Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc ốc giống con – Mô hình nuôi ốc bươu đen – ốc lác trong bể lót bạt
Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc ốc của Trang Trại Ốc Bươu Đen Đồng Tháp
Mục Lục
1.Kỹ thuật thả giống.
- Sau khi nhận giống tiến hành khui thùng.
- Cho từ 1-2 lít nước từ môi trường nuôi vào thùng giống.
- Để từ 5 phút cho giống thích nghi với nguồn nước và môi trường mới. Chú ý không để quá 10 phút ốc sẽ bị ngộp.
- Tiến hành thả giống :
- Sử dụng lá chuối, lá sen để làm vật thể thả giống.
- Cho vật thể thả giống vào bể nuôi. Để vật thể chìm nước nước cách mặt nước 1 lóng tay.
- Tiến hành thả giống lên vật thể nuôi
- Chú Ý : Thả giống trong bóng mát
2.Thức ăn.
- Ốc ăn các loại bèo, thực vật thân mền, rau củ quả và các loại trái cây.
- Ốc ở dơ nhưng ăn rất sạch vì vậy thức ăn cho ốc cần rửa sạch, không nhiễm các loại thuốc sâu, các chất hóa học, nhiễm mặn, phèn.
- Nên cho ốc ăn 1 ngày 1 lần vào buổi chiều tồi, tới sáng thức ăn vừa hết là tốt nhất
- Không nên cho ốc ăn cả ngày. Ốc sẽ không hao vì đối mà sẽ hao vì cho ăn qua nhiều.
- Thức ăn quá nhiều dẫn đến làm thối nguồn nước.
2.1 Các loại thức ăn tốt nhất cho ốc.
2.1.1.Các loại bèo
- Bèo ốc rất thích ăn nhất là bèo cám nhưng khi bèo vớt ngoài tự nhiên thì độ rủi ro rất cao vì bèo dễ nhiễm thuốc trừ sâu, các loại ốc khác như ốc bu vàng, ốc mà, ốc đắng….
- Nên vớt bèo về nuôi ở 2 bể riêng, loại bỏ các loài ốc khác ra khỏi bèo. Bón phân cho bèo phát triển. Sau khi bèo phá triển thì vớt cho ốc ăn. Bể nào vớt cho ốc ăn thì không nên bón phân tiếp
- Khi vớt bèo cám chúng ta nên rửa thật sạch lại lần nửa và tìm các loài ốc khác để loại bỏ.
- Tiến hàng cho ốc ăn vào mỗi buổi chiều tồi. Một ngày cho ăn 1 lần.
2.1.2. Các loại rau củ quả.
- Chúng ta có thể trồng rau muống, mướp , bầu, rau lang, lá khoai mì, lá đu đủ.. hái cho ốc ăn.
- Các loại rau củ quả phải được rửa sạch, bỏ vỏ và không được nhiễm các loại thuốc háo học
- Cho ốc ăn vào mổi buổi chiều tồi. Một ngày cho ăn 1 lần.
2.1.3. Các loại trái cây.
- Chúng ta có thể cho ăn các loại trái cây chín nhưng phải được rửa sạch, bỏ vỏ và không được nhiễm các loại thuốc háo học.
- Cho ốc ăn bào mỗi buổi chiều tồi. Một ngày cho ăn 1 lần.
3. Nguồn nước.
- Nguồn nước nuôi ốc phải sạch, không nhiễm các loại háo học, phèn, mặn, axit( nước mưa)
- 1 tuần thay nước 1 lần. Một lần thay từ 20-50 %. lượng nước có trong bể bằng cách xả tràn
- Khi thay nước xong tiến hành xịt voi để sát trùng nguồn nước, ngăn ngừa ốc bị mòn vỏ. Không nên lạm dụng qúa nhiều voi vì sẽ làm tăng pH.
-
- Sử dụng voi supper canxi hoăc dolomite với liều lượng 1 muỗn cafe cho 2 lít nước. Bế 6m2 thì xịt từ 1 lít đến 2 lít nước.
- Kiểm tra pH luôn giữ ở mức từ 6.5 chở lên
- Đồi với nhưng cơn mưa đầu mua. Lượng nước mưa sẽ mang theo axit, Khi trời mưa xong tiến hành thay 20-50 % nước.Thay bằng cách xả tràn.Quan sát bể nếu ốc có hiện tượng bò lên thành bể hoặc bèo thì tiến hành thay 80% lượng nước trong bể.
-
Ốc bò lên bể do sóc nước sau cơn mưa - Khi vào mùa mưa nếu ngày nào cũng mưa thì sau mỗi cơn mưa tiến hành xịt voi để ổn định pH cho nguồn nước.
- Trong quá trinh nuôi nếu thấy ốc leo lên thành bể hoặc lên các cây thủy sinh nhô lên khỏi mặt nước thì tiến hành kiểm tra nguồn nước. Nguyên nhân có thể do nguồn nước giảm pH do mưa hoặc nhiễm mặn, nhiễm phèn, thuốc hóa học, nước dơ, ốc ăn phải thức ăn có độ tố( thuốc, phèn, mặn)==> Tiến hành thay 80% lượng nước, quan sát và chụp hình gửi đến Bộ Phận tư vấn để được tư vấn
4. Phòng bệnh.
- Ốc sẽ không bệnh nếu chúng ta cho ăn đúng cách 1 ngày 1 lần và với lượng thức ăn vừa đủ và thức ăn không đươc nhiễm các loại đôc tố háo học
- Nếu cho ăn quá nhiều ốc sẽ có hiện tượng không tiêu dẫn đến sưng voi mà chết hàng loạt
- Nếu ốc ăn phải thức ăn nhiễm độc tố háo học ốc sẽ chết hàng loạt sau 1 ngày ăn phải.
- Hiện tại Trang trại có pha trộn được kháng sinh ngăn ngừa ốc sưng vòi và điều trị nếu trong quá trình nuôi có hiện tượng sưng voi vui lòng chụp hình và gửi đến Bộ Phận Kỹ Thuật
- 0931 503 397 – 0913 503 197 để đươc tư vấn thêm,
5.Hướng dẫn sử dụng các loại thước thủy sản giúp cải thiện môi trường nuôi và tăng sức đề kháng cho ốc
6.Hướng dẫn kích thích ốc sinh sản
6.1. Kích thích bằng nguồn nước
6.3. Kích thích bằng phương pháp tạo mưa
7. Xử lý bệnh trong quá trình nuôi
7.1 Xử lý ốc chậm lớn và mòn vỏ
7.2 Xử lý ốc nằm nghiên và sưng vòi
7.3 Xử lý ốc leo lên khỏi bể bạt
———————————————————/////////////————————————————————-
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và mua những sản phẩm chất lương và uy tín nhất
Zalo Tư Vấn : 0931 503 397 – Hotline : 0931 503 397 – 0913 503 197
CTY TNHH TRANG TRẠI ỐC BƯƠU ĐEN ĐỒNG THÁP
Ấp 4 – Mỹ Đông – Tháp Mười – Đồng Tháp
MST : 1402140425
Email: [email protected]
Kênh Youtube hướng dẫn kỹ thuật : ==> Trang Trại Ốc Bươu Đen Đồng Tháp
Chi tiết các sản phẩm : ==>>Sản Phẩm