CÁCH NHỚ HỢP ÂM VÀ HÒA ÂM CHO BÀI HÁT

Hợp Âm và Hòa Âm cho bài hát 

Nếu ai đó hỏi bạn Am gồm những nốt nào. Câu trả lời quá đơn giản: A B C D E F G. Tương tự với C. Nhưng nếu ai đó hỏi bạn B gồm những nốt nào thì không phải ai cũng bật ngay ra được (câu trả lời là B C# D# E F# G# A#). Vậy khi “phiêu” ngoài nhớ nốt trên đàn cần phải biết scale cấu tạo ra sao. Nếu thằng accord nó bảo tao đang chạy vòng Bm, thì cần phải biết các nốt trong Bm để “solo” theo được. Sau đây là cách tạo hợp âm trưởng và thứ.

Điều cơ bản cần nhớ là Mi-Fa & Si-Do là hai cặp nốt duy nhất cách nhau 1/2 cung. Quy luật để xây dựng giọng thứ (tự nhiên) bắt đầu từ W H W W H W W (2 1 2 2 1 2 2). 

Ví dụ Am: A B C D E F G
(2 1 2 2 1 2 2)

Rất “vừa” vì B-C và E-F đều cách nhau nửa cung. Lặp lại quy tắc với Dm.

D E F G A B C
(2 1 2 2 1 2 2)

Lí do B bị giáng là do quy luật 2 1 2 2 1 2 2, vì B cách C 1/2 cung nên B giáng sẽ giúp giữ thăng bằng cho quy luật (1 2) ở nốt thứ 5 và 6). Bm

B C# D E F# G A
(2 1 2 2 1 2 2)
C và F cần phải được thăng để đảm bảo quy luật (cũng lại do B-C và E-F cách nhau nửa cung).

Tất nhiên sau này khi đã chơi và tìm hiểu nhiều thì thường sẽ thuộc lòng các nốt trong scale, nhưng nếu khi nào đó chợt quên thì đây là cách để xây dựng là scale. Sau khi có giọng thứ, ta xây dựng giọng trưởng bằng cách đẩy các nốt số III, VI và VII lên 1/2 cung. Vậy nên

A scale: A B C# D E F# G# (F#m relative)
D scale: D E F# G A B C# (Bm relative)
B scale: B C# D# E F# G# A# (G#m relative)

H bạn đã xây dựng xong giọng trưởng từ giọng thứ. Mình muốn ghi chú thêm một vài điểm để tránh hiểu lâm. Thứ nhất về quy luật W H W W H W W (2 1 2 2 1 2 2). Quy luật này chỉ dành để xây dựng giọng thứ tự nhiên, sau đó đẩy (augment) các nốt III, VI và VII để tạo giọng trưởng. Nếu bạn muốn xây dựng giọng trưởng trực tiếp (không qua giọng thứ), ta dùng quy luật W W H W W W H (2 2 1 2 2 2 1), với nốt đầu là nốt chủ của giọng (ví dụ Đô trưởng thì bắt đầu từ C). Từ đó ví dụ để tạo giọng La trưởng:

A B C# D E F# G#
(2 2 1 2 2 2 1)

đúng như quy luật đã đặt ra. (B-C nửa cung(1) nhưng B-C# sẽ la 1 cung(2)…). Từ giọng trưởng để tạo giọng thứ ta giáng các nốt III, VI và VII xuống nửa cung. Do dó Am

A B C D E F G
(2 1 2 2 1 2 2)

tuân theo đúng quy luật của giọng thứ. Hi vọng thế này sẽ giúp giải thik một số thắc mắc trong việc xây dựng scale.

Để giúp nhớ giọng tốt hơn người ta thường dùng circle of fifths

the Circle of Fifths:

[IMG]file:///C:/Users/daohanh/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image002.gif[/IMG]
Nhìn vào hình ta thấy vòng ngoài cùng chỉ các giọng trưởng. Vòng trong cùng là các “relative minor keys” (giọng thứ tương đương). Relative minor keys như mình nói là các giọng thứ có cùng các nốt với giọng trưởng tương đương, chỉ khác thứ tự nốt bắt đầu. Ví dụ Am và C không có nốt thăng giáng nào, nhưng Am bắt đầu từ A trong khi C bắt đầu từ C…

Tiếp theo ta để ý thấy nếu đi theo chiều kim đồng hồ, mỗi gam trưởng trong “circle of fifths” cách nhau một quãng 5 (perfect fifth), hay 7 nửa cung. Ví dụ từ C qua G sẽ là C D E F G (2 2 1 2 = 7 semitones), từ G sang D la G A B C D (2 2 1 2 = 7 semitones). Quy luật tương tự áp dụng với các giọng thứ ở bên trong. Am lên Em là A B C D E (2 1 2 2 = 7), Em lên Bm là E F G A B (1 2 2 2 = 7).

Tiếp theo để nhớ relative key của một giọng thứ, ta áp dụng quy luật minor third (quãng 3 thứ, ). Từ Am lên C chỉ việc đi qua B, tức là A-B-C (2 1 = 3 semitones), từ Em lên G qua F, tức là E F G (1 2 = 3). Bây h muốn tìm relative major key của một giọng trưởng ta áp dụng 1 lần major third (quãng 3 trưởng, 4 semintones), 1 lần minor third và 1 lần major second (quãng 2 trưởng) vậy nên ta có vòng ở giữa gọi là minor triad. Ví dụ từ C qua A ta bắt đầu từ C. 1 lần major third cho ta E, 1 lần minor third cho ta G và cuối cùng từ G lên A là một lần major second. Do đó từ Đô trưởng về La thứ sẽ là C-E-G-A (2 2 =4, 1 2 =3, 2=2)

Còn gì hay ở Circle of fifths nữa?

Giả sử bạn không chắc về cách xây dựng scale. Mà chỉ nhớ mang máng là Đô trưởng không có nốt thăng nào, hoặc Sol trưởng có F#. Nhìn vào circle of fifths bạn có thể nhận ra ngay tất cả các nốt thăng của các giọng khác.

C 0#
G 1# F#
D 2# F# C#
A 3# F# C# G#
E 4# F# C# G# D#
B 5# F# C# G# D# A#
F# 6# F# C# G# D# A# E#
C# 7# F# C# G# D# A# E# B#

Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy Sol trưởng có F#. Nhìn vào circle of fifth giọng tiếp theo là Rê trưởng, sẽ có F#,và nốt thăng tiếp theo tuân theo đúng quy luật perfect fifth. Bằng chứng F-G-A-B-C (2 2 2 1 = 7semitones).Giọng trưởng tiếp theo là La trưởng, sẽ có F#, C# và C# (+7 semitones)=G#…Do vậy chỉ cần nhớ vòng ngoài cùng (trong cùng) của circle of fifths ta có thể xây dựng tất cả các scale cơ bản. Đó là cái hay của circle of fifths, cũng như tính logic của music theory.

