Các câu hỏi thường gặp về bệnh viêm gan C

Các câu hỏi thường gặp về bệnh viêm gan C

Bài chia sẻ của BS: Nguyễn Duy Thế – Bệnh viện 175 – TP HCM

Chuyên khoa bệnh nhiệt đới – Hội viên Hội gan mật TP HCM – Chuyên gia tư vấn và điều trị viêm gan siêu vi C.

Trong quá trình tư vấn và điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân viêm gan C, tôi thường gặp một số câu hỏi mà hầu hết bệnh nhân đều quan tâm. Trong bài chia sẻ này tôi sẽ trả lời một số câu hỏi hay gặp, hi vọng sẽ cung cấp cho các bạn thêm một số thông tin hữu ích.

Câu hỏi: Làm thế nào để biết tôi đã hoặc đang bị viêm gan C và có cần điều trị hay không?

Trả lời: Để biết đã hoặc đang bị viêm gan C hay không chỉ cần làm xét nghiệm Anti HCV và HCV RNA. Anti HCV là kháng thể do cơ thể tạo ra còn HCV RNA là các bản sao của vi rút viêm gan C.

  • Nếu Anti HCV + (dương tính) và HCV RNA – (âm tính) bạn đã bị nhiễm siêu vi C nhưng đã khỏi bệnh, không cần điều trị.

  • Nếu Anti HCV + (dương tính) và HCV RNA + (dương tính) bạn đang bị nhiễm siêu vi C, bạn cần phải điều trị.

Câu hỏi: Khi tôi đã được chẩn đoán chắc chắn là viêm gan C mạn thì điều trị thời điểm nào là tốt nhất?

Trả lời: Bạn điều trị càng sớm càng tốt vì mới bị thì tuổi còn trẻ và gan chưa bị xơ hóa nặng hay xơ gan việc điều trị sẽ dễ dàng và tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn. Điều trị sớm cũng có tác dụng ngăn ngừa lây nhiễm và hạn chế thấp nhất khả năng bị ung thư gan.

Câu hỏi: Tôi bị viêm gan C mạn và muốn điều trị bằng thuốc uống (DAAs) thì tôi cần làm những xét nghiệm nào?

Trả lời: Bạn cần làm đủ các xét nghiệm cơ bản: công thức máu, ure, creatinin, Glucose, SGOT, SGPT, Bilirubin toàn phần, Bilirubin trực tiếp, GGT, AFP, siêu âm bụng tổng quát. HCV-RNA, HCV GENOTYPE…

Làm FIBROSCAN để đánh giá độ cứng của gan.

Bạn nên xét nghiệm thêm HBsAg, Anti HIV vì hai bệnh này cùng đường lây với bệnh viêm gan C.

Câu hỏi: Năm 2016, phác đồ điều trị viêm gan C mạn nào là tốt nhất, tại sao?

Trả lời: Tính đến thời điểm hiện nay các phác đồ điều trị viêm gan C mạn bằng DAAs là tốt nhất. Típ 2 điều trị bằng Sofosbuvir + Ribavirin hoặc Sofosbuvir + Daclatasvir thời gian 12 tuần. Típ 1 và 6: Sofosbuvir + Ledipasvir thời gian 12 tuần. Điều trị bằng DAAs có ưu điểm:

  1. Điều trị bằng DAAs có tỷ lệ thành công từ 93% tới 99%.

  2. Thuốc mới DAAs rất an toàn và có ít tác dụng phụ. (Rất hiếm gặp các biểu hiện không mong muốn như đau đầu vài ngày đầu, khó ngủ).

  3. Tiết kiệm chi phí mua thuốc, tổng chi phí cho 3 tháng là 30 – 50 triệu VNĐ

  4. Rút ngắn thời gian điều trị 

    viêm gan C mạn 

    xuống còn 12 tuần.

  5. Các bệnh nhân điều trị ngoại trú tại nhà (không nằm viện), bệnh nhân vẫn làm việc, công tác, học tập, du lịch bình thường.

  6. Trong thời gian điều trị không cần kiêng cữ ăn uống

  7. Vẫn uống các thuốc điều trị bệnh khác bình thường: Tiểu đường, cao huyết áp, kháng sinh, giảm đau…

  8. Thuốc mới DAAs rất  dễ tuân thủ chỉ uống 1-3 viên thuốc mỗi ngày.

  9. Mở rộng phạm vi điều trị cho cả các bệnh nhân: Xơ gan, xơ gan mất bù, các bệnh nhân đã thất bại khi điều trị bằng interferon hoặc có chống chỉ định với chích Interferon.

