Cẩm nang phòng ngừa chó bị sốc nhiệt. Các chống nóng mùa hè cho chó.
Cẩm nang phòng ngừa chó bị sốc nhiệt. Các chống nóng mùa hè cho chó.
Mùa hè đến rồi, nhiệt độ có nhiều thời điểm lên đến 39-40 oC. Với cơ chế chỉ giải nhiệt bằng lưỡi và lòng bàn chân. Các chú cún, đặc biệt là các em quen ở vùng lạnh, có bộ lông dày (như chó alaska, husky, samoyed, akita…). Hoặc các giống chó có đường hô hấp ngắn (như chó bull Pháp, chó Bulldog, Pug…). sẽ cảm thấy rất nóng nực và khó chịu. Nhẹ thì cảm cúm, ho, trường hợp nghiêm trọng hơn, chó bị sốc nhiệt và có thể dẫn đến tử vong.
Phần 1: Phòng chống sốc nhiệt cho chó
Luôn cung cấp nước đầy đủ cho chó:
Do chó chủ yếu giải nhiệt bằng lưỡi. Vì vậy, người nuôi chó cần cung cấp nước thường xuyên, liên tục là điều cần thiết nhất. Bạn nên theo dõi chú cún của mình. Nếu chúng uống nhiều và lượng nước trong bát hết nhanh chóng. Trong trường hợp này bạn cần cho chúng một cái bát lơn hơn hoặc luôn sẵn sáng bát nước khác để thay thế.
Nếu do điều kiện công việc. Bạn không thể thường xuyên ở nhà cùng chú chó của mình. Bạn cần phân công người nhà kiểm tra và thay nước thường xuyên. Trường hợp bất khả kháng, bạn có thể để 1 thau nước lớn, đủ lượng nước cho cún sử dụng đến khi bạn trở về.
Phòng ngừa chó bị sốc nhiệt. Bạn cần cung cấp đầy đủ nước, thường xuyên và liên tục trong ngày cho chú cún của mình
Chuẩn bị chỗ cho cún chơi đùa với nước.
Nếu nhà bạn có sân vườn. Điều tuyệt vời nhất bạn dành cho chú cún của mình là chuẩn bị cho chúng một bồn nước nhỏ hoặc một thùng đựng nước để hạ nhiệt. Chó rất thích được vui đùa trong bồn hoặc vòi nước khi trời nóng. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý:
Không tắm hoặc cho chó ngịch nước giữa trưa nắng gắt, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm cún bị cảm.
Bồn hoặc bể nước đặt trong vường nên có độ sâu vừa phải. Tránh trường hợp một số giống chó không biết bơi có thể bị đuối nước. Chiều sâu lý tưởng của bể nước là dưới tầm mũi chó kể từ đáy bồn nước.
Phòng ngừa chó bị sốc nhiệt: Nếu nhà có sân vườn. Bạn nên chuẩn bị bể hay bồn nước để cún cưng của mình giải nhiệt
Nếu phải cho chó ra ngoài lúc trời nắng. Bạn nhớ mang theo nước
Về cơ bản, bạn không nên cho chó ra ngoài lúc trời nắng gắt. Tuy nhiên, nếu có bắt buộc phải ra ngoài. Bạn bắt buộc phải mang theo nước cho chúng uống.
Trong trường hợp chú chó mệt và thở gấp, đi đứng lờ đờ. Bạn nên đưa chú chó của mình vào bóng mát, dừng mọi vận động và cho chúng uống nước.
Trong trường hợp chó không thể uống nước, bạn có thể đổ vô miệng và quanh bàn chân của chúng.
Nếu bắt buộc phải cho chó ra ngoài lúc trời nắng. Bạn nhớ mang theo nước cho chú cún của mình.
Cho chó chơi ở trong nhà.
Khi trời nắng lên đến đỉnh điểm. Đặc biệt là thời điểm giữa trưa nắng từ 11h-15 h hàng ngày. Bạn nên cho chó vào trong các phòng mát mẻ ở trong nhà. Sẽ tuyệt vời hơn cho chú cún của mình nếu bạn cho chúng vào phòng điều hòa. Trong trường hợp không có điều hòa, bạn có thể sử dụng quạt. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý thêm các vấn đề sau:
Không nên di chuyển đột ngột chó từ bên ngoài vào phòng điều hòa có nhiệt độ quá chênh lệch và ngược lại. Cún cần có thời gian để thích nghi từ từ. Trường hợp này cũng dễ làm cún bị sốc do chênh lệch nhiệt độ.
Tùy từng giống chó, thể trang của từng em cún. Chúng có khả năng chịu đựng nhiệt độ ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, khi nhiệt độ tăng trên 30 oC hoặc thậm chí 39-40 oC. Chắc chắn, chú chó của bạn sẽ có các biểu hiện sốc nhiệt. Bạn cần điều chỉnh nhiệt độ môi trường cho chúng từ 25-27 oC là thích hợp nhất.