Cái tên “Circle of Fifths” bắt nguồn từ việc các giọng trưởng (cũng như thứ tự nhiên) được sắp xếp cách nhau đúng một quãng 5 chẵn (perfect fifth). Bây h nếu ta đi ngược chiều kim đồng hồ, để ý thấy mỗi giọng sẽ cách nhau một quãng 4 chẵn (perfect fourth, 5 semitones, hay 5 nửa cung), do đó nếu đi ngược người ta có “circle of fourth”.

Hiểu và nhớ “circle of fifth” rất có lợi trong việc nhớ giọng, đảo giọng (modulation) và là nền cơ bản cho hòa thanh.

Modulation- đảo giọng:

Nếu bạn có ý định sáng tác nhưng lại muốn sáng tạo một chút. Ví dụ bài hát đang viết giọng G trưởng, làm sao để chuyển về giọng D trưởng? Ta để ý thấy G trưởng có một nốt thăng là F#, D trưởng có 2 nốt thăng là C# và F#. Vậy chord prog nào sẽ giúp ta “modulate” (chuyển) từ G về D. Nếu dùng Circle of fifths bạn sẽ thấy relative minor key của G là Em, của D là Bm. Vậy khi đang chơi giọng G trưởng, ta có thể nhảy sang D trưởng bằng cách dùng hợp âm G–>Em–>Bm–>D. (nếu dùng kiểu power chord có thể là G5–>E5–>B5–>F#5–>D5

Đổi giọng từ hợp âm thứ có thể tận dụng các giọng thứ melodic (dịch sao nhỉ) và thứ hòa âm. Ví dụ Am harmonic có G#, có thể dùng để đảo về A, hoặc B, Am melodic có thể đảo về G, Em.

Thử áp dụng thực tế với bài Nothing else matters của Metallica. Có thể thấy rõ bài bắt đầu bằng Em. Chord Prog (hợp âm=broken chord) của bài là Em, D, C,B. Nốt thăng duy nhất của Em là F# nhưng James dùng Em harmonic nên D được thăng lên thành D#. Trong các hợp âm trên D có F#, B có F# và D# do vậy chord prog này là hợp lí. Giả sử James muốn “modulate” về B scale anh ta hoàn toàn có thể, vì từ Em đã đưa về hợp âm B (broken chord) và việc “phiêu” thêm các nốt C# (sẵn có trong Em melodic), A# hay G# là hoàn toàn có thể. Bằng chứng là live ta thấy James cho C# vào đoạn solo và nghe vẫn “hợp”.

Điều này đặc biệt có lợi khi bạn muốn tạo ra sự thay đổi về cấu trúc bài hát (nhất là ý tưởng). Việc đổi giọng rất phổ biến trong nhạc cổ điển và các loại rock tương đối phức tạp như progressive rock. Điều quan trọng ở đây là khi modulate ta thường dùng các giọng khá “gần” nhau tức là chung 1 hoặc vài nốt thăng, giáng. Khi đó việc chuyển sẽ đơn giản hơn cho người mới tìm hiểu. Tuy nhiên ở trình độ cao, việc “đảo giọng” trở nên phức tạp khi 2 giọng cách xa nhau (khác về các nốt cấu tạo giọng), hơn nữa phải đi liền với ý tưởng của bai. Ví du bài hát nói về sự mất mát (–> buồn) thường dùng các giọng thứ (như Am, F#m), nhưng sau đó người viết muốn tỏ ra rằng phải tiếp tục bước đi (lạc quan), có thể đảo về các giong trưởng… Nothing else matters là một ví dụ nếu như mọi người tìm hiểu kĩ hơn về nguồn gốc của bài hát.
Tiếp theo đi sâu vào tìm hiểu hợp âm

Trước hết cần nắm bắt quy luật của hợp âm (broken chord, arpeggios) cơ bản trên đàn. Để ý thấy hợp âm Am gồm các nốt A, C, E. Các nốt này được lấy từ các nốt 1, 3 và 5 trong scale Am (A B C D E F G). Áp dụng quy luật sẽ có Dm gồm D F A, F major gồm F A C…

Vậy scale gồm các hợp âm nào? Ví dụ C major gồm C Dm Em F G Am Bo(B diminished, cái này thuộc octatonic scale sẽ giải thích sau). Để ý thấy các broken chord trên sẽ không có nốt nào thăng, giáng, hợp với scale C major không có nốt thăng, giáng nào.

Để nắm bắt quy luật xây dựng hợp âm cho giọng trưởng ta bắt đầu từ quy luật major triads (Tonic, Subdominant và Dominant, hay T S D mà ta thường nghe nói).
C major

Giọng: C D E F G A B
Nốt: I ii iii IV V vi viio
Hợp âm: C Dm Em F G Am Bm(dm)
I:tonic hay nốt chủ, hợp âm sẽ là hợp âm trưởng
II: subdominant hay nốt cách nốt chủ bên TRÊN đúng một quãng 5 chẵn (perfect fifth, 7 semintones), hợp âm trưởng
III: dominant hay cách nốt chủ bên DƯỚI đúng một quãng 5 chẵn, hợp âm trưởng

các số la mã viết thường là hợp âm thứ, viết hoa là trưởng (có “o” là diminished).

Circle of Fifths giúp chúng ta nhận ra T S D chord prog cho hợp âm trưởng. Để nhìn rõ hơn có thể nhìn vào bảng sau:

[IMG]file:///C:/Users/daohanh/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image004.gif[/IMG]

Sau khi đã có component chords (hợp âm thành phần) cho các giọng trưởng ta có thể xây dựng hợp âm thành phần cho các giọng thứ. Nhớ lại rằng để có giọng thứ ta chỉ việc giáng các nốt 3,6,7 của giọng trưởng xuống nửa cung, sau đó thay các nốt T S D của giọng trưởng vào các nốt này (đây là cách nhớ “máy móc”). Nếu nắm chắc Circle of Fifth ban có thể tìm ngay relative minor của hợp âm trưởng. Ví dụ của C là A
C major
C D E F G A B
I ii iii IV V vi viio

A minor
A B C D E F G
i iio III iv v VI VII

chẳng qua là việc sắp xếp lại T S D theo scale Am. Nghĩa là các chord thành phần của Am sẽ không khác gì so với C ngoài thứ tự.
Do vậy Em sẽ gồm

giọng: E F# G A B C D
nốt : i iio III iv v VI VII
hợp âm: Em F#mdm G Am Bm C D
và Bm nằm trong giọng Em

Việc nắm bắt hợp âm thành phần trong mỗi giọng khá quan trọng trong quá trình sáng tác cũng như chuyển giọng. Lặp lại ví dụ chuyển giọng từ G về D (ở bai post số 1), nhìn vào hình ta thấy rõ các “common chords” của 2 giọng là G, Em, Bm và D. Do vậy sử dụng “chord prog” này có thể “modulate” từ G về D như ở ví dụ ban đầu. Bản thân mình cũng gặp nhiều rắc rồi khi nhớ mấy thứ này nhưng cũng giống như tập đàn, học nhạc cần thời gian và luyện tập mới thành thục được. Hi vọng bài này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn mình đang chơi “giọng” gì trên đàn

Các chord prog phổ biến (một số cái nhặt bên topic nhạc lí blues)
3 chord: I-IV-V, 8-bar blues, 12-bar blues, II-V-I
4 chord: I-V-v-IV, i-VII-VI-v…

Gam – Cấu tạo hợp âm

Nhiều người khi mới học nhạc thường có thắc mắc, gam Đô trưởng với hợp âm Đô trưởng có gì khác nhau. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi đó.

