Dạy bé tập nói: Cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ • Hello Bacsi

Bé phải mất một thời gian nữa mới biết được mình phải nói như thế nào và cố gắng gọi tên những đồ vật mới mà bé thấy. Tuy nhiên, bé cũng gặp khó khăn với những từ bé biết trước đó, ví dụ như tất cả những loại động vật bé đều gọi là “chó”.

Khi bé được 2 tuổi, bé có thể nói một câu gồm 2 – 4 từ và hát với các giai điệu đơn giản. Bé sẽ nói với bạn về những gì mình thích, không thích, suy nghĩ và cảm nhận của mình. Bạn có thể nghe bé nói: “Con muốn uống sữa” hay “Con ném”. Lúc này, bạn nên nhắc nhở bé cách dùng từ đúng.

3. Dạy bé tập nói ở giai đoạn trẻ 25 – 30 tháng tuổi

Giai đoạn này, bé đã có rất nhiều vốn từ và bắt đầu trải nghiệm với những mức độ âm thanh. Thỉnh thoảng, bé sẽ la lên khi bé nói chuyện bình thường hay thì thầm để trả lời câu hỏi, nhưng bé sẽ điều chỉnh âm thanh sao cho phù hợp.

Bé cũng bắt đầu biết sử dụng danh từ trong lúc xưng hô như “con”, “mẹ”. Khi bé khoảng 2 tuổi, vốn từ của bé đã tăng lên hơn 200 từ. Bé sẽ kết hợp danh từ và động từ với nhau để tạo thành những câu đơn, chẳng hạn như câu: “Con muốn ăn bây giờ”.

Con còn có thể kể về những chuyện đã xảy ra, nhưng không biết cách dùng từ để diễn tả một hành động trong quá khứ hay đồ vật với số lượng nhiều, chẳng hạn như: “Hôm qua con đã chạy”, “Con đã đi bơi” hay là “những con chuột”. Điều này cho thấy bé đang bắt đầu nắm vững những quy tắc về ngữ pháp.

Ở độ tuổi này, trẻ có thể trả lời những câu hỏi đơn giản như: “Con có muốn ăn snack không?” hay “Giày của con ở đâu?”. Nếu nhận thấy bé không đáp lại, bạn hãy đưa bé đến bác sĩ khám vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé chậm phát triển.

4. Dạy bé tập nói ở giai đoạn trẻ 31 – 36 tháng tuổi

Khi trẻ 3 tuổi, kỹ năng nói của bé sẽ thành thạo hơn. Bé có thể kéo dài cuộc trò chuyện, điều chỉnh giọng nói và biết cách sử dụng từ vựng phù hợp với người mà bé đang trò chuyện. Bé thường sử dụng những từ ngữ đơn giản hơn với bạn đồng trang lứa, nhưng bé sẽ nói những câu có cấu trúc phức tạp hơn khi nói chuyện với người lớn, chẳng hạn như “Con cần đi vệ sinh”. Bé hiểu rõ hơn về quy tắc, cách nói danh từ số nhiều và đại từ nhân xưng chính xác.

Bây giờ, với những người lớn, kể cả người lạ, đều có thể hiểu hết mọi thứ bé nói mà không cần cố gắng nữa. Ngoài ra, bé có thể dễ dàng trả lời khi được hỏi về tên và tuổi của mình.

Bố mẹ làm gì để hỗ trợ khả năng nói của bé khi dạy bé tập nói?

1. Trò chuyện cùng bé

Bố mẹ không cần phải trò chuyện không ngưng nghỉ cùng bé, nhưng hãy cố gắng nói chuyện với bé bất kể khi nào bạn ở cạnh con hay mô tả những thứ bạn đang làm, chỉ dẫn, hỏi và hát cùng bé. Bạn nên sử dụng những câu nói đơn giản, dễ nghe và đừng nói quá nhiều. Bé sẽ học ngôn ngữ từ bạn. Khi bé trò chuyện cùng bạn, bố mẹ cần đóng vai trò là một người lắng nghe, hãy nhìn bé và hồi đáp lại với những gì bé đang nói. Bé sẽ thích trò chuyện hơn.

Alternate Text Gọi ngay