CEO Phạm Văn Tam và những ‘scandal’ của Asanzo

Điều tra cho thấy công ty của ông chủ Phạm Văn Tam đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm “đánh lừa người dùng”, nhập hàng nguyên thùng từ Trung Quốc nhưng lại dán nhãn “Made in Việt Nam” qua mặt khách hàng.

Scandal Asanzo và CEO trẻ tuổi

Như thông tin đã đưa từ Tuổi trẻ, tivi là sản phẩm chủ lực của Tập đoàn điện tử Asanzo Việt Nam suốt những năm qua, còn gần đây máy lạnh vọt lên đứng thứ hai. Bao bì, tem nhãn của Asanzo luôn được ghi “đỉnh cao công nghệ Nhật Bản” và “xuất xứ Việt Nam”. Thế nhưng, sự thật về sản phẩm điện tử Asanzo hoàn toàn trái ngược với sự đình đám của thương hiệu Việt có slogan “đỉnh cao công nghệ Nhật Bản” này. Hàng loạt công ty nhập đồ điện gia dụng hiệu Asanzo đều là hàng của Trung Quốc?

Asanzo luôn tự “thổi” mình là hàng Việt Nam với “đỉnh cao công nghệ Nhật Bản”. Thậm chí, có bài truyền thông ca ngợi Asanzo tận mây xanh với sứ mệnh “chặn đứng bước tiến của hàng Trung Quốc” cách đây chưa lâu.

Chưa kể, Asanzo còn chính thức lọt vào danh sách 640 doanh nghiệp đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2018. Với những điều tra của PV báo chí như vậy, đây chẳng khác nào cú tát thẳng tay vào những người tiêu dùng luôn đặt niềm tin vào hàng Việt Nam?

Theo Cổng thông tin Quốc gia đăng ký doanh nghiệp, CTCP Tập đoàn Asanzo được thành lập vào tháng 10/2016 với vốn điều lệ 100 tỷ đồng, đây là đơn vị kinh doanh chính của thương hiệuAsanzo.

Chủ đầu tư lớn nhất của Tập đoàn Asanzo khi đó là ông Phạm Văn Tam, góp vốn 90 tỷ đồng (tương đương tỷ lệ sở hữu 90%). 10% vốn còn lại chia đều cho 5 chủ đầu tư khác, gồm hai tổ chức CTCP Điện tử Asanzo Việt Nam và Công ty TNHH Truyền thông Asanzo; ba cá nhân gồm bà Phạm Thị The, ông Phạm Văn Toản và ông Phạm Xuân Tình.

Ông Phạm Văn Tam – “Shark” Tam, người sáng lập thương hiệu Asanzo. (Ảnh: kenh14.vn)

Đáng chú ý đến tháng 7/2017, ông Phạm Văn Tam giảm tỷ lệ sở hữu của mình tại Tập đoàn Asanzo từ 90% xuống còn 1%, tiếp sau đó các cổ đông tổ chức như CTCP Điện tử Asanzo Việt Nam và Công ty TNHH Truyền thông Asanzo cũng lần lượt thoái hết vốn.

Thời điểm hiện tại, nhóm cổ đông sáng lập chỉ còn sở hữu 7% Tập đoàn Asanzo, trên vốn điều lệ của công ty vẫn giữ nguyên 100 tỷ đồng. Hơn nữa, trên thị trường còn nhiều doanh nghiệp mang tên Asanzo khác có liên quan đến nhóm ông Phạm Văn Tam và những người đồng sáng lập.

Công ty CP Đầu tư Asanzo vốn điều lệ 5,9 tỷ đồng do Tập đoàn Asanzo sở hữu 90% kinh doanh các loại đồ điện gia dụng, đèn…

Công ty TNHH Điện lạnh Asanzo vốn điều lệ 2,9 tỷ đồng kinh doanh máy lọc nước, bình nóng lạnh…

Công ty CP Viễn thông Asanzo vốn điều lệ 5,9 tỷ đồng, Tập đoàn Asanzo sở hữu 90%, kinh doanh các loại đèn, đồ điện gia dụng…

Mới đây vào tháng 1/2019, Công ty CP Công nghệ cao Asanzo được thành lập với vốn điều lệ 300 tỷ đồng, đây là công ty do ông Phạm Văn Tam trực tiếp đứng tên.

Trong thời gian gần đây, tập đoàn Asanzo trở thành nhà tài trợ của nhiều chương trình và sự kiện truyền thông lớn: Thách thức danh hài, Giải hạng nhì bóng đá Quốc gia, tài trợ cho đội tuyển bóng đá Việt Nam khi chiến thắng AFF cup 2019, tài trợ trên áo đội bóng Hải Phòng.

Từng dính nhiều xử phạt hành chính về về thuế

Mặc dù CEO của công ty này từng lên tiếng rằng: “Năm 2016, hãng bán được 500.000 chiếc, đạt doanh thu 2.500 tỷ đồng. Đây là doanh số một doanh nghiệp Việt Nam như chúng tôi không bao giờ giám nghĩ” trên báo Dân trí nhưng trong 3 năm (từ 2014 đến 2016), Chi cục Thuế chỉ thu thuế từ Asanzo được hơn 200 triệu đồng.

Ngoài ra trong thời gian hoạt động này, doanh nghiệp cũng có nhiều sai phạm về thuế. Ngày 16/1/2017, Chi cục Thuế Bình Tân đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với Công ty Cổ phần Điện tử Asanzo với hàng loạt vi phạm như: Vi phạm thủ tục về thuế; Khai sai dẫn tới thiếu số tiền nộp thuế; Chậm nộp thuế; Truy thu thuế…với tổng số tiền lên tới hơn 250 triệu đồng.

Ngày 7/3/2017, Chi cục thuế Bình Tân tiếp tục ra quyết định xử phạt thêm doanh nghiệp này vì vi phạm hành chính về hóa đơn với số tiền là 6 triệu đồng do đã vi phạm nhiều lần và có tình tiết tăng nặng.

Đầu năm 2017, Chi cục Thuế Bình Tân là đơn vị quản lý trực tiếp và duy nhất thu thuế của Công ty Cổ phần Điện tử Asanzo Việt Nam đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo cũng chỉ mới nộp tiền tạm ứng thuế mỗi công ty 20 triệu đồng, ngoài ra chưa thu được thêm được khoản nào…

Cũng theo Tuổi trẻ, ngày 21/6, Hội Doanh nghiệp hàng VN chất lượng cao (HVNCLC) đã cho biết tước ngay quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao đối với doanh nghiệp ASANZO sau bài báo điều tra của Tuổi Trẻ về hàng điện tử gia dụng thuộc Tập đoàn Asanzo. Theo bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao thì hành vi nhập hàng Trung Quốc ghi xuất xứ Việt Nam đã gây tổn thương nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam vào hàng Việt và ảnh hưởng xấu tới uy tín chương trình hàng VN chất lượng cao.

Trường hợp Asanzo, các cơ quan quản lý địa phương không có phát hiện vi phạm về pháp luật và thương hiệu cũng đang làm truyền thông khá tốt, doanh nghiệp đạt nhiều danh hiệu, giải thưởng… Dù đã loại tên hàng chục doanh nghiệp có dấu hiệu hay chứng cớ vi phạm, nhưng Hội đã để sót tên của Asanzo, một doanh nghiệp đã chủ động tổ chức cả một đường dây lừa đảo lớn. Vì thế, đại diện của Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao đã lên tiếng nhận lỗi với người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính về sai sót này.

Alternate Text Gọi ngay