Bài viết này mình trình bày 3 vấn đề:

  • [IMG]file:///C:/Users/daohanh/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image001.gif[/IMG]Đầu tiên chúng mình cùng thảo luận Gam là gì?
  • Sau đó bàn về cấu tạo hợp âm.
  • Cuối cùng là kết hợp 2 phần trên để hình thành các hợp âm trong một gam.

1. Gam là gì
Gam có vai trò vầy nè. Xét về bản chất thì âm nhạc là một hệ thống các âm thanh phát ra theo một quy luật gì đó. Tức là dù ta có óanh thế nào đi chăng nữa thì các nốt mà ta đánh đều phải theo một quy luật nhất định. Và Gam chính là quy luật đó.

Các nốt nhạc trong một Gam sẽ có vai trò hỗ trợ nhau, làm nên một sự hài hòa. Nếu dùng các nốt ngoài Gam thì sẽ mất tính hài hòa đó và làm cho bài nhạc nghe rất khó chịu.

Có thể Gam giống như cái nền móng của âm nhạc đó bạn.
1.1. Các khái niệm cơ bản
Cung & nửa cung: là khoảng cách giữa hai âm thanh. Một cung tương ứng với 2 ngăn đàn, 1 nửa cung tương ứng với 1 ngăn đàn. Lưu ý là trong 7 nốt nhạc: C D E F G A B C thì chỉ có khoảng cách giữa B và C, E và F là nửa cung. Còn lại, khoảng cách giửa hai nốt liên tiếp bất kỳ luôn là 1 cung. Các bạn có thể quan sát rõ hơn ở hình dưới. Dấu V có nghĩa là 2 nốt có khoảng cách nửa cung.
[IMG]file:///C:/Users/daohanh/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image002.jpg[/IMG]

Quãng: là khoảng cách giửa hai nốt nhạc. Ta có thể hiểu, từ nốt thứ nhất đến nốt thứ 2 có bao nhiêu nốt thì ta gọi là quãng mấy đó.
Ví dụ, trong hình dưới, Ô nhịp 1, khoảng cách giữa nốt fa và nốt đô là quãng 5; ô nhịp 2, khoảng cách giữa nốt la và nốt fa là quãng 3
[IMG]file:///C:/Users/daohanh/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image003.jpg[/IMG]
Quan hệ giữa cung và quãng (cái này nói thêm để mọi người hiểu tính chất quãng và cung, ai mún soạn ca khúc thì nên biết): Có nhiều loại quãng và các loại Quãng đều có tính chất riêng của nó. Người ta dựa vào cung và nửa cung để phân loại quãng. Cụ thể như sau:
1.1.1. Quãng đúng
Là các quãng 4,5,8 được cấu tạo như sau:
quãng 4: có 2 cung và 1/2 cung
quãng 5: có 3 cung và 1/2 cung
quãng 8: có 5 cung và 1/2 cung và 1/2 cung

Ví dụ:
Đô và Fa là một quãng 4 đúng. Vì giữa Đô và Fa có 2 cung (Đô-Rê, Rê-Mi) và 1/2 cung (Mi-Fa)
Đô và Đố là một quãng 8 đúng. Vì giữa Đô và Đố có 5 cung (Đô-Rê, Rê-Mi, Fa-Sol, Sol-La, La-Si) và hai 1/2 cung (Mi-Fa, Si-Đô)

1.1.2. Quãng trưởng
Là các quãng 2,3,6,7 được cấu tạo như sau:
quãng 2: có 1 cung
quãng 3: có 2 cung
quãng 6: có 4 cung và 1/2 cung
quãng 7: có 5 cung và 1/2 cung

1.1.3. Quãng thứ
Là quãng trưởng trừ đi 1/2 cung
quãng 2: có 1/2 cung
quãng 3: có 1 cung và 1/2 cung
quãng 6: có 3 cung và 1/2 cung và 1/2 cung
quãng 7: có 4 cung và 1/2 cung và 1/2 cung

1.1.4. Tính chất các quãng
Quãng 2: có tính chất là quãng nghịch (dù là trưởng hay thứ). Khi mà một đoạn nhạc nào đó được tạo nên từ quãng 2 sẽ mang tính chất ủy mị, u ám, huyền bí,…

Quãng 3: Quãng 3 trưởng: mang tính vui tươi, trong sáng. Quãng 3 thứ: u buồn, miên mang, trầm uất…

Quãng 4: không buồn, không vui

Quãng 5: không buồn, không vui, hơi yếu đuối

Quãng 6: êm dịu, nhưng yếu đuối

Quãng 7: cứng cỏi, xao xuyến, chói

Quãng 8: là một quãng thuận hoàn toàn, có tính trang trọng, đầy đặn.

1.2. Cấu tạo Gam
Gam hay âm giai là một chuỗi các nốt nhạc nối tiếp nhau thêm một trật tự nào đó. Có hai loại Gam là Gam trưởng và Gam thứ.

Thường thì Gam trưởng tươi sáng, vui vẻ và Gam thứ mang tính u buồn, tối.

Tên của Gam chính là tên của nốt bắt đầu trong các nốt nhạc liên tiếp. Ví dụ Gam C thì nốt bắt đầu (đánh vị trí số I) là nốt C.
Người ta đánh dấu các bậc của âm giai như sau: nốt ở vị trí bắt đầu đánh số là I, nốt tiếp theo đánh là II, nốt tiếp theo là III… cứ thế đến bậc VIII. Các bạn xem hình minh họa để hiểu.
[IMG]file:///C:/Users/daohanh/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image004.jpg[/IMG]

1.2.1. Cấu tạo gam trưởng
Là gam mà khoảng cách giữa các nốt giống như trong gam C trưởng. Tức là:
1 cung, 1 cung, 1/2 cung, 1 cung, 1 cung, 1 cung, 1/2 cung (cũng có thể hiểu là gồm 1 quãng 3 trưởng và 1 quãng 6 trưởng)
Ví dụ:
Gam C: bắt đầu là nốt Đô: C, D, E, F, G, A, B, C.
ta thấy khoảng cách giữa các nốt đúng như trong công thức trên, tức là:
1 cung (C-D), 1 cung (D-E), 1/2 cung (E-F), 1 cung (F-G), 1 cung (G-A), 1 cung (A-B) và 1/2 cung (B-C)

Gam G: bắt đầu là nốt G: G, A, B, C, D, E, F#, G
ở đây xuất hiện F#. Lý do F phải thăng là để đảm bảo công thức trên:
1 cung (G-A), 1 cung (A-B), 1/2 cung (B-C), 1 cung (C-D), 1 cung (D-E), 1 cung (E-F#) và 1/2 cung (F#-G)

Gam D: bắt đầu là nốt D: D, E, F#, G, A, B, C#, D

Gam A: bắt đầu là nốt A: A, B, C#, D, E, F#, G#, A

Gam E: bắt đầu là nốt E: E, F#, G#, A, B, C#, D#, E

Để ý thấy gam nào có C# thì chắc chắn phải có F#, gam nào có G# thì chắc chắn phải có C#,F#. Gam nào có D# thì chắc chắn phải có F#,C#,G#. Như vậy, khi nhìn vào một bài nhạc viết ở giọng trưởng, mà nó có 1 dấu thăng thì ta nói ngay nó ở gam G, 2 dấu thăng thì ở gam D, 3 dấu thăng thì ở gam A, 4 dấu thăng thì ở gam E. (nên học thuộc lòng công thức này.)

