DÂY CUROA XE TAY GA AIR BLADE | DÂY CUROA AB
Để xe Honda AirBlade luôn vận hành tốt sau một thời gian dài sử dụng, bạn cần bảo dưỡng xe máy theo đúng cách. Một trong những việc bảo dưỡng quan trọng ấy là thay dây curoa cho xe Airblade, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ giá và loại dây curoa nào phù hợp cho xe Air Blade của mình.
GIÁ DÂY CUROA XE AIRBLADE CHÍNH HÃNG 110, 125 BAO NHIÊU?
Do nhu cầu bảo dưỡng xe Honda Air blade ngày càng nhiều, nên thị trường phụ tùng xe máy hiện nay rất đa dạng các mặt hàng dây curoa, thật giả khó mà phân biệt được. Vì thế bạn cần đến những trung tâm có uy tín để an tâm hơn khi mua hàng.
Để xe tay ga Air blade 110, 125 được vận hành êm ái, bạn có thể dùng loại dây curoa Bando, dây curoa Gates, dây curoa răng Osina, đây là những thương hiệu dây curoa tốt nhất cả trong công nghiệp ôtô và xe máy.
DẤU HIỆU VÀ CÁCH KIỂM TRA DÂY CUROA XE TAY GA HONDA AIRBLADE ( Dây curoa AB )
Cách nhận biết dây Curoa xe tay ga và thời điểm thay dây curoa xe máy
Dây curoa xe tay ga có nhiệm vụ giống như xích tải trên xe số, được dùng để truyền lực từ máy làm quay bánh xe sau và đẩy xe đi. Đây cũng là bộ phận nhanh xuống cấp bởi phải luôn hoạt động trong môi trường khắc nghiệt, vậy khi nào cần thay dây curoa xe tay ga?
Các dấu hiệu biểu hiện của tình trạng hư hỏng dây curoa mất chức năng truyền lực tốt từ pulley trước ra pulley sau dẫn đến công hao phí lớn., khi xe tay ga gặp các vấn đề như:
– Xe tay ga đã đi được >15.000 km.
– Khi di chuyển xe có hiện tượng giật và khi thả ga thì xe có cảm giác như muốn tắt máy.
– Khởi động xe có tiếng lạch cạch, xe ì, tăng ga lên thì bị trượt côn.
– Xe vận hành yếu khi bắt đầu chuyển động, cảm giác nặng, không còn độ bốc.
– Khi di chuyển, trong lốc nồi phát ra âm thanh lạ lạch phạch, hoặc tiếng cọ rít.
– Hao xăng hơn bình thường. Đây là dấu hiệu dây curoa mất chức năng truyền lực tốt từ bộ nồi trước trước ra nồi sau dẫn đến công hao phí lớn.
Cách kiểm tra dây curoa xe ga
Thông thường chúng ta có thể kiểm tra tình trạng của dây curoa xe tay ga bằng mắt thường như sau:
+ Kiểm tra mặt ngoài của dây: Nếu thấy các vết rạn nứt thì cần thay mới, vì lúc này khả năng chịu lực của dây còn rất kém và có nguy cơ bị đứt.
+ Kiểm tra 2 bên hông dây: Hai bên hông dây là bộ phận hoạt động nhiều nhất của dây curoa xe ga. Khi thấy rạn nứt ở hai bên hông như hình thì dứt khoát phải thay dây. Nếu không thay ngay sẽ phá hư pulley trước và sau. Bạn sẽ tốn kém “nặng” khi phải thay pulley nhé.
+ Kiểm tra mặt trong dây curoa: Những răng cao su ở phần bụng dây curoa chuyển động liên tục để truyền động theo vòng tua máy và hoạt động trong môi trường rất nóng, ma sát với hai mặt tiếp xúc của pulley trong một thời gian dài gây ra tình trạng nứt ở các chân của răng cao su. Nếu thấy nứt ít thì dây vẫn còn sử dụng được, khi các vết nứt đã rộng, sâu thì tốt nhất bạn nên thay mới để xe được hoạt động tốt hơn.
Dây curoa có tuổi thọ bao lâu ?
– Theo khuyến cáo của các hãng sản xuất, bạn nên kiểm tra dây curoa sau 8000km và thay sau 20.000km. Tuy nhiên, việc thay dây curoa có thể diễn ra sớm hoặc muộn hơn tùy vào tình trạng sử dụng xe của mỗi người.
Ngoài ra để nắm rõ kiến thức thay dây curoa xe Air Blade tốt hơn, bạn cần biết thêm dây curoa là gì ?
Các bạn có thể tham khảo các bài viết sau để nắm rõ về Dây curoa nói chung và Dây curoa xe Honda Airblade nói riêng
Các bài viết liên quan
Phân loại dây curoa
Cấu tạo và thông số dây curoa
Tìm hiểu về dây curoa xe máy, xe tay ga