Cách giảm ho cho trẻ
Ở trẻ em có hệ hô hấp chưa phát triển hoàn thiện cùng với sức đề kháng yếu dễ dẫn tới các bệnh về đường hô hấp gây ho khan, ho có đờm, ho gà,… Lựa chọn cách điều trị hiệu quả phù hợp với thể trạng của trẻ và không gây nguy hại cho sức khỏe là điều mà tất cả phụ huynh đều quan tâm. Vậy có những cách giảm ho cho trẻ như thế nào?
Ho là phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể, nhờ phản xạ ho bằng sự thở ra rất mạnh làm sạch đường thở, tống xuất đàm, dịch tiết hoặc vật lạ lọt vào đường hô hấp giúp nhung mao hô hấp hoạt động tốt hơn. Có nhiều nguyên nhân gây ra ho ở trẻ em như:
Điều trị ho bằng thuốc cho trẻ thường áp dụng khi trẻ bị ho do cảm lạnh thông thường, nhất là vào thời gian chuyển mùa, thời tiết từ nóng sang lạnh, lúc mưa nhiều, thời tiết lạnh. Trẻ rất dễ bị cảm lạnh, viêm mũi họng trong giai đoạn này, tuy nhiên nếu được chăm sóc đúng cách có thể tự khỏi mà không dùng thuốc. Các phương pháp chăm sóc trẻ tại nhà gồm có:
Chữa ho cho trẻ bằng phương pháp đông y có thể giảm thiểu khả năng rối loạn tiêu hoá do thuốc và các tác dụng khác do sử dụng thuốc. Một số bài thuốc Đông y thường được sử dụng gồm có:
Bài thuốc chữa ho với gừng:
- Gừng có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên nên có mặt trong nhiều bài thuốc chữa ho khan, ho có đờm, ho kéo dài, viêm thanh quản
- Cách dùng: 1⁄2 thìa nước cốt gừng vào ly sữa ấm cho trẻ uống hoặc nấu trà gừng mật ong cho trẻ uống, dùng nước gừng để trẻ tắm và ngâm chân vào buổi tối giúp giữ ấm cơ thể, giảm ho vào ban đêm
Bài thuốc chữa ho với tỏi:
Tỏi có nhiều hoạt chất kháng viêm kháng khuẩn, vị cay, ấm là bài thuốc giảm ho khan, ho đờm rất hiệu quả. Ngoài ra trong tỏi còn chứa các hoạt chất dinh dưỡng như Allicin, Diallyl Sulfide,… hỗ trợ nâng cao sức đề kháng của cơ thể người bệnh.
Cách dùng:
- Chưng cách thuỷ 4-5 tép tỏi tươi đập dập với 1-2 viên đường phèn, chắt lấy nước cốt sử dụng 2-3 lần/ngày.
- Hoặc dùng 1 củ tỏi tươi, 1 củ hành tím ngâm với mật ong nguyên chất 12 tiếng, dùng dần mỗi lần nửa muỗng cà phê pha với nước ấm, tuy nhiên không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.
Bài thuốc với nghệ tươi:
Nghệ tươi chữa các thành phần như curcumin, cacbua terpenic, tinh dầu,… có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hoá, kháng viêm tốt nên được tin dùng trong các bài thuốc chữa ho khan, ho lâu dai dẳng
Cách dùng:
- Cạo vỏ đập dập nghệ tươi, thêm vào đường phèn, nước chưng cách thuỷ trong 15-20 phút rồi sử dụng đều đặn 2-3 lần/ngày
Bài thuốc chữa ho với trứng gà:
Trứng gà vừa là thực phẩm dinh dưỡng lại còn là vị thuốc chữa ho tốt tại nhà. Cách chữa ho với trứng gà thường được áp dụng cho đối tượng khó uống như trẻ nhỏ, người già, phụ nữ có thai,…
Cách dùng:
- Thêm 2-3 thìa mật ong vào nước, đun sôi, đánh tan 1-2 quả trứng gà, đợi nước mật ong sôi thì cho trứng vào, khuấy đều, sử dụng món ăn khi còn ấm nóng để hạn chế vị tanh.
Chữa ho với muối:
Muối có tác dụng diệt khuẩn tại đường hô hấp do đó cách trị ho với muối có thể áp dụng trong mọi trường hợp, đặc biệt là ho khan, ho có đờm.
Cách dùng:
- Súc miệng với nước muối hàng ngày, có thể sử dụng nước muối sinh lý sẵn hoặc hoà tan muối hạt với nước ấm.
- Vệ sinh mũi họng mỗi ngày với nước muối giúp hạn chế các bệnh lý đường hô hấp thường mắc phải.
