Điều tra độc quyền – Bài 1: Thâm nhập “công xưởng” thời trang SEVEN.am ở Hà Nội

SEVEN.am được sản xuất ở đâu?

Những sản phẩm thời trang của Công ty Cổ phần MHA gồm khăn, quần áo, túi xách, váy… với giá tiền không hề rẻ, hàng triệu đồng mỗi sản phẩm trên thị trường và đang được số đông người Việt Nam tin dùng.

Ra mắt người tiêu dùng từ năm 2009, hiện nay Công ty Cổ phần MHA kinh doanh sản phẩm thời trang thương hiệu SEVEN.am với hơn 20 cửa hàng tại 18 tỉnh, thành phố trên cả nước.

dieu tra doc quyen bai 1 tham nhap cong xuong thoi trang sevenam o ha noi Bên trong một cửa hàng SEVEN.AM trên đường Tôn Đức Thắng (Hà Nội)

SEVEN.am là nhãn hàng thời trang cao cấp có tiếng ở Việt Nam với hàng triệu sản phẩm chất lượng cao, mang tới trải nghiệm mua sắm, làm đẹp cho hàng trăm nghìn khách hàng thân thiết.

Tuy nhiên mới đây, Báo Tuổi trẻ Thủ đô nhận được phản ánh của nhiều độc giả khi phát hiện thấy một số sản phẩm của SEVEN.am có dấu hiệu “cắt mác, thay nhãn”.

dieu tra doc quyen bai 1 tham nhap cong xuong thoi trang sevenam o ha noi

Một sản phẩm thời trang của SEVEN.AM tại Hà Nội

Sau thông tin phản ánh, nhóm phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đến một cửa hàng SEVEN.am trên địa bàn quận Hà Đông (Hà Nội) để tìm hiểu hư thực.

Quan sát những sản phẩm khăn được bày bán tại đây, phóng viên nhận thấy hầu như bị bung chỉ và khi thắc mắc thì nhân viên lúng túng: “Do quá trình gắn chíp và mác nên có thể chỉ bị tuột. Nếu chị lấy khăn này thì đợi em cho đi may lại!”

dieu tra doc quyen bai 1 tham nhap cong xuong thoi trang sevenam o ha noi Mác sản phẩm của nhãn hàng thời trang rất “đơn giản”

Tiếp tục khảo sát tại một cửa hàng SEVEN.am trên đường Tôn Đức Thắng (quận Đống Đa, Hà Nội), tình trạng cũng tương tự. Những chiếc khăn có giá gần 200.000 đồng được gắn thẻ bài khá đơn giản. Trên thẻ bài chỉ vẻn vẹn vài thông tin có thể nhìn thấy: “Charming Beauty” hoặc “Phân phối bởi Công ty Cổ phần MHA” và một số thông tin khác. Trong khi đó, nội dung quan trọng nhất về nguồn gốc xuất xứ lại… không có.

Vậy các sản phẩm thời trang SEVEN.am được sản xuất tại đâu? Là hàng nhập khẩu hay do Công ty Cổ phần MHA sản xuất?.

Từ những thông tin đã thu thập được, để làm rõ thông tin, phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô quyết định xin vào làm công nhân kho cho Công ty Cổ phần MHA tại tầng 4, tòa nhà Hesco (địa chỉ 135 Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội).

Cắt chữ Trung Quốc gắn thương hiệu Việt

Sau khi nộp hồ sơ ứng tuyển vị trí “Kế toán kho” trên website của Công ty Cổ phần MHA, phóng viên được một người phụ nữ gọi điện thông báo đã nhận được hồ sơ xin việc. Người này cũng cho biết, vị trí Kế toán kho hiện đã đủ rồi nên giới thiệu cho việc khác, nếu đồng ý thì đến gặp quản lý để phỏng vấn.

dieu tra doc quyen bai 1 tham nhap cong xuong thoi trang sevenam o ha noi Công đoạn cắt chữ Trung Quốc tại kho SEVEN.am (Ảnh cắt từ clip).

