Bệnh ghẻ của chó và phương pháp điều trị hiệu quả
Xin chào các bạn, hẳn trong số những người nuôi chó đều biết về bệnh ghẻ của chó, nó là một bệnh ngoài da mà gây rất nhiều khó chịu cũng như ức chế cho chó và cả chủ nuôi, đôi khi chúng ta “vừa sợ vừa thương” và tìm nhiều cách chữa trị, vậy điều trị thế nào cho hiệu quả và dứt được bệnh ghẻ ở chó.
Trong bài này, các bạn không những biết được cách trị bệnh ghẻ ở chó bằng thuốc mà còn sưu tập được thêm một phương pháp dân gian trị ghẻ ở chó nữa.
Chó thường mắc phải 2 loại ghẻ
+ Ghẻ do Sarcoptes: Sarcoptes Scabiei là loại động vật chân đốt có kích thước cơ thể rất nhỏ, chuyên “đào sâu” vào da động vật và cả người, gây nhiễm, đẻ trứng rồi nhân lên với tốc độ chóng mặt trên bề mặt da. Thường loại ghẻ này không gây hại cho lắm nhưng khi mắc phải cún sẽ bị ngứa nhiều, rụng lông và hôi nữa.
+ Ghẻ do Demodex (ở miền Nam còn gọi là “Xà mâu”): Demodex Canis có hình mũi tên chuyên “đào sâu” vào bao lông, lấy dưỡng chất của vật chủ gây tổn thương nặng nề. Có thể phát hiện bệnh này bằng cách quan sát vùng xung quanh mắt, mặt chó. Triệu chứng chó mắc bệnh: rụng lông ở nhiều nơi, trên da có nhiều mảng bám cứng và dày đặc, cún bị ngứa hay gãi, da nổi chấm đỏ ở nhiều chỗ…
Các phương pháp điều trị
Trị bằng thuốc:
+ Ghẻ do Sarcoptes:
– Bôi mỡ hoặc dung dịch Sulfur 30%-32% Cancium polysulfide hoặc Benzylbenzoate 20% hoặc – 50%.
– Dùng kháng sinh tiêm và bôi ngoài.
– Dùng Histamin, corticosteroid điều trị dị ứng.
– Hỗ trợ sức khoẻ, bổ sung vitamin và các chất dinh dưỡng cho chó.
– Vệ sinh ngay nơi chó ở để diệt khuẩn.
+ Ghẻ do Demodex:
– Có thể áp dụng như cách trên, nhưng hiệu quả rất thấp, chó có thể đỡ rất nhanh nhưng lại bị lại lúc nào không hay, nếu bị như vậy thì khó lòng cứu chữa.
Trị bằng thiên nhiên: Bạn có thể thu thập các loại cây nhà lá vườn có vị chua, chát như: lá ổi, trà xanh, lá khế, vỏ cây xà cừ, lá xoan, lá đào…. đâm vắt lấy nước hoặc nấu lên (nên cho đậm đặc một chút) tắm và thoa lên da chó. Cách này không những chữa trị rất hiệu quả mà còn phòng tránh được một số bệnh viêm nhiễm khác cho cún, không phải dùng thThường xuyên vệ sinh nơi ở cho cún. Tiêm ngừa vaccine phòng bệnh. Cho cún ăn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Định kỳ sát trùng nơi ở của cún và môi trường xung quanh.uốc tránh được các tác dụng phụ.
Trên đây là một số cách chữa cho chó bị ghẻ, nhưng các cụ đã nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh” các bạn nên phòng tránh cho chó thì sẽ tốt hơn.
Một số điều mà các bạn nên chú ý để phòng tránh:
– Thường xuyên vệ sinh nơi ở cho chó
– Tiêm ngừa vaccine phòng bệnh.
– Cho chó ăn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.
– Định kỳ sát trùng nơi ở của cún và môi trường xung quanh.
Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn, đừng quen bình luận để cùng nhau “làm bác sĩ” cho nhau nhé.