Cách chưng yến cho bé giữ trọn được hàm lượng dinh dưỡng
Khi nào nên cho trẻ em sử dụng yến sào?
5/5 – (4 bình chọn)
Phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng cách chưng yến cho bé cùng nguyên liệu như hạt chia, táo đỏ, hạt sen, sữa tươi không đường,… giúp bé bổ sung dinh dưỡng. Sử dụng món ăn cho đối tượng trẻ em trên 1 tuổi, nhất là bé đang gặp vấn đề như chậm lớn, suy dinh dưỡng, cơ thể xanh xao, biếng ăn. Bổ sung đúng cách giúp trẻ phát triển thể chất và trí não tốt hơn.
Mục Lục
Khi nào nên cho trẻ em sử dụng yến sào?
Sử dụng yến sào cho trẻ em trên 1 tuổi, dùng theo các cách chưng cách thủy, nấu cháo, súp cho bé ăn dặm. Món ăn dành cho các bé có cơ địa yếu, chậm lớn, thể trạng cần bổ sung dinh dưỡng, trẻ biếng ăn,…
Không sử dụng yến sào cho bé dưới 1 tuổi bởi hệ tiêu hóa của các bé còn yếu. Nguồn dinh dưỡng giúp cơ thể bé phát triển đến từ sữa mẹ, và đây là thức ăn chính cho bé. Giai đoạn này trẻ không cần bổ sung thêm các thực phẩm khác.
Tuy nhiên, nếu bé có dấu hiệu chậm lớn, mẹ gặp vấn đề trong việc cho con bú có thể bắt đầu cho bé ăn dặm từ 7 tháng tuổi trở lên. Thời điểm này trẻ có thể bắt đầu tập ăn yến sào chưng hoặc cháo yến với lượng nhỏ. Tập quen dần, tuổi của trẻ lớn hơn có thể tăng liều lượng mỗi lần sử dụng.
Không phải đứa trẻ nào cũng cần thiết bổ sung yến sào vào khẩu phần ăn. Chỉ dùng trong trường hợp bé có sức khỏe kém, biếng ăn chậm lớn. Ngoài ra, trường hợp trẻ gặp phải các vấn đề sức khỏe khác cũng có thể được chuyên gia dinh dưỡng hướng dẫn sử dụng thêm yến sào.
Liều dùng theo từng giai đoạn phát triển, chẳng hạn:
- Đối với trẻ từ 7 tháng đến 1 tuổi: Không sử dụng quá nhiều. Bởi lúc này cơ thể trẻ lấy dinh dưỡng trực tiếp từ sữa mẹ. Ngoài ra, bé cũng có thể bổ sung thêm yến vào công thức chế biến món ăn dặm cho bé. Tránh gây hóc, sặc và khó tiêu do hệ tiêu hóa của trẻ còn khá non yếu, chưa hấp thu trọn vẹn các dưỡng chất từ yến sào. Mỗi lần ăn chỉ cần dùng 0.5g đến 1g yến là đủ, chia thành nhiều lần ăn trong ngày.
- Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên: Trẻ bắt đầu quen với nhiều dạng thực phẩm hơn, dạ dày bắt đầu phát triển. Liều dùng yến khi đó cũng tăng cao hơn, bé có thể ăn từ 1g đến 2g yến mỗi ngày. Tuy nhiên, bên cạnh yến sào, bố mẹ nên cho bé ăn đa dạng các thực phẩm khác để cơ thể bé tiếp xúc được nhiều chất dinh dưỡng hơn, tốt cho sự phát triển.
- Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên: Lượng yến sào lúc này có thể duy trì ở mức 1g đến 2g, tuy nhiên lúc này bạn có thể thêm nguyên liệu khác vào món yến chưng để tăng giá trị dinh dưỡng cho món ăn.
Mỗi giai đoạn phát triển, cơ thể trẻ sẽ cần một lượng dưỡng chất nhất định giúp phát triển toàn diện cả thể chất lẫn trí não. Bố mẹ không nên lạm dụng yến sào cho trẻ nhỏ mặc dù thực phẩm này chứa hàm lượng dinh dưỡng cao.
Đặc biệt là với các em bé sơ sinh, bé dưới 1 tuổi. Việc ăn yến sào đúng cách sẽ giúp trẻ có cơ thể khỏe mạnh, trí tuệ phát triển tốt. Ngược lại, việc lạm dụng có thể gây hại cho dạ dày, tăng nguy cơ chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, nhất là làm bé biếng ăn càng biếng ăn hơn.
