Bình bọt ab không được dùng để chữa đám cháy loại gì?
Loại bình chữa cháy dạng bọt hóa học ab không được phổ biến như bình chữa cháy bột hay co2. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết bình bọt ab không được dùng để chữa đám cháy loại gì để phòng trường hợp phải sử dụng đến nó thì cũng biết cách sử dụng cũng như tránh một số loại đám cháy để không gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.
Mục Lục
Bình bọt ab không được dùng để chữa đám cháy loại gì?
-
Không được dùng bình bọt ab để chữa các đám cháy có điện.
Trong bọt chữa cháy ab có muối Na2SO4 nên có tính dẫn điện, vì vậy không được sử dụng bình bọt để chữa đám cháy có điện.
- Khi sử dụng bình ngoài trời phải đảm bảo đứng trước chiều gió so với đám cháy
- Để dập lửa hiệu quả phải thực hiện xịt bình bằng cách bao phủ xung quanh đám cháy, tránh phun thẳng trực tiếp vào giữa đám cháy vì có thể khiến ngọn lửa bùng lớn hơn
- Nếu trong quá trình phun mà bị tắc vòi thì cần mang bình ra chỗ vắng người để thông vòi hoặc mở nắp bình
- Đối với đám cháy lớn hơn 1 mét vuông thì khả năng dập tắt lửa của bình là rất thấp
Cấu tạo của bình bọt ab
Bình chữa cháy bọt ab là loại bình sử dụng chất chữa cháy bao gồm dung dịch chất hóa học loại a và b. Chất A là Nhôm Sunphát {Al2(SO4)3}, có màu trắng mang tính axít và chất B là Natrihdrocacbonat (NaHCO3) có màu nâu mang tính kiềm.
Bình có thiết kế gọn nhẹ, sử dụng thuận tiện, hiệu quả đối với các đám cháy mới phát sinh và chưa lan rộng.
Bình được cấu tạo với:
- Phần vỏ được làm bằng thép có khả năng chịu áp lực cao và chứa dung dịch hóa học B bên trong
- Tay xách đặt trên thân bình đối diện với vòi phun
- Vòi phun đặt trên thân bình đối diện với tay xách
- Phần nắp đặt ở miệng bình và được bắt chặt với bình bằng các bu lông. Giữa nắp và vỏ thân bình có đệm làm kín bằng cao su
- Một bình bằng nhựa hoặc thủy tinh nhỏ được đặt bên trong bình có chứa dung dịch A
Nguyên lý hoạt động của bình bọt ab
Ở trạng thái bình thường hai dung dịch a và b tách rời nhau. Khi cần sử dụng bình, lật ngược bình lại thì 2 chất a và sẽ tác dụng với nhau sẽ tạo ra các chất sau phản ứng bao gồm:
3Na2SO4 + 2Al(OH)3 + 6CO2 ®6NaHCO3 + Al2(SO4)3 , trong đó:
– Na2SO4 (Natri sunphát): là một muối tan lẫn vào các sản phẩm khác, làm cho chúng có tính dẫn điện.
– Al(OH)3 (Nhôm hiđrôxít ) : kết tủa ở dạng keo, khi có luồng khí thổi vào sẽ tạo thành bọt
– CO2 (khí Cacbonic): là một loại khí nhẹ, dễ bay hơi, khi bay hơi thì thu nhiệt. Khí này trong phản ứng có tác dụng thổi cho Al(OH)3 tạo thành bọt.
– Thể tích của bọt lớn hơn thể tích dung dịch thuốc A và thuốc B từ 8 đến 12 lần.
– Phản ứng tạo áp lực lớn, đẩy bọt khí qua vòi phun, phun vào đám cháy.
– Ban đầu lượng bọt phun vào đám cháy, bị nguồn nhiệt của ngọn lửa phá huỷ tạo thành những hạt nước nhỏ ly ty lắng xuống bề mặt của chất cháy, khí CO2 (cácbonníc) bay lên có tác dụng thu nhiệt của đám cháy (lúc này cường độ phun bọt nhỏ hơn nhiều so với cường độ phá huỷ của ngọn lửa). Khi cường độ phá huỷ của ngọn lửa giảm, lượng bọt phun vào bao phủ lên toàn bộ bề mặt chất cháy (lúc này cường độ phun bọt lớn hơn nhiều so với cường độ phá huỷ của ngọn lửa ) ngăn cách ôxy vào tham gia phản ứng cháy, làm lửa tắt.
– Lưu ý:
+ Khi chưa sử dụng không để 2 loại thuốc trên lẫn vào nhau gây phản ứng hoá học.
+ Tránh để tắc vòi phun khi sử dụng sẽ gây nguy hiểm, do phản ứng của thuốc tạo áp lực cao, dễ gây nổ bình.
+ Để phun bọt được vào bề mặt đám cháy, thì không gian tạo bọt phải kín
Cách sử dụng bình bọt ab
Khi xảy ra cháy, xách bình tiếp cận đám cháy, rút chốt ra, một tay nắm quai xách, tay kia cầm vào đế bình, lắc mạnh bình lên xuống khoảng 3 đến 5 lần, sau đó lật ngược bình, hướng vòi phun vào đám cháy, phun bọt vào chân (gốc) ngọn lửa. Cố gắng phun bao trùm lên ngọn lửa, tránh phun trực tiếp vào giữa ngọn lửa vì có thể khiến đám cháy lớn hơn.
Do cách sử dụng khá phức tạp và việc bảo quản bình cũng sẽ khó khăn hơn nên việc trang bị bình chữa cháy bọt ab cũng bị hạn chế. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi về loại bình chữa cháy bọt ab sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại bình này và có thể biết cách sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp.