Hơn 1,5 tỉ người trên trái đất cùng đón Tết Nguyên Đán với Việt Nam

Trung Quốc

Hơn 1,5 tỉ người trên trái đất cùng đón Tết Nguyên Đán với Việt Nam - Ảnh 1.

Trung Quốc cũng đón Tết âm lịch như người Việt Nam. Đồ họa: M.H

Theo gtelocalize.com, Tết âm lịch là một trong những ngày lễ quan trọng nhất ở Trung Quốc. Mọi người được nghỉ khoảng 1 tuần để về thăm quê hương và quây quần bên gia đình.

Vào ngày đầu năm mới, những người lớn tuổi ở Trung Quốc tặng phong bì đỏ (hồng bao) cho trẻ em hoặc những người chưa lập gia đình. Truyền thống này được phát triển từ phong tục tặng tiền xu để xua đuổi tà ma. Múa lân hoặc rồng, bắn pháo hoa hoặc đốt pháo vào ngày đầu năm mới là một số cách phổ biến khác để đón Tết âm lịch ở Trung Quốc.

Người dân tại Hong Kong và Đài Loan (Trung Quốc) cũng đón Tết âm với nhiều hoạt động và lễ hội khác nhau.

Hàn Quốc

Hơn 1,5 tỉ người trên trái đất cùng đón Tết Nguyên Đán với Việt Nam - Ảnh 2.

Tết nguyên đán Hàn Quốc sẽ là dịp người dân thích diện trang phục truyền thống hanbok.

Tết âm lịch ở Hàn Quốc được gọi là Seollal, là một ngày lễ quốc gia kéo dài 3 ngày, kỷ niệm ngày đầu tiên của lịch Hàn Quốc. Trong lễ hội truyền thống này, người dân Hàn Quốc thường đến thăm người thân, mặc hanbok, thực hiện các nghi lễ của tổ tiên và ăn các món ăn truyền thống. Chơi các trò chơi dân gian cũng là một hoạt động phổ biến để chào mừng năm mới.

Giống như Trung Quốc và Việt Nam, ở Hàn Quốc, sau khi thực hiện động tác cúi chào, trẻ em thường được người lớn lì xì.

Malaysia

Hơn 1,5 tỉ người trên trái đất cùng đón Tết Nguyên Đán với Việt Nam - Ảnh 3.

Người dân Malaysia cũng nô nức, tất bật trang trí nhà đón Tết.

Người Hoa chiếm một phần không nhỏ của dân số Malaysia, vì vậy, Tết âm lịch cũng là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của đất nước này. Malaysia thường tổ chức nhiều hoạt động truyền thống như múa lân, múa sư tử… Đặc biệt nhất là màn bắn pháo hoa hoành tráng tại tháp đôi Petronas.

 Bhutan

Hơn 1,5 tỉ người trên trái đất cùng đón Tết Nguyên Đán với Việt Nam - Ảnh 4.

Mâm cúng ngày tết tại Bhutan.jpg

Tại quốc gia được bình chọn là hạnh phúc nhất thế giới, dịp Tết Nguyên đán được gọi là Losar, đánh dấu một trong những dịp lễ quan trọng nhất, diễn ra trong 15 ngày, đáng chú ý nhất là 3 ngày đầu.

Người Bhutan cũng có phong tục sửa soạn mâm cơm và trái cây để dâng lên bàn thờ, cúng tổ tiên, tạ ơn thần linh ban tặng cho họ cuộc sống ấm no bình yên trong năm cũ.

Người dân Bhutan còn có phong tục thăm đền thờ, nhảy múa và hát mừng năm mới. Trong những ngày đầu năm, người dân tại đất nước hạnh phúc nhất thế giới thường mua đồ mới, chứ không sử dụng lại đồ cũ.

Singapore

Hơn 1,5 tỉ người trên trái đất cùng đón Tết Nguyên Đán với Việt Nam - Ảnh 5.

Người Singapore thường tổ chức Lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật: Lễ hội hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao, Lễ hội đường phố Chingay

Ngày Tết tại Singapore, người dân địa phương thường tổ chức Lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật: Lễ hội hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao, Lễ hội đường phố Chingay.

Đáng chú ý nhất là Lễ hội Đường phố Chingay (theo tiếng hoa là nghệ thuật trang phục và hoá trang), bắt đầu từ thứ 7 đầu tiên của năm mới, kết thúc vào rằm tháng riêng, tại Vịnh Marina. Hoạt động thu hút đông đảo du khách, người dân địa phương cùng tham gia diễu hành trên đường.

Các nước khác

Tết âm lịch là một ngày lễ phổ biến ở nhiều nước Châu Á, không chỉ Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và Malaysia. Các quốc gia đón Tết Âm lịch còn có Campuchia, Thái Lan, Philippines, Mông Cổ, Triều Tiên, Ấn Độ.

Người ta ước tính có khoảng 1,5 tỉ người trên thế giới đón Tết âm lịch. Nhiều người trong số họ là người gốc Hoa. Mặc dù phong tục, tập quán đón Tết mỗi nơi mỗi khác, nhưng nhìn chung đều hướng đến việc đoàn tụ với gia đình và chuẩn bị cho một khởi đầu mới.

Alternate Text Gọi ngay