1.2.2. Cấu tạo gam thứ
Là gam mà khoảng cách giữa các nốt giống như trong gam Am, nghĩa là:

1 cung, 1/2 cung, 1 cung, 1 cung, 1/2 cung, 1 cung, 1 cung.
Ví dụ:
Gam Am: bắt đầu là nốt A: A, B, C, D ,E ,F, G, A
ta thấy thứ tự giống như công thức:
1 cung (A-B), 1/2 cung (B-C), 1 cung (C-D), 1 cung (D-E), 1/2 cung (E-F), 1 cung (F-G), 1 cung (G-A)

Gam Dm: bắt đầu là nốt D: D, E, F, G, A, Bb, C, D
ở đây xuất hiện Bb. Lý do có dấu giáng là để đảm bảo công thức trên:
1 cung (D-E), 1/2 cung (E-F), 1 cung (F-G), 1 cung (G-A), 1/2 cung (A-Bb), 1 cung (Bb-C), 1 cung (C-D)

Gam Gm: bắt đầu là nốt G: G, A, Bb, C, D, Eb, F, G

Gam Cm: bắt đầu là nốt C: C, D, Eb, F, G, Ab, Bb, C

gam Fm: bắt đầu là nốt F: F, G, Ab, Bb, C, Db, Eb, F

Để ý gam nào có Eb thì sẽ có Bb… Như vậy, khi nhìn vào bài nhạc ở giọng thứk, nếu có 1 dấu b thì nó ở gam Dm, 2 dấu b thì ở gam Gm, 3 dấu b thì ở gam Cm, 4 dấu b thì ở gam Fm. Nên học thuộc.

1.2.3. Quan hệ giữa gam trưởng và thứ trong cùng 1 bộ dấu hóa Khi nhìn vào 1 bài nhạc ở một bộ dấu hóa nào đó. Ví dụ dấu hóa có 1 nốt #. Theo phần trên thì ta biết ngay nó có thể ở giọng G trưởng. Vậy câu hỏi đặt ra là giọng thứ của nó là gì? Để tìm giọng thứ, bạn chỉ việc đếm từ giọng trưởng xuống 1 cung và 1/2 cung.
Ví dụ: giọng G trưởng đếm xuống 1 cung là F, đếm xuống 1/2 cung nữa là E. Vậy tương ứng của G là Em.

Tương tự, khi biết giọng thứ, ta đếm lên 1 cung và 1/2 cung sẽ được giọng trưởng tương ứng.
Ví dụ: giọng Gm. G đếm lên 1 cung là A, đếm thêm 1/2 cung nữa sẽ là A#. A# chính là Bb. Nên giọng trưởng tương ứng là Bb. (vì trong bộ khóa của gam thứ thường có dấu b nên ta quy nốt theo dấu b).

2. Cấu tạo hợp âm
Hợp âm là sự kết hợp các nốt theo chiều dọc và chiều ngang có quy luật.
Quy luật của hợp âm là 1+3+5+7+9+11+13.
Ví dụ: hợp âm C, ta lấy C làm bậc 1, đếm lên các nốt ở bậc 3(E) và 5(G): ta được hợp âm C. thêm nốt bậc 7(B) ta được hợp âm C7, thêm nốt bậc 9(D) ta được hợp âm C9…

Các loại hợp âm
Hợp âm trưởng: khi quãng 3 có 2 cung (quãng 3 là quãng 3 trưởng)
Ví dụ: hình thành hợp âm C trưởng. hợp âm C gồm các nốt ở 1,3,5 là C,E,G. Ta để ý nốt quãng 3 của C là E. E cách C 2 cung (C-D,D-E). Như vậy C trưởng gồm có C,E,G.

Hình thành hợp âm A trưởng. Hợp âm A gồm các nốt ở 1,3,5 là A,C,E. Ta thấy khoảng cách giữa C và A là 1 cung và 1/2 cung (A-B,B-C). Để hình thành hợp âm A trưởng, ta phải thăng nốt C lên để được khoảng cách 2 cung (A,C#,E). Do đó A trưởng gồm: A,C#,E

Hợp âm thứ: khi quãng 3 có 1 cung và 1/2 cung (quãng 3 là quãng 3 thứ)
VD: hình thành hợp âm Em. Hợp âm E gồm các nốt ở 1,3,5 là: E,G,B. Ta thầy khoảng cách giữa G và E là 1 cung và 1/2 cung. Vậy Em gồm: E,G,B.

hình thành hợp âm Gm. Hợp âm G gồm các nốt ở 1,3,5 là: G,B,D. Ta thấy khoảng cách giữa B và G là 2 cung. Để hình thành G thứ, ta phải giảm B xuống 1/2 cung để khoảng cách giữa Bb và G là 1 cung và 1/2 cung (G-A, A-Bb).

Tính chất quãng 5
Quãng 5 đúng có 3 cung và 1/2 cung.
Ví dụ hợp âm C trưởng đúng. Hợp âm C gồm các nốt: C,E,G. Ta thấy khoảng cách giữa G và C là 3 cung và 1/2 cung (D-E,D-E,F-G và E-F). Nên hợp âm C trưởng đúng gồm các nốt C,E,G.
hình thành hợp âm Am đúng: Hợp âm Am gồm các nốt: A,C,E. Ta thấy khoảng cách giữa E và A là 3 cung và 1/2 cung nên hợp âm Am đúng gồm các nốt A,C,E.
Quãng 5 tăng (sus): có 4 cung.
Ví dụ: hình thành hợp âm Gsus hay G+5. Hợp âm G gồm các nốt: G,B,D. Ta thấy khoảng cách giữa D và G là cung và 1/2 cung nên phải tăng D lên nửa cung để khoảng cách giữa D và G là 4 cung. Vậy hợp âm Gsus gồm các nốt: G,B,D#.
(Lưu ý, hợp âm sus thường gặp ở trưởng. Tức là ta sẽ thường gặp: Gsus, Asus… chứ rất hiếm gặp Gmsus, Amsus…)
Quãng 5 giảm (dim): có 3 cung.
Ví dụ,hợp âm Bmdim (Bm-5) gồm các nốt: B,D,F.
Quãng 7
Quãng 7 tăng có 5 cung và 1/2 cung
Ví dụ: hơp âm G+7 gồm các nốt: G,B,D,F#
Quãng 7 giảm có 5 cung
Ví dụ hợp âm G-7 hay G7 gồm các nốt: G,B,D,F.
3. Hình thành hợp âm trong từng gam
Trên kia ta đã tìm hiểu về gam và hợp âm. Giờ ta sẽ kết hợp để tìm hợp âm trong các gam.
Ví dụ: gam Am. Các bậc trong Gam này như sau:
I II III IV V VI VII VIII
A B C D E F G A

