Cách dạy trẻ đánh vần thú vị mà vẫn hiệu quả và nhanh chóng

Cách dạy trẻ đánh vần thú vị mà vẫn hiệu quả và nhanh chóng

Khi trẻ lên 3 và bắt đầu biết nói cũng là lúc các phụ huynh nên dạy cho trẻ tập đánh vần. Vậy làm thế nào để dạy trẻ học đánh vần vừa hiệu quả vừa thú vị ? Hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu nhé.

Hãy dạy cho trẻ cách đọc chữ cái khi trẻ bắt đầu tập nói, điều này sẽ giúp trẻ phát âm được tròn chữ và rõ ràng, tránh việc bị nói ngọng. Cùng Bách hóa XANH thử những cách sau đây nhé.

1Giúp trẻ làm quen với mặt chữ .

Hãy cho trẻ làm quen với mặt chữ càng sớm càng tốt (tầm khoảng 3 tuổi) theo một cách tự nhiên. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái và tăng sự chủ động khi học đánh vần. Lặp đi lặp lại nhiều lần và đều đặn hằng ngày sẽ giúp trẻ dần mau chóng quen với mặt chữ.

Phụ huynh có thể sử dụng các chữ cái có nhiều màu sắc để tạo sự chú ý cho bé ,và gắn lên các đồ vật trong nhà như: Tủ lạnh, ghế, bàn,.. những nơi mà trẻ dễ thấy và hay tiếp xúc nhất.

Khi sử dụng đồ vật hoặc đứng gần chữ cái đó, bạn hãy đọc to chữ cái đó sẽ giúp trẻ ghi nhớ nhanh và bắt chước dễ dàng.

2Dạy trẻ phân biệt tên gọi và âm đọc của chữ cái

Trước khi dạy cho trẻ, các mẹ nên tìm hiểu về âm đọc và tên gọi của chữ cái. Hãy dạy theo đúng những quy tắc của sách giáo dục cải cách. Khi đã nắm được quy tắc, phụ huynh có thể dễ dàng truyền đạt và dạy cho trẻ.

Ví dụ, chữ “M” có tên gọi là “em-mờ”, còn âm đọc là “mờ”. Bố mẹ cũng nên hiểu được cấu tạo của tiếng – một tiếng có 3 phần: âm đầu, vần và thanh (trong đó vần và thanh là 2 bộ phận bắt buộc phải có). Hay chữ “B”, đọc tên là “ bê”, nhưng khi ghép âm thì đọc là “ bờ”

Dạy trẻ phân biệt tên gọi và âm đọc của chữ cái.

3Cho trẻ làm quen với dấu câu trong tiếng Việt

Tiếng Việt có 5 dấu câu: Sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng. Khi đánh vần, hãy lưu ý đọc lên giọng hoặc xuống giọng. Việc này sẽ giúp trẻ dễ dàng bắt chước theo và quen được cách đánh vần.

Ví dụ: Dấu sắc đọc lên giọng mạnh, ký hiệu ( ´ )

Cho trẻ làm quen với dấu câu trong tiếng Việt

4Dạy trẻ đánh vần bằng cách ghép chữ

Bạn có thể chuẩn bị những cuốn sách tập đánh vần cho trẻ. Nên cho trẻ bắt đầu với những từ quen thuộc mà trẻ hay được nghe như : Mẹ, ba, ăn, uống,… Sau đó mới tăng dần âm tiết lên để giúp trẻ học tốt hơn. Sau khi trẻ đã có thể ghép chữ được, các phụ huynh có thể dạy trẻ nói những câu ngắn.

Dạy trẻ đánh vần bằng cách ghép chữ

5Một số hoạt động giúp trẻ thích học đánh vần hơn.

Để giúp trẻ luôn cảm thấy hứng thú với việc đánh vần, và có thể tự chủ động đánh vần. Các phụ huynh có thể dùng các bài đồng giao đánh vần. Hoặc một cách khác là lồng vào các trò chơi yêu thích của trẻ như: Chơi ghép chữ, chơi đồ hàng, vẽ.

Vì trẻ nhỏ luôn hiếu động, ít khi ngồi yên và đọc sách vì thế cách này sẽ giúp cả bạn và trẻ luôn cảm thấy thoải mái. Hãy luôn tạo hoạt động để giúp trẻ ghi nhớ và phát âm tiếng Việt.

Một số hoạt động giúp trẻ thích học đánh vần hơn.

6Những lưu ý dành cho các bậc phụ huynh khi dạy trẻ đánh vần

  • Thời gian học ngắn và đúng thời điểm.
  • Không nên ép trẻ học.
  • Luôn kiên nhẫn khi dạy cho trẻ, đặc biệt khi dạy cho trẻ những từ khó.
  • Thường xuyên ôn tập cùng trẻ .
  • Luôn tạo không khí vui vẻ khi trẻ học.
  • Đừng quên khen ngợi các trẻ khi trẻ làm tốt.

Một số lưu ý cho bậc phụ huynh khi dạy trẻ đánh vần

Hy vọng những gợi ý trên của Bách hóa XANH sẽ giúp các bậc phụ huy dạy trẻ đánh vần hiệu quả và dễ dàng.

Mua sữa bột dinh dưỡng cho bé yêu tại Bách hóa XANH:

Bách hóa XANH

Alternate Text Gọi ngay