Giá trị cốt lõi của Apple và 3 nhân tố quan trọng đưa Apple giá trị nhất thế giới

Rate this post

Cùng iPhonetrabaohanh.vn xem lại nội dung mà Steve Jobs nói về giá trị cốt lõi của Apple qua những chia sẻ dưới đây:

Giá trị cốt lõi của AppleGiá trị cốt lõi của Apple

Tầm nhìn sứ mệnh giá trị cốt lõi của Apple qua chia sẻ của cố CEO Apple:

Đối với tôi… marketing chính là câu chuyện về những giá trị (mà bạn mang lại cho khách hàng). Đây là một thế giới rất phức tạp, một thế giới rất ồn ào và chúng ta sẽ không bao giờ có cơ hội khiến mọi người có thể nhớ nhiều về chúng ta. Không một công ty nào có thể. Và vì vậy, chúng ta phải thực sự hiểu rõ chúng ta muốn gì ở người khác khi họ biết đến chúng ta lần đầu tiên.

Steve Jobs

Steve Jobs

May mắn thay, Apple lại là một trong số 6 thương hiệu tốt nhất trên toàn thế giới cùng với Nike, Disney, Coca-cola, Sony… và là một trong những thương hiệu vĩ đại của các thương hiệu vĩ đại. Không chỉ ở đất nước này, mà là ở trên toàn cầu. Tuy nhiên, ngay cả đó là một thương hiệu lớn đi nữa thì nó cũng cần phải được đầu tư và quan tâm, nếu như nó muốn được sống sót. Và thương hiệu quả táo rõ ràng đã tự bỏ bê chính mình trong lĩnh vực này (marketing) trong nhiều năm. Và hơn hết, chúng ta cần phải mang nó trở lại.

Để làm được điều đó, chúng tôi không nói về tốc độ và chi phí, cũng không nói về bits hay mega-hertz, lại càng không nói rõ vì sao chúng tôi lại thành công hơn Windows về mặt giá trị thương hiệu.

Các ngành công nghiệp sữa đã cố gắng trong suốt 20 năm để thuyết phục bạn rằng “Sữa rất tốt cho bạn”. Đó hẳn nhiên là một lời nói dối, nhưng dù sao đi nữa, họ đã cố gắng bằng mọi cách. Và doanh số bán hàng đã giảm, rồi thì họ lại cố gắng với “Got Milk” và doanh số lại tăng lên. “Got milk” thậm chí không hề nói về sản phẩm. Thực tế, nó chú trọng hoàn toàn vào sự vắng mặt của sản phẩm.

Nhưng ví dụ tốt nhất cho tất cả, một trong những việc làm vĩ đại nhất trong lĩnh vực tiếp thị mà bạn có thể chứng kiến trong vũ trụ này, đó chính là Nike! Hãy nhớ rằng, Nike bán một mặt hàng duy nhất. Họ bán giày!!! Tuy nhiên, khi bạn nghĩ về Nike bạn lại có cảm giác nó có một cái gì đó khác so với một công ty giày. Trong quảng cáo của họ, như bạn đã biết, họ không bao giờ nói về sản phẩm. Họ không bao giờ cho bạn biết về sản phẩm đế giày có lớp đệm không khí của họ và lý do tại sao sản phẩm của họ lại tốt hơn so với Reebok. Vậy Nike đã làm gì trong quảng cáo của họ? Họ tôn vinh các vận động viên tuyệt vời. Và họ tôn vinh một bộ môn thể thao nào đó là tuyệt vời. Chính điều đó cho biết họ là ai, và những gì họ thuộc về.

Vậy còn Apple thì sao? Apple đã chi tiêu rất nhiều cho quảng cáo – bạn sẽ không bao giờ biết điều đó… bạn sẽ không bao giờ biết điều đó…! Vì vậy… khi tôi đến đây, Apple đã vừa thất bại với một thương hiệu và có một cuộc cạnh tranh với 23 thương hiệu khác… như bạn cũng biết… 4 năm kể từ bây giờ chúng tôi sẽ chỉ chọn 1. Và chúng tôi đã gạt nó sang một bên và thuê Chiat/Day – một công ty quảng cáo mà tôi đã có may mắn được làm việc trong vài năm trước đây cũng như tạo ra một số giải thưởng công việc bao gồm cả việc bình chọn thương mại cho quảng cáo tốt nhất đã từng thực hiện vào năm 1984 (bởi các Chuyên Gia Quảng Cáo).

