Hợp Âm Piano- Cách Chơi Piano Đệm Hát | Việt Nhạc Center
1. Các Bước Học Piano
Đầu tiên, để chơi được Piano chúng ta cần biết tên các nốt nhạc trên đàn Piano
Trên đây là bàn phím đàn piano, theo quan sát thì các phím trắng được đánh dấu theo những chữ cái in hoa từ C – D – E – F –G – A – B. Các chữ cái in hoa này được mặc định trong nhạc lý là Đô-Rê-Mi-Fa-Sol-La-Si. Nếu bạn chú ý kỹ thì những chữ số này được lập lại nhiều lần trên bàn phím đàn piano.
Theo mặc định của nhạc lý:
Chữ A = nốt La
Chữ B = nốt Si
Chữ C = nốt Đô
Chữ D = nốt Rê
Chữ E = nốt Mi
Chữ F = nốt Fa
Chữ G = nốt Sol
Một cây piano tiêu chuẩn có 88 phím và được chia thành 2 nhóm , nhóm phím trắng có 52 phím và nhóm phím đen có 36 phím. Phím bắt đầu trong bàn phím piano là phím A (phím la) và kết thúc bởi phím C (phím đô).
2. Các Hợp Âm Cơ Bản Trên Piano
Đàn Piano gồm 14 hợp âm cơ bản, gồm 7 hợp âm trưởng và 7 hợp âm thứ. Đối với những người mới học đàn Piano, đặc biệt là những người tự học tại nhà thì việc nắm những hợp âm Piano cơ bản đóng vai trò rất quan trọng. Bạn phải năm thuần thục về các hợp âm, các thế bấm hợp âm, cách chuyển đổi hợp âm. Có như vậy bạn mới dễ dàng chơi Piano đệm hát, Piano solo hay Piano cover. Vậy đó là những hợp âm nào?
Quy tắc cấu tạo nên một hợp âm:
- Cấu tạo hợp âm: gồm 3 nốt bắt đầu từ nốt gốc.
- Mỗi nốt trong hợp âm cách nhau 1 phím đàn trắng.
- Những hợp âm cơ bản trên đàn Piano
- Hợp âm trưởng
- C (đô trưởng): Đô – Mi – Sol
- D (rê trưởng): Rê – Fa# – La
- E (mi trưởng): Mi – Sol# – Si
- F (fa trưởng): Fa – La – Đô
- G (sol trưởng): Sol – Si – Rê
- A (la trưởng): La – Đô# – Mi
- B (si trưởng): Si – Rê# – Fa#
2. Hợp âm thứ ( có chữ ‘m’ đằng sau)
- Cm (đô thứ): Đô – Mi (b) – Sol
- Dm (rê thứ): Rê – Fa – La
- Em (mi thứ): Mi – Sol – Si
- Fm (fa thứ): Fa – La(b) – Đô
- Gm (sol thứ): Sol – Si(b) – Rê
- Am (la thứ): La – Đô – Mi
- Bm (si thứ): Si – Rê – Fa#
3.Thực Hành
A: Đệm hòa âm không giai điệu (4 kiểu đệm đơn giản nhất mà bạn nên biết):
- 1. Cả 2 tay đều bấm hợp âm và chơi như đập nhịp: Kiểu đệm đơn giản nhất hay dùng cho đệm hát mà người hát nhịp không chắc lắm , đó là cả 2 tay đều bấm hợp âm và chơi như đập nhịp. Ví dụ hợp âm Đô trưởng nhịp 4/4: 2 tay đều bấm đô-mi-sol (có thể mỗi tay bấm 4 nốt cho dày) và chơi nốt đen như đập nhịp.
Một biến cách của kiểu này là thêm 1 nốt vào giữa các nốt đen để thay đổi 1 chút. Tốt nhất là thêm bậc 5 (vd đô trưởng thì thêm nốt sol) vào phía dưới và chỉ thêm ở tay phải, tay trái vẫn bấm hợp âm (nốt đen), như vậy tay trái chơi hợp âm, tay trái bấm hợp âm(nốt đen) + nốt sol (nốt đơn) => nghe sẽ dày hơn, đầy đặn hơn.
- 2. Rải các nốt chính của hợp âm trên những quãng rộng: Đây là kiểu đệm mà các bạn có thể gặp rất nhiều trong các tác phẩm của richard Clayderman. Đó là rải các nốt chính của hợp âm trên những quảng rộng (thường là chơi nốt đơn).
VD: Hợp âm đô trưởng đo-mi-sol rải thành đô – sol – mí. và nhắc lại 2 nốt sol-mí cho tới hết ô nhịp. Chơi như vậy ở 1 tay (thường là tay trái) tay còn lại thì giữ nhịp bằng cách chơi hợp âm (nốt đen) như kiểu đệm trên. Kiểu này cũng có những biến cách để cho âm thanh vang lên dầy hơn. VD không bấm đô – sol -mí mà bấm đô – sol – đô+mí..vv.vv..
- 3. Rải hợp âm nhưng dùng móc kép 2 tay đuổi nhau: sử dụng âm khu khá rộng của đàn piano.Có thể rải xuôi chiều, đảo chiều.
- 4. Tổng hợp của 3 loại trên (hay dùng nhất) nói đơn giản nó chính là sự kết hợp của 3 loại trên 1 cách hài hòa nhất, hợp với tính chất âm nhạc của bản nhạc mình đang chơi nhất. VD: tay trái chơi loại 3, tay phải chơi loại 1, thay đổi kiểu đệm khi hết 1 đoạn nhạc v.v
B. Chơi cả hợp âm + giai điệu
Thật ra các kỹ thuật của loại này cũng như trên chỉ khác 1 điều tay phải bạn phải chơi giai điệu của ca khúc (hoặc bản nhạc) tay trái thì đệm theo kiểu như trên nhưng làm sao để giai điệu quện vào hợp âm (cái này muốn hay thì phải tập nhiều)
Một điểm phải chú ý ở đây đó là khi tay phải chơi giai điệu không chỉ đơn thuần là giai điệu không mà phải lồng các hợp âm vào trong đó. Đơn giản vì bạn có năm ngón tay mà giai điệu chỉ dùng hết có..1 đến 2 ngón. Không thể để phí các ngón còn lại được hãy chơi thêm hợp âm vào (quan trọng là chơi đúng chỗ VD nhịp mạnh chẳng hạn) nhưng đừng làm dụng quá không thì nó sẽ rất ầm ỹ và xóa nhòa hết giai điệu.
Chúng tôi có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, chuyên cung cấp phân phối các loại đàn Yamaha chính hãng, nói không với hàng giả, hàng nhái.
Không những thế, chúng tôi có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, chắc chắn sẽ làm hài lòng hác hàng.
Việt nhạc Center tự hào là địa chỉ chuyên cung cấp các loại đàn 100% chính hãng.
Đừng bỏ lỡ: TUYỂN SINH LỚP CẢM THỤ ÂM NHẠC
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn!
Hotline : 0908190422
Kinh Doanh: 028 38207436 – 028 38207437 – 028 38207438
Bảo Hành: 028 38207579
Website: www.vietnhaccenter.com
Địa chỉ: 112 Điện Biên Phủ, P Đakao, Q1, TP. Hồ Chí Minh