Hợp âm Mưa rừng
Hợp âm được sử dụng
Hợp âm Mưa rừng
1. [Am] Mưa rừng ơi! Mưa rừng…
Hạt [Dm] mưa nhớ [G7] ai mưa triền [C] miên
Phải [Dm] chăng mưa buồn vì tình [Am] đời
Mưa sầu vì lòng [E7] người duyên kiếp không lâu
2. [Am] Mưa từ đâu mưa về
Làm [Dm] muôn lá [G7] hoa rơi tả [C] tơi
Tiếng [Dm] mưa gió lạnh lùa ngoài [Am] mành
Lá vàng rơi lìa [E7] cành gợi ta nỗi niềm [Am] riêng
ĐK: Ôi! ta mong ước xa [F] xôi
Những đêm mãi cô [G] đơn gửi tâm tư về [C] đâu?
[A7] Mưa thương ai? Mưa nhớ [Dm] ai?
Mưa rơi như nhắc [F] nhở, mưa rơi trong lòng [E7] tôi
3. [Am] Mưa rừng ơi! Mưa rừng…
Tìm [Dm] đâu hỡi [G7] ơi bóng người [C] xưa
Mỗi [Dm] khi mưa rừng về muộn [F] màng
Bóng chiều vàng dần [E7] tàn
Lòng thương nhớ nào [Am] nguôi.
Bài hát Mưa rừng là được 2 Hà Triều – Hoa Phượng, 2 soạn giả cải lương, nhờ nhạc sĩ Huỳnh Anh viết dành riêng cho vở tuồng cải lương cùng tên đã gần kề. Nói về bối cảnh của vở tuồng cải lương này, trong một chuyến đi chơi tắm suối ở Tây Nguyên, một nhóm soạn giả trong đoàn cải lương Thanh Minh-Thanh Nga, trong đó có Hà Triều, Hoa Phượng phải trọ qua đêm trong một buôn bản người Thượng vì mưa to không về được.
Khi họ đang vui chơi thâu đêm tại nhà ông chủ bản thì từng tràng tiếng hú của người rừng trỗi lên giữa cơn mưa bão tạo cảm giác rùng rợn, cũng chính là bối cảnh để hai soạn giả viết lên vở cải lương “Mưa rừng”. Vở cải lương do Thanh Nga đóng đã thành công rực rỡ và được đánh giá là sự kiện “cháy vé” lúc bấy giờ.
Do đó bài hát Mưa rừng cũng nhờ thành công của vở cải lương cùng tên mà trở nên nổi tiếng và được nhiều người yêu thích. Bài Mưa rừng chơi trên điệu bolero, capo 3. Chúc các bạn thành công!!!