Đệm đàn guitar – Tự tìm hợp âm để đệm hát

Đệm đàn guitar là cách chơi guitar để làm nhạc đệm hỗ trợ cho lời ca, hay còn gọi là đệm hát guitar. Đệm đàn guitar không phải quá khó khăn, nhưng cũng không quá dễ dàng, đòi hỏi người chơi cần sự trau dồi, học hỏi và dành thời gian luyện tập.

đệm đàn guitar

Để đệm đàn guitar cho một ca khúc, bạn bắt buộc phải biết các hợp âm có thể sử dụng được cho ca khúc đó. Nếu trường hợp ca khúc đã được ghi chú sẵn hợp âm trên khuông nhạc, bạn chỉ cần đối chiếu, đặt hợp âm và lựa chọn nhịp điệu phù hợp với ca khúc. Nhưng nếu không có sẵn, bạn phải tự tìm hợp âm để đặt vào ca khúc sao cho phù hợp nhất. Vả lại, mỗi người sẽ có mỗi giọng khác nhau, bạn không thể bắt họ hát theo một giọng duy nhất, vì vậy sẽ có trường hợp người hát biết giọng hát của họ và cho bạn biết giọng chủ, khi đó bạn chỉ cần chơi theo vòng hòa âm. Còn nếu, người hát không biết giọng của họ là gì, thì bạn bắt buộc phải nghe và dò tìm giọng, nói cách khác là dò tìm Gam.

Đệm đàn guitar – điều cơ bản cần biết

Tất cả các bài hát đều có giai điệu gồm các nốt liên tiếp nhau, để tiếng đệm không bị phô chúng ta phải tìm dò gam và đặt hợp âm phù hợp với giai điệu của bài hát

Gam là gì?

Gam là tập hợp của 7 nốt nhạc Đo Re Mi Fa Sol La Si, phân chia thành trưởng và thứ. Một bài hát sử dụng gam Đo trưởng thì chỉ sử dụng 7 nốt nhạc này ở những cao độ khác nhau (Đồ…Đố), (trừ trường hợp thăng giáng bất thường).

Hợp âm là gì?

Hợp âm là tập hợp các âm thanh theo một trật tự nhất định và có chủ đích.

Gam và hợp âm có liên quan với nhau?

Mỗi gam sẽ có một hệ thống hợp âm của riêng nó (thường là 7 hợp âm chính) và chỉ sử dụng được cho riêng gam đó.

3 bước cơ bản khi bắt đầu đệm đàn guitar

+ Xác định hợp âm chủ của bản nhạc

+ Tìm các hợp âm trong bản nhạc

+ Đặt các hợp âm vào bài nhạc

Xác định hợp âm chủ của bản nhạc

Hãy nhìn vào bộ khóa ở đầu bài nhạc, ta sẽ thấy có 3 trường hợp xảy ra:

đệm đàn guitar


a)      Bộ khóa không có dấu thăng giảm : Chủ âm của bài có thể là Do trưởng (C) hay La thứ (Am)

b)      Bộ khóa có dấu thăng : Từ dấu thăng cuối cùng, cộng thêm nửa cung thì sẽ có tên chủ âm trưởng, rồi từ đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên âm giai tương ứng là chủ âm thứ

c)      Bộ khóa có dấu giảm : Nếu có 1 dấu giảm (Bb) thì chủ âm của bài có thể là Fa trưởng (F) hay Re thứ (Dm) .  Nếu có hơn 1 dấu giảm, thì dấu giảm ngay trước dấu giảm cuối sẽ là tên của chủ âm trưởng và sau đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên của chủ âm ở cung thứ
Tại sao ta lại chưa biết rõ được chủ âm của bài nhạc thuộc cung trưởng hay thứ ngay như thế?  Hãy tưởng tượng việc tìm chủ âm của một  bài nhạc mới cũng như bạn đang đứng trước một căn nhà lạ.  Bạn gõ cửa nhưng không biết người chủ gia đình ra mở cửa là người cha (trưởng) hay mẹ (thứ)

Cách thức để xác định hợp âm có trong gam

Từ gam chủ ta thiết lập hệ thống (7 bậc) gồm 7 nốt nhạc và tạo thành tất cả những hợp-âm-ba có thể

Ví dụ: Với Gam Đo trưởng (theo hình vẽ) ta lấy Đô làm chủ âm và ghi các nốt nhạc theo hướng thang âm đi lên.

Đệm đàn guitar

Sau đó từ các âm gốc, ta xây dựng các quãng ba để tạo nên các hợp âm quãng 3 (tối thiểu 3 nốt)

đệm đàn guitar

Theo quy luật của hòa âm, cách xây dựng thang âm cho hợp âm như sau

Bậc

I

II

III

IV

V

VI

VII

I

Kí hiệu

C

Dm

Em

F

G

Am

Bdim

C

Trong đó, bậc I, IV, V sẽ được phân chia cùng “chủng tộc”, nếu bậc I là hợp âm trưởng thì IV và V là hợp âm trưởng. Tương tự bậc II, III, VI sẽ cùng “chủng tộc” và ngược lại với bậc I.

Cách xác định hợp âm trưởng và thứ?

đệm đàn guitar

Ví dụ: Đô – Mi – Sol: Hợp âm Đô trưởng (bởi vì Đô – Mi: 2 cung và Mi – Sol: 1,5 cung)

Nếu biết được quy cách và thuộc làu thế bấm các hợp âm trên đàn Guitar của gam Đo trưởng, bạn có thể đệm đàn guitar được khá nhiều bài rồi đấy.

Đặt các hợp âm vào bài nhạc

Lưu ý: Hợp âm đệm phải chứa nốt giai điệu.

Ví dụ: Nếu trong gam Do trưởng, câu nhạc (hay ô nhịp) có nhiều nốt Re là giai điệu thì hợp âm có thể là hợp âm Dm (re – fa – la) hoặc hợp âm G (sol – si – re); để biết hợp âm nào phù hợp ta sẽ chơi thử hợp âm đó và lắng nghe xem có phù hợp với giai điệu không.

Luyện tập nhiều và dần theo thời gian bạn sẽ có khả năng nghe tốt và có thể đặt đúng hợp âm và chơi biến tấu các hợp âm để nghe hay hơn.

VIET THANH MUSIC SCHOOL

Cơ sở 1: 180B Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, Tp.HCM

Hotline: 0909 188 159 – (08) 3932 5059

Cơ sở 2: 613 Điện Biên Phủ, P.1, Q.3, Tp.HCM

Hotline: 0909 046 613 – (08) 3830 4614

 

 

 

Alternate Text Gọi ngay