Nếu bạn nhốt chó trong chuồng, bạn tuyệt đối không nên phun nước vào trong chuồng để giảm nhiệt. Độ ẩm không khí cao sẽ làm cún khó thở hơn khi trời nắng nóng. Trong trường hợp này, bạn có thể xem xét bỏ thêm 1 khay đá trong chuồng cho chó giải nhiệt nhanh chóng hơn.
Bạn nên cho chó chơi ở chỗ mát mẻ trong nhà khi trời nắng nóng
Nếu không cho vào nhà, hãy để chó ở trong bóng râm.
Bạn cần bố trí chuồng hoặc cũi đặt ở vị trí có bóng mát. Chuồng cũi cần có mái che để chó có thể nghỉ ngơi bên ngoài trời. Bạn nên tránh ánh nắng trực tiếp lên cơ thể chó khi trời quá nắng nóng.
Nếu không thể cho chó vào trong nhà. Hãy để chúng ở nơi có bóng râm, mát mẻ.
Sử dụng đệm tản nhiệt cho cún cưng.
Khi thời tiết trở nên quá nắng nóng. Trên thị trường đã có những loại đệm có công dụng tản nhiệt chó chó. Hầu hết các loại đệm này hoạt động dựa trên cơ chế có gel truyền nhiệt từ cơ thể chó thoát ra.
Nếu bạn không có đệm tản nhiệt, bạn có thể trải một tấm khăn ẩm lớn cho chú chó của bạn nằm. Cún cưng của bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.
Phòng ngừa chó bị sốc nhiệt : Sử dụng đệm tản nhiệt cho cún cưng.
Tuyệt đối không dắt cho đi dạo vào lúc trưa nắng hoặc khi trời nắng gắt.
Vào mùa hè nắng nóng, đặc biệt là điều kiện khí hậu Việt Nam. Bạn tuyệt đối không nên dắt chó đi dạo vào lúc trời còn nắng nóng. Bạn có thể thu xếp thời gian cho cún ra ngoài lúc sáng sớm hoặc khi chiều mát.
Bạn có thể dắt chó đi dạo ở những nơi mát mẻ, có nhiều bóng mát. Quan trọng là cả bạn và chú chó của mình đều cảm thấy khỏe mạnh và thoải mái khi đi dạo ở những nơi như vậy. (Ví dụ: bờ sông, bãi biển, khu vực sinh thái có nhiều ao, hồ, không khí trong lành, mát mẻ…)
Luôn nhớ mang theo dây dắt chó. Kiểm soát hành vi của chó để không chạy ra nơi có nắng, nóng trực tiếp.
Không để chó của bạn tiếp xúc trực tiếp với nền xi măng, nền đất, cát nóng. Do bàn chân chó cũng có tác dụng tản nhiệt. Đồng thời, việc tiếp xúc trực tiếp như vậy có thể khiến cho cún cưng bị bỏng. Các tốt nhất là để cho chó chơi trên bãi cỏ và có bóng râm.
Tuyệt đối không dắt cho đi dạo vào lúc trưa nắng hoặc khi trời nắng gắt. Nên cho chó ra ngoài vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát
Tỉa bớt lông cho cún cưng.
Việc tỉa lông cho cún cưng vào mùa hè hiện vẫn là vấn đề gây nhiều tranh luận. Tuy nhiên, đối với các giống chó lông xù và dày như Alaska, Samoyed, Poodle, phốc sóc. Việc tỉa bớt lông cho chúng vào mùa hè cũng giúp giảm nhiệt độ cơ thể của chúng đi rất nhiều.
Bạn cần lưu ý không nên cạo sạch và quá sát da của cún cưng. Điều này có thể gây cháy da và giảm mất khả năng bảo vệ trước côn trung cắn (như muỗi, kiến…).
Chú chó của bạn sẽ phải cần một khoảng thời gia tương đối lâu để khôi phục lại bộ lông nguyên bản như lúc ban đầu
Bạn nên cạo lông cho cún cưng vào mùa hè nắng nóng.
Tuyệt đối không để cún cưng của bạn ở trong ô tô khi trời nắng nóng.
Khi có việc phải rời khỏi xe ô tô. Bạn không nên để cún cưng của mình ở trong xe giữa trời nắng nóng. Do kết cấu kín của xe, khi trời nóng. Nhiệt độ trong ô tô sẽ tăng rất nhanh và có thể dẫn đến tử vong cho chú chó của bạn. Bạn nên nhớ:
Hạ cửa kính xe hơi ở mức phù hợp cho chú chó trong xe. Ở trên xe cần thường xuyên có nước uống cho chó,
Nếu bắt buộc phải để cún cưng ở trong xe. Bạn nên mở điều hòa trong xe. Nhiệt độ vừa phải khoảng 24-25 oC.