Cách chưng yến cho bé ăn ngon, phát triển tốt
Hiện nay trên thị trường có các sản phẩm yến sào chưng sẵn cho trẻ em. Tuy nhiên nhiều phụ huynh vẫn ưu tiên sử dụng yến chưng tại nhà để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm soát được lượng yến sử dụng, đồng thời biết được các thành phần trong món ăn sẽ yên tâm hơn.
Mặc dù vậy, không phải phụ huynh nào cũng biết cách chưng yến cho bé. Do đó, dưới đây sẽ là các gợi ý giúp bạn tự chế biến được món ăn bổ dưỡng này cho trẻ em. Cách nấu đơn giản, nguyên liệu không quá khó tìm, mang hương vị thơm ngon, kích thích vị giác của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện hơn:
Cách chưng yến cho bé với đường phèn
Yến sào chưng với đường phèn có vị ngọt nhẹ, không ngọt gắt như khi chưng với các loại đường qua tinh chế. Ngoài ra, món ăn này còn rất thanh mát, thích hợp cho nhiều đối tượng đặc biệt có trẻ em. Dùng yến chưng đường phèn cho bé cải thiện sức khỏe, tốt cho sự phát triển của trẻ.
Chế biến yến cùng với đường phèn tại nhà là cách chưng được nhiều phụ huynh áp dụng. Hương vị đặc trưng của yến sào được lưu giữ lại trọn vẹn, bổ sung hàm lượng dinh dưỡng cao giúp bé khỏe mạnh hơn, khắc phục các vấn đề sức khỏe khác. Bố mẹ có thể tham khảo cách thực hiện đơn giản như sau:
- Nguyên liệu gồm có 1g – 3g yến sào tinh chế (tùy độ tuổi để tăng giảm liều dùng cho trẻ), đường phèn.
- Tiến hành ngâm yến, cho tổ yến vào trong nước lọc ngâm trong khoảng 20 – 30 phút cho sợi yến nở mềm.
- Tiếp đến bạn cho tổ yến vào trong thố chưng có nắp, đổ ngập nước mặt yến rồi tiến hành chưng cách thủy.
- Sau khoảng 15 – 20 phút, mở nắp cho đường phèn vào, chưng tiếp 5 phút đến khi đường phèn tan hết.
- Cho trẻ ăn từ từ, quen dần có thể tăng thêm lượng yến, tuy nhiên không nên lạm dụng.
Cách chưng yến cho bé kết hợp các nguyên liệu
Cũng tương tự như cách chưng yến cho người trưởng thành, cách chưng yến cho bé cũng có thể dùng kết hợp nhiều nguyên liệu nhằm tăng hàm lượng dinh dưỡng cho món ăn. Lượng yến sào sẽ được sử dụng đáp ứng nhu cầu của trẻ, với các bé mới tập ăn nên dùng với lượng vừa đủ, không nên lạm dụng.
Một số nguyên liệu thường được thêm vào món yến chưng, chẳng hạn như táo đỏ, hạt chia,… Đối với trẻ em, người ta thường kết hợp với sữa tươi không đường và bí đỏ. Cách làm đơn giản, món ăn có hương vị thơm ngon, kích thích vị giác giúp bé ăn ngon ngủ khỏe. Tham khảo:
Chưng yến sào với hạt chia cho trẻ em:
- Sử dụng 1-3 gram yến tinh chế, 2 muỗng cà phê hạt chia, đường phèn.
- Đầu tiên cho yến vào nước ngâm nở mềm trong khoảng 20 – 30 phút.
- Phần hạt chia muốn sử dụng ngay có thể ngâm với nước nóng khoảng 10 phút.
- Tiến hành chưng cách thủy yến sào trong 15 – 20 phút, sau đó cho hạt chia và đường phèn vào.
- Chưng thêm 5 phút có thể cho bé ăn.
Cách chưng yến sào cho bé với táo đỏ:
- Chuẩn bị các nguyên liệu gồm yến sào khoảng 1-3 gram tùy nhu cầu, 2 quả táo đỏ, đường phèn.
- Ngâm yến sào với nước lọc, phần táo đỏ rửa sạch rồi cắt nhỏ.
- Đun nước táo đỏ trên lửa vừa khoảng 15 phút.
- Yến chưng chín trong nồi, tiếp đến cho thêm nước táo đỏ, đường phèn vào rồi chưng thêm 5 phút.
- Cho bé thưởng thức món ăn.