Câu hỏi:  Tôi bị viêm gan C mạn típ 2 đã chích thuốc không khỏi, hiện tại Fibroscan F4, tôi điều trị phác đồ nào là tốt nhất? thời gian điều trị là bao lâu?

Trả lời: Viêm gan C mạn típ 2 đã chích thuốc không khỏi, hiện tại Fibroscan F4, phác đồ tốt nhất: Sofosbuvir + Ribavirin thời gian điều trị là 16 tuần.

Câu hỏi:  Các bệnh nhân bị viêm gan C mạn típ 1 hoặc 6 đã chích thuốc không khỏi, hiện tại siêu âm gan bình thường, điều trị phác đồ nào là tốt nhất? thời gian điều trị là bao lâu?

Trả lời: Viêm gan C mạn típ 1 hoặc 6 đã chích thuốc không khỏi, chưa có xơ gan, phác đồ tốt nhất: Sofosbuvir + Ledipasvir thời gian điều trị là 12 tuần.

Câu hỏi:  Tôi bị viêm gan C mạn típ 1 đã chích thuốc không khỏi, hiện tại Fibroscan F4, tôi điều trị phác đồ nào là tốt nhất? thời gian điều trị là bao lâu?

Trả lời: Viêm gan C mạn típ 1 đã chích thuốc không khỏi, Fibroscan F4, phác đồ tốt nhất: Sofosbuvir + Ledipasvir + Ribavirin thời gian điều trị là 12 tuần hoặc Sofosbuvir + Ledipasvir thời gian điều trị là 24 tuần.

Câu hỏi:  Tôi bị viêm gan C mạn típ 1 đã uống Sofosbuvir + Ribavirin thời gian 6 tháng nhưng lại bị tái phát, gần đây xét nghiệm HCV RNA 4.3 x 106 IU, tôi điều trị phác đồ nào là tốt nhất? thời gian điều trị là bao lâu?

Trả lời: Viêm gan C mạn típ 1 đã thất bại điều trị bằng Sofosbuvir + Ribavirin, phác đồ điều trị lại tốt nhất: Sofosbuvir + Ledipasvir + Ribavirin thời gian điều trị là 24 tuần.

Câu hỏi:  Tôi bị viêm gan C mạn típ 1 đã điều trị bằng thuốc chích (Peg INF) + Ribavirin, sau 3,6 và 12 tháng, xét nghiệm HCV RNA dưới ngưỡng,  ngừng điều trị 3 tháng xét nghiệm HCV RNA lại 4.200.000 cps. BS có thể giải thích tại sao như vậy không? 

Trả lời: Bạn đã điều trị viêm gan C mạn típ 1 đúng phác đồ và đủ thời gian nhưng bị thất bại điều trị. Thuốc bạn dùng Peg INF có tác dụng ức chế HCV và điều biến miễn dịch, điều này có nghĩa là ngoài tác dụng của thuốc, hệ miễn dịch của bạn cũng phải “tích cực hoạt động” thì bạn mới có cơ hội khỏi hẳn. Trên thực tế điều trị viêm gan C típ 1 bằng Peg INF và RBV tỷ lệ khỏi bệnh chỉ trên dưới 60%.

Câu hỏi: Kết quả xét nghiệm HCV RNA ghi: “dưới ngưỡng phát hiện” và “không phát hiện được” có gì khác nhau không?

Trả lời:

  • Khi trả kết quả xét nghiệm HCV RNA ghi: “dưới ngưỡng phát hiện” điều này có nghĩa có thể không còn hoặc còn 1 số lượng rất ít vi rút nhưng dưới ngưỡng của máy xét nghiệm.

  • Khi trả kết quả xét nghiệm HCV RNA ghi: “Không phát hiện được”  hay “Target not detected” điều này có nghĩa trong máu bạn sạch vi rút HCV, đây là kết quả đáng mong đợi nhất. Nếu bạn làm xét nghiệm vào thời điểm sau uống thuốc 4 tuần và xét nghiệm bằng máy có ngưỡng phát hiện rất thấp, đó là tín hiệu cho biết bạn có khả năng khỏi hẳn bệnh rất cao.

Câu hỏi: Sau khi ngừng uống thuốc tôi cần làm xét nghiệm gì để biết mình có khỏi hẳn viêm gan C mạn hay không?

Trả lời: Thông thường bạn uống thuốc DAAs 3 tháng rồi ngừng điều trị. Bạn không cần uống thêm bất cứ loại thuốc nào nữa.

