Hướng dẫn chơi tất cả các hợp âm 7 trên Guitar – Trung Tâm Âm Nhạc Việt Thương

19/11/2018
13121

Hợp âm 7 – thường được viết là E7, A Dm7, hay chỉ đơn giản là “thứ 7” – là hợp âm chính được sử dụng trong nhạc blues. Nó tạo ra âm thanh tối nhưng du dương, vừa u sầu mà lại vừa mạnh mẽ, bạn có thể nhận ra nó trong các dòng nhạc blues, pop, rock, jazz và nhiều thể loại khác. Hợp âm 7 là một hợp âm cần thiết, và hoàn toàn không khó chơi hợp âm 7 bằng guitar.

Phương pháp 1: Chơi hợp âm 7 mẫu hình E (Mi)

Chặn hợp âm E7 (Mi 7) mở để có thể di chuyển nó đến bất cứ chỗ nào trên cần đàn.

Hợp âm 7 là một kiểu hợp âm có thể di chuyển trên cần đàn để chơi bất kỳ hợp âm 7 khác nhau nào tùy thuộc vào vị trí bắt đầu hợp âm (nốt gốc của bạn). Khi bạn bắt đầu hợp âm chặn trên dây thứ 6, nó sẽ được gọi là “hợp âm chặn mẫu hình Mi”, vì tất cả các hình dạng của nó giống hệt với hợp âm E (Mi) mở cơ bản. Nếu bạn biết cách chơi hợp âm E7 (Mi 7) mở thì bạn đã nắm trong tay một nửa công thức để chơi bất kỳ hợp âm 7 nào mà bạn muốn. Nếu bạn cần được gợi nhớ thì dưới đây là hợp âm E7 mở:

–0–

–0–

–1–

–0–

–2–

–0—

Sử dụng ngón trỏ để chặn cả 6 dây trên cùng một phím đàn

Hãy bắt đầu trên phím mà bạn muốn chơi cho hợp âm của mình. Ví dụ, nếu bắt đầu trên phím 5, nốt A (La), thì hợp âm cuối của bạn sẽ là hợp âm A7 (La 7). Bắt đầu trên phím 3, nốt G (Sol), sẽ là hợp âm G7 (Sol 7). Hãy chắc chắn là bạn đã chặn tất cả 6 dây, gảy tất cả chúng để đảm bảo không có nốt chết nào. Ví dụ, nếu bạn bắt đầu với hợp âm G7 (Sol 7):

–3–

–3–

–3–

–3–

–3–

–3–

Để có được hợp âm chặn tốt bạn cần phải định vị ngón tay của mình. Đòi hỏi một chút lực của ngón tay, bạn sẽ nhanh chóng làm được thôi nếu chăm chỉ luyện tập.

Trên dây thứ 5, đặt ngón áp út cách vị trí chặn 2 phím

Không quan trọng việc bạn bắt đầu hợp âm của mình ở đâu, bởi chúng luôn giống nhau. Nếu bạn bắt đầu trên phím 3, cho hợp âm G7 (Sol 7), thì ngón áp út sẽ đặt ở dây thứ 5, phím 5. Vì vậy, khi xây dựng hợp âm G7 (Sol 7):

–?–

–?–

–?–

–?–

–5–

–3–

Bỏ chặn dây thứ 4

Bạn không cần phải chặn ngón tay vào phím này – nốt bị chặn sẽ làm việc đó. Nốt này là nốt thứ 7 chính thức của hợp âm này, nó là nốt làm cho hợp âm của bạn trở thành hợp âm 7. Một lần nữa, nếu bạn muốn có hợp âm G7 (Sol 7) chặn:

–?–

–?–

–?–

–3–

–5–

–3–

Trên dây thứ 3, dùng ngón giữa chơi một nốt cách vị trí chặn 1 phím

Một lần nữa, bạn sẽ nhận thấy rằng ngón áp út và ngón giữa nằm ở cùng một vị trí giống như hợp âm E7 (Mi 7) mở – đó là bởi vì hợp âm chặn hoạt động tương tự một chuỗi các dây mở, vì các dây mở và dây bị chặn là cả hai dây được nhấn tại cùng một vị trí và thời gian

–?–

–?–

–4–

–3–

–5–

–3–

Để mở hai dây dưới cùng

Cần giữ nguyên chặn những nốt này, mặc dù chúng thường là hai nốt khó nhất để giữ. Trước khi chơi toàn bộ hợp âm, hãy chọn riêng lẻ chúng để xem liệu chúng đã được chặn đủ để tạo ra âm thanh rõ ràng hay chưa. Hãy điều chỉnh nếu cần.

