Bí quyết & kỹ thuật nuôi ốc bươu đen thương phẩm

Ốc bươu đen hay còn gọi ốc nhồi là thực phẩm chế biến món ăn giàu chất dinh dưỡng được nhiều người yêu thích. Nuôi ốc bươu đang là hướng phát triển kinh tế hiệu quả, rất nhiều nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu nhờ mô hình nuôi này. Trong bài viết này, Biển xanh Trà Vinh sẽ chia sẻ bí quyết và kỹ thuật nuôi ốc bươu đen thương phẩm giúp bà con giảm hao hụt tối đa trong hoạt động nuôi.

CHUẨN BỊ MÔI TRƯỜNG NUÔI ỐC NHỒI

Mô hình nuôi ốc bươu đen thương phẩm

Kỹ thuật nuôi ốc bươu đen thương phẩm được đánh giá là khá đơn giản, cách chăm sóc không quá phức tạp. Đầu tiên bạn cần chuẩn bị môi trường nuôi ốc đạt chuẩn.

Nuôi ốc nhồi trong ao

Nuôi ốc nhồi trong ao là mô hình khá phổ biến. Ao nuôi cần có diện tích từ 200m2 trở lên, vị trí ao thuận lợi nước ra vào và giữ nước ổn định từ 0,8 – 1,2 m. Bờ ao thoáng đãng không cớm rợp, chắc chắn không bị rò rỉ. Ao nuôi cần có hệ thống cấp thoát nước đặt so le để đảm bảo thuận tiện cho việc nước ra vào.

Nuôi ốc nhồi trong bể xi măng 

Kỹ thuật nuôi ốc bươu đen trong bể xi măng cũng rất chú trọng đến vấn đề chuẩn bị môi trường bể. Trước khi thả giống, bà con nên xử lý diệt tạo và trung hòa độ Ph từ 5 – 7 ngày bằng cách dùng vôi bột rắc khắp bể. Đây là khâu rất quan trọng để loại bỏ các mầm bệnh thường gặp gây hại cho ốc.

Công việc xử lý này cần được thực hiện cẩn thận, kỹ lưỡng vì đây là môi trường nhân tạo, ốc nhồi rất dễ bị nhiễm khuẩn. Bà con cũng cần dọn dẹp xung quanh bể thông thoáng để tránh chuột phá hoại trong quá trình nuôi. Hơn nữa, đây là môi trường nhân tạo nên 

Nuôi ốc nhồi trong bể bạt

nuôi ốc bươu đen thương phẩm trong bể bạt

Tùy vào điều kiện, quy mô chăn nuôi mà bà con có thể làm bể bạt nuôi ốc có diện tích phù hợp, mỗi bè cần ít nhất 5-30m2. Bạn có thể làm bể nổi hoặc bể chìm đều được, theo kỹ thuật nuôi ốc bươu đen trong bể bạt cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Với bể nổi: Mô hình nuôi này khá đơn giản, bà con chỉ cần chuẩn bị cọc tre, thanh gỗ hoặc thanh sắt dài 1.5m trở lên. Dựng các cột này thật chắc chắn, cách mặt đất 1m làm thành bể, cuối cùng là lót bạt và cố định bạt kiên cố.

  • Với bể chìm: Chọn vị trí nguồn nước ra vào thuận lợi, bạn đào một cái ao có kích thước tùy theo nhu cầu, độ sâu của ao cần đảm bảo trong khoảng 1 – 1,5m. Đáy bể bơi nghiêng để dễ cấp thoát nước. Làm sạch đáy bể, đánh phẳng rồi phủ bạt kín bể và thành. Cố định các góc bạt bằng cọc nhằm tạo độ phẳng cho bể.

Bài viết liên quanKỹ thuật nuôi ốc nhồi trong thùng xốp cho năng suất cao

CHỌN GIỐNG VÀ THẢ GIỐNG

Kỹ thuật nuôi ốc bươu đen tiếp theo bạn cần đặc biệt chú ý là cách chọn giống và thả giống. Vì đây là yếu tố quyết định tới 70 % sự thành công của mô hình nuôi ốc bươu đen thương phẩm.

Chọn giống

Theo kỹ thuật nuôi ốc bươu đen của các chuyên gia thì khâu chọn giống rất quan trọng. Bà con chọn ốc giống phải là những con chất lượng tốt, khỏe mạnh. Phần vỏ ốc không bị trầy xước, sứt mẻ và có màu xanh đen đặc trưng. Vận chuyển ốc giống cần có phương pháp giữ ấm nhưng vẫn đảm bảo độ thông thoáng, không nên bịt kín.