Không để chó trong xe khi trời nắng nóng
Phần 2: Xử lý khi chó có dấu hiệu bị say nóng, sốc nhiệt.
Bạn cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho chó.
Vào mùa hè. Trong những ngày thời tiết nóng đỉnh điểm trên 35 oC. Bạn cần phải luôn để ý đến sức khỏe của chó cưng. Khi nhận thấy bất kỳ vấn đề gì không bình thường. Bạn nên gọi cho bác sỹ hoặc cơ sở thú y gần nhất để được tư vấn và chăm sóc. Nếu phát hiện chú chó của mình có biểu hiện say nóng. Bạn cần lập tức đưa chúng vào nơi râm mát. Cung cấp nước mát và hạ ngay thân nhiệt của chó.
Thường xuyên theo dõi tình trạng chú chó của bạn trong những ngày thời tiết nắng nóng trên 35 oC
Kiểm tra nhiệt độ cơ thể chó khi nghi có dấu hiệu say nóng.
Bạn có thể đo nhiệt độ tại hậu môn của chó bằng nhiệt kế chuyên dụng. Nếu nhiệt độ vượt trên 40oC. Chú chó của bạn đã bị say nóng và cần phải được sơ cứu để hạ nhiệt ngày trước khi gọi bác sỹ thú y.
Đo nhiệt độ cơ thể cho chó ngay khi có dấu hiệu bị say nóng. Hạ nhiệt cho chó ngay bằng nước mát và cho chó uống nước
Cách làm mát cho chó khi có biểu hiện say nóng.
Dùng vòi nước mát với áp lực vừa phải nhẹ nhàng tưới đều lên cơ thể cún cưng. Bạn cũng có thể cho cún vào chậu hoặc bể nước mát ở nhiệt độ vừa phải. Nước làm mát phải ướt những bộ phận cơ thể tản nhiệt cho chó (bụng, bàn chân, miệng…)
Tuyệt đối không hạ nhiệt đột ngột cho cún bằng nước đá. Việc thay đổi nhiệt độ quá lớn sẽ làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Hạ nhiệt từ từ cho chó có biểu hiện say nóng bằng nước mát
Cho chó ăn đá lạnh để giải nhiệt.
Khi chó có dấu hiệu bị say nóng. Bạn có thể cho chúng một viên đá vừa phải để chúng liếm lưỡi. Đây là cách giảm nhiệt rất hiệu quả cho chó. Tuy nhiên, bạn không nên rót hoặc nhét đá vào miệng chó. Nước có thể theo đường khí quản dốc vào phổi và các cơ quan nội tạng khác của chó.
Khi chó có dấu hiệu bị sốc nhiệt. Bạn có thể cho chó ăn đá lạnh để giảm nhiệt hiệu quả
Quấn khăn ẩm quanh bàn chân của chó để giảm nhiệt
Khi chó có dấu hiệu say nóng. Bạn có thể sử dụng túi đá, khăn ẩm quấn xung quanh bàn chân chó. Đồng thời có thể dùng khăn ướt phủ lên người chó để giảm nhiệt. Đồng thời, bạn có thể chườm đá lạnh lên phía sau gáy. Đây là các khu vực có nhiều mạch máu và có tác dụng tản nhiệt trên cơ thể chó.
Hoặc bạn có thể dùng cồn y tế để làm ướt bàn chân chó. Cồn sẽ làm mát và bốc hơi rất nhanh kéo theo việc giảm nhiệt độ cơ thể của chó.
Dùng khăn ướt trải lên người chó và quấn quan bàn chân chó để giải nhiệt cho chó bị say nóng
Bạn cũng có thể dùng cồn y tế làm ướt bàn chân chó. Cồn sẽ làm mát và bốc hơi rất nhanh làm giảm thân nhiệt rất hiệu quả
Gọi bác sỹ thú y ngay sau khi nhận thấy sơ cứu không hiệu quả.
Nếu sau khi áp dụng các biện pháp sơ cứu trên mà chú cún của bạn vẫn có các biểu hiện say nóng dưới đây. Cần gọi bác sỹ ngay lập tức.
Chó thở hổn hển một cách rất khó nhọc.
Lưỡi buông thõng và có màu đỏ tươi.
Di chuyển chậm chạp, nặng nề.
Nằm lì một chỗ, lười di chuyển.
Goi ngay bác sỹ nếu sau khi sơ cứu chó vẫn không thuyên giảm.
Trên đây là một số hướng dẫn cách phòng ngừa sốc nhiệt cho chó vào mùa hè. Chúc bạn thành công và đừng quên theo dõi những tư vấn hữu ích về nuôi và chăm sóc chó nhé
Khoa KTNN – Dịch vụ thú y