–3–

–3–

–4–

–3–

–5–

–3–

Chơi tất cả 6 dây, và luyến hợp âm quanh dây thứ 6 để có thể chơi bất kỳ hợp âm 7 nào

Các ngón tay sẽ luôn được định vị theo mẫu hình này bất kể nốt gốc của bạn là gì. Di chuyển đến phím 7 bạn sẽ có hợp âm B7 (Si 7). Chuyển đến phím 11 bạn có hợp âm D#7 (Rê 7 thăng). Tính linh hoạt của hợp âm chặn giúp bạn dễ dàng tạo ra các bài hát một cách nhanh chóng và chuyển đổi hợp âm dễ dàng. Ví dụ, hợp âm C7 (Đô 7) mẫu hình E (Mi) sẽ như sau:

–8–

–8–

–9–

–8–

–10–

–8–

Phương pháp 2: Chơi hợp âm 7 mẫu hình A (La)

Chặn hợp âm A7 (Mi 7) mở để chơi bất kỳ hợp âm 7 nào bắt đầu trên dây thứ 5

Giống như bất kỳ hợp âm chặn trên dây thứ 6 nào cũng là hợp âm mẫu hình E (Mi), thì bất cứ hợp âm nào bắt đầu trên dây thứ 5 là hợp âm chặn mẫu hình A (La). Một lần nữa tất cả các mẫu hình đều phù hợp với hợp âm A (La) mở, vì vậy nếu bạn chỉ đơn giản là chặn 2 phím đàn từ hợp âm A7 (La 7) mở cơ bản bạn có thể tạo ra hợp âm chặn ở bất cứ vị trí nào. Nếu bạn quên hợp âm A7 (La 7) là như nào, thì tôi xin nhắc lại đó là một hợp âm đơn giản cần phải nhớ:

–0–

–2–

–0–

–2–

–0–

–X–

Chặn 5 dây tính từ dưới lên bằng ngón trỏ

Vị trí chặn này bắt đầu ở đâu thì đó chính là nốt gốc. Vì vậy, nốt gốc này xác định loại hợp âm của bạn – bắt đầu trên nốt D (Rê) bạn có hợp âm D7 (Rê 7). Ví dụ, bắt đầu chặn trên dây thứ 5, phím 5, bạn sẽ có hợp âm D7 (Rê 7) mẫu hình A (La):

–5–

–5–

–5–

–5–

–5–

–X–

Trên dây thứ 4, chơi nốt nhạc nằm cách vị trí chặn 2 phím

Giống với sự bắt đầu của hợp âm mẫu hình E (Mi). Nếu bạn chặn để chơi hợp âm D7 (Mi 7) (phím 5), vậy thì bạn sẽ chơi phím 7 trên dây thứ 4.

–?–

–?–

–?–

–7–

–5–

–X–

Trên dây thứ 2, cũng chơi nốt nhạc nằm cách vị trí chặn 2 phím

Bỏ qua dây thứ 3 (nó vẫn bị chặn), dùng ngón út chơi nốt nhạc trên dây B (Si) nằm cách vị trí chặn 2 phím. Dây thấp nhất cũng vẫn bị chặn, nghĩa là bạn đã hoàn thành hợp âm này rồi. Một lần nữa, hãy nhớ rằng mẫu hình này giống hợp âm A7 (La 7) mở và chỉ thêm là hợp âm chặn. Bạn sẽ có hợp âm D7 (Rê 7) như sau:

–5–

–7–

–5–

–7–

–5–

–X–

Để mở dây cuối cùng, chơi 5 dây tính dưới lên

Không gảy dây trên cùng của nốt nhạc – nó là nốt E (Mi) thấp không có liên quan và sẽ làm rối âm thanh của bạn. Tuy nhiên, giờ bạn đã có hợp âm 7 mẫu hình A (La), và có thể di chuyển nó đến bất cứ vị trí nào trên dây thứ 5. Ví dụ, bắt đầu trên dây thứ 7 bạn sẽ có hợp âm E7 (Mi 7):

–7–

–9–

–7–

–9–

–7–

–X–

Phương pháp 3: Chơi các hợp âm 7 mở thông thường

Tìm hiểu hợp âm E7 (Mi 7) mở

Bạn chỉ cần 2 ngón tay đặt cùng một hướng giống nhau giống như được trong sử dụng trong hợp âm chặn mẫu hình E (Mi). Các dây mở tạo thành hợp âm chặn như sau:

–0–

–0–

–1–

–0–

–2–

–0–

Tìm hiểu hợp âm A7 (La 7) mở

Một lần nữa, vịt trí các ngón tay cũng giống với hợp âm chặn mẫu hình A (La) mà chúng ta đã tìm hiểu trước đó. Hai ngón tay đặt trên phím 2 của dây thứ 2 và thứ 4. Sau đó bạn chơi tất cả các dây ngoại trừ dây E (Mi) thấp.

