Co bóp tử cung – Cách làm giảm co bóp tử cung khi mang thai

03/02/2023

Bị co thắt cổ tử cung khi mang thai là hiện tượng mà các mẹ bầu hay gặp. Không hẳn là xấu, song nhiều cơn co tử cung lại là dấu hiệu đáng ngại cần giải quyết kịp thời. Vậy có những cách nào làm giảm các hiện tượng này khi mang thai để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Co bóp tử cung khi mang thai là gì?

Co bóp tử cung hoặc co thắt tử cung là một hiện tượng mà mẹ bầu thường gặp. Vấn đề này có thể là những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Đặc biệt vào những tháng cuối của thai kỳ có thể là những biểu hiện bất thường gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe mẹ và bé.

Co bóp tử cung là hiện tượng các dây chằng tử cung bị kéo căng. Sự co thắt này ở những tháng đầu tiên thường không kéo dài và không gây đau cho mẹ bầu. Tuy nhiên ở những tháng cuối có thể là dấu hiệu mẹ bầu chuyển dạ sắp sinh.

Bên cạnh những mặt lợi hưởng được từ các cơn co thắt tử cung thì một vài trường hợp co tử cung sớm kéo theo những đau đớn bất thường lại không có lợi cho thai nhi. Thậm chí là dấu hiệu nguy hiểm:

  • Do sảy thai hoặc đẻ non.
  • Do nhau thai rụng sớm.
  • Do tiêu chảy.
  • Do thai chết.
  • Do vỡ ối.
  • Do quá nhiều nước ối.
  • Do nhau thai nằm phía trước.
  • Do nhau thai tách sớm,…

co bóp tử cungCác cơn co thắt tử cung có thể là hiện tượng sinh lý bình thường cũng có thể là dấu hiệu báo chuyển dạ

Các loại cơn co thắt cổ tử cung có thể gặp khi mang thai

Ở các giai đoạn khác nhau khi mang thai, mẹ bầu có thể gặp các kiểu cơn gò khác nhau. Chúng ta hoàn toàn có thể phân biệt chúng dựa vào các đặc điểm như: thời gian xuất hiện, cường độ, tần suất,… Phân biệt cơn gò khi mang thai là việc làm quan trọng, cần thiết để có thể xử lý kịp thời các trường hợp không mong muốn có thể xảy ra khi mang thai như sinh non, động thai, dọa sảy thai,…

Có 3 loại cơn gò khi mang thai cần nhận biết, đó là:

Cơn co thắt sinh lý khi mang thai:

Cơn co thắt sinh lý có thể xuất hiện từ tháng thứ 4 đến hết thai kỳ. Cơn co thắt này xuất hiện là bình thường trong thai kỳ. Chúng diễn ra không thường xuyên và là một dấu hiệu cho thấy ngày sinh chuẩn bị đến.

Càng đến cuối thai kỳ, các cơn co thắt xuất hiện với tần suất càng tăng với các đặc điểm:

  • Các cơn co thắt thường xuất hiện trong khoảng thời gian là 30 giây. Đặc biệt không gây đau cho mẹ bầu, không lặp lại đều cũng như tăng về cường độ.
  • Mẹ bầu có cảm giác căng tức vùng bụng dưới, tập trung tại bụng và có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu.

Các cơn co thắt sinh lý có thể xuất hiện nhiều hơn khi mẹ bầu mệt mỏi, cơ thể mất nước hoặc đi đứng quá nhiều. Khi đó, mẹ bầu cần thay đổi tư thế dễ chịu hơn, nghỉ ngơi nhiều thì cơn co thắt có thể giảm đi.

Trường hợp các đặc điểm khó phân biệt, mẹ bầu có thể uống nhiều nước, nằm nghiêng sang trái, thay đổi tư thế nằm dễ chịu. Khi áp dụng những biện pháp này mà các cơn co thắt dần giảm đi và biến mất thì đó là cơn co thắt sinh lý. Nếu cần thiết, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Vì đây cũng là dấu hiệu của chuyển dạ và sinh non.

Cơn co thắt sinh non:

Đây là cơn co thắt cực kỳ nguy hiểm. Tuy nhiên lại thường bị nhầm lẫn sang cơn co thắt sinh lý dẫn đến can thiệp muộn. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con.

Cơn co thắt sinh non là thường xuất hiện trước giai đoạn thai nhi đạt 37 tuần tuổi. Cơn co xuất hiện đều đặn giống với chuyển dạ. Nhưng nếu xuất hiện trước 37 tuần thì có thể là dấu hiệu của sinh non.

Đặc điểm của cơn co thắt sinh non:

  • Khi sờ vào bụng sẽ thấy cứng hơn, cảm giác căng chặt ở tử cung.
  • Áp lực ở bụng và khung chậu lớn.
  • Cơn co thắt gây đau âm ỉ, có thể co thắt nhiều hơn hoặc chuột rút.

Nếu cơn co thắt xuất hiện với tần suất từ 10 – 12 phút một lần, lặp lại nhiều lần trong 1 giờ thì mẹ bầu cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra vì đây có thể là dấu hiệu của sinh non.

Cơn co thắt chuyển dạ sinh khi mang thai:

Cơn co thắt tử cung báo hiệu mẹ bầu chuẩn bị sinh tăng lên cả về thời gian, tần suất và cường độ xuất hiện các cơn gò. Dù có nghỉ ngơi, uống nhiều nước thì cơn co thắt tử cung cũng không biến mất mà liên tục xảy ra để mở rộng tử cung cho em bé sinh ra.

