suyễn

Hen suyễn là một nguyên nhân rất phổ biến khác khiến bé bị ho khan từng cơn. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, cứ 12 trẻ thì có 1 trẻ mắc bệnh hen suyễn. Bệnh này phổ biến ở trẻ em hơn so với người lớn, khiến đường thở bị hạn chế, khó thở hơn và gây ho khan.

✔️✔️✔️ Trẻ ho khan lâu ngày không khỏi – Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Thói quen ho

Một số trẻ hình thành thói quen ngay cả khi chúng không cần thiết. Điều này là do cơn ho có nguyên do bệnh lý thực sự ngay từ đầu, nhưng vẫn tiếp tục ngay cả khi trẻ đã khỏe. Ho khan do thói quen có thể phân biệt với ho như một triệu chứng của bệnh vì nó dừng lại khi trẻ đang ngủ hoặc mất tập trung.

Hít hoặc nuốt phải vật lạ

Bên cạnh là phản ứng tự nhiên chống lại sự nhiễm trùng, ho còn là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang cố gắng tống vật lạ nào đó ra khỏi đường thở. Do đó, cơn ho khan của bé không ngoại trừ là do đã nuốt phải dị vật. Lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được sơ cứu kịp thời.

1001 bí quyết trị dứt điểm bé bị ho khan từng cơn

Bé bị ho liên tục không ngừng trong nhiều ngày dễ gây biến chứng viêm phế quản, viêm phổi,… Lúc này, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và tốn kém hơn nhiều. Do đó, cha mẹ cần tuân thủ những lưu ý dưới đây để điều trị dứt điểm ho khan từng cơn ở trẻ:

thói quen tốt giúp bé hạ gục cơn ho

Phát hiện sớm, điều trị kịp thời

Ho đơn thuần không phải tình trạng đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu trẻ bị ho khan từng cơn kèm theo các biểu hiện dưới đây thì có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cận kề:

  • Ho kéo dài liên tục không ngừng, tần suất tái mắc tăng

  • Đau tức ngực, sút cân, kém ăn, gây mệt mỏi

  • Ho khan đỏ mặt, thấy rõ cổ nổi tĩnh mạch

  • Khó thở, thở khò khè

Không tự ý cho bé dùng thuốc kháng sinh

Cha mẹ không nên tự ý cho bé dùng thuốc khi chưa xác định rõ cơn ho khan của bé bắt nguồn từ đâu, virus hay vi khuẩn. Không giống như ho do vi khuẩn thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh, trẻ bị ho do virus chỉ cần dành thời gian nghỉ ngơi, bổ sung nước và chất dinh dưỡng là có thể tự khỏi. Việc lạm dụng kháng sinh hay dùng thuốc không đúng cách có thể gây ra nhiều hậu quả khó lường. Vì vậy, trong mọi trường hợp, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé dùng thuốc.

Biết cách chăm sóc bé đúng cách

Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ, cha mẹ có thể “bỏ túi” cho mình những mẹo vặt để chăm sóc và hỗ trợ điều trị bé ho khan từng cơn dưới đây:

  • Xông hơi: Xông hơi không chỉ giúp ích cho trẻ sau một ngày dài bị ho khan, biện pháp này còn có thể làm giảm tắc nghẽn chất nhầy, mũi và ngực. Mẹ có thể cho bé xông hơi bằng nước ấm hoặc kết hợp với các loại lá. Trong quá trình xông hơi, trẻ nên hít thở sâu trong vòng vài phút và sau đó cố gắng ho hoặc khạc để loại bỏ chất nhầy dư thừa.

  • Bổ sung đầy đủ nước cho bé: Bổ sung đủ nước là điều quan trọng khi trẻ bị ho. Chất lỏng sẽ giữ ấm cho đường thở và giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Để kiểm soát cơn ho khan từng cơn, cha mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ nước, sữa mẹ hoặc sữa công thức đều đặn cho bé. Không nên cho trẻ uống nước trước 6 tháng vì có thể dẫn đến hạ natri máu.

  • Mật ong và chanh: Bé bị ho khan từng cơn có thể thuyên giảm nhanh chóng khi sử dụng mật ong hòa tan trong nước ấm với chanh. Mật ong hấp dẫn với trẻ vì nó có vị ngọt tự nhiên, giúp chống nhiễm trùng do đặc tính ngăn chặn vi khuẩn. Nó cũng giúp làm dịu cơn đau họng và phục hồi niêm mạc do ho khan kéo dài hiệu quả. Mật ong không được khuyến khích cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi vì nguy cơ ngộ độc. Do đó, phương pháp này chỉ được áp dụng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.

  • Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có tính sát khuẩn cao, giúp rửa trôi bụi bẩn, vi khuẩn và dịch nhầy. Để duy trì hiệu quả, mẹ nên cho bé súc miệng bằng nước muối hàng ngày. Điều này sẽ giúp hạn chế vi khuẩn, virus sinh sôi, phòng ngừa viêm họng, ho khan và các bệnh lý về đường hô hấp hiệu quả.

  • Bổ sung tỏi: Bí kíp giúp bé khỏi ngay ho khan từng cơn mà cha mẹ nào cũng nên nằm lòng tiếp theo đó chính là bổ sung tỏi vào thực đơn hàng ngày. Không ngoa khi nói tỏi là thần dược trị bách bệnh. Nghiên cứu cho thấy, tỏi có chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn giúp chống lại virus gây bệnh. Đặc biệt, bổ sung tỏi thường xuyên còn giúp hỗ trợ tăng cường đề kháng, cho bé thể trạng tốt để chống chọi với bệnh.

tỏi hấp trị ho khan

Trên đây là những nguyên nhân khiến bé bị ho khan từng cơn, cũng như các biện pháp chăm sóc hiệu quả tại nhà. Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp ích được cho phụ huynh trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bé yêu!

Alternate Text Gọi ngay