Có nên bổ sung sắt cho trẻ dưới 1 tuổi?
BS Khanh chia sẻ về bổ sung sắt cho trẻ
Vì sao nên bổ sung sắt cho trẻ dưới 1 tuổi
Hiện nay, tỉ lệ trẻ dưới 1 tuổi bị thiếu sắt đang ở tình trạng đáng chú ý. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ ở lứa tuổi này dễ bị thiếu sắt. Trong đó bao gồm:
– Lượng sắt trẻ nhận được chủ yếu trong 3 tháng cuối thai kỳ. Vì thế, trẻ sinh non (dưới 37 tuần) có nguy cơ cao bị thiếu sắt.
– Lượng sắt dự trữ giai đoạn thai kỳ đủ dùng cho bé trong 4- 6 tháng đầu đời. Sau thời gian này, trẻ cần được bổ sung thêm sắt từ nguồn khác (sữa mẹ, sữa công thức hoặc thực phẩm bổ sung).
– Sữa mẹ tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi trẻ sau 6 tháng, lượng sắt trong sữa mẹ chỉ khoảng 0.35mg/ml, không đủ so với nhu cầu sắt của trẻ lúc này.
– Trẻ mới ăn dặm khó cung cấp đủ sắt vì cơ thể chỉ hấp thu 5-15% lượng sắt từ thức ăn. Đồng thời, trẻ đang “tập” ăn nên càng khó đảm bảo đủ lượng sắt.
– Sắt trong sữa công thức khó hấp thu.
Nhiều ba mẹ quan điểm rằng, chỉ khi nào trẻ biết thiếu sắt mới cần bổ sung. BS Trương Hữu Khanh (BV Nhi đồng 1 TP.HCM), chia sẻ rằng: “Rất khó phát hiện thiếu sắt ở mức nhẹ, đến khi có biểu hiện rõ ràng như da xanh, niêm mạc nhợt thì đã ở mức nặng và điều trị rất tốn thời gian, công sức. Do đó, WHO đưa ra khuyến cáo cần bổ sung sắt dự phòng cho trẻ từ 4 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn”.
Đừng để dấu hiệu thiếu sắt rõ ràng rồi mới bổ sung
Lượng sắt khuyến nghị bổ sung hàng ngày
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ:
Trẻ em sinh đủ tháng, bú mẹ hoàn toàn: Bổ sung liều sinh lý 1 mg sắt/kg cân nặng từ tháng thứ 4 đến khi trẻ ăn dặm đủ cung cấp sắt.
Nhóm trẻ sinh non: Bổ sung sắt liều 2mg/kg mỗi ngày, tối đa 15 mg/ngày, bắt đầu từ 1 đến 12 tháng tuổi.
Như vậy, ba mẹ cần lưu ý bé nhà mình thuộc đối tượng nào để bổ sung sắt cho phù hợp.
BS Trương Hữu Khanh tư vấn bổ sung sắt an toàn cho trẻ dưới 1 tuổi
Sự an toàn luôn được ba mẹ đặt lên hàng đầu khi quyết định bổ sung các vi chất cho con. Vậy làm thế nào để bổ sung sắt an toàn, đặc biệt là khi bổ sung sắt cho trẻ dưới 1 tuổi?
Bs Trương Hữu Khanh đã đưa ra các tiêu chí chọn sắt trên Fanpage “Hỏi bác sĩ nhi đồng” – trang Facebook cập nhật các kiến thức chăm sóc sức khỏe cho bé:
Thứ nhất, bổ sung sắt theo liều sinh lý. Riêng trẻ mắc bệnh hồng cầu do tan máu bẩm sinh Thalassemia phải đi xét nghiệm trước.
Thứ hai, nên chọn dạng siro vì trẻ dưới 1 tuổi ưa dùng dạng này.
Thứ ba, chọn sắt có thành phần phù hợp, như sắt amin an toàn, dễ hấp thu, ít gây táo bón.
“Đại loại như 2 phân tử acid amin bao quanh phân tử sắt, giúp che giấu vị kim loại khó chịu của sắt, ngoài ra có thể giúp hấp thu nhanh. Gốc amin ở đây nó tương tự với các acid amin trong cơ thể nên an toàn và dễ hấp thu”.
Dựa vào những chia sẻ đáng tin cậy từ Bs Khanh, ba mẹ chắc hẳn đã có thêm kiến thức để bổ sung sắt cũng như chọn được loại sắt phù hợp cho con.
Ferrolip Baby – Sắt amin hữu cơ an toàn cho trẻ dưới 1 tuổi
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm sắt, nhưng ít sản phẩm dùng được cho trẻ dưới 1 tuổi. Trong số ít đó, sắt Ferrolip Baby không chỉ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí lựa chọn của chuyên gia nhi khoa mà còn được nhiều ba mẹ tin dùng, phản hồi tốt và giới thiệu cho các ba mẹ khác.
Ferrolip Baby được thiết kế với hàm lượng 5mg sắt nguyên tố/ml, phù hợp bổ sung sắt cho bé dưới 12 tháng tuổi, hỗ trợ giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, vừa đảm bảo cung cấp đủ lượng sắt cần thiết, vừa thuận tiện sử dụng vì chỉ cần 1-2ml mỗi ngày.
Thành phần chính của Ferrolip Baby là sắt amin, khả năng hấp thu cao, không lo táo bón, nóng trong, kích ứng niêm mạc, an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Sản phẩm dạng siro, vị đào thơm ngon, ngọt nhẹ, không tanh, làm bé thích mê, dễ dàng hợp tác khi bổ sung sắt. Đặc biệt, Ferrolip Baby có thêm ống chia liều vạch 0,5ml, giúp ba mẹ dễ dàng lấy một lượng sắt chính xác cho con
Ferrolip Baby – Bổ sung sắt amin dự phòng cho trẻ dưới 1 tuổi
Để giải đáp thêm các thắc mắc xoay quanh vấn đề bổ sung sắt cho trẻ dưới 1 tuổi hoặc thông tin về sản phẩm, ba mẹ liên hệ ngay với sắt Ferrolip để được hỗ trợ.
Ferrolip Baby:
Hotline: 1900 636 985
Website: ferrolipbaby.vn
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.