Thả giống

Thả ốc giống

Con giống sau khi mua về nên để làm quen với môi trường mới và nghỉ ngơi ổn định khoảng 5 – 10 phút. Sau đó, dùng nắp xốp hoặc lá chuối làm bè trên mặt ao, bể,… để thả đều ốc lên bề mặt bè. Chú ý không để bè bị chìm, thời điểm thả giống tốt nhất là thời tiết mát mẻ hoặc phải che mát trước khi thả giống.

Tùy vào điều kiện thực tế để thể mật độ giống từ 80 – 100 con/m2, nếu môi trường tốt có thể thả mật độ 200 – 300 con/m2. Thời vụ nuôi ốc đạt năng suất nhất là từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm. Kỹ thuật nuôi ốc bươu đen sẽ được nghiêm ngặt thực hiện trong 5 – 6 tháng mới cho sản lượng thu hoạch cao, nên thu hoạch trước mùa đông.

QUẢN LÝ VÀ CHĂM SÓC

Quản lý và chăm sóc cũng rất  quan trọng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật nuôi ốc bươu đen. Cụ thể:

Thức ăn và cách cho ăn

Đầu tiên bà con cần biết được các loại thức ăn của ốc và cách cho ăn như thế nào để đảm bảo ốc phát triển, sinh trưởng tốt nhất. Thức ăn ốc bươu thường là thực vật thân mềm như rau, củ quả, bèo, trái cây, các phế phẩm nông nghiệp,… Trong đó, bèo cám là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, ốc rất thích ăn. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm một số loại thức ăn tinh như cám ngô, cám gạo, các loại cám cho cá.

Thức ăn cho ốc bươu đen

Thức ăn cho ốc cần đảm bảo sạch sẽ không bị nhiễm chất hóa học, thuốc sâu, nhiễm phèn hay nhiễm mặn. Nếu có điều kiện, chúng ta nên áp dụng kỹ thuật nuôi ốc bươu đen xây dựng mô hình tự cung tự cấp các loại thức ăn cho ốc. Bằng cách nuôi bèo cám, trồng nhiều rau muống, bầu bí, mướp, khoai, lá chuối, lá sắn,… 

Cách thức cho ốc ăn rất đơn giản, bạn chỉ cần cho ăn ngày một lần vào buổi chiều tối đến sáng thức ăn vừa hết là tốt nhất. Khẩu phần ăn của mỗi con ốc là 5 – 7% trọng lượng cơ thể, nếu có thức ăn từ nguồn tự nhiên thì có thể giảm xuống.

Quản lý độ PH của nước trong môi trường nuôi

Kỹ thuật nuôi ốc bươu đen thành công không thể thiếu việc quản lý, kiểm tra độ PH của nước thường xuyên. Độ PH thích hợp cho ốc sinh sống là trong khoảng 6.5 – 8.0, do đó thời gian có mưa nhiều cần bổ sung thêm 3 – 5kg vôi/100m2 để đảm bảo độ ph luôn ổn định.

Trong quá trình nuôi, nếu thấy ốc leo lên thành hoặc các cây thủy sinh nhô trên mặt nước thì tiến hàng kiểm tra độ Ph của nước ngay. Bởi nguyên nhân ốc bươu nhô lên khỏi mặt nước là do độ PH thay đổi, nước nhiễm phèn, nhiễm khuẩn,… Khi đó, bà con phải thay 80% lượng nước trong bể. 

Lưu ý: Hạn chế tối đa nước mưa tiếp xúc trực tiếp với ốc, rắc vôi bột và chế phẩm vi sinh định kỳ để cải tạo môi trường sống.

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA ỐC NHỒI VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

Mô hình áp dụng kỹ thuật nuôi ốc bươu đen đã và đang rất phát triển vì nó mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi việc ốc mắc các bệnh thường gặp là điều không thể tránh khỏi. Các bệnh thường gặp của ốc nhồi là:

Bệnh sưng vòi

Bệnh sưng vòi ở ốc

Triệu chứng: 

  • Ốc giảm ăn, di chuyển chậm, 

  • Ốc nổi lơ lửng trên mặt nước, khép mài nhưng không sát vỏ.

  • Vòi sưng, lở loét và nhả ra nhiều nhớt trắng có mùi hôi. 

Nguyên nhân: Môi trường nước bị nhiễm khuẩn, dơ bẩn do thức ăn thừa, các chất hữu cơ đọng dưới đáy ao. Điều này là do áp dụng không đúng kỹ thuật nuôi ốc bươu đen.Trong thời gian dài không xử lý sẽ là nơi tập trung nhiều mầm bệnh, vi khuẩn gây hại. Vòi là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi trường để hút thức ăn. Một khi vòi hút phải thức ăn ô nhiễm sẽ làm vòi ốc sưng lên, lở loét.