Hợp âm ở bậc I là hợp âm A (có nốt A bắt đầu). Ta thấy hợp âm A trong gam Am gồm các nốt A,C,E (bậc 1,3,5 đối với A). Khoảng cách giữa C và A là 1 cung và 1/2 cung, khoảng cách giữa E và A là 3 cung và 1/2 cung nên hợp âm A sẽ là hợp âm Am.

Hợp âm ở bậc II là hợp âm B (có nốt B bắt đầu). Ta thấy hợp âm B trong gam Am gồm các nốt B, D, F (bậc 1,3,5 đối với B). Ta thấy khoảng cách giữa D và B là 1 cung và 1/2 cung, khoảng cách giữa F và B là 3 cung nên hợp âm B sẽ là hợp âm Bmdim.

Hợp âm ở bậc III là hợp âm C. Ta thấy hợp âm C trong gam Am gồm các nốt C,E,G. Đây là hợp âm C trưởng.
Hợp âm ở bậc IV là hợp âm D. Ta thấy hợp âm D trong gam Am gồm các nốt: D,F,A Đầy là hợp âm Dm.
Hợp âm ở bậc V là hợp âm E. Ta thấy hợp âm E trong gam Am gồm các nốt: E,G,B. Đây là hợp âm Em.
Hợp âm ở bậc VI là F. F trong gam Am gồm các nốt: F,A,C. Đây là hợp âm F trưởng.
Hợp âm ở bậc VII là G. G trong gam Am gồm các nốt: G,B,D. Đây là hợp âm G trưởng.

Tuy nhiên, để tạo mục đích nghệ thuật, hợp âm ở bậc 5 thường dùng hợp âm 7 của âm giai thứ hòa âm (mình sẽ nói sau). Nên nó sẽ là hợp âm trưởng 7. Tức là hợp âm E7.

Tương tự, gam Em. Gam này gồm các nốt:
I II III IV V VI VII VIII
E F# G A B C D E

Hợp âm ở bậc I gồm các nốt: E,G,B. Đây là Em
Hợp âm ở bậc II gồm các nốt: F#,A,C. Đây là hợp âm F#mdim
Hợp âm ở bậc III gồm các nốt: G,B,D. Đây là G trưởng.
Hợp âm bậc IV là: Am (A,C,E)
Bậc V là B7 (lý giải tương tự ở trên)
Bậc VI là C (C,E,G)
Bậc VII là: D (D,F#,A)

Tổng hợp lại, hợp âm của gam thứ có tính chất như sau:
bậc I,IV, là thứ
bậc V là 7
bậc II là thứ dim
bậc III,VI,VII là trưởng.

Làm tương tự với hợp âm trưởng, ta có:
bậc I, IV: là trưởng
bậc V là 7
bậc VII là thứ dim
bậc II,III,VI là thứ
Question: Bạn giải thích thêm cho mình về cái này dc không
Tuy nhiên, để tạo mục đích nghệ thuật, hợp âm ở bậc 5 thường dùng hợp âm 7 của âm giai thứ hòa âm (mình sẽ nói sau). Nên nó sẽ là hợp âm trưởng 7. Tức là hợp âm E7.

với cả nếu mình không nhầm thì E7 không phải là hợp âm trưởng 7 đâu,hợp âm Mi trưởng 7 kí hiệu là Emaj7 thì fải,có nốt D# chứ không fải là D.
Theo cách hiểu của mình, đối vs các hợp âm hình thành từ việc chồng lần lượt từng quãng 3 lên thì:

Trưởng + thứ = hợp âm trưởng
Trưởng + thứ + trưởng = hợp âm 7 trưởng
Trưởng + thứ +thứ = hợp âm 7

Thứ + trưởng = hợp âm thứ
Thứ + Trưởng + thứ =hợp âm 7 thứ

Trưởng + trưởng = hợp âm tăng
thứ + thứ = hợp âm giảm

Answer: 
Hợp âm E7 và Emaj7 về bản chất đều là hợp âm trưởng hết đó bạn. Vì tính chất trưởng, thứ được quy định bởi quãng 3. Các hợp âm này đều có quãng 3 trưởng cả (E – G#). Hợp âm Emaj7 chính là hợp âm E7+ hay E7 tăng đó (vì khoảng cách D# tới E là 5 cung và 1/2 cung).

Còn âm giai hòa âm là các loại âm giai do người ta đặt ra để làm tăng tính nghệ thuật cho âm nhạc, có nhiều loại hòa âm lắm, nhưng mà 2 loại chính sau đây là phổ biến nhất.

Âm giai trưởng hòa âm: nó tương tự âm giai trưởng tự nhiên, nhưng nốt ở bậc Vi bị giảm đi 1/2 cung.
Ví dụ âm giai đô trưởng nốt ở bậc Vi là nốt A thì trong âm giai hòa âm là Ab.

Âm giai thứ hòa âm: nó tương tự như âm gia thứ tự nhiên, nhưng nốt ở bậc Vii được nâng lên 1/2 cung.
Ví dụ âm giai la thứ có nốt ở bậc Vii là G thì trong âm giai hòa âm là G#.

Về âm giai hòa âm thì có nhiều thứ để nói lắm, mình cũng mới bắt đầu tìm hiểu về nó nên chưa có nhiều kiến thức để nói kỹ. Bạn nào biết thì vô chia sẻ với anh em nhé!

================================================== =================

Cấu tạo Gam (Scale), cấu tạo hợp âm (Chord)
CUNG LÀ GÌ ?

Để hiểu đc hợp âm và Gam, các bạn phải nắm vững quy tắc Cung/Quãng
Cung chính là khoảng cách giữa từng nốt nhạc. Đa phần các nốt đều cách nhau 1 cung, chỉ có cặp nốt mi & fa và cặp nốt si & do cách nhau 1/2 cung
[IMG]file:///C:/Users/daohanh/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image002.jpg[/IMG]
HỢP ÂM (chord) TẠO THÀNH TỪ ĐÂU ?

