Bé không chịu bú bình phải làm sao? Mẹo hay dành cho mẹ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Nhiều mẹ đau đầu vì bé không chịu bú bình, hoặc bé đang bú bình thì tự nhiên bỏ ngang mà không rõ lý do. Hãy cùng Kabrita tìm hiểu nguyên nhân bé bỏ bú bình để xử trí dễ dàng trong những trường hợp như vậy nhé!

Nguyên nhân khiến bé không chịu bú bình

Bên cạnh nguồn thức ăn chính là sữa mẹ, trẻ cần phải học cách bú bình để có thể bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo cho sự phát triển và tăng trưởng khỏe mạnh. Tuy nhiên, có khá nhiều trẻ không chịu hợp tác với việc bú bình vì những nguyên nhân như:

Bé không thích mùi vị sữa bên ngoài

Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với mùi vị. Do đó, nếu bé đã quen với mùi vị sữa mẹ thì rất khó để bé làm quen mùi vị sữa công thức bên ngoài. Hoặc cũng có thể hương vị sữa công thức mà mẹ chọn không phù hợp với sở thích của bé, hay tệ hơn là tình trạng chọn mua những sản phẩm sữa gần hết hạn có mùi vị khó chịu, khiến bé không muốn bú bình.

Núm bình sữa quá cứng, không mềm mại và dễ chịu như ti mẹ

Nhiều trường hợp bé đói nhưng không chịu bú bình, quấy khóc là do núm ti bình được làm từ chất liệu quá cứng khiến trẻ mút sữa rất khó khăn và không thoải mái. Chưa kể, nếu núm có lỗ nhỏ làm sữa chảy nhỏ giọt không đáp ứng đủ nhu cầu của bé, lâu ngày con sẽ cảm thấy mệt và ghét việc bú bình.

Bé mọc răng nên không chịu bú bình

Hiện tượng trẻ bỏ bú bình hay bé không chịu bú bình khi thức thường xảy ra vào giai đoạn mọc răng. Bởi lúc này, trẻ luôn cảm thấy ngứa, khó chịu vùng nướu và vị trí răng mọc cũng bị sưng đau, trong khi đó việc bú bình đòi hỏi cử động mút nhiều hơn. Vì thế, trẻ thường cắn chặt răng vào núm ti hoặc bỏ bú vì quá khó chịu.

bé không chịu bú bình

Trẻ không chịu ăn và bỏ bú do vùng nướu bị sưng, đau khi mọc răng khiến nhiều mẹ lo lắng.

Bé chưa thực sự đói

Ở giai đoạn bú sữa mẹ, vì thích cảm giác được nằm trong lòng mẹ nên trẻ có thể bú bất cứ lúc nào và bú rất nhiều cữ trong ngày. Tuy nhiên, chuyển sang giai đoạn bú bình, trẻ thường chỉ bú khi cảm thấy thực sự đói, nếu mẹ tập cho trẻ bú bình khi bụng đang no thì con sẽ từ chối bú.

Bé không quen người lạ cho bú bình hoặc tư thế cho bú khiến bé khó chịu

Nguyên nhân bé không chịu ti bình còn xuất phát do đột ngột thay đổi người cho bú, khiến bé chưa quen tiếp xúc với người lạ. Mặt khác, nếu tư thế bú cha mẹ chọn không phù hợp cũng làm con khó chịu, từ đó không hợp tác với việc bú bình.

Giải pháp khi bé không chịu bú bình

Việc bé không chịu bú bình hoặc đột nhiên bỏ bú có thể khiến bé không hấp thu được đủ chất dinh dưỡng và gây nhiều khó khăn cho mẹ trong quá trình chăm sóc, nhất là sắp đến giai đoạn phải đi làm. Song, mẹ hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này hiệu quả, nếu áp dụng các phương pháp dưới đây:

Chọn sữa công thức có mùi vị gần giống sữa mẹ 

Mẹ nên ưu tiên chọn sữa công thức có mùi vị thơm mát, ngọt lành gần giống sữa mẹ. Đặc biệt, công thức sữa dành cho bé không chịu bú bình nên được bổ sung các dưỡng chất khoa học để giúp bảo vệ tiêu hóa và hỗ trợ trẻ hấp thu tốt, bắt kịp đà tăng trưởng toàn diện.

Điển hình như sữa dê Kabrita – sự lựa chọn hàng đầu của nhiều phụ huynh hiện nay, sở hữu hương vị sữa thơm béo, nhạt thanh và không quá ngọt, phù hợp với khẩu vị của bé. Nhờ đó, các mẹ có thể yên tâm con dễ dàng làm quen với sữa dê Kabrita ngay từ lần thử đầu tiên.