Chữa ho với quả lê:
Lê có vị ngọt hơi chua, tính mát, có tác dụng bổ phế, tiêu đờm, sinh tân dịch. Do đó lê có tác dụng trị ho tại nhà hiệu quả trong ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng.
Cách dùng:
- Lê thái nhỏ dùng với hạt sen, đường phèn, nước vừa đủ rồi đun sôi cho đến khi nguyên liệu mềm nhuyễn. Khi sử dụng ăn cả nước và cái để tăng hiệu quả điều trị.
Bài thuốc chữa ho với quất:
Quất (tắc) là loại quả có vị chua, tác dụng trừ đờm, thông phổi. Do đó, các bài thuốc trị ho khan, ho có đờm, khản giọng, viêm amidan với quất thường có hiệu quả tốt và nhiều người áp dụng.
Cách dùng:
- 4-5 quả quất tươi, cắt đôi để nguyên hạt, thêm vào 1-2 viên đường phèn đem chưng cất thuỷ trong 20 phút.
- Chắt lấy phần nước cốt sử dụng 2-3 lần/ngày.
Bài thuốc chữa ho cho trẻ với chanh:
Chanh chứa nhiều vitamin C- chất dinh dưỡng cần thiết giúp nâng cao sức đề kháng, ngoài ra còn chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, dùng trong các bài thuốc trị ho dai dẳng, ho kéo dài, ho khan hiệu quả.
Cách dùng:
- Pha nước cốt chanh với 1-2 thìa mật ong, thêm nước ấm và uống khi còn ấm.
Bài thuốc chữa ho với lá húng chanh:
Lá húng chanh có tính ấm, vị chua, mùi thơm, có tác dụng tốt trong các trường hợp ho do viêm họng, ho do cảm lạnh, cơ thể ớn lạnh.
Cách dùng:
- 1 nắm lá húng chanh cùng 2-3 quả quất xay nhuyễn lấy nước cốt, chưng cách thuỷ cùng 1-2 viên đường phèn và sử dụng 2-3 lần/ngày.
- Sử dụng trong các trường hợp ho có đờm.
Bài thuốc chữa ho với lá húng quế:
Thành phần caffeic acid trong lá húng quế được cho là có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, đồng thời ức chế sự phát triển của virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp ở trẻ. Đây là lý do mà dân gian thường dùng húng quế làm thuốc trị ho, viêm phế quản, viêm họng, cảm cúm.
Cách dùng: 1 bó húng quế cùng 2 quả khế chua và 50g đường phèn, hấp cách thủy cho đường tan hoàn toàn và cô đặc lại, để nguội dùng dần. Mỗi ngày 3 lần lấy 2 thìa cho trẻ uống, trước khi dùng nên hâm nóng lại hoặc pha với 1 chút nước ấm.
Bài thuốc chữa ho với rau cải cúc:
Rau cải cúc có vị ngọt nhẹ, hơi the, có tính mát và tác dụng tán phong, tiêu đờm, hỗ trợ tiêu hoá tốt. Rau cải cúc có thể dùng như bài thuốc trị ho tại nhà bằng một số món ăn đơn giản.
Cách dùng:
- Rau cải cúc có thể dùng nấu canh với thịt hoặc cá thác lác hay tôm trong bữa ăn hàng ngày.
Bài thuốc chữa ho với củ cải trắng:
Củ cải trắng là phương thuốc trị ho tự nhiên, an toàn cho trẻ, có tính thanh mát, giúp tiêu đờm, giải độc cho cơ thể. Qua đó giúp cải thiện tình trạng ho có đờm, viêm họng, viêm khí phế quản
Cách dùng:
- 200g củ cải trắng cắt nhỏ, đem nấu với 800ml nước trong 15 phút, lọc nước cho trẻ uống nhiều lần trong ngày
Bài thuốc chữa ho với rễ cam thảo:
Rễ cam thảo thường dùng kết hợp với các loại trà và trong các bài thuốc chữa bệnh nhiễm trùng đường hô hấp của Đông y. Dược liệu này vị ngọt, tính bình, có khả năng đi vào các kinh Tỳ, Vị, Phế, Tâm giúp kiện tỳ, ích khí, bổ phế, chỉ ho, tiêu thống. Ngoài ra rễ cam thảo còn có saponin giúp long đờm, có lợi cho trẻ ho nhiều đờm.
Cách dùng:
- Xắt mỏng rễ cam thảo. Mỗi lần lấy vài lát đem hãm nước, sôi để còn hơi ấm cho trẻ uống mỗi ngày 4-5 lần để giảm hiện tượng kích ứng ở niêm mạc họng, làm dịu cơn ho.