Hợp âm cơ bản có 3 nốt, đc tính theo quy tắc 1-3-5
1: Nốt gốc, cũng chính là tên của hợp âm
3: Nốt quãng 3
* Nếu cách nốt gốc 1,5 cung thì đây là hợp âm thứ (m)
* Nếu cách nốt gốc 2 cung thì đây là hợp âm trưởng
5: Nốt quãng 5, cách nốt gốc 3,5 cung

VD: Hợp âm C (DO trưởng) gồm có 3 nốt:
1: C (do) chính là nốt gốc
3: E (mi) cách nốt gốc C khoảng cách 2 cung => đây là hợp âm trưởng
5: G (sol) cách nốt gốc C khoảng cách 3,5 cung

VD: Hợp âm Bm (SI thứ) gồm có 3 nốt:
1: B (si) chính là nốt gốc
3: D (re) cách nốt gốc B khoảng cách 1,5 cung => đây là hợp âm thứ (m)
5: F# (fa thăng) cách nốt gốc B khoảng cách 3,5 cung

Hợp âm quãng 7 chính là hợp âm trưởng (hoặc hợp âm thứ) đc thêm 1 nốt quãng 7 cách nốt gốc 5 cung
VD: Hợp âm F7 (FA bảy) chính là hợp âm F đc thêm nốt D# cách nốt gốc 5 cung
VD: Hợp âm Em7 (MI thứ bảy) chính là hợp âm Em đc thêm nốt D cách nốt gốc 5 cung

CẤU TẠO GAM (scale) GỒM NHỮNG GÌ ?

Gam tự nhiên có 7 nốt và 6 hợp âm cơ bản, chia làm 2 dạng trưởng và thứ

Gam trưởng có 7 nốt theo quy luật: W-W-H-W-W-W-H
W: tăng thêm 1 cung
H: tăng thêm nữa cung

Áp dụng cho Gam C (DO trưởng): nốt gốc là C
W: tăng thêm 1 cung, ta được nốt D
W: tăng thêm 1 cung, ta được nốt E
H: tăng thêm nữa cung, ta được nốt F
W: tăng thêm 1 cung, ta được nốt G
W: tăng thêm 1 cung, ta được nốt A
W: tăng thêm 1 cung, ta được nốt B
H: tăng thêm nữa cung, ta được nốt C
Vậy Gam C có 7 nốt: C, D, E, F, G, A, B

Gam trưởng có 6 hợp âm cơ bản dựa trên các nốt:
Dựa trên nốt chủ âm ta có hợp âm trưởng (vd: C)
Dựa trên nốt quãng 2 ta có hợp âm thứ (vd: Dm)
Dựa trên nốt quãng 3 ta có hợp âm thứ (vd: Em)
Dựa trên nốt quãng 4 ta có hợp âm trưởng (vd: F)
Dựa trên nốt quãng 5 ta có hợp âm thứ (vd: G)
Dựa trên nốt quãng 6 ta có hợp âm trưởng (vd: Am)
Vậy Gam C có 6 hợp âm cơ bản: C, Dm, Em, F, G, Am

Mỗi Gam trưởng luôn có 1 Gam thứ tương đương được xác định bằng nốt gốc giảm bớt 1,5 cung
VD: Nốt DO giảm bớt 1,5 cung ta có nốt LA
=> Gam C tương đương với Gam Am, có 7 nốt và 6 hợp âm cơ bản tương tự nhau
Mục tiêu

1. Học vị trí các nốt trên mặt phím

Vị trí của nốt trên mặt phím

Cách đọc các nốt sẽ được hướng dẫn ở bài Cách đọc nốt nhạc.
Các nốt trên dây số 1 (Dây Mi)
[IMG]file:///C:/Users/daohanh/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image003.gif[/IMG]
Các nốt trên dây số 1 (Phím 1 – 12)
[IMG]file:///C:/Users/daohanh/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image004.gif[/IMG]
Các nốt trên dây số 1 (Phím 1 – 12)

Các nốt trên dây số 2 (Dây Si)
[IMG]file:///C:/Users/daohanh/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image005.gif[/IMG]
Các nốt trên dây số 2 (Phím 1 – 12)
[IMG]file:///C:/Users/daohanh/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image006.gif[/IMG]
Các nốt trên dây số 2 (Phím 1 – 12)

Các nốt trên dây số 3 (Dây Sol)
[IMG]file:///C:/Users/daohanh/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image007.gif[/IMG]
Các nốt trên dây số 3 (Phím 1 – 12)
[IMG]file:///C:/Users/daohanh/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image008.gif[/IMG]
Các nốt trên dây số 3 (Phím 1 – 12)

Các nốt trên dây số 4 (Dây Re)
[IMG]file:///C:/Users/daohanh/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image009.gif[/IMG]
Các nốt trên dây số 4 (Phím 1 – 12)

[IMG]file:///C:/Users/daohanh/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image010.gif[/IMG]

Các nốt trên dây số 4 (Phím 1 – 12)

Các nốt trên dây số 5 (Dây La)
[IMG]file:///C:/Users/daohanh/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image011.gif[/IMG]
Các nốt trên dây số 5 (Phím 1 – 12)

[IMG]file:///C:/Users/daohanh/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image012.gif[/IMG]

Các nốt trên dây số 5 (Phím 1 – 12)

Các nốt trên dây số 6 (Dây Mi)
[IMG]file:///C:/Users/daohanh/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image013.gif[/IMG]
Các nốt trên dây số 6 (Phím 1 – 12)

[IMG]file:///C:/Users/daohanh/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image014.gif[/IMG]

Các nốt trên dây số 6 (Phím 1 – 12)

 

 
 

Xác Định Hợp Âm

Việc xác định hợp âm nhanh chóng và chính xác rất cần thiết nếu bạn muốn phân tích và hiểu được bản nhạc mà bạn trình bày hoặc nghe. Vì vậy, điều quan trọng là cần phải phát triển kỹ năng này trong mối quan hệ với xác định quãng, đặc biệt là quãng 3 và quãng 5

Sử dụng kiến thức về quãng, bạn có thể xác định hợp âm một cách nhanh chóng. Một cách để làm được điều này là xác định quãng 3 và quãng 5. Bảng sau đây biểu diễn sự phối hợp của các quãng, đó là đặc điểm của từng loại hợp âm.
[IMG]file:///C:/Users/daohanh/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image016.jpg[/IMG]

Bạn cũng có thể xác định hai quãng 3 hình thành một hợp âm. Bảng dưới đây biểu diễn đặc tính quãng của từng loại hợp âm 3 nốt:

[IMG]file:///C:/Users/daohanh/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image018.jpg[/IMG]

Lựa chọn và xác định hợp âm:

Hiểu rõ loại hợp âm được xây dựng trên mỗi cấp độ của giai điệu có thể giúp bạn xác định hợp âm một cách nhanh chóng.

 

Vì trình độ đàn guitar và căn bản lý thuyết âm nhạc của mọi người đều khác nhau, viết một bài chỉ dẫn tổng thể thích hợp cho tất cả mọi người là điều không dễ. Do đó tôi sẽ trình bày 1 cái sườn (framework) rồi từ đó tùy trình độ của mỗi người mà các bạn sẽ tự tìm hiểu thêm, có thể bằng cách đặt câu hỏi trên website để cùng trao đổi kinh nghiệm.

