CÁ NHIỆT ĐỚI PHƯƠNG NAM
Điều kiện nuôi cá dĩa
Cỡ cá tối đa: 15-20 cm
Nhiệt độ nước: 26-32 độ C
pH nước: 5,5 – 7,5
Độ cứng: (dH): 0-12
Tầng nước ở: Giữa – đáy
Chiều dài bể: 60-120 cm
Cá đĩa (người Miền Nam gọi là cá dĩa) (danh pháp khoa học: Symphysodon, tên tiếng Anh thông dụng là Discus fish, thuộc họ Cá rô phi Cichlidae (Rô phi vốn là họ cá có rất nhiều loài đẹp). Người Hoa gọi cá đĩa là “Ngũ Sắc Thần Tiên” và tôn nó là “Nhất Đại Mỹ Ngư” tức là cá đẹp nhất trong các loài cá nuôi để làm cảnh.
Phân loại khoa học
Giới (regnum):
Animalia
Ngành (phylum):
Chordata
(Không phân hạng)
Craniata
Phân ngành
(subphylum):
Vertebrata
Phân thứ ngành
(infraphylum):
Gnathostomata
Liên lớp (superclass):
Osteichthyes
Lớp (class):
Actinopterygii
Phân lớp (subclass):
Neopterygii
Phân thứ lớp
(infraclass):
Teleostei
Liên bộ (superordo):
Acanthopterygii
Bộ (ordo):
Perciformes
Phân bộ (subordo):
Labroidei
Họ (familia):
Cichlidae
Phân họ (subfamilia):
Cichlasomatinae
Chi (genus):
Symphysodon
Heckel, 1840
Đặc điểm
Quê hương của cá đĩa là những nhánh sông nhỏ thuộc sông Amazon (Nam Mỹ) là nơi có nhiều cá đẹp và lạ. Cá trưởng thành có kích thước từ 15 cm đến 20 cm, thân hình có dạng tròn như chiếc đĩa, rất dẹp, miệng nhỏ, mang nhỏ và sống hiền hòa theo bầy đàn trong tự nhiên.
Cá đĩa có thân hình trơn láng. Cá đĩa được chia ra 2 chủng loại chính đó là cá đĩa hoang dã và cá đĩa thuần chủng. Cá đĩa hoang dã thì có 4 dòng chính đó là: Cá đĩa Heckle, cá đĩa nâu (brown discus), cá đĩa xanh Dương (blue discus)và cá đĩa xanh lá (green discus). Phần còn lại thuộc họ nhà cá đĩa điều do những nghệ nhân chơi cá Lai tạo thành, Giống thông thường của giòng cá lai tạo được gọi là cá đĩa bông xanh (Turquoise) và hiện nay giống mới nhất là cá bạch tạng (Albino).
Thức ăn của cá đĩa trong môi trường nuôi nhân tạo thường là trùn đỏ, trùn chỉ, bo bo, lăng quăng hay tim gan bò băm nhuyễn. Cá đĩa không kén ăn, nhưng tương đối khó nuôi vì cá chỉ sống mạnh khỏe ở một môi trường nước thật sạch, độ pH từ 5,5 đến 7,5 đến hơi chua, nước mềm và ở điều kiện nhiệt độ từ 26 đến 32 độ C. Người ta dựa vào những tiêu chuẩn này để làm bể nuôi cá đĩa cho thật phù hợp để cá sống mạnh khỏe.
Sinh sản
Giống cá này cho sinh sản trong điều kiện nhân tạo rất khó thành công. Cá sinh sản đã khó do giữ trứng rất kỹ, lại hay ăn trứng nếu như cảm thấy xung quanh nó nguy hiểm hay nhiều người qua lại, cá bột yếu ớt và hao hụt rất nhiều. Mỗi chu kỳ sinh sản mặc dù cá đĩa có thể đẻ khoảng 200 đến 400 trứng, nhưng khi đàn cá bột lớn cỡ 2 cm thì chỉ còn lại 50 đến 100 con là điều bình thường nếu không muốn nói là đã đạt tiêu chuẩn cho một lứa đẻ của cá đĩa.
Cho cá bắt cặp
Giai đoạn bắt cặp xảy ra trong vòng 7-10 ngày. Cặp cá sẽ tự tách ra một góc bể, dùng miệng làm sạch nơi sẽ sinh đẻ. Đôi cá này thường kề sát miệng, quẫy mạnh đuôi, đuổi bắt nhau, xua đuổi những con khác lại gần chúng. Tiếp đó chúng bơi sóng đôi, quấn quít bên nhau. Trước khi đẻ một vài ngày, cá có hiện tượng rùng mình, rung toàn thân, xếp vây lại, đôi lúc đứng yên tại chỗ, ít bắt mồi. Khi sinh, cá chúc đầu xuống 45 độ. Lúc này gai sinh dục lộ rõ, màu sắc rực rỡ hẳn lên. Cá cái đẻ trứng theo chiều dọc giá thể, từ dưới lên. Cá đực cũng theo lộ trình đó tiết tinh để thụ tinh cho trứng. Số trứng thường 100-200 đến 300, có khi hơn.
Phân biệt giới tính
Cá đực có hình dáng to, đầu hơi gù, vây bụng xệ, dưới bụng vùng giáp vây lõm vào trông rất rõ, hoạt động hung hăng hơn cá cái.
Cá cái thường nhỏ hơn cá đực, gai sinh dục lồi ra ngắn (#3mm) , chia 2 thùy nhọn và hơi cong về phía sau.
Quá trình sinh sản
Trứng được tưới tinh có màu trong suốt, trứng không thụ tinh có màu trắng đục, tấy gòn. Sau 36-48 giờ, trứng thụ tinh chuyển sang màu đen. Số không được thụ tinh sẽ chuyển sang màu trắng trong 24h. Ở 30 độ C trứng nở trong vòng 60-72 giờ. Trong lúc này cá bố và cá mẹ thay phiên nhau quạt nước cho trứng để có đủ độ thoáng khí. Tỉ lệ trứng nở từ 60% đến 80% với nhiệt độ 28 độ C, và 20-50% với nhiệt độ trên 30 độ C. Nếu cá đẻ lứa đầu tiên thì 90% số trứng đó sẽ không nở và bị cá cha mẹ ăn hết vì cá đực hoặc cái chưa thuần thục kỹ năng sinh sản, nên chờ lứa tiếp theo.
Chăm sóc cá bột
Khi cá mới nở sẽ sống nhờ túi noãn và bám trên giá đẻ, tự tiêu dùng năng lượng của túi noãn để sống sót, nếu cá bột rơi xuống, cá cha hoặc mẹ sẽ dùng miệng ngậm lấy và đặt lại chỗ cũ.
Sau 60 giờ, cá bột có thể bơi lội thành đàn quanh cá bố mẹ, sống nhờ ăn chất nhờn tiết ra từ mình cá bố mẹ trong vòng 8-10 ngày. Sau đó, cá bột bắt đầu ăn được các sinh vật nhỏ trong nước. Khoảng 12 ngày, cá bột có thể tạm gọi là cá con và ăn được thức ăn nhân tạo. Sau 15 ngày chúng có thể tự đi tìm thức ăn.