Và… chúng tôi đã bắt đầu làm việc trong khoảng tám tuần trước, câu hỏi chúng tôi đưa ra là, “khách hàng của chúng tôi muốn biết quả táo là ai và chúng tôi cung cấp cái gì… chúng tôi phù hợp với nơi nào trong thế giới này?”

Và những gì chúng tôi nói về đã không làm cho người dân có được công việc mà họ mong muốn – mặc dù chúng tôi làm điều đó rất tốt. Chúng tôi làm điều đó tốt hơn so với bất kỳ ai, trong một số trường hợp. Nhưng Apple còn có một cái gì đó nhiều hơn thế nữa. Quả táo là cốt lõi… Giá trị cốt lõi của nó là, chúng tôi tin rằng những người có niềm đam mê chắc chắn sẽ có thể thay đổi thế giới theo hướng tốt hơn. Đó là những gì chúng tôi tin tưởng.

Steve Jobs chia sẻ về giá trị cốt lõi của AppleSteve Jobs chia sẻ về giá trị cốt lõi của Apple

Và chúng tôi đã có cơ hội làm việc với những người như thế. Chúng tôi đã có cơ hội làm việc với những người như bạn; với các nhà phát triển phần mềm, với khách hàng, những người đã thực hiện nó. Bằng một số cách to lớn, và một số cách nhỏ hơn. Và chúng tôi tin rằng, trong thế giới này, mọi người hoàn toàn có thể thay đổi mọi thứ theo hướng tốt hơn. Và rằng những người đủ điên để nghĩ rằng họ có thể thay đổi thế giới, là những người thực sự có thể làm được!

Và như vậy, những gì chúng tôi sẽ làm trong chiến dịch tiếp thị thương hiệu đầu tiên của chúng tôi trong nhiều năm, đó là có được trở lại giá trị cốt lõi!

Có rất nhiều thứ đã thay đổi. Thị trường đang ở trong một nơi toàn diện hơn nhiều so với nhiều nơi khác trước đó một thập kỷ. Và tất nhiên Apple là hoàn toàn khác – vị trí của Apple hiện tại cũng hoàn toàn khác biệt so với trước đó. Và tôi tin rằng, các sản phẩm và chiến lược phân phối cùng quá trình sản xuất là hoàn toàn khác nhau… và chúng tôi hiểu điều đó. Nhưng giá trị và giá trị cốt lõi – là những điều không nên thay đổi. Những điều mà Apple tin tưởng chính là giá trị cốt lõi của nó.

Và vì vậy chúng tôi muốn tìm ra một cách để giao tiếp. Những gì chúng tôi có là một cái gì đó khiến tôi rất xúc động. Nó vinh danh những người đã thay đổi thế giới. Một số người trong số họ đang sống – một số người trong số họ đã chết, nhưng những điều đó không quan trọng, điều quan trọng là như bạn sẽ thấy, bạn sẽ biết rằng nếu họ sử dụng một chiếc máy tính, thì đó chính là một chiếc Mac!

Và chủ đề của chiến dịch này chính là “Nghĩ khác.” Đó chính là sự tôn vinh những người có suy nghĩ khác biệt và luôn tiến về phía trước trong thế giới này. Và đó là những gì chúng tôi muốn hướng đến. nó chạm vào linh hồn của công ty này – Apple.

Vì vậy – tôi sẽ đi trước một bước và tôi hy vọng rằng bạn sẽ tìm ra cách làm tương tự như cách tôi đã làm!

Xem thêm: Những điều cần biết về chiếc Apple Watch Series 1 chiếc đồng hồ thông minh

3 nhân tố quan trọng đưa Apple trở thành công ty giá trị nhất thế giới:

1. Phá vỡ những rào cản của phân khúc khách hàng:

Quan điểm của Apple về khách hàng mục tiêu không bao giờ bị giới hạn bởi nhân khẩu học, các tính cách nhất định hoặc bất cứ điều gì có tính chất phân chia thị trường. Khách hàng mục tiêu của họ là “mọi người”. Đó là lý do vì sao cụm từ “thân thiện với người dùng” là một trong những đặc điểm định nghĩa mỗi sản phẩm của Apple.

