Bé chậm nói phải làm sao? Cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả

Dạy trẻ chậm nói là vấn đề đang được nhiều phụ huynh quan tâm hiện hay. Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, gây không ít lo lắng cho các bậc phụ huynh bởi ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ giao tiếp và thể hiện nhu cầu, tình cảm của mình. Cùng Con Mèo Vàng tìm hiểu nguyên nhân và cách dạy trẻ chậm nói qua bài viết dưới đây.

I. Chậm nói là gì? Nguyên nhân dẫn đến chứng chậm nói ở trẻ

Chậm nói là khi khả năng ngôn ngữ của trẻ chậm hơn so với các mốc phát triển ngôn ngữ bình thường. Một đứa trẻ có thể bị chậm nói đơn giản và không có gì đáng lo ngại, nhưng chậm phát triển ngôn ngữ cũng có thể do mất thính giác hoặc khuyết tật phát triển hoặc các vấn đề thần kinh tiềm ẩn.

Các loại chậm nói ở trẻ

Có 3 loại trẻ chậm phát triển ngôn ngữ:

– Trẻ chậm nói đơn thuần.

– Chậm nói do gặp rắc rối tại các vùng não chịu trách nhiệm về nói

– Trẻ chậm nói do các vấn đề về cơ miệng

Dạy trẻ chậm nói trong quá trình phát triển

Trẻ chậm nói trong quá trình phát triển

Nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm nói

Nguyên nhân trẻ chậm nói


Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chậm nói

Có hai nhóm nguyên nhân gây chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ gồm: nguyên nhân thực thể và nguyên nhân tâm lý:

– Nguyên nhân thực thể: Các vấn đề xuất phát từ các bộ phận cơ thể và cơ quan chịu trách nhiệm phát âm như tai, mũi, họng, lưỡi,… hoặc các cơ quan có vai trò chỉ đạo ngôn ngữ như não bộ hoặc các vấn đề về não (não kém phát triển, viêm màng não, dị tật bẩm sinh,…)

– Nguyên nhân tâm lý: Do trẻ bị tác động tâm lý, hoặc do gia đình bỏ mặc, không quan tâm đến trẻ. Sự nuông chiều quá mức cũng sẽ là nguyên nhân khiến trẻ chậm nói, lười giao tiếp.

II. Khi bé chậm nói phải làm sao?

Cha mẹ cần hiểu rõ các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ để phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường trong quá trình phát triển của con và tiến hành can thiệp sớm. Dưới đây là các biểu hiện khi trẻ chậm nói:

– Trẻ sơ sinh không phản ứng với âm thanh khi được 6 đến 8 tuần tuổi.

– Cha mẹ đùa với con nhưng trẻ không đáp lại khi trẻ 2 tháng tuổi.

– Khi được 3 tháng tuổi, bé tỏ ra thờ ơ với mọi người và mọi vật xung quanh.

– Không quay đầu lại khi nghe giọng nói lúc 4 tháng.

– Dù mới 6 tháng tuổi nhưng bé chưa biết tự cười.

– 8 tháng tuổi không bập bẹ, không nói chuyện.

– Không nói được từ nào khi 2 tuổi.

– Không thể nói những câu đơn giản khi 3 tuổi.

III. Cách dạy trẻ chậm nói

Dạy trẻ chậm nói nghe có vẻ đơn giản nhưng nếu không có phương pháp dạy đúng thì sẽ không mang lại hiệu quả cao. Có rất nhiều cách để dạy con chậm nói và mỗi cách sẽ có một tác dụng khác nhau. Nhưng nhìn chung, tất cả đều đòi hỏi sự kiên trì và nhẫn nại của cha mẹ. Dưới đây là một số cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả được các chuyên gia nhi khoa khuyên dùng:

Trò chuyện với con nhiều hơn

Trò chuyện với con là cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả

Trò chuyện với con khi dạy trẻ chậm nói

Ngay cả khi con không thể nói, cha mẹ cũng hãy kể cho con những câu chuyện rất đơn giản bằng lời nói và cử chỉ yêu thương có thể cải thiện thái độ lắng nghe của con. Nói chuyện với con mọi lúc, mọi nơi, khi cho con bú, khi tắm và khi dỗ con ngủ,…

Đừng bắt chước ngôn ngữ của bé

Khi mới bắt đầu học nói, trẻ thường phát âm sai và nói ngọng. Trong quá trình dạy trẻ chậm nói, không nên bắt chước cách nói của trẻ, vì dễ khiến trẻ nói sai, lâu dần sẽ hình thành thói quen khó sửa.