Theo chỉ dẫn của người phụ nữ này, phóng viên tới tầng 4, tòa nhà Hesco (địa chỉ 135 Trần Phú, quận Hà Đông) để phỏng vấn.

Khi đến đây, phóng viên được một người quản lý tên Lạp hỏi qua một số trình độ cơ bản: “Em có biết làm word, excel hay không? Vì vị trí bên anh đang cần là thủ kho. Hằng ngày, thủ kho phải ghi chép tất cả phụ kiện và sản phẩm nhập về. Sau đó thủ kho sẽ làm tem, giá cho từng sản phẩm”.

dieu tra doc quyen bai 1 tham nhap cong xuong thoi trang sevenam o ha noi

Sau đó, người đàn ông tên Lạp yêu cầu phóng viên phải đưa thẻ căn cước cho một cô gái khác tên Thủy. Người đàn ông này chỉ đạo Thủy đưa phóng viên lên tầng 5 để thử trình độ mà không cần chứng chỉ nghiệp vụ hay bằng cấp, chỉ qua vài câu phỏng vấn, phóng viên đã được nhận vào làm nhân viên kho của SEVEN.am rất nhanh chóng.

Ngay ngày đầu đi làm, tại tầng 5, phóng viên được vào kho phụ kiện “thử việc” do nhân viên tên Dương hướng dẫn. Người này cho biết: “Khi em làm quen việc ở đây thì chị sẽ chuyển sang bộ phận khác, tạm thời trong thời gian này chị sẽ hướng dẫn em những công việc cần làm, vị trí này không khó, chỉ cần em để ý thì vài ngày là làm được”.

Tiếp theo, phóng viên được hướng dẫn nhiệm vụ ghi chép, đếm số lượng sản phẩm khi có hàng nhập về kho, sau đó phòng kinh doanh gửi giá từng sản phẩm thì phải xử lý theo các bước như:

Bước 1: Kiểm tra trên sản nhập về (quần áo, túi xách, khăn, đồ lót…) có chữ Trung Quốc hay không? Nếu có phải xử lý bằng việc cắt hoặc xé bỏ.

Bước 2: Xem loại sản phẩm có bao nhiêu màu, đối chiếu thực tế với ảnh được phòng kinh doanh gửi kèm giá qua zalo để in tem.

Bước 3: Sau khi làm tem, gắn chíp, đeo thẻ bài SEVEN.am lên từng sản phẩm đã được xử lý thì phải chia số lượng cho 24 cửa hàng theo tỷ lệ doanh số bán hàng.

Đặc biệt, trong nhiều ngày làm việc tại kho, phóng viên cố tình để lọt một vài chiếc áo không cắt chân mác và nhãn có chữ Trung Quốc thì ngay lập tức bị chị Dương phát hiện và phải làm lại.

Thấy phóng viên thắc mắc vì sao lại như vậy, một công nhân cho biết: “Ở chân nhãn mác vẫn còn chữ Trung Quốc nên phải rạch ra, cắt chỉ để xé cái chân mác ấy đi. Nói chung làm ở đây cứ thấy chữ Trung Quốc trên sản phẩm là phải bỏ hết”.

dieu tra doc quyen bai 1 tham nhap cong xuong thoi trang sevenam o ha noi Một cửa hàng SEVEN.am trên đường Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Như vậy, hàng nhập về kho mà có chữ Trung Quốc thì chỉ cần 3 bước cơ bản như trên sẽ xóa được mọi dấu vết về nguồn gốc, xuất xứ của các sản phẩm. Quần áo, đồ lót, túi xách… sau đó sẽ được đeo thẻ bài mập mờ thông tin theo kiểu “hàng Trung Quốc nhưng nhãn hiệu Việt” sẽ tới tay người tiêu dùng.

Có thể thấy, công đoạn “tẩy gốc” rất đơn giản, gọn nhẹ mà ai cũng có thể làm được; thế nhưng không phải công ty nào hoạt động trong lĩnh vực này cũng dám làm.

(Còn nữa…)

Alternate Text Gọi ngay