Cơn co thắt tử cung khi chuyển dạ sinh được chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn trước chuyển dạ:
  • Ở giai đoạn này, cơn gò thường kéo dài trong khoảng thời gian từ 30 – 90 giây. Mẹ bầu sẽ có cảm giác căng chặt ở tử cung. Khi sờ thấy bụng dưới gò cứng và đau nhẹ. Cùng với sự xuất hiện các cơn co thắt, mẹ bầu có thể có các dấu hiệu khác như tiết chất nhầy màu hồng do tử cung mở rộng, có thể thấy rò rỉ dịch ối thành dòng lớn hoặc thành tia từ âm đạo.
Giai đoạn chuyển dạ sinh:
  • Cơn co bóp giai đoạn này thường gây đau nhiều và giúp cổ tử cung mở rộng từ 4 – 10 cm. Cơn co bóp không chỉ gây đau bụng mà còn lan ra cả lưng. Thời gian mỗi cơn gò thường kéo dài từ 45 – 60 giây, xuất hiện mỗi 3 – 5 phút một lần. Bên cạnh đó có các dấu hiệu khác đi kèm: buồn nôn, nóng ran, đầy bụng, ớn lạnh, ợ hơi,…x

Dấu hiệu co bóp tử cung khi mang thai

Cơn co thắt báo hiệu sảy thai hoặc đẻ non:

Tử cung co bóp đến 40 giây, co thắt mạnh từng cơn và kèm theo chứng đau lưng, nổi nhiều vết đỏ hoặc bục nước cho thấy tử cung có xu thế mở. Nếu xuất hiện 3 tháng đầu, thai phụ thường cảm thấy bụng dưới đau, lưng nhức mỏi và đỏ lên. Trường hợp này cần đi gặp bác sĩ kịp thời.

Co thắt tử cung do nhau thai rụng sớm:

Cơn co thắt tử cung diễn ra bất thường; tử cung to và cứng, khi ấn thấy đau, thai động, xuất huyết âm đạo kèm hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa,…

Co thắt tử cung do bị tiêu chảy:

Thường xảy ra do triệu chứng buồn nôn và nôn mửa do bệnh tiêu chảy hoặc viêm dạ dày gây ra. Nếu do nguyên nhân này, mẹ bầu sẽ cảm nhận rõ rệt được các cơn co thắt kéo dài. Mỗi đợt diễn ra từ 2 – 6 phút. Trường hợp này có thể gây sẩy thai hoặc sinh non.

Co thắt tử cung do thai chết:

Nếu mang thai được 5 – 6 tháng mà vẫn không thấy thai cử động, bầu vú không căng to mà tóp lại, bụng nhỏ hơn tháng mang thai bình thường, hoặc ban đầu thai có cử động nhưng đột nhiên không thấy và kèm theo hiện tượng tử cung co thắt không theo quy luật, lúc mạnh, lúc yếu thì nên nghi ngờ nguyên nhân là do thai đã chết lưu.

Co thắt tử cung do vỡ ối:

Tử cung co thắt xuất hiện bất thường cùng với sự xuất hiện của dịch âm đạo ít hoặc nhiều thì căn nguyên có thể do nhau thai đã bị rách.

tử cung

Giải mã hiện tượng co bóp tử cung

Cách làm giảm co bóp cổ tử cung khi mang thai

Những cơn co bóp xuất hiện khi mang thai có thể gây đau đớn và khó chịu cho mẹ bầu. Mẹ bầu có thể áp dụng những biện pháp dưới đây để làm giảm cảm giác khó chịu:

  • Nghe nhạc thư giãn.
  • Tắm nước ấm với vòi hoa sen hoặc ngâm chân.
  • Đi bộ, thay đổi tư thế, vị trí làm việc.
  • Mát xa nhẹ nhàng, thư giãn.
  • Ngồi thiền, tập yoga cho bà bầu.
  • Xem phim, chơi game để thay đổi sự chú ý đến cơn gò tử cung.

Các cơn co thắt có lợi ích gì?

Tử cung của phụ nữ là một dạng cơ. Nó có thể co giãn hoặc thu nhỏ lại. Khi mang thai tử cung co bóp không phải là bất lợi tới thai nhi.

  • Các cơn co thắt thường xuyên diễn ra, không đau sẽ có tác dụng là giúp cho thai nhi đứng thẳng theo chiều dọc, đầu chúc xuống phía dưới. Các cơn co thắt cũng giống như giúp cho thai nhi vận động, thích nghi với sự vận động.
  • Thai nhi càng lớn thì tử cung cũng giãn nở to theo. Đến khi thai nhi đủ tháng để sinh các cơn co thắt sẽ giúp cho quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh hơn. Giúp đẩy thai nhi ra ngoài (gọi là sinh nở).
Về cơ bản, các cơn co thắt đều bình thường. Tuy nhiên nếu mẹ bầu cảm thấy đau và có những dấu hiệu bất thường nên lập tức tới gặp bác sĩ để chẩn đoán và có cách khắc phục kịp thời. Nếu có vấn đề thắc mắc mẹ bầu có thể hỏi ý kiến các y bác sĩ của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Hãy nhấn vào nút đặt lịch khám hoặc đến trực tiếp bệnh viện để được tư vấn kĩ lưỡng.

Alternate Text Gọi ngay