Tạo môi trường để bé tiếp xúc với nhiều người, nhiều bạn cùng trang lứa

Cha mẹ có tin rằng trẻ chậm nói có thể nói chuyện với bạn bè của mình thông qua ngôn ngữ? Khi tiếp xúc với bạn bè nhiều, trẻ trở nên mạnh dạn, nhanh nhẹn, không sợ hãi và có nhiều cơ hội phát triển ngôn ngữ tốt hơn.

Luôn trả lời và phản ứng lại với con

Trẻ không nói chuyện nhưng có thể giao tiếp với cha mẹ thông qua thái độ, cử chỉ, tư thế cơ thể. Cách dạy trẻ chậm nói đơn giản nhưng được nhiều chuyên gia đánh giá cao và cũng là một trong những kinh nghiệm nuôi dạy trẻ thông minh được nhiều phụ huynh áp dụng.

Không ép buộc con

Chú ý không ép trẻ nói nhưng cũng đừng quên khen ngợi và tán thưởng mỗi khi trẻ phát âm. Mỗi khi nói chuyện với trẻ, bạn đừng bỏ qua mà hãy hết sức chú ý để trẻ có thời gian chuẩn bị những điều mình muốn nói.

Tạo môi trường để trẻ phát triển kỹ năng nói

Hãy tạo điều kiện cho trẻ chơi nhiều hơn với các bạn, như cho trẻ đến lớp, chơi với các bạn hàng xóm, hoặc tổ chức các buổi dã ngoại với bạn bè có con cùng tuổi. Khi tiếp xúc với bạn bè, trẻ trở nên mạnh dạn, nhanh nhẹn, không sợ hãi, có nhiều cơ hội phát triển ngôn ngữ tốt hơn.

Đọc sách, kể chuyện cho trẻ nghe

Đọc sách cho con nghe khi dạy trẻ chậm nói

Đọc sách là cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả

Đọc sách và truyện cho trẻ nghe là một cách để truyền cảm hứng và kích thích khả năng ngôn ngữ của trẻ. Khi ôm con vào lòng, cầm cuốn sách trên tay và đọc những bài thơ, bài đồng dao thú vị cho con nghe, mẹ sẽ giúp con làm quen với những từ mới, những vần mới và để con hiểu rõ hơn những gì mọi người đang nói. Khi đọc sách cho trẻ nghe, hãy chọn những bức tranh và những cuốn sách có màu sắc rực rỡ để trẻ cảm thấy thích thú hơn. Bên cạnh đó, mẹ có thể chơi trò đóng vai diễn kịch theo những câu chuyện đã kể cho con nghe để kích thích não bộ và khả năng ghi nhớ của con.

→ Mẹ đừng bỏ lỡ: Những bài thơ hay nhất cho trẻ mầm non

Hát cho con nghe

Hát cho con nghe là phương pháp dạy trẻ chậm nói hiệu quả. Mẹ hãy thường xuyên hát những bài hát mẫu giáo cho con nghe để giúp con bạn ghi nhớ những từ mới. Ngoài ra, tiết tấu vui tươi của bài hát cũng sẽ giúp trẻ dễ dàng học từ mới và vui vẻ hơn khi học. Trong quá trình dạy trẻ chậm nói, đừng ép khi trẻ không thích, và đừng quên khen ngợi, tán thưởng mỗi khi con nói chuyện. Ngoài ra, nếu nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là do tâm lý thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Bài viết hôm nay, trường mầm non song ngữ Con Mèo Vàng đã chia sẻ nguyên nhân và cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả. Hãy chia sẻ bài viết đến những bậc phụ huynh có con chậm nói để có giải pháp giúp khắc phục tình trạng chậm nói ở trẻ.

Alternate Text Gọi ngay