Cá Dĩa ăn gì lên màu đẹp? Cách nuôi cá đĩa sinh sản

Để mà nói đến một dòng cá thủy sinh có size lớn và màu sắc bắt mắt nhất thì không thể không nhắc đến Cá Dĩa. Trong những năm gần đây thì Cá Dĩa ngày càng được nuôi phổ biến bởi vẻ ngoài đẹp mắt, đa dạng của nó. Để có thể hiểu rõ hơn về dòng Cá Dĩa này, hãy cùng thủy sinh bbtk tìm hiểu rõ trong bài viết sau đây nhé.

Nguồn gốc của Cá Dĩa

Cá Dĩa hay Cá Đĩa còn được biết đến với nhiều tên gọi rất là mỹ miều như “Ngũ Sắc Thần Tiên” hay “Nhất Đại Mỹ Ngư”, là dòng cá có (danh pháp khoa học: Symphysodon và tên tiếng Anh thông dụng là discus, thuộc họ Cá rô phi Cichlidae. Lần đâu tiên được phát hiện  vào năm 1840 tại các vùng nước trũng của sông Amazon. Đặc biệt được phân bố chủ yếu ở các quốc gia Nam Mỹ như Brazil, Peru, Venezuela và Columbia. Nơi có nguồn nước sạch, rất trong.

  • Tên tiếng Anh: Discus
  • Nhiệt độ: 23 – 27°C
  • pH: 6,2 – 7,5
  • Kích thước trưởng thành: 5cm – 12 cm

Đặc điểm

Giống như tên gọi của mấy bé, sở dĩ được đặt tên là Cá Đĩa vì ngoại hình đặc trưng của mình, mây bé sở hữu thân hình dạng tròn như chiếc đĩa. Phần thân dẹp, đặc biệt là ở hai bên viền mặt và bụng.

Miệng nhỏ, mang nhỏ, toàn thân trơn lãng, vảy tròn, mềm và nhỏ và sống hiền hòa theo bầy đàn trong tự nhiên, chính vì thế mà khi nuôi cảnh thì anh chị nên nuôi số lượng lớn, để hình thành đàn và giúp chúng phát triển ổn định….Hiện trong tự nhiên chia ra thành 2 chủng loại chính đó là hoang và  thuần chủng.

Tuy nhiên, theo sự phát triển của công nghệ thì có nhiều dòng cá dĩa đã được người nuôi lai tạo thành. Dựa theo ngoại hình mà có thể kể đến như: Cá dĩa da rắn, cá dĩa bồ câu, cá dĩa albino,…

Sinh sản

Cách nuôi cá dĩa sinh sản

Khi đến giai đoạn sinh sản thì mấy bé này sẽ tự bắt cặp với nhau và tách đàn.  Cũng giống như dòng cá Phượng Hoàng, thì trong mùa sinh sản mấy bé rất hung dữ. Sau khi bắt cặp và giao phối thành công thì thì khoảng 2 – 3 ngày chúng sẽ đẻ trứng. Trứng sau khi đẻ sẽ được cá đực thụ tinh và chuyển sang màu trong suốt, còn không sẽ có màu trắng đục. Đặc biệt là mấy bé có thể tự ăn trứng nếu cảm thấy bị đe dọa bởi môi trường xung quanh

Trứng sau khoảng 3 đến 4 ngày được thụ tinh sẽ chuyển sang màu đen và sẽ nở sau khoảng 60 – 72h trong nhiệt độ khoảng 30 độ C.. Thông thường, mỗi lần sinh sản, cá đĩa cái có thể đẻ từ 100 – 300 trứng. Tuy nhiên, số lượng sống sót lại khá thấp chỉ khoảng 25%.

Thức ăn 

Cá dĩa là một dòng cá ăn tạp trong môi trường tự nhiên, chính vì thế mà máy bé này có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau chỉ cần vừa miệng của  mấy bé này. Một số thức ăn chính phải kể đến các loại động vật phù du, côn trùng, động vật không xương sống nhỏ, loăng quăng…

Còn trong môi trường nuôi thủy sinh, thì anh chị  có thể cho chúng ăn nhiều loại thức ăn khác nhau trùng huyết, Artermia, Cám inve, tim bò, thức ăn viên cho cá… Tuy nhiên, anh chị nên cho lượng vừa đủ và cần dọn dẹp thức ăn thừa để tránh tình trạng nước bị đục, ô nhiễm.

Cách nuôi cá đĩa khỏe và đẹp

Cá dĩa là dòng cá không phải là khá khó nuôi nêu anh chị có một bể cá sạch và thoáng. Cụ thể thì có thể tham khảo các yếu tố sau:

Môi trường

Một điểm đặc biệt đáng chú ý là Cá Đĩa rất  nhạy cảm với tiếng ồn, chỉ cần một chấn động nhẹ hoặc  ánh sáng mạnh đều khiến cá bị stress. Vì vậy, môi trường nuôi cá phải thật sự yên tĩnh.Thông số bể cần phải thoáng và rộng, thông thường bể cần có kích thước (dài x rộng x cao) trong khoảng 60 x 30 x 30 cm, 90 × 45 × 45cm hoặc 120 × 45 × 45 cm.  Ánh sáng bể nuôi vừa phải, nên bố trí đèn chuyên dùng cho cá.

Nguồn nước

Chất lượng nước nuôi phải đảm bảo yêu cầu về các thông số về môi trường, nước khi cấp vào bể nuôi không được chứa Clo và  phải đảm bảo không chứa các loại khí độc như NH3, NO2 và kim loại nặng. Việc thay nước định kỳ cần được thực hiện theo một quy luật và thời gian nhất định.