Trước hết nhìn vào 1 bản nhạc thì có hai trường hợp: hoặc bài ấy đã có ghi sẵn các hợp âm (chords) cho guitar, hoặc không ghi hợp âm nào cả. Nếu có ghi sẵn hợp âm thì tốt, vì vấn đề cho bàn tay trái đã được giải quyết xong và bạn chỉ còn cần tìm cách làm sao để chạy các ngón tay phải. Tuy nhiên thông thường thì các bản nhạc Việt không ghi kèm các hợp âm, và rất nhiều trường hợp tuy có ghi hợp âm nhưng nghe không xuôi tai cho lắm!

Do đó trước ghi sử dụng đến cây đàn, việc đầu tiên mà các bạn cần nắm vững là nên biết cách tìm các hợp âm dùng trong bài . 3 vấn đề chính thuộc bàn tay trái là:

1: Tìm chủ âm của bài nhạc
2: Tìm các hợp âm trong bài nhạc
3: Ðặt các hợp âm vào bài nhạc:

1. Tìm chủ âm của bài nhạc: Hãy nhìn vào bộ khóa ở đầu bài nhạc, ta sẽ thấy có 3 trường hợp xảy ra

a) Bộ khóa không có dấu thăng giảm : Chủ âm của bài có thể là Do trưởng (C) hay La thứ (Am)
b) Bộ khóa có dấu thăng : Từ dấu thăng cuối cùng, cọng thêm nửa cung thì sẽ có tên chủ âm trưởng, rồi từ đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên âm giai tương ứng là chủ âm thứ
c) Bộ khóa có dấu giảm : Nếu có 1 dấu giảm (Bb) thì chủ âm của bài có thể là Fa trưởng (F) hay Re thứ (Dm) . Nếu có hơn 1 dấu giảm, thì dấu giảm ngay trước dấu giảm cuối sẽ là tên của chủ âm trưởng và sau đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên của chủ âm ở cung thứ

Tại sao lại chưa rõ là chủ âm ở cung trưởng hay thứ ngay như thế ? Hãy tưởng tượng việc tìm chủ âm 1 bài nhạc mới cũng như bạn đang đứng trước một căn nhà lạ. Bạn gõ cửa nhưng không biết người chủ gia đình ra mở cửa là người cha (trưởng) hay mẹ (thứ)

Bài tập:

a) Bộ khóa có 3 dấu thăng : 3 dấu thăng này theo thứ tự là Fa, Do, Sol. Dấu thăng cuối cùng là Sol (G) , vậy thì bài này có thể ở chủ âm (Sol # cọng ½ cung là La ) La trưởng (A). Ông cha tên là La (A) thì bà mẹ (âm giai tương ứng) là gì? Từ La, đếm xuống Sol, rồi xuống Fa ( F ) . Phải chăng bà mẹ tên là Fa thứ ? Không hẳn vậy, vì nhìn nơi bộ khóa thì sẽ thấy có dấu F# ngĩa là tất cả các nốt Fa trong bài sẽ mang dấu thăng. Do đó bài này cũng có thể thuộc chủ âm Fa thăng thứ ( F#m )
b) Bộ khóa có 2 dấu giảm: 2 dấu giảm này là Si (B), Mi (E). Dấu giảm trước cuối cùng là Si (B), nên chủ âm bài này có thể là Si giảm trưởng (Bb major) hay Sol thứ (Gm)
Ðến đây thì bạn đã tìm ra được bài nhạc này có thể thuộc một trong 2 chủ âm. (Ðiều này tương tự như biết đươc người cha (trưởng) và người mẹ (thứ) trong gia đình nhưng chưa biết ai là người … “cầm quyền” trong nhà ? )

Bước kế tiếp là tìm xem chủ âm nào là chính? Muốn vậy bạn chỉ cần nhìn vào nốt cuối cùng trong bài nhạc, nếu nó là nốt nào trong 2 nốt này thì đó là 6n chủ âm của bài

Thí dụ:
a) Bộ khóa có 2 dấu thăng (Fa# và Do#) và tận cùng bằng nối Si (B) : Bài này thuộc cung Si thứ (Bm) và âm giai tương ứng là Re trưởng (D). Nói một cách khác, trong gia đình này thì người vợ (Bm) cầm quyền (!) và người chống (D) chỉ đóng vai trò thứ yếu. Bài nhạc ở cung thứ thường có âm hưởng buồn
b) Bộ khóa có 3 dấu giảm (Si b, Mi b, La b) và tận cùng bắng nốt Mi b ( Eb) : Bài này ở cung Eb major và âm giai tương ứng là Do thứ ( Cm ). Trong “gia đình” này thì người chồng (Eb) cầm quyền, và người vợ (Cm) giữ vai trò thứ yếu. Bài nhạc ở cung trưởng có âm hưởng vui tươi, mạnh mẽ

2. Tìm các hợp âm trong bài nhạc:

Thông thường thì các bài nhạc Việt chỉ dùng 6 hợp âm chính. Thử tưởng tượng gia đình này có 4 con, 2 trai và 2 gái. Ta đã tìm được 2 hợp âm chủ nhà rồi thì chỉ cần tìm thêm 4 hợp âm còn lại ( tên của 4 đứa con) bằng cách áp dụng luật 1 – 4 –5 như sau:

Thí dụ như bài nhạc thuộc cung Do trưởng (C) nghĩa là âm giai tương ứng là La thứ (Am). Nếu người cha là Do thì có thể tìm tên 2 đứa con trai bắng cách dùng 5 ngón của bàn tay trái mà đếm như sau:
Ngón cái : 1 Do – ngón trỏ 2 Re bỏ – ngón giữa 3 Mi bỏ – ngón áp út 4 Fa OK – ngón út 5 Sol OK
Như vậy thì bên phía cha và 2 con trai, ta sẽ có 3 hợp âm : Do (C ), Fa (F) và Sol (G)

Qua phía người mẹ (âm giai tương ứng), tương tự như trên ta sẽ có tên của người mẹ và 2 con gái là La thứ (Am), Re thứ (Dm) và Mi trưởng (E).