Bạn cần làm lại xét nghiệm HCV RNA sau 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng kể từ khi bắt đầu điều trị. Nếu kết quả là “không phát hiện được” thì bạn đã khỏi bệnh. Tuy nhiên xét nghiệm Anti HCV vẫn dương tính – Đây là kháng thể do cơ thể bạn tạo ra.

Câu hỏi: Bệnh nhân bị viêm gan C mạn đã xơ gan, xơ gan mất bù, ung thư gan có điều trị bằng DAAs được không? Điều trị có tác dụng gì?

Trả lời: Các bệnh nhân bị viêm gan C mạn đã xơ gan, xơ gan mất bù, ung thư gan thì vẫn điều trị bằng phác đồ dùng DAAs: Típ 2 điều trị bằng Sofosbuvir + Ribavirin hoặc Sofosbuvir + DaclatasvirTíp 1 và 6: Sofosbuvir + Ledipasvir. Việc điều trị sạch HCV có thể làm tiên lượng bệnh tốt hơn, ngăn ngừa các đợt bùng phát viêm gan do hóa trị, xạ trị, dùng thuốc ức chế miễn dịch … Tuy nhiên các bác sĩ sẽ cân nhắc đến khả năng sống còn của từng bệnh nhân cụ thể mới quyết định được có nên điều trị hay không.

Câu hỏi: Bệnh nhân bị viêm gan C mạn đồng nhiễm HIV thì có điều trị bằng DAAs được không? 

Trả lời: Các bệnh nhân bị viêm gan C mạn đồng nhiễm HIV thì vẫn điều trị bằng phác đồ dùng DAAs: Típ 2 điều trị bằng Sofosbuvir + Ribavirin hoặc Sofosbuvir + DaclatasvirTíp 1 và 6: Sofosbuvir + Ledipasvir. Trong thời gian điều trị vẫn uống ARV bình thường.

Câu hỏi: Bệnh nhân bị viêm gan C mạn đồng nhiễm viêm gan B thì có điều trị bằng DAAs được không? 

Trả lời: Các bệnh nhân bị viêm gan C mạn đồng nhiễm viêm gan B thì vẫn điều trị bằng phác đồ dùng DAAs: Típ 2 điều trị bằng Sofosbuvir + Ribavirin hoặc Sofosbuvir + DaclatasvirTíp 1 và 6: Sofosbuvir + Ledipasvir. Trước và sau khi tiến hành điều trị viêm gan C phải xét nghiệm HBV DNA. Nếu sau khi điều trị Viêm gan C số lượng vi rút VG B cao thì điều trị bằng Entercavir hoặc Tenofovir. Thời gian điều trị viêm gan B nên kéo dài ít nhất 2 năm, khi ngừng thuốc phải được sự theo dõi của bác sĩ. 

Câu hỏi: Bệnh nhân viêm gan C mạn, FIBROSCAN F4 sau khi điều trị gan có giảm xuống F3, F2, F1 được không?

Trả lời: Bệnh nhân viêm gan C mạn, FIBROSCAN F4 sau khi được điều trị khỏi hẳn thì tình trạng xơ hóa của gan phần lớn sẽ giảm xuống F3, F2, thậm chí F1. Bạn cần làm lại xét nghiệm FIBROSCAN, Siêu âm bụng tổng quát và AFP mỗi 6 tháng 1 lần để đánh giá tình trạng xơ hóa của gan và phát hiện sớm u gan.

NẾU BẠN ĐÃ BỊ VIÊM GAN C MẠN

HÃY GỌI NGAY BS THẾ – SĐT: 0967 944 226

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CÁCH ĐIỀU TRỊ CÓ HIỆU QUẢ CAO NHẤT, THỜI GIAN NGẮN NHẤT, CHI PHÍ THẤP NHẤT VÀ TÁC DỤNG PHỤ ÍT NHẤT.

Tôi sẵn sàng tiếp đón bạn tại các địa chỉ sau:

Tại TPHCM

Phòng khám BS ThếSố nhà 88 Ngô Quyền, Phường 7, Quận 5, TP HCM(Ngay trong Phòng Khám đa khoa Tân Hưng, Gần ngã tư đường Ngô Quyền x Nguyễn Trãi). 

Thời gian khám và tư vấn từ 08h – 16h các ngày từ thứ 2 tới thứ 7

(Xin vui lòng điện thoại  cho số 0965 444 448 để đặt lịch trước).

 

Alternate Text Gọi ngay