Đặc sắc nét văn hoá cổ truyền trong lễ hội Am Chúa tại Nha Trang, Khánh Hoà 2023
Các lễ hội ở Khánh Hòa luôn là sức hút lớn cho du lịch Nha Trang. Trong đó, lễ hội Am Chúa được đông đảo du khách thập phương tới tham dự, hành hương, thể hiện lòng thành kính biết ơn với Thánh Mẫu Thiên Y A Na – bà mẹ Xứ Sở dạy dân cách sinh sống, làm ăn.
Lễ Hội Am Chúa là phong tục của vùng đất Nha Trang Khánh Hòa, như câu “Am Chúa hiển Nhân, Tháp Bà hiển Thánh” đã gắn bó từ bao đời nay với người dân tại đây. Vì vậy nên cứ đến những ngày tháng 3 âm lịch hàng năm, người dân lại nô nức trẩy hội Am Chúa với lòng thành kính hướng về Đạo thờ Mẫu.
Mục Lục
Nguồn gốc của lễ hội Am Chúa
Là một mảnh đất với số lượng đông đảo người dân theo đạo thờ Mẫu, chúng ta không bất ngờ khi lễ hội Am Chúa ngày càng thu hút đông đảo người dân Nha Trang và khách du lịch tham gia. Lễ hội này là dịp sinh hoạt văn hóa tâm linh để thể hiện tục lệ uống nước nhớ nguồn của con người Nha Trang nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Mà ở đây là sự biết ơn và tôn kính dành cho Bà Mẹ Xứ Sở – vị thần đã dạy cho người dân Khánh Hòa biết cày cấy, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải…
Lễ hội Am Chúa dần dần trở thành nét văn hóa của mảnh đất này, ăn sâu và tục lệ và thói quen của người dân. Lễ hội được tổ chức vào ngày 1/3 Âm lịch hàng năm, kéo dài trong 3 ngày. Vì thế nếu muốn có cơ hội cùng tham gia thì bạn hãy sắp xếp thời gian đến Nha Trang vào dịp này nhé.
Ý nghĩa của lễ hội Am Chúa
Với lịch sử lâu đời, lễ hội Am Chúa có thể nói là đã trở thành một phần trong văn hóa, trong đời sống của con người Nha Trang. Lễ hội mang theo rất nhiều ý nghĩa và những gửi gắm của con người nơi đây.
Lễ hội Am Chúa là tín ngưỡng của người dân Khánh Hòa
Đầu tiên lễ hội Am Chúa thể hiện đậm nét tín ngưỡng của người dân Khánh Hòa. Mọi người cùng nhau tề tựu mỗi dịp tháng 3 Âm lịch để gửi đến Bà Chúa Xứ Sở lòng biết ơn và những mong cầu cho một năm thuận lợi và ấm no. Với người dân Khánh Hòa – vùng đất gắn với biển cả, gắn với chài lưới vì vậy nên đức tin của họ rất lớn. Một năm mưa thuận gió hòa, những chuyến ra khơi bội thu là tất cả những gì họ mong muốn. Đến tận ngày nay dù đời sống đã đã nhiều đổi khác, nhưng niềm tin này vẫn không thay đổi.
Lễ hội Am Chúa thu hút khách du lịch
Lễ hội Am Chúa giờ đây cũng đang trở thành một trong những nét đặc trưng của văn hóa Nha Trang Khánh Hòa khiến nhiều du khách tò mò và yêu thích. Đến đây vào dịp lễ hội du khách rất thích thú khi được hòa mình vào không gian tín ngưỡng đậm chất dân tộc, được nhìn thấy những nghi lễ trang nghiêm, được tham gia những trò chơi dân gian,… Hơi thở của Nha Trang những ngày này như chậm hơn, tĩnh lặng hơn, tạm ngưng lại cái xô bồ hối hả để hướng lòng mình đến những nét văn hóa cổ xưa.
Lễ hội Am Chúa là truyền thống và cội nguồn của con người Nha Trang
Cuối cùng thì lễ hội Am Chúa như một sự nhắc nhở người dân Khánh Hòa không quên nguồn cội của mình. Giáo dục các thế hệ tiếp theo về truyền thống Uống nước nhớ nguồn cũng như ghi nhớ công ơn của các thế hệ đi trước. Dù Nha Trang có phát triển đến đâu, con người tại đây cũng vẫn luôn nguyên vẹn sự chân chất, thật thà và hiếu khách đậm chất dân chài lưới.
Lễ hội Am Chúa có gì hấp dẫn?
Chiêm ngưỡng kiến trúc đặc sắc ở Am Chúa
Am Chúa có lối kiến trúc tương đồng với các công trình tín ngưỡng tại địa phương. Hệ thống di tích Am Chúa gồm: tam quan, mộ ông bà Tiều, miếu Sơn Lâm, bia ký, chánh điện, miếu Ngũ hành…..Khu vực chính điện có tứ linh đắp nổi, gian bái đường có đôi câu đối được viết bằng chữ Hán kể về sự tích của Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Tất cả ban thờ được làm bằng gỗ quý, họa tiết chạm khắc tinh xảo. Nổi bật nhất bên trong Am Chúa chính là bức tượng Bà cao khoảng 1 mét làm bằng đất nung. Trước mặt bức tượng là đôi hạc đứng trên lưng rùa.
Trước khi đến cổng tam quan, du khách phải leo bộ hơn 100 bậc tam cấp được lát đá hoa cương. Đây được coi là thử thách thể hiện lòng thành kính của người dân và du khách hành hương về với Thánh Mẫu.
Hòa chung không khí lễ hội nhộn nhịp
Lễ hội diễn ra trong 3 ngày và có hai phần: phần lễ, phần hội:
- Phần lễ: Các nghi lễ bao gồm tế lễ, dâng hương, biểu diễn múa bóng… Tế lễ là nghi thức trang nghiêm nhất được thực hiện bởi những người có chức sắc như các bô lão trong vùng.
- Phần hội: Phần hội được tổ chức sau phần lễ và có không khí nhộn nhịp, tươi vui. Phần này bao gồm các trò chơi dân gian, hát đồng, hát chầu văn, múa lân, rước lân vô cùng sôi động.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có một chuyến đi thật trọn vẹn và nhiều niềm vui! Với những bạn muốn đi du lịch khám phá Nha Trang, hãy tham khảo ngay cẩm nang du lịch tổng hợp cực chi tiết tại đây nhé: Hướng dẫn du lịch Nha Trang cực chi tiết
Ẩm thực Nha Trang có gì? Hãy tìm hiểu những món ngon hấp dẫn của thiên đường du lịch này tại đây: Top 30 món ngon Nha Trang “trứ danh” hấp dẫn thực khách gần xa
Bạn chưa biết đến Nha Trang mua gì? Hãy tìm hiểu những đặc sản thích hợp làm quà cho người thân tại đây: Top 30 đặc sản Nha Trang làm quà cực lý tưởng cho du khách
Cám ơn bạn đã theo dõi. Nếu có gì góp ý hay cần bổ sung thêm hãy để lại comment và bình chọn cho bài viết này nhé!
Theo dõi chúng mình ở đây nhé :
Đánh giá bài viết