Giải pháp: 

  • Khi phát hiện ốc có biểu hiện bệnh cần cách ly những con ốc bị bệnh, tắm nước nước muối loãng khoảng 5 phút. Trong thời gian xử lý  ngưng cho ốc ăn. Khi ốc điều trị khỏe mạnh mới thả lại vào ao nuôi. 

  • Bên cạnh đó, tiến hành thay nước trong ao nuôi khoảng 3-5 ngày, mỗi ngày thay 20 – 30%. Kết hợp sử dụng chế phẩm diệt khuẩn chuyên dụng té đều khắp ao theo đúng kỹ thuật nuôi ốc bươu đen. Nên té vào lúc trời mát để tăng hiệu quả xử lý. 

  • Bổ sung vitamin C, vi sinh có lợi vào ao nuôi để loại bỏ chất cặn bã, chất thải và tăng sức đề kháng cho ốc.

Phòng bệnh: Áp dụng đúng kỹ thuật nuôi ốc bươu đenkhẩu phần ăn của ốc cần đảm bảo đủ, không thừa không thiếu. Thức ăn không ăn hết phải vớt hết lên để không làm ô nhiễm nguồn nước. Bổ sung vitamin, khoáng chất và định kỳ cải tạo môi trường sống cho ốc.

Ốc bị nhiễm ký sinh trùng

Ốc bị nhiễm ký sinh trùng

Nguyên nhân: Không tuân thủ kỹ thuật nuôi ốc bươu đen khiến môi trường sống bị ô nhiễm tồn tại các loại ký sinh trùng gây bệnh như sán lá, giun tròn,..Chúng xâm nhập và ký sinh trong cơ quan nội tạng gây hại ở hầu hết các giai đoạn của ốc.

Triệu chứng: Ốc ăn kém, ăn chậm lớn hoạt động chậm chạp, ốc chết rải rác.

Giải pháp: Cách ly những con ốc bị bệnh để điều trị theo đúng kỹ thuật nuôi ốc bươu.

Thực hiện thay 20% đến 30 % nước trong bể mỗi ngày, làm liên tục trong 3-5 ngày là có môi trường nước mới cho ốc sinh sống. Song song với việc thay nước thì diệt khuẩn bằng Novadine: 5ml/10m3 hoặc BKC 5ml/ 10m3. Sau đó sử dụng chế phẩm vi sinh để cung cấp vi sinh có lợi giúp làm sạch nước. Hòa tan thuốc trị ký sinh trùng vào ao nuôi, đồng thời bổ sung Vitamin C vào nước để tăng sức đề kháng cho ốc.

Phòng bệnh: Tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật nuôi ốc bươu đenthường xuyên bổ sung vitamin C và khoáng vào ao để tăng sức đề kháng cho ốc. Định kỳ 5 – 7 ngày tạt chế phẩm vi sinh làm sạch môi trường và theo dõi sát sao tốc độ tăng trưởng của ốc.

Bệnh nghiêng mình của ốc

Bệnh nghiêng mình của ốc

Triệu chứng: Ốc nổi di chuyển chậm, nghiêng mình (đơ) trên mặt nước.

Nguyên nhân: Thức ăn thừa, vật chất hữu cơ tích tụ trong ao gây ô nhiễm môi trường.

Giải pháp

  • Cách ly hoàn toàn các con ốc bị bệnh để ốc không nhả nhớt trắng ra ao. làm bệnh lây lan nhanh.

  • Tắm ốc với nước muối loãng 5 phút rồi cho vào ao nuôi riêng. 

  • Tiến hành thay 20 – 30% nước mỗi ngày liên tục trong 3 -5 ngày để tạo nguồn nước mới cho ao.

  • Dùng các chế phẩm diệt khuẩn trong nước, sau đó bổ sung chế phẩm vi sinh và vitamin C để làm sạch ao nuôi và tăng sức đề kháng cho ốc.

Phòng bệnh: Định kỳ xử lý các chất hữu cơ, thức ăn thừa, chất thải dưới đáy định kỳ 5 – 7 ngày. Bổ sung dưỡng chất, vitamin đầy đủ cho ốc tăng sức đề kháng theo đúng kỹ thuật nuôi ốc bươu đen.

Hy vọng những thông tin chia sẻ về bí quyết và kỹ thuật nuôi ốc bươu đen thương phẩm ở trên có thể giúp bà con có mùa ốc bội thu. Nếu bạn có nhu cầu mua ốc bươu tươi ngon, hãy liên hệ với Biển xanh Trà Vinh theo hotline: 0782.814.814 ngay nhé!

4.6/5 – (5 bình chọn)

Alternate Text Gọi ngay