–0–

–2–

–0–

–2–

–0–

–X–

Tìm hiểu hợp âm G7 (Sol 7) mở

Hợp âm G7 (Sol 7) gần giống với hợp âm G (Sol trưởng), và nó rất dễ chơi bởi bạn không cần sử dụng đến ngón út. Thiết lập hợp âm G thông thường bằng cách sử dụng ngón áp út và ngón giữa để chơi 2 nốt trên cùng. Sau đó, thay vì đặt ngón út trên dây thứ 1, phím 3, thì bạn đặt nó trên dây thứ 1, phím 1 để có hợp âm G7 (Sol 7).

–1–

–0–

–0–

–0–

–2–

–3–

Tìm hiểu hợp âm C7 (Đô 7) mở

Một hợp âm đơn giản khác, đây chỉ là một hợp âm C (Đô trưởng) thông thường chỉ có thêm một nốt nhạc được chơi bằng ngón út. Thiết lập hợp âm C (Đô) trưởng mở giống như bình thường, sau đó đặt ngón út lên dây thứ 3, phím 3. Các ngón tay của bạn sẽ tạo thành hình tam giác trên dây thứ 3, thứ 4 và thứ 5:

–0–

–1–

–3–

–2–

–3–

–X–

Tìm hiểu hợp âm D7 (Rê 7) mở

Hợp âm D7 (Rê 7) giống hợp âm D (Rê) trưởng đảo ngược. Bạn chỉ chơi 4 dây dưới cùng, và dây thứ 1 và thứ 3 giống hệt nhau. Nhưng để chơi hợp âm D7, bạn sẽ chơi phím 1 trên dây thứ 2, thay vì dây thứ 3. Như vậy, bạn cần dịch chuyển tất cả các ngón tay, đặt ngón áp út trên dây thấp nhất, tiếp theo là ngón trỏ, rồi ngón giữa:

–2–

–1–

–2–

–0–

–X–

–X–

Hợp âm 7 là hợp âm rất phổ biến và cần thiết, vì vậy những người học nhạc và chơi nhạc không thể không biết nó. Hy vọng với những hướng dẫn ở trên của chúng tôi sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu và tự luyện tập chơi hợp âm 7 bằng guitar.

[gap height=”20px”]
[title text=”Các khóa học guitar tiêu biểu tại Việt Thương music school”]
[row width=”full-width” padding=”0px 0px 0px 0px”]
[col span__sm=”12″]
[row_inner]
[col_inner span=”1/2″ padding=”0px 0px 0px 20px” align=”center”]
[blog_posts style=”bounce” type=”row” col_spacing=”xsmall” columns=”3″ columns__md=”1″ cat=”48″ posts=”6″ title_size=”xxsmall” title_style=”uppercase” show_date=”false” excerpt=”false” excerpt_length=”14″ comments=”false” image_height=”50%” image_size=”original” text_size=”xsmall”]
[/col_inner]
[col_inner span=”1/2″ padding=”0px 0px 0px 19px”]

    [gap height=”20px”] [title text=”Các khóa học guitar tiêu biểu tại Việt Thương music school”] [row width=”full-width” padding=”0px 0px 0px 0px”] [col span__sm=”12″] [row_inner] [col_inner span=”1/2″ padding=”0px 0px 0px 20px” align=”center”] [blog_posts style=”bounce” type=”row” col_spacing=”xsmall” columns=”3″ columns__md=”1″ cat=”48″ posts=”6″ title_size=”xxsmall” title_style=”uppercase” show_date=”false” excerpt=”false” excerpt_length=”14″ comments=”false” image_height=”50%” image_size=”original” text_size=”xsmall”] [/col_inner] [col_inner span=”1/2″ padding=”0px 0px 0px 19px”][/col_inner] [/row_inner] [/col] [/row]

    Alternate Text Gọi ngay