Apple luôn hướng tới sản phẩm thân thiện với người dùngApple luôn hướng tới sản phẩm thân thiện với người dùng

Hơn nữa, các mẫu quảng cáo và nội dung tiếp thị của họ hiếm khi sử dụng thuật ngữ công nghệ cầu kỳ để miêu tả sản phẩm. Người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi và trình độ đều có thể hiểu được thông điệp của họ. Họ tập trung vào những tính năng ảnh hưởng tức thì đến người dùng bình thường chẳng hạn như độ phân giải của camera, chất lượng màn hình, dung lượng, nhận diện bằng dấu vân tay, v.v…
Chiến lược tiếp thị của Apple không đóng khung vào những phân khúc được định nghĩa cứng nhắc và đã hấp dẫn nhiều thế hệ người dùng, giúp cho giá trị cổ phiếu của họ tăng 15.000% kể từ khi bước sang thiên niên kỷ mới.

2. Kiến tạo văn hóa thương hiệu:

Khó có thương hiệu nào trên thế giới có được một lực lượng người ủng hộ cuồng nhiệt như Apple. Apple đã trở thành điều gì đó lớn hơn cả một thương hiệu. Những sản phẩm công nghệ chất lượng cao của Apple trở thành một văn hóa ăn sâu vào đời sống hằng ngày của nhiều người tiêu dùng trung thành.

Kiến tạo nên văn hóa thương hiệu lớnKiến tạo nên văn hóa thương hiệu lớn

Khi bạn nghĩ về các sản phẩm của Apple, những từ nào sẽ xuất hiện trong ý nghĩ của bạn? Với hầu hết mọi người, đó là sự đơn giản, thanh lịch và sáng tạo. Dĩ nhiên, đó không phải là sự tình cờ.

Những giá trị này cực kỳ quan trọng với nhà sáng lập Steve Jobs và chúng đã thấm nhuần trong văn hóa của Apple. Những giá trị cốt lõi này cũng chính là lý do vì sao sản phẩm của Apple luôn có chất lượng cao và người dùng luôn có cùng một trải nghiệm khi bước vào bất cứ cửa hàng nào của Apple. Từ nhân viên bán hàng cho đến cấp quản trị cao nhất, Apple luôn được thống nhất bởi một văn hóa chung.

3. Không tham gia vào các cuộc chiến tranh giá:

Nhiều thương hiệu cho rằng chiến tranh giá chỉ là một phần của sự cạnh tranh trong ngành kinh doanh đó. Nhưng với Apple, trong suốt nhiều năm, họ tuân theo mô hình định giá riêng cho dù giá của họ khá cao so với thương hiệu khác.

Chẳng hạn, hãy thử so sánh MacBook Pro 13 của Apple và Spectre 13 của HP. Dù các chi tiết kỹ thuật của hai sản phẩm là tương tự và mỗi sản phẩm đều có những ưu điểm và hạn chế riêng nhưng chiếc MacBook Pro có giá cao hơn 800 USD. Đơn giản là vì Apple không xem các thương hiệu khác trên thị trường là đối thủ cạnh tranh của họ. Thay vì cố thu hút khách hàng bằng giá thấp và cố giành phần thắng trong cuộc cạnh tranh với đám đông, Apple đứng ngoài sự ồn ào của thị trường và tập trung vào quảng bá tuyên bố sứ mệnh độc đáo của họ – thiết kế đẹp và một trải nghiệm khách hàng tuyệt vời, nhất quán.

Mục đích của cách tiếp cận này là nhằm chứng minh vì sao sản phẩm của họ là ưu việt so với các sản phẩm khác trên thị trường và xứng đáng với mức giá cao hơn. Nhờ thế, lực lượng ủng hộ viên của Apple rất mạnh và sự thành công của họ cũng góp phần định hình cách thức mà các sản phẩm công nghệ mới ra đời.

Trước khi iPhone xuất hiện vào năm 2007, điện thoại di động gần như có tất cả các kiểu dáng và kích cỡ. Thế nhưng, sau khi iPhone gia nhập thị trường, hầu hết các loại điện thoại di động, bất kể thương hiệu nào, đều có kiểu dáng tương tự. iPhone đã trở thành tiêu chuẩn vàng cho các sản phẩm mới trên thị trường.

Suốt một thời gian dài, trong nhận thức chung của số đông, công nghệ mới rất phức tạp và khó nắm bắt. Apple đã chứng tỏ cho thế giới thấy rằng công nghệ không phải là điều gì đó quá đáng sợ, xa vời mà chỉ có những người thông thái nhất mới hiểu và sử dụng được. Thậm chí những sản phẩm ưu việt nhất cũng có thể được mọi người sử dụng, bất kể tầng lớp xã hội, trình độ chuyên môn hay tuổi tác.

Những gì mà Apple mang lại còn hơn cả những sản phẩm tuyệt vời: họ bán một tư duy được số đông đón nhận.

Bài viết liên quan

Alternate Text Gọi ngay