Đặc biệt, công thức sữa dê Kabrita hoàn toàn dịu nhẹ với hệ tiêu hóa, chỉ chứa đạm quý A2 βcasein, không có đạm A1 βcasein và chứa ít αs1-casein, giúp tạo ra mảng sữa mềm – lỏng, trẻ dễ dàng tiêu hóa. Công thức cùng Oligosaccharides và Nucleotide dồi dào, giúp kích thích sự phát triển của lợi khuẩn, giảm nguy cơ táo bón và nhiều vấn đề tiêu hóa khác.

Ngoài ra, sữa dê Kabrita còn bổ sung chất xơ GOS kết hợp Beta – Palmitate, hỗ trợ cải thiện tiêu hóa khỏe mạnh; DHA & ARA giúp phát triển trí não, tăng cường tư duy thông minh. Đi cùng là 22 vitamin – khoáng chất cần thiết, hỗ trợ phát triển thể chất và chiều cao đạt chuẩn cho bé.

giải pháp khi bé không chịu bú bình

“Kết thân” với sữa dê Kabrita, mẹ an tâm con yêu được nuôi dưỡng trọn vẹn nhờ nguồn dưỡng chất êm dịu, mát lành từ thiên nhiên.

Cho trẻ ngậm núm ti giả trước khi bú bình

Nếu mẹ không biết làm cách nào để bé chịu bú bình, hãy cho con ngậm hoặc nhai núm ti giả trước khi đến giờ bú vài phút. Sau đó mẹ lấy núm ti giả ra và thay bằng bình sữa, bằng cách này con sẽ không có cảm giác lạ lẫm với núm của bình sữa và chịu bú hơn.

Chọn loại bình có núm vú mềm mại, phù hợp với bé

Cách giúp bé chịu bú bình dễ dàng và thoải mái là sử dụng một núm vú bình bú phù hợp. Theo đó, mẹ nên tìm mua núm vú được làm từ chất liệu mềm mại, kích cỡ dài, thẳng, đáy rộng dốc dần về phía đầu… để trẻ có thể ngậm sâu vào bình sữa như khi bú mẹ. Ngoài ra, núm bình sữa cho bé không chịu bú bình nên được làm ấm hơn so với bình thường, đặc biệt trong trường hợp bé đang mọc răng, nhằm giúp con có cảm giác dễ chịu, khoan khoái khi mút ti.

Cho bé bú đúng lúc – khi bé thực sự đói

Cho bú khi bé đã đói sẽ giúp con cảm thấy hào hứng với việc bú bình hơn. Song song, mẹ có thể tập bé bú bình vào những thời điểm con vui vẻ nhất trong ngày, hoặc khi vừa thức dậy, tránh để đến khi bé cảm thấy quá đói mới cho bú, vì điều này có thể dẫn đến con quấy khóc, khó chịu và khiến việc bú bình gặp nhiều khó khăn.

Tập cho bé bú sữa mẹ bằng bình, để bé quen dần

Nhiều mẹ chia sẻ kinh nghiệm, trẻ không chịu bú bình do đã quen với sữa mẹ. Vậy nên trong thời gian đầu, mẹ nên vắt sữa vào trong bình và cho trẻ bú. Trẻ ngửi mùi sữa mẹ trong bình cũng dễ hợp tác và chịu mút thử hơn. 

Lưu ý: Mẹ nên vắt sữa định kỳ mỗi 3 tiếng để đảm bảo duy trì lượng sữa cho con; đồng thời bảo quản sữa đúng cách, tránh để sữa quá lâu ngoài môi trường có thể biến đổi vị làm trẻ bỏ bú bình.

Cho bé bú bình trong tư thế thoải mái, môi trường thích hợp

Chú ý đến tư thế bú của bé là giải đáp cho thắc mắc bé không chịu bú bình phải làm sao. Mẹ có thể thử các tư thế cho bé bú khác nhau như đặt bé nằm trong lòng và kê đầu lên đầu gối; hoặc bế thẳng lên một chút rồi nghiêng bình giúp bé dễ mút sữa hơn.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên kết hợp sử dụng các yếu tố môi trường xung quanh như tivi, đồ chơi phát ra âm thanh, nhạc cụ… để đánh lạc hướng sự chú ý. Trước khi nhận ra núm bình sữa đang trong miệng, bé đã bắt đầu bú sữa một cách ngon lành.

trẻ bỏ bú bình

Nằm bú trong môi trường thích hợp và mát mẻ sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, từ đó ngoan ngoãn bú sữa.

Bé không chịu bú bình là vấn đề phổ biến nhưng không quá nghiêm trọng nên phụ huynh đừng quá lo lắng. Hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng những bí quyết trên đây, để giúp con yêu nhanh chóng thích nghi với việc bú bình và bú thật ngoan, thật khỏe mẹ nhé!

>>> Xem thêm: 

Alternate Text Gọi ngay