Cách Chữa Rôm Sảy Ngày Hè Cho Bé Nhanh Khỏi
Rôm sảy ở trẻ em thường biến mất mà không cần điều trị, trong điều kiện thuận lợi, thì rôm sảy sẽ tự lặn xuống trong khoảng 3 – 7 ngày. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể áp dụng các cách sau tại nhà để giảm triệu chứng khó chịu do rôm sảy gây ra cho bé.
Bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ
Rôm sảy — hay còn gọi là phát ban do nhiệt, phát ban mồ hôi hoặc mụn kê, là một loại phát ban da vô hại nhưng rất ngứa. Nó gây ra những đốm đỏ nhỏ ở những nơi mồ hôi tích tụ, chẳng hạn như nách, lưng, dưới ngực, ngực, bẹn, nếp gấp khuỷu tay và mặt sau đầu gối và thắt lưng.
Tình trạng rôm sảy thường xảy ra khi cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường và phổ biến hơn trong những tháng mùa hè hoặc ở nơi có khí hậu nóng. Vì vậy rôm sảy là một loại viêm da thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè, thường gặp ở những vùng da bài tiết nhiều mồ hôi, như: đầu, mặt, ngực, sống lưng… nhất là với những trẻ hiếu động, hoạt động nhiều.
Nếu rôm sảy không được vệ sinh và xử lý đúng cách sẽ khiến trẻ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Trẻ ăn kém hơn, giấc ngủ không sâu. Trẻ quấy khóc, càng làm mất thêm năng lượng, dẫn đến sụt cân nhanh chóng. Khi cơ thể không khỏe mạnh, sức đề kháng giảm thì khả năng trẻ mắc bệnh càng cao hơn như bị rối loạn tiêu hóa, bệnh tay – chân – miệng, sốt vi rút… và sẽ phát triển kém hơn so với những trẻ khỏe mạnh khác.
Các triệu chứng của rôm sảy
Rôm sảy gây ra các triệu chứng như:
-
Da xuất hiện đốm đỏ nhỏ hoặc mụn nước. Ở trẻ sơ sinh, chúng thường ở nếp gấp da, trên mặt hoặc vùng quấn tã
-
Gây ngứa ngáy khó chịu và cảm giác châm chích
-
Tình trạng đỏ và sưng nhẹ vùng da bị ảnh hưởng
Cách điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Rôm sảy ở trẻ em thường biến mất mà không cần điều trị, trong điều kiện thuận lợi, thì rôm sảy sẽ tự lặn xuống trong khoảng 3 – 7 ngày. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể áp dụng các cách sau tại nhà để giảm triệu chứng khó chịu do rôm sảy gây ra cho bé.
-
Lựa chọn quần áo cho trẻ làm từ vải cotton rộng thoáng, thấm hút mồ hôi tốt.
-
Thường xuyên thay quần áo đẫm mồ hôi và tã ướt. Lau khô các nếp gấp trên da sau khi tắm và tránh sử dụng nệm nhựa.
-
Lựa chọn quần áo cho trẻ làm từ vải cotton rộng thoáng, thấm hút mồ hôi tốt.
-
Cho trẻ uống đủ nước và tăng cường các loại đồ uống, trái cây tươi giàu vitamin C để tăng sức đề kháng, chống lại các tác động xấu từ bên ngoài.
-
Tắm cho bé bằng nước ấm mỗi ngày với nước khổ qua, chè xanh pha loãng hoặc các bộ sữa tắm dành riêng cho da nhạy cảm để hạn chế tình trạng rôm sảy ở da bé.
-
Không nặn những nốt rôm sảy trên da trẻ vì làm dịch trong nốt lan ra, làm lây lan bệnh, có thể khiến trẻ bị viêm da;
-
Không được massage cho trẻ, đặc biệt là sử dụng các loại tinh dầu vì có thể làm bít kín lỗ chân lông, khiến tình trạng của trẻ nặng thêm;
-
Không tự ý bôi, sử dụng thuốc cho trẻ khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu trẻ bị rôm sảy kéo dài quá lâu từ 7 – 10 ngày trở lên và lan rộng toàn cơ thể hoặc có các dấu hiệu bội nhiễm như: da sưng, nóng, đỏ, đau, có mủ chảy ra, sưng hạch vùng cổ, nách, bẹn, sốt, ớn lạnh… bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời, giảm thiểu khả năng để lại biến chứng.