Thông thì với cá từ 0 -3 tháng thì nên thay nước cho cá thường xuyên,  (mỗi lần thay nước khoảng 30-50%). Đối với cá Dĩa trưởng thành thì thay mỗi ngày hoặc 1 ngày thay nước 1 – 2 lần (mực nước mỗi lần thay khoảng 50-80% nước).

Nhiệt độ nuôi

Nhiệt độ phải luôn đảm bảo ở mức thích hợp nhất: Với cá đĩa bột mới sinh nhiệt độ nước nuôi từ 27 – 30oC, cá dĩa trưởng thành từ 7-9 tháng tuổi từ 25 – 27 oC.

Top 7 dòng Cá Dĩa đẹp nên sở hữu

Các dòng cá dĩa đẹp

Cá dĩa trong tự nhiên không có màu sắc rực rỡ như bây giờ, vẻ đẹp của mấy bé được lai tạo mà thành. Để biết rõ hơn về vẻ đẹp của mấy bé này, anh chị hãy theo tham khảo những dòng sau đây nhé.

Albino

Khi nhắc đến các dòng cá dĩa đẹp thì không thể không nhắc đến Cá dĩa Albino, dòng cá dĩa này mang cho mình một cơ thể với màu trắng và mắt đỏ đặc trưng. Loài Albino còn được coi như một dạng bạch tạng ở cá dĩa chính vì thế mà chũng có sức khỏe yêu hơn các loại cá dĩa khác. Tuy nhiên, với màu mắt đỏ và toàn thân màu trắng của mình nên chúng được rất nhiều người tìm mua về nuôi làm cảnh.

Heckel

Khác với dòng cá dĩa Albino ở trên thì Heckel sở màu sắc khác biệt có một không hai so với các dòng Cá Dĩa hiện nay. Cá Dĩa Heckel hay heckel discus có vẻ ngoài đặc biệt sở hữu một sọc màu đen lớn cắt ngang cơ thể mấy bé theo chiều thẳng đứng, song song với đó chính là 2 vệt đen nhỏ hơn thẳng đứng chạy qua mắt và eo đuôi. Dòng cá dĩa Heckel có nhiều màu sắc, nhưng màu chủ yếu là màu nâu và lam.

Bông Xanh

Cá Dĩa Xanh

Cá Dĩa Bông Xanh có tên tiếng anh là BLUE TURQUOIS, là dòng cá được tạo ra từ việc lai ghép nhiều giống cá dĩa với nhau. Với vẻ ngoài đặc biệt khi mà toàn bộ cơ thể chúng nhiều hoa văn tổ hợp lại chạy dọc từ đầu đến đuôi và  ẩn dưới là những họa tiết nền xanh, sọc đỏ khá rõ hiện diện rộng khắp.

Chấm Bi

Đúng với tên gọi của dòng cá dĩa này, mấy bé này có thân hình màu chấm bi đỏ trông giống như một đĩa trứng cá hồi. Sở hữu cho mình  thân màu trắng nhưng lại điểm thêm các nốt màu đỏ cực kỳ đẹp mắt hiến tổng thể nhìn chúng cũng rất đẹp.

Cá Dĩa Đỏ

Cá Dĩa Đỏ

Cá Đĩa Đỏ hay Red Discus là loại cá dĩa tuy không mang nhiều màu sắc và vẻ đẹp lạ lùng như các dòng trên. Nhưng lại được mệnh danh là vua của các loài cá cảnh bởi màu sắc đỏ rực toàn diện của mình cộng với tính cách từ tốn Màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, rất thích hợp nuôi trong những bể cá phong thủy. Một số dòng Cá Dĩa Đỏ phải kể đến như là Red Melon, Hoa Hồng Đỏ,  Red Ninja, Red Panda…

Cá Dĩa Vàng

Khác với dòng Cá Dĩa Đỏ ở trên thì dòng cá đĩa vàng lại sở hữu cho mình màu vàng sáng toàn thân. Tô điểm cho màu vàng ở trên chính là những sọc trắng mờ, mắt đỏ, vây gần như trong suốt. Và cũng được nhiều người chơi thủy sinh đánh giá là một trong những các loại cá dĩa đẹp nhất thế giới.

Cá Dĩa Da Rắn

Một trong những dòng cá dĩa đẹp và nhiều hình dạng nhất phải kể đến là cá dĩa da rắn. Cá dĩa da rắn mang cho mình những bộ  hoa văn đa dạng và khó định hình nhất. Hầu như là hoa văn của mấy bé này hoàn toàn không trùng nhau, chính vì thế mà rất nhiều anh em dân chơi tìm mua loại này.

FAQ – Câu hỏi thường gặp về Cá Dĩa

Cá dĩa nuôi bao lâu thì lớn?

Cá dĩa là dòng cá cảnh size lớn nên giai đoạn từ 3 tháng tuổi trở đi là giai đoạn trưởng thành ở cá dĩa.

Cá dĩa nuôi chung với cá gì?

Thông thường thì nhiều anh chị vẫn thường nuôi chung với cá Rìu Vạch Cẩm Thạch vì tính cách rất ôn hòa, cũng có thể nuôi chung với Cá Thần Tiên và Cá Két.

Cá dĩa có ăn thức ăn dạng viên không?

Cá Dĩa là dòng cá ăn tạp nên có thẻ ăn thức ăn viên. Tuy nhiên, cần tìm những sản phẩm chất lượng để đảm bảo sức khỏe cho cá và cần tập ăn từ từ để cá quen.

Tổng kết

Như trên là những thông tin cần biết để nuôi cá dĩa khỏe mạnh và lên màu đẹp. Hi vọng bài viết sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích cho anh chị. Đừng quên truy cập trang chủ để có thêm những thông tin mới nhất nhé.

Alternate Text Gọi ngay