Ai thắc mắc muốn hỏi tại sao 2 cô con gái lại là Re thứ (mà không la Re trưởng) và Mi trưởng (mà không là Mi thứ) thì phải biết về các nốt trong 1 âm giai (scale) và tên các quãng (interval) . Trong âm giai Am thì các nốt là A-B-C-D-E-F-G#-A, Tên của cô con gái thứ nhất bắt đầu ở nốt thứ 4 (đếm La Si Do “Re” ) Hợp âm Re co 3 nốt chồng lên nhau là Re Fa La ( D F A) và nốt Fa kho^ng có dấu thăng . Quãng D-F là quãng 3 thứ , nên cô con gái thứ nhất tên là Re thứ ( Dm ) . Trong khi đó tên của cô con gái thứ hai bắt đầu ở bậc 5 (đếm La Si Do Re “Mi”) . Chồng 3 nốt lên nhau ở Mi (E) sẽ có E – G# – B (để ý G# trong âm giai La thứ) và vì quãng E G# là quãng 3 trưởng, nên cô con gái thứ hai sẽ mang tên Mi trưởng (E )

Chưa có thì giờ tìm hiểu sâu xa thì nếu muốn tìm 6 hợp âm chính cho bài nhạc chỉ cần nhớ luật 1 – 4 – 5 , đại khái ( nên nhớ là “đại khái” thôi) là:

a) Ba hợp âm theo chủ âm trưởng ( cha & 2 trai) : 1 – 4 –5 (tất cả đều trưởng)
b) Ba hợp âm theo chủ âm thứ (mẹ & 2 gái) : 1 thứ – 4 thứ – 5 trưởng

Thí dụ: Tìm 6 hợp âm dùng trong 1 bài nhạc có 1 dấu thăng:
a) Bài này có thể thuộc Sol trưởng (G) hay Mi thứ (Em)
b) Dùng luật 1-4-5 theo nhánh G sẽ có 3 hợp âm G, C, D
c) Dùng luật 1-4-5 theo nhánh Em sẽ có Em, Am, B

6 hợp âm này là G – C – D – Em –Am – B

Ðây là 6 hợp âm căn bản của mỗi bài nhạc mà người mới chơi đàn cần nắm vững. Từ những hợp âm “gốc” này mà người ta biến báo, thêm “mắm muối” vào thành hàng trăm, hàng nghìn hợp âm mà các bạn có thể thấy trong các tập sách nhạc

Một trong những biến thể đó là loại hợp âm 7, được thành lập bằng cách đặt thêm 1 nốt thứ tư trên 3 nốt của hợp âm căn bản (tức là sẽ có 4 nốt ở bậc1-3-5-7) . Trong khuôn khổ bài học tìm hợp âm theo lối “mì ăn liền” này, bạn chỉ cần nhớ 1 điểm nhỏ sau đây:

Ðể nghe êm tai hơn, tên của người con trai thứ hai và người con gái thứ hai ( D và B trong thí dụ trên) có thể đổi thành hợp âm 7. Như thế là tạm thời hoàn tất việc tìm tên 6 người trong gia đình, và theo thí dụ trên thì 6 hợp âm này sẽ là:
G – C – D7 – Em – Am –B7

3. Ðặt các hợp âm vào bài nhạc:

Biết được 6 hợp âm chính dùng trong bài rồi, câu hỏi kế tiếp là làm sao biết khi nào thì đổi hợp âm? Có mấy luật căn bản sau đây :

1) Thông thường với các bài nhạc Việt thì mỗi ô nhịp dùng 1 hợp âm., đổi ở phách 1, đầu nhịp. Với những bài nhịp 4 thì đôi khi có thề dùng 2 hợp âm trong 1 ô nhịp , đổi ở phách 1 và 3.
2) Bài nhạc bắt đầu bằng chủ âm và kết ở ô nhịp cuối bằng chủ âm
3) Tùy theo chủ âm nào ( trưởng hay thứ) mà những hợp âm của phe cha hay mẹ nắm đa số. Một bài bắt đầu ở cung La thứ (Am) thì hầu như 2 cô con gái ( Dm và E7) sẽ theo sau. Mẹ và con gái hát đã đời các hợp âm Am-Dm-E7 rồi thì ông cha và 2 con trai ( C- F-G7) lúc ấy mới … có thể lên tiếng … để thay đổi không khí! Tuy nhiên vì chủ âm là La thứ nên sau đó thì phải trở về cụm Am-Dm-E7 để chấm dứt ở Am

Nếu nắm vững lý thuyết căn bản âm nhạc thì chỉ cần nhìn vào các nốt trong mỗi ô nhịp là cũng biết ngay ô nhịp ấy thuộc hợp âm gì? Trong trường hợp học đệm đàn “cấp tốc” này thì chỉ còn cách là phải “ mò “ như sau :

1) Tìm một bản ghi các hợp âm căn bản cho guitar. Bạn không cần những quyển sách dày cộm mà chỉ cần một trang căn bản, in vài chục hợp âm là đủ
2) Dùng cây guitar đánh trải 6 hợp âm trên cho thật nhuyễn và quen tai
3) Bắt đầu với chủ âm ở ô nhịp đầu tiên, hát ô nhịp kế tiếp và so với 6 hợp âm trên nghe xem hợp âm nào thuận tai nhất
4) Nên nhớ theo đúng 3 lời khuyên ghi ở đầu bài 3 này và tránh đừng chuyển đổi hợp âm lung tung.

Nói vắn tắt thì bạn chỉ cần theo mấy luật căn bản trong 3 bài trên đây là có thể tìm được các hợp âm căn bản và “trị được” khoảng … 90% những bài nhạc Việt.

Sau đây là một cách đặt hợp âm vào bài nhạc
theo kiều Mỳ ăn liền rất hiệu quả, các bác có thể làm như sau. Sau khi xác định được giọng trưởng hay thứ (căn cứ vào dấu hóa và nốt kết thúc – xem phần trên). Bạn sẽ biết được bài nhạc của mình cần dùng những hợp âm gì.

Ví dụ: nếu là giọng La thứ thì nó sẽ có các hợp âm là: Am, C, Dm, E7, F, G, G7. Trong đó, hợp âm chính sẽ là Am, Dm, E7. (Cách xác định thì mình sẽ viết trong 1 bài gần đây, tuần này và tuần sau còn đang thi nên chưa có thời gian). Bạn biết rằng hợp âm Am gồm các nốt: La, Đô, Mi. Hợp âm Dm gồm các nốt: Rê, Fa, La… (Cứ hiểu nôm nà là hợp âm sẽ gồm các nốt ở bậc 1,3,5 đếm từ tên của hợp âm lên (thực ra cái này chưa chính xác, nhưng cứ tạm thời giải thích như vậy đã)).

Rồi xong, khi đọc một bản nhạc, ví dụ bài Chiếc lá cuối cùng hen: Down Sheet Chiếc lá cuối cùng.

Bạn thấy ô nhịp đầu tiên bắt đầu bằng nốt Mi, mà nốt Mi thì thuộc những hợp âm: E7, Am, C trong giọng Am, do đó có thể đặt một trong các hợp âm đó ở ô nhịp đầu, thường thì người ta bỏ hợp âm chủ là Am.

Sang ô nhịp thứ 2, bắt đầu bằng nốt mi, ở đây, ta có thể bỏ 1 trong 3 hợp âm kia, bạn thử xem cái nào nghe hài hòa thì bỏ. Ở đây mình bỏ Am.

Sang ô nhịp thứ 3, bắt đầu bằng nốt Si, nốt này thuộc các hợp âm: E7, G, G7. Mình bỏ hợp âm E7 vào.
Sang ô nhịp thứ 4, bắt đầu bằng nốt La, nốt này thuộc các hợp âm: Am, F, Dm. Mình chọn Am

…. Cứ thế bạn sẽ điền hợp âm rất dễ cho 1 bài hát.

Alternate Text Gọi ngay