Chưng yến với sữa tươi không đường:
Ngoài hai cách làm trên, yến chưng sữa tươi không đường là món ăn thơm ngon, mang lại nhiều dưỡng chất cho bé phát triển về thể chất, đặc biệt là tốt cho hệ xương khớp. Đồng thời, yến chưng sữa tươi còn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng đề kháng cho trẻ em:
- Chuẩn bị khoảng 1-3 gram yến sào, sữa tươi không đường, đường phèn.
- Tiến hành ngâm yến sào trong nước trước khi chế biến.
- Khi yến nở mềm vớt ra rồi cho vào thố chưng, đổ sữa tươi ngập mặt yến.
- Chưng 20 – 30 phút rồi thêm đường phèn vào, chưng cho đường tan là có thể sử dụng.
Cách chưng yến với bí đỏ giàu dinh dưỡng:
- Sử dụng 1-3 gram tổ yến, bí đỏ, đường phèn.
- Tương tự như các cách làm trên, đầu tiên bạn nên ngâm yến vào nước lọc cho yến nở mềm.
- Phần bí đỏ rửa sạch, cắt hạt lựu.
- Cho yến và bí đỏ vào trong thố chưng, đun trên lửa vừa 20 – 30 phút.
- Thêm đường phèn, đợi 5 phút cho đường tan hết có thể tắt bếp, để nguội cho trẻ ăn.
Trên đây là các cách chưng yến cho bé, phụ huynh có thể tham khảo. Ngoài cách chưng đường phèn truyền thống, để tăng thêm hương vị, màu sắc cho món ăn, kích thích vị giác, bố mẹ có thể thêm vào các nguyên liệu khác.
Cho trẻ ăn từng chút, tập đến khi quen dần. Không cho bé ăn một lúc quá nhiều dạ dày có thể không hấp thu hết dưỡng chất sẽ gây nên tình trạng lãng phí. Bởi, phần thức ăn thừa không được hấp thu sẽ đào thải ra ngoài theo đường tiêu hóa như bình thường.
Lưu ý khi sử dụng yến sào cho trẻ em
Áp dụng các cách chưng yến cho bé tại nhà, sử dụng với hàm lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu của mỗi bé ở độ tuổi khác nhau. Bố mẹ không nên lạm dụng yến sào cho trẻ, tìm hiểu và chế biến, sử dụng đúng cách giúp bé phát triển ổn định về mặt thể chất, trí tuệ. Một số lưu ý:
- Lựa chọn yến sào phù hợp, mua ở những nơi bán uy tín, chất lượng. Ngoài mua yến khô về chưng nấu, bạn có thể sử dụng yến tươi đã làm sạch lông, nước yến chưng sẵn cho trẻ em,… Tuy nhiên hãy chắc chắn rằng sản phẩm sử dụng cho trẻ là yến thật, có nguồn gốc rõ ràng.
- Không lạm dụng yến sào, không cho trẻ em ăn một lúc quá nhiều tổ yến. Trường hợp trẻ dưới 1 tuổi tốt nhất không nên sử dụng, cần cho bé bú mẹ hoàn toàn để bé phát triển toàn diện hơn. Một số bé bị suy nhược, chậm lớn, sữa mẹ không đủ có thể dùng yến sào ăn dặm khi 7 tháng tuổi trở lên, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng cần sử dụng.
- Hàm lượng dinh dưỡng trong yến sào khá nhiều, do đó bố mẹ cần tập cho trẻ làm quen với yến, không nên cho trẻ ăn một lúc nhiều tổ yến có thể gây nặng bụng, tăng nguy cơ biếng ăn, làm lãng phí,…
- Kết hợp yến sào cũng với các nguyên liệu bổ dưỡng. Tuy nhiên bố mẹ cần nắm rõ cách chế biến chuẩn để tránh làm bay hơi, hao hụt các dưỡng chất có trong tổ yến.
- Ngoài ăn yến sào, bé cần bổ sung thêm nhiều thực phẩm dinh dưỡng khác. Mặc dù chứa nhiều dưỡng chất, tuy nhiên yến sào không thể thay thế hoàn toàn cho bữa ăn chính. Do đó, bố mẹ không nên lạm dụng, không cho bé ăn quá nhiều yến sào, cần đa dạng thực đơn ăn uống giúp bé phát triển tốt hơn về cả thể chất lẫn trí não.
Trên đây là các cách chưng yến cho bé, bố mẹ có thể tham khảo và tự chế biến tại nhà. Công thức đơn giản, dễ thực hiện tạo thành món ăn vừa bổ dưỡng vừa thơm ngon. Tập cho bé ăn từng chút một, kết hợp xây dựng thực đơn, điều chỉnh thói quen sinh hoạt của bé